Open top menu
Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

                            (tiếp theo)


Ông hoạ sĩ giật mình nhìn bác Ba Phi. Mặt đỏ phừng, đôi mắt trợn trừng , lông mày dựng ngược nom thật dữ tợn. Lạ thật . Suốt từ lúc mới gặp cho tới giờ nom bác hiền lành , rụt rè, hài hước, nói ít, cười nhiều nom bộ dạng đúng một ông già Nambộ ngày xưa. Ay thế mà lúc này lạ chưa kìa, Trương Phi nổi giận chắc cũng chỉ đến thế . Bác quát lên :
“ Cô là trí thức người Việt đằng mình mà dám nói làm người Việt Namhay là người Trung Quốc thì có khác gì nhau hả ? Cô sống ở đâu ? Ăn cơm ai ? Tinh thần yêu nước của cô để đâu ?”
Cô hoạ sĩ Ban Mai tái mặt nhưng cô lấy lại bình tĩnh rất nhanh, cười khảy :
“ Bác hiểu lầm cháu rồi. Cháu chỉ muốn nói trong thời đại thế giới phẳng này người ta có thể có hai ba quốc tịch, có thể sống ở Việt Nam, ở Trung Quốc, ở Mỹ sống ở đâu cũng được miễn mình thích . Thế còn lòng yêu nước ? Thì cháu  đã nói rồi. Người Việt mình từ ngàn xưa có tinh thần quật khởi chống ngoại xâm rất cao  nhưng nay Đảng và Nhà nước tiêu diệt mất rồi. Thế bác có đọc bài thơ “ Tôi yêu nước mà tôi bị bắt” của một nhà thơ trong nước ? Một quốc gia mà Nhà nước cấm công dân yêu nước thì cháu nói thật giải tán đi cho rồi…”
Cả ông hoạ sĩ già lẫn chị chủ gallery xúm vào khuyên giải cho bác Ba Phi bớt giận. Chị chủ gallery nói :
“ Xin bác bớt giận. Cô Ban Mai nói không phải là không có phần đúng. Tôi cũng muốn yêu nước lắm chứ, nhưng nước Việt Nam từ lâu rồi là của cộng sản có còn của dân nữa đâu. Bởi vì yêu nước thì phải yêu chủ nghĩa xã hội kìa. Mà tôi có biết nó là cái khỉ gì đâu mà yêu ? Tôi về Việt Nam đi giữa Sàigòn mà cảm giác như đi ở một thành phố nào ở Trung Quốc . Từ nông thôn tới đô thị, từ sông ngòi đến núi rừng, từ Ai Nam Quan đến mũi Cà Mâu…tuốt tuột đều là của đảng, có còn của tôi đâu nữa mà tôi yêu. “
Chẳng khác gì đổ dầu vào lửa, bác Ba Phi nghe chị chủ gallery không những không nguôi giận mà còn nổi cáu :
“ Tôi không biết …tôi không cần biết ba cái thứ lý luận đó. Tôi chỉ biết tôi là người Việt Nam…ông cha ta đã dậy giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Bất cứ thằng nào, thằng Mỹ thằng Pháp hay thằng Trung Quốc cứ cướp nước tôi là tôi đánh…”
Ong hoạ sĩ già xuaxua tay :
“ Chuyện đó thì ai chẳng biết…khổ lắm…nói mãi…Chỉ có điều ngày nay cả quan lẫn dân đều chỉ muốn an cư lạc nghiệp. Ai ai cũng ngán chiến tranh quá rồi. Nào chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ rồi cả chống Trung Quốc nữa kéo dài cả nửa thế kỷ . Rồi lại bom đạn, giết tróc, rồi lại máu chảy đầu rơi, rồi chồng con lại phải cầm súng đi giết giặc …ôi thôi thôi… tôi dám chắc bất kỳ người dân Việt nào cũng ngán sợ muốn tránh cho thật xa chiến tranh …”
Cô hoạ sĩ nhanh nhẩu :
“ Đúng đấy… chắc chắn là toàn đảng, toàn dân, toàn quân đều sợ chiến tranh hơn sợ cọp. Bởi vậy nói chung ai cũng nghĩ thà làm nô lệ cho thằng Tàu còn hơn chiến tranh với nó…”
Bác Ba Phi trừng mắt :
“ Thế cô không nhớ lời bác Hồ nói à :” Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Nếu cứ nhắm mắt bưng tai như cô để mất nước vào thằng TrungQuốc thì còn sống làm gì cho nhục ?”
Ong hoạ sĩ già vội dàn hoà :
“ Xin bác cứ bình tĩnh. Đúng là bác Hồ nói rất hay. “ Không có gì quý hơn độc lập tự do “ .Nhưng thử hỏi nước ta có thực  sự độc lập không hay cứ nhất nhất việc gì cũng phải qua “đường dây nóng” xin ý kiến thằng Tàu ? Độc lập hả ? Độc lập gì mà nó chiếm mất Hoàng Sa và một phần Trường Sa mà vẫn im thin thít, độc lập gì mà Trung Quốc nó giết hại ngư dân Thanh Hoá mà vẫn cứ ngậm miệng thơn thớt ca ngợi 16 chữ vàng, độc lập gì mà rước thằng Trung Quốc lên Tây Nguyên khai thác bâuxit bất chấp bao nhiêu ý kiến phản đối…”
Cô hoạ sĩ cũng không vừa :
“ Thế còn tự do hả ? Còn lâu dân mình mới được hưởng tự do nhé. Ngay đến cả tự do bày tỏ lòng yêu nước chống Trung Quốc xâm lược còn bị cấm đoán, bắt bớ nói gì đến những tự do khác như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình. Còn lâu nhé. Tại bác chỉ làm ruộng ở quê thôi không trong giới văn nghệ sĩ nên bác không biết, làm gì có tự do. Thôi thì làm nô lệ cho Trung Quốc có khi lại còn khá hơn là làm nô lệ cho cộng sản Việt Nam  …”
Bác Ba Phi đứng phắt dậy :
“ Cô nói vậy còn gì để nói. Một khi đã cam tâm làm nô lệ cho ngoại bang thì mặt mũi nào làm người Việt Nam nói gì đến làm người trí thức ?”
Ong hoạ sĩ già vội vàng :
“ Ay  ấy… bình tĩnh đã… đã gọi là tranh luận  thì phải tôn trọng ý kiến của người đối thoại với mình chứ ?”
Bác Ba Phi nổi cáu :
“ Tôi không tranh luận…tôi cũng chẳng việc gì phải tôn trọng cái người công khai nói ra mồm là cam chịu nô lệ , cam chịu mất nước cho thằng Trung Quốc. “
Rồi bác nói như vỗ vào mặt cô hoạ sĩ :
“ Cảm ơn cô đã cho tôi tiền bán tranh . Nhưng xin lỗi tôi không nhận…tôi không thể tiêu tiền từ tay một người cam chịu mất nước như cô…”
Nói rồi bác Ba Phi đùng đùng ra khỏi quán trước sự sững sờ của ba người còn ngồi lại . Không ai đuổitheo bác Ba Phi vì biết trước không làm sao mà lôi bác trở lại . Ai nấy đều im lặng, chẳng thiết ăn uống gì . Lúc này trên mặt bàn đã chất đầy vỏ con crawfish. Những chiếc cốc giấy uống bia vứt lăn lóc. Chị chủ gallery vẫy tay gọi tính tiền. Anh chàng hầu bàn lực lưỡng cùng một cô gái đẩy xe tới và túm gọn lấy khăn trải bàn gói tất cả các thứ còn lại thành một gói tống vào thùng rác đặt trên xe đẩy. Khi mặt bàn đã được dọn sạch, cô gái chạy bàn bưng tới ba ly cà phê bốc khói thơm phức. Lúc này ông hoạ sĩ già mới lên tiếng càu nhàu :
“ Quái lạ cái ông già này tự dưng nổi máu đùng đùng…”
Cô hoạ sĩ băn khoăn :
“ Cháu cũng hơi bất ngờ. Vì những điều cháu nói  người ta nói đầy trong các quán cà phê ở Hà Nội, nhất là trong giới văn nghệ sĩ. Chuyện đó có gì ghê gớm , trong nước là bình thường mà…”
Chị chủ gallery trầm ngâm :
“ Chắc chỉ bình thường ở Hà Nội hay là ở ngoài Bắc thôi. Còn trong Namtôi e rằng những người còn máu nhiệt huyết  như bác Ba Phi này chắc vẫn còn đông .”
Ong hoạ sĩ thắc mắc :
“ Kể cũng lạ  ! Tôi cũng có cảm giác người Nam bộ hào sảng, thoải mái hơn ngoài miền Bắc. Không hiểu tại sao vậy hả ? Khó hiểu thật !”
Cô hoạ sĩ điềm nhiên :
“ Có gì mà khó hiểu. Ở ngoài Bắc hơn nửa thế kỷ nay dân chúng sống trong vòng kiềm toả, chi phối, quản lý chặt chẽ của đảng. Phần lớn văn nghệ sĩ trí thức Hà Nội đều ăn lương, ăn bổng lộc của nhà nước nên rất sợ bị vỡ nồi cơm. Ngược lại người dân miền Nam mãi tới sau năm 1975 mới bị đảng nhét vào rọ vơi đủ thứ kìm kẹp. Hơn nữa văn nghệ sĩ miền Nam đa số không thuộc biên chế cơ quan , không ăn lương Nhà nước, họ ít sợ công an hơn, có lẽ chính vì thế họ mạnh mồm hơn, họ chửi thằng Trung Quốc xâm lược mạnh mẽ hơn.”
Ong hoạ sĩ lắc đầu :
“Không hẳn vậy đâu ?  Ngoài Hà Nội cũng nhiều người hoạt động dân chủ, chống đối bị tù đầy chứ bộ. Theo tôi là tuỳ người thôi, chẳng cứ gì Nam hay Bắc…”
Chị chủ gallery băn khoăn :
“ Vậy rồi bức tranh cô tính bán lấy tiền tặng bác ấy thì sao ? Có bán nữa không ? Bác ấy vừa nói không nhận tiền nữa mà…”
Cô hoạ sĩ giọng dằn dỗi :
“ Không lấy thì thôi, mắc mớ gì tôi phải bán ?”
Ong hoạ sĩ già vội vàng :
“ Ay chớ..ấy chớ…cứ bán đi rồi tôi sẽ có cách làm cho bác ấy nhận. Tôi biết bác ấy đang cần tiền lắm để cứu vợ chông thằng Đậu ở nhà mà…”
Chị chủ gallery sĩ bàn :
“ Hay cứ bán đi rồi cô cầm tiền về tìm vợ chồng thàng Đậu giao tiền cho nó thì chắc chắn nó nhận liền…”
Cô hoạ sĩ giãy nảy :
“ Í thôi thôi…mắc mớ gì tôi vừa mất tiền lại vừa phải cất công đi tìm người để đưa tiền…chịu thôi…tôi chịu thôi…”
Chị chủ gallery nài nỉ :
“ Thôi…cô đã giúp thì giúp cho trót…mai kia chắc chắn bác Ba Phi không quên  ơn cô ?”
 Cô hoạ sĩ cương quyết :
“ Tôi cần quái gì ơn huệ. Chẳng qua tôi thấy hoàn cảnh bác ấy khó khăn thì tôi giúp, không nhận thì thôi, tội vạ gì tôi phải lén lút đi làm việc thiện…”
Ong hoạ sĩ già cười cười :
“ Ay cái thời này nó vậy đó… ngày nay muốn về nước cứu trợ đồng bào cũng không dễ đâu. Tôi có ông bạn nhân bão lụt ở quê nhà mới tổ chức quyên góp họ hàng, về nước mua cả một xe ô tô tải mì ăn liền chở về quê cứu trợ. Ay thế mà dọc đường bị giữ lại xách nhiễu đủ đường. Nào là sao không giao tiền cho Mặt trận Tổ Quốc, nào là sao không xin phép Uỷ ban, nào là đã liên hệ với địa phương tới  cứu trợ chưa …Oh My God…đi phát chẩn mà cứ như là đi buôn lậu vậy đó….”
Chị chủ gallery cười cười :
“ Vậy rồi phải chở cả xe mì gói về Sàigòn ăn cho hết rồi mới về nước chứ ?”
Ong hoạ sĩ già trợn mắt :
“ Sức mấy…ăn cho hết bằng ấy gói mì có mà mất mấy năm…chết tiền khách sạn ! Với cả VISA nhà nước cấp có 3 tháng làm sao ở lại được mà ăn …mì gói…ha ha ha…”
Ong hoạ sĩ khoái quá cười ha hả. Cô hoạ sĩ trề môi :
“ Chuyện nhỏ như con thỏ..tôi như bạn của bác tôi chở ra sông Sàigòn đổ cha nó hết xuống sông. Mẹ kiếp , đã mất tiền mua mì phát chẩn lại còn phải xin phép nữa thì xin lỗi…tôi mang tiền ấy về ra ga hàng Cỏ Hà Nội phân phát cho ăn mày còn hơn. “
Chị chủ gallery gạt ngang :
“ Ay ấy…phân phát tiền cho ăn mày ở ga hàng Cỏ cũng phải xin phép không thì có cán bộ tới hỏi thăm liền.”
Cô hoạ sĩ căm tức :
“ Thằng nào tới hỏi thăm tôi bảo nó :”Mày cũng là ăn mày à ? Sao ăn mày cũng mặc quần áo cán bộ thế kia ?”
Chị chủ gallery bật cười :
“ Cô hỏi thế nó còng tay cô liền. Dám xúc phạm cán bộ gọi cán bộ bằng thằng ăn mày…”
Cô hoạ sĩ vênh mặt :
“ Bố nó cũng không dám còng tay tôi…Tôi cứ dán tiền vào mồm nó thì bảo nó đào mả bố nó lên nó cũng đào huồng hồ bỏ qua cho tôi phát tiền cho ăn mày…”
Ong hoạ sĩ già ngạc nhiên. Quái lạ cái cô hoạ sĩ này, ngoài mặt thì muốn tránh cho xa ba cái chuyện nhạy cảm chính trị chính em kiểu Hoàng Sa Trường Sa, bauxite Tây Nguyên, bọn buôn dân bán nước đương chức đương quyền …Nhưng bên trong lại sục sôi lòng căm ghét và khinh bỉ cái bọn cán bộ chức quyền buôn dân bán nước, hễ có dịp là bùng ra dữ dội. Chắc đa số văn nghệ sĩ trong nước đều như vậy thôi. Cũng vì miếng cơm manh áo họ phải ngậm miệng ăn tiền, cam chịu làm bồi bút chứ thực tâm trong lòng họ chỉ muốn quật chết tươi bọn quan tham làm tay sai cho Tàu…”


                              (còn nữa)

0 nhận xét