Open top menu
Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU : KỲ 116




                                                                   (tiếp theo)




Đồng chí "cán bộ tổ chức" trợn mắt :

"Sống với "qua" sao được, "tổ chức" đời nào cho phép. Mình cán bộ lãnh đạo  phải gương mẫu chớ..."

Cô du kích dẩu mỏ :

" Gương - mẫu ? Khối ông to có hai ba, vợ kìa...Vậy mà vẫn lên bục dậy dỗ   đạo đức cách mạng..."

Đồng chí "cán bộ tổ chức' ngây mặt. Kể ra cô ta nói cũng đúng, hoà bình rồi, mặc dầu  trung ương thường xuyên nhắc nhở, tâm lý hưởng thụ vẫn lan tràn trong cán bộ , đảng viên nhất các đồng chí công tác vùng đô thị, tuy đã có vợ dưới quê vẫn lén lút tìm của lạ . Tuy nhiên cũng cần phải thông cảm với anh em, chín năm kháng chiến gian khổ, xa nhà, thiếu vắng đàn bà, hoà bình lập lại vẫn xa gia đình. Mặt khác, con gái Hà Nội hơ hớ , phần lớn dính dáng tư sản, nguỵ quân, nguỵ  quyền  nên rất cần "cán bộ kháng chiến " để dựa dẫm.

Những ngày đầu mới giải phóng, choáng ngợp vì đoàn 'quân chiến thắng " từ " năm cửa ô kéo về", các cô chọn ngay anh bộ đội làm đối tượng "tấn công". Thế là một thời " bốn túi , chân chì" - tức sĩ quan mặc áo 4 túi và đi giày da, là tiêu chuẩn hàng đầu .  Khi ván đã đóng thuyền mới vỡ mộng. 8 vạn bộ đội được gọi là chuyển ngành thực chất là một cuộc sàng lọc để "hiện đại hoá" quân đội. Đức lang quân " bốn túi, chân chì" niềm hãnh diện cho cả nhà nay "chuyển ngành" thành anh cán bộ quèn, lương ba cọc ba đồng chỉ đủ nhét miệng chính mình sao nuôi được vợ con. Thế là "người chiến thắng " trở về chẳng mấy chốc rơi xuống thân phận nô lệ cho những cô vợ người Hà Nội.

Ai đã gây ra nông nỗi ấy ?

Nguyên là các cô gái Hà Nội  vốn đã quen thấy công chức làm cho  Pháp lương cả mấy vạn Đông Dương thừa nuôi cả đại gia đình sống thoả thuê . Còn ông chồng "công chức cách mạng" nghĩ mà buồn, bóp mồm bóp miệng, cả tuần con cái không được miếng thịt. Trong nhà thì thế, ra ngoài xã hội, mọi thứ đều phải qua tem phiếu và cũng chỉ mua được thứ tầm tầm, bao nhiêu của ngon vật lạ chạy hết vào các cửa hàng cung cấp chỉ giành cho các đồng chí trung ương, ba anh chồng 'cán bộ quèn" có mà nằm mơ cũng chẳng mon men tới  . Thế là mang mặc cảm bị lừa dối, các cô vợ trút mọi bất mãn lên đầu các ông chồng  chỉ giỏi nói chuyện " đánh Tây" "tiêu diệt tập đoàn cứ điểm địch ở Điện Biên Phủ, còn "xuống đường" kiếm thêm phụ vào đồng lương "chết đói", các đồng chí "lang quân" đành chịu.

Sau đợt "bốn túi, chân chì", tiêu chuẩn chọn chồng của các cô gái Hà Nội đã thay đổi hẳn. Những "viên đạn bọc đường" của các cô nhắm tới mấy anh có bìa Tôn Đản tức chợ vua quan. Tiếc thay , chen được vào  đó, phần lớn là các "lão thành cách mạng " , thản hoặc có anh tuổi trẻ tài cao thì mấy cô nhanh tay nhanh mắt  chớp mất rồi.  Không sao cả, già thì mặc già, các đồng chí có bìa Tôn Đản dù đã qua cái tuổi " ngũ thập tri thiên mệnh" cả rồi, nhưng bù lại đa số đều chán vợ già thời tiền cách  mạng. Thế là phong trào " bà Cả dưới quê, bà Hai trên phố" ngấm ngầm lan rộng  trong cán bộ nòng cốt và  đảng đành làm lơ kẻo "mất hết cán bộ".

Ong cán bộ "tổ chức' tự cười mình, thông thường các "đồng chí Tôn Đản" trúng đạn bọc đường của các cô gái Hà Nội, còn ông lại "dính" một cô gái quê, lại là nữ du kích thành tích chiến đấu lẫy lừng mới lạ. Bây giờ, cái bụng cô ta đã lùm lùm thế kia, không giải quyết "hậu quả" kịp thời thì nguy to. Khổ nỗi con bé cứ khăng khăng giữ "khối tình" lại cho ông. Kể ra có một thằng con trai máu mủ mình  dẫu gửi vào ổ cho thằng khác nuôi cũng vẫn tốt hơn là không có. Phải tìm cách  dụ con bé chấp nhận giải pháp "thawnhf nặn bụt thằng nặn bệ:” là tốt nhất.

Ong cán bộ "tổ chức " chau mày nghĩ ngợi, chợt ông vỗ trán  hớn hở , tìm ra rồi, mẹo này nhất định con bé phải chịu, nó vốn háo danh mà. Ong tới bàn, mở ngăn kéo, rút ra tờ giấy đưa cho cô du kích :

" Công văn của Ban thi đua trung ương mới gửi về hỏi ý kiến đề nghị cho em Huân chương chiến công hạng nhất liệu có được không ?"

Cô gái mừng rỡ :

" Vậy thì 'thầy em" đánh giấy sang đồng ý ngay đi..."

Đồng chí cán bộ "tổ chức":

" Khoan đã, cứ từ từ đã..."

Cô gái phụng phịu :

" Sao "thầy em" không làm ngay đi, để chậm khối đứa thối mồm chọc gậy bánh xe xôi hỏng bỏng không..." 

Đồng chí cán bộ "tổ chức" cười cùng cục:

" Yên trí...yên trí...cứ để "qua" đạo diễn em còn được thửơng dài dài ."

Cô gái mừng rỡ :

" Thưởng gì nữa "thầy em" ? Huân chương Hồ Chí Minh à ?"

Ong cán bộ " tổ chức" :

" Không không..."qua" dự  kiến sẽ đề nghị phong em thành  nữ anh hùng quân đội..."

Cô nữ du kích xà tới ôm chầm lấy đồng chí cán bộ "tổ chức" :

" Anh hùng quân đội ? Vậy nhất thầy em rồi. Suốt đời em sẽ không quên công ơn "thầy em"..."

Ong cán bộ "tổ chức" gỡ tay cô du kích , đẩy ra :

"Ngồi nghiêm chỉnh đi....đã bảo đây là trụ sở cơ quan ...Đứa nào nó thấy thì bỏ mẹ..."

Cô du kích vênh mặt :

" Sợ gì , có đứa nào vào đây nhìn thấy thì cũng phải nhắm tịt mắt lại rồi im miệng mà rời đi chỗ khác không thì "thầy em" giết...giết..."

Ong cán bộ "tổ chức" nhìn bộ mặt rừng rực căm thù của cô du kích khi hô "giết...giết" cũng phải bật cười :

" Thảo nào cô đâm dao vào cổ thằng Tây lại còn ngoáy ngoáy nữa...thật đáng mặt nữ anh hùng quân đội..."

Cô nữ du kích sốt ruột :

" Vậy "thầy em" tiến hành ngay đi...để lâu "cứt trâu hoá bùn"..."

Ong cán bộ "tổ chức" lại bật cười :

" Cứt trâu đâu , anh hùng quân đội chớ.  Vậy nhưng "qua" bảo gì em phải nghe, không được cãi bướng ?"

Cô gái rối rít :

" Nghe..nghe..nghe..."thầy em" bảo gì em cũng nghe..."

Ong cán bộ "tổ chức" chộp ngay câu nói như mèo vồ chuột :

" Vậy mai em thu xếp về quê sửa soạn  cưới chồng ..."

Cô du kích giãy nảy :

"Lại về quê ? Lại lấy chồng ? Thế nhỡ hắn ta không đồng ý lấy em thì sao ?"

Ong cán bộ "tổ chức" cười nhạt :

" Hắn phải lấy . "Qua" sẽ có cách bắt nó phải lấy ..."

Cô du kích lo lắng :

" Cưới xong rồi hắn phát hiện ra em có bầu thì sao ?"

" Yên trí đi.... Em cứ nói cho nó biết ngay từ khi chưa cưới kìa ..."

"Nếu vậy nó không chịu cưới ?"

Ong cán bộ "tổ chức" quả quyết :

" Nó sẽ phải cưới ...bất kỳ thế nào , nó sẽ phải cưới .."

Quả nhiên cô du kích mới về làng hôm trước, hôm sau  ông Thượng, người yêu cũ của cô đã mò tới. Ong nguyên là  phái viên của trung ương về chỉ đạo quân sự ở dưới  huyện, nguyên đội trưởng đội cải cách ruộng đất , không hiểu vì lý do gì tới khi chiến tranh kết thúc rồi, ông vẫn  lẹt đẹt mãi cái chân cán bộ huyện .

Thực ra, việc ông Thượng đang từ phái viên trung ương bị giáng chức xuống cán bộ huyện có nhiều uẩn khúc chỉ riêng ông biết.

Hồi đó trên cử ông xuống một hội nghị huyện uỷ truyền đạt tinh thần “chuyển mạnh từ giai đoạn phòng ngự sang tổng phản công” . Đúng lúc ông đang thao thao bất tuyệt “ chúng ta phải…chúng ta quyết tâm …chúng ta quyết chiến….”trước một cử toạ toàn những người trực tiếp cầm súng ở một địa bàn ác liệt nhất thì bỗng nghe tin  giặc Pháp kéo tới càn quét. Thế là bao nhiêu khí thế oai hùng biến đâu mất, ông sa sẩm mặt mày, tay chân run bần bật , trống ngực đánh thình thịch làm ông Dĩ, Bí thư Đảng uỷ xã  bật cười, cử hai anh du kích  dìu ông trốn xuống hầm bí mật.

Thế rồi mặc súng ống  bên trên nổ râm ran, du kích địa phương và quân Pháp giành giật nhau từng tấc đất, ông cứ nằm dưới hầm nhắm mắt bịt tai, cầu trời khấn Phật cho du kích chống càn thắng lợi, đẩy lui được quân Pháp cứu ông ra khỏi hầm bí mật. Cứ như thế, cái đói, cái sợ cứ hành hạ ông mãi  tới gần trưa, bất thình lình ông thấy trên đầu sáng loà. Oi trời ôi một thằng tây lù lù như ông hộ pháp đứng trên miệng hầm lăm lăm  khẩu súng liên thanh xì xà xì xồ một tràng tiếng tây mà ông chẳng hiểu gì chỉ biết trèo cho nhanh lên miệng hầm, chậm trễ nó đòm cho một phát thì chết tươi. Nhìn nòng súng đen ngòm trong tay thằng tây cứ lăm lăm chĩa vào đầu, ông sợ quá khóc hu hu và bò tới trước mặt nó quỳ xuống lậy lia lịa :

“ Lậy ông, lậy ông tha cho tôi, tôi là dân thường, là công dân quốc gia Việt Nam chứ không phải  Việt Minh…”

Thằng Tây chẳng hiểu ông nói gì chỉ thấy ông lậy van lia lịa nên lại giơ súng nhắm vào ngực ông . Một tiếng nổ inh tai vang lên. Thôi rồi, thế là hết … nó bắn mình rồi, chắc là trúng giữa ngực ….chết thật rồi. Không hô khẩu hiệu Đảng, Bác muôn năm, cũng không lao tới thằng tây dùng sức tàn lực tận mà vật nhau với nó, sau này ông mới biết, vào lúc đó ông chỉ làm được  mỗi việc duy nhất là…tè ra quần. Sau cùng ông mở mắt ra,  lạ thay ông không chết mà chính  thằng Tây ngã lăn đùng. Và người bắn phát súng cứu ông lại là Dĩ, Bí thư Đảng uỷ xã, thằng cha vừa  cười cái  nhát sợ của ông và  chắc chắn hắn  đã thấy ông quỳ lậy thằng Tây.

Trở về an toàn khu, ông dự định phải tìm cách khử hắn không thì rất nguy hiểm . Mấy năm sau, ông làm đoàn trưởng đoàn cải cách ruộng đất và cái xã của Dĩ rơi đúng vào địa bàn ông chỉ đạo. Lập tức ông cho bắt rễ  một gã quét chợ, “giác ngộ” hắn trở thành cốt cán và “bồi dưỡng” hắn tố Dĩ ngày xưa là cơ sở của Quốc Dân Đảng. Chánh án Toà án nhân dân nguyên là một con mẹ bán bánh đúc ngoài chợ vốn có thù với Dĩ vì dám từ chối lời mời ngủ với mụ trong một đêm chạy giặc rét mướt. Khi tuyên án, ông ghé tới gỉ vào tai mụ :” cho phăng teo thôi”, thế là mụ dõng dạc tuyên án tử hình tên đầu sỏ phản động, ngoan cố chống phá cách mạng . Lập tức Dĩ bị dân quân trói gô kéo ra cọc bắn ngay lập tức.

Sang đợt sửa sai, người ta phát hiện Dĩ bị bắn oan, tuy nhiên không ai biết  uẩn khúc bên trong “ giết người diệt khẩu” của ông Thượng nên ông chỉ bị kỷ luật hạ tầng công tác xuống làm cán bộ huyện .

                                      (còn tiếp)
Read more
Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014
no image



                                        (tiếp theo)                                    
Nói cho ngay, cái nhận thức kinh khủng này chỉ gậm nhấm lão một cách âm ỉ và chẳng thường xuyên. Bởi vì một phần là lão quá bận rộn trong công tác, phần khác là do chính lão muốn giập tắt nó ngay vì lão tự nghiêm khắc cho mình là đã lệch lạc mất cảnh giác, mất lập trường.
Nhưng vào buổi chiều hôm nay, một buổi chiều cuối năm có những tiếng pháo đì đẹt từ xa vọng lại hầu như mang lại cho lão một sự hối thúc muốn quay trở lại những hình ảnh ngày xưa. Lão quăng điếu thuốc đang hút giở qua khung cửa sổ rồi mở cửa phòng tiến ra hành lang, đi về phía phòng tạm giam. Viên cảnh vệ đang ngồi trên ghế, trông thấy lão, vội vàng đứng dậy. Lão cất tiếng hỏi:
- Yên ổn cả chứ ?
- Trình thủ trưởng, mọi sự bình thường.
Lão kéo tấm vải bạt che kín bên ngoài để nhìn qua những chiếc song gỗ. Lão trông thấy người tù cuối năm đang nằm co quắp tại góc của căn phòng giam chật hẹp và nhờ nhờ ánh sáng. Chiếc áo sơ mi hắn mặc trên người đã rách bươm để phô ra một mảng lưng bầm giập và đọng nhiều vết máu. Chợt lão thủ trưởng hơi nhăn mặt lại. Hình như lão bắt gặp lại cái hình ảnh bầm máu của chính mình hồi gần bốn mươi năm về trước.
Tay lão bấu chặt lấy một tấm song gỗ. Lão gần như thò cả nửa mặt của mình qua khe song để cố nhìn người tù cho thật rõ. Nhưng hắn ta vẫn im lặng nằm ở đấy, không ngước lên, cũng chẳng quay ra nhìn. Trầm ngâm giây lát, lão thủ trưởng quay lại nói với viên cảnh vệ :
- Thằng này nguy hiểm đấy. Phải coi chừng !
Nói rồi lão tất tả đi lên phòng. Lão sai một đàn em mang tất cả mọi thứ vặt vãnh quà bánh, thực phẩm Tết mà lão mua được ở trên thành phố đem ra bầy la liệt lên mặt bàn. Ngoài mấy món đồ dùng lặt vặt như bàn chải răng, xà phòng, dao cạo râu, khăn mặt, vài cuốn sách mới xuất bản, còn kỳ dư toàn là đồ ăn Tết. Có mứt. Có rượu. Có bánh chưng, lạp xưởng và nhiều đồ hộp linh tinh khác đủ để khao cả cái đồn nhỏ bé này một bữa thịnh soạn. Lão gọi Hào vô để ban chỉ thị :
- Thông cảm với các chú vất vả quanh năm, lại tình nguyện không xin phép về quê ăn Tết, tôi khao các chú một bữa tất niên.
Cái tin ấy loan ra làm bầu không khí trong đơn vị rộn ràng hẳn lên. Hào nhanh nhẩu lãnh nhiệm vụ điều động tất cả mọi công việc cần làm: nấu nướng, kê dọn, trang hoàng như chuẩn bị một bữa đại tiệc.
Tối hôm ấy, hàng rào ngăn cách giữa mọi người hầu như mặc nhiên được hủy bỏ (Tết nhất có khác, đồng chí 'Thủ trưởng dễ dãi hẳn ra). Nhất là khi có rượu vào. Hai chai của Thủ trưởng đem ra, cả đơn vị có hơn chục người chỉ quanh vài vòng là cạn queo. Hào gãi tai xin phép Thủ trưởng cho "vượt chỉ tiêu” một bữa. Thủ trưởng ngần ngại giây lâu rồi miễn cưỡng gật đầu. Thế là có ít nhất hơn một nửa số người hiện diện đã cùng ùa lên, chạy vội vã về phòng riêng. Họ đem bầy ra đủ loại rượu mà nếu chẳng có dịp này thì không bao giờ lão thủ trưởng lại biết được rằng nhân viên của mình lại đổ đốn ra như thế. Nhưng tết nhất mà ! Mọi sự xuề xòa hết. Bởi chính lão cũng uống, lão cũng say ngà ngà. Lão cũng đùa giỡn vui vẻ như chưa bao giờ ở đây có ai thấy lão đùa giỡn vui vẻ đến thế. Đến giữa buổi tiệc, lão đem vấn đề người tù ra nói với đám nhân viên:
- Tóm được thằng này tôi phải ghi công các chú. Nó đối với tôi có nhiều nợ máu đấy !
Vừa nói lão vừa cởi phăng chiếc áo đang mặc trên người và xoay lưng về phía néon sáng. Chờ cho mọi người đã đủ kinh ngạc và thắc mắc về những vết sẹo sần sùi, nhăn nhúm rải rác trên khắp lưng của mình, lão mới nói tiếp :
-  Đòn thù của cường hào ác bá làng tôi đấy ! Cũng một ngày cuối năm như thế này vào thời tiền cách mạng, tôi bị chúng nó trói vào thân cau, vừa đánh vừa dội nước sôi. Sẹo đấy. Sẹo nước sôi đấy !
Rồi lão lại tụt chiếc dép ở chân trái ra và giơ cái cẳng của mình lên cao cho mọi người nhìn thấy:
- Chưa hết đâu. Các chú có thấy vết sẹo cắt ngang gót chân đấy không ? Tôi còn bị chúng nó cắt gân, mà kẻ cầm dao chính là thằng này !
Vừa nói lão vừa chỉ về phía phòng tạm giam. Ngay lúc đó có tiếng ly đập bể và có tiếng hét to:
- Cắt tiết nó đi !
Tiếp theo là những tiếng ồn ào, tiếng rủa xả, tiếng văng tục làm bầu không khí tự nhiên sôi sục cả lên. 
Lão Thủ trưởng giơ ly rượu lên và cất giọng bình thản:
- Thôi ! Rồi đâu sẽ có đó. Ta chẳng nên để cái loại người đó làm mất vui buổi tiệc tất niên hôm nay. Nào, mời các chú nâng ly. Hôm nay đặc biệt cho các chú thả dàn. Nhưng chỉ một hôm nay thôi đấy nhé !
Mọi người quên ngay câu chuyện bi thảm vừa qua và trở về với những ly rượu tràn đầy trước mặt. Ly này cạn, ly khác đã rót thay. Rượu vào lời ra, bầu không khí ồn  ào, vui vẻ đúng như một ngày tết.
Khi tàn tiệc, đồng hồ đã chỉ gần mười hai giờ khuya. Trong phòng chỉ còn lác đác một vài người là còn ngồi vững. Những kẻ khác thì đã gục ngay tại chỗ hay lê lết nằm đâu đó trong các góc phòng, ngoài hành lang hay trên những chiếc võng mắc rải rác ở phía sau khu vực kê bàn làm việc.
Lão Thủ trưởng cũng say khướt. Lão được hai tên đàn em xốc lên và dìu về phòng. Mà hai cái anh này cũng chẳng tỉnh táo gì hơn. Bộ ba dính chùm lấy nhau như một chùm sung, chập choạng đi mãi mới hết chiếc hành lang có ánh néon héo úa, vàng vọt.
Khi tới phòng, lão Thủ trưởng cố cất lên tiếng cám ơn bằng một giọng say líu lưỡi rồi lão nhào vào phòng. Hình như lão ngã dúi xuống tại một góc nào đó trong căn phòng, kéo theo một cái ghế ngã đổ. Nhưng điều này chẳng khiến cho hai tên đàn em quan tâm. Họ cũng chuệnh choạng đi về phiá dẫy phòng ngủ dành cho các nhân viên. Một anh lên tiếng hát. Giọng hát ồ ề cất lên chỉ được vài ba câu rồi tắt ngóm. Hình như anh ta cũng đã ngã gục đâu đó trên đường mò về giường ngủ của mình. Cả căn trại trước đầy tiếng la lối, cười nói om sòm nay chìm hoàn toàn trong sự yên tĩnh lạ kỳ. Rải rác đâu đó lâu lâu có tiếng nói mê, có tiếng cựa mình, đạp dẫy lung tung. Cũng có chỗ lại vang lên tiếng ngáy đứt đoạn.
Rồi tiếng pháo giao thừa ở nhiều nơi bắt đầu vọng về. Trước còn thưa thớt, sau trở nên râm ran, rộn rã. Năm cũ đã qua. Một năm mớí bắt đầu. Đời sống cơ cực của mọi người không chắc có thay đổi gì nhưng con người vào cái giờ phút thiêng liêng giữa đêm trừ tịch vẫn nhen nhúm một niềm hy vọng mới, dù là đang ở ngoài đời sống hay đã nằm sau những trấn song của nhà tù. 
Người tù ở đây cũng vậy. Tiếng pháo giao thừa đã làm cho ông ta tỉnh dậy sau một cơn ác mộng dài. Hơi ẩm từ sàn đất đưa lên khiến ông ta thấy đầu óc của mình dịu lại. Ông nhấc thử chân tay của mình. Nó vẫn cựa quậy theo sự điều khiển của ông, điều đó khiến ông yên tâm phần nào. Nó đã không bị hề hấn sau những trận đòn mà ông chịu đựng từ hôm trước. Hơn một ngày trôi qua kể từ khi ông bị bắt giữ mà ông thấy nó dài như một thế kỷ. Ông nghĩ đến gia đình, đến bạn bè, đến những người đồng hành trong một chuyến đi hoàn toàn đổ vỡ. Ông cố không muốn nghĩ tới họ nhiều hơn vì ông biết trong hoàn cảnh này ông ông cần dành những tàn lực còn lại cho những chuyện khác quan hệ hơn. Chẳng hạn sự tỉnh táo trong những lời khai báo. Điều gì nói ra được. Điều gì nói ra không được. Lời khai nào có lợi. Lời khai nào dẫn tới hậu quả làm sụp đổ cả một hệ thống những dữ kiện mà ông đã dóng lên qua lời khai báo để tạo cho mình cái vị thế không có gì nguy hiểm trước những cặp mắt soi mói của kẻ lấy cung.
Tiếng pháo giao thừa làm ông tỉnh táo hơn lên. Ông lết lại phiá cửa phòng. Cũng là những tấm song gỗ chắc nịch được che kín mít bởi lớp vải bạt căng từ phía bên ngoài. Ông không nhìn thấy gì nhưng cố vểnh tai lên nghe ngóng. Bốn phiá chung quanh hoàn toàn yên tĩnh gây cho ông cái cảm giác biệt lập hẳn với thế giới bên ngoài. Ông mường tượng qua song gỗ là dẫy hành lang, con đường ông đã quen thuộc khi bị dẫn giải một đôi lần lúc lên phòng thẩm vấn. Bên kia đầu hành lang là dẫy nhà làm trụ sở nơi làm việc của cơ quan. Rồi qua một cái sân đất. Rồi đến hàng rào kẽm gai. Và sau cùng là con đường lộ nhỏ, biên giới giữa đời sống bên ngoài và nhà tù.
Bỗng trong cái tĩnh mịch đến ghê rợn của căn phòng giam nhỏ hẹp chợt vọng lại tiếng chân người. Ông ghé sát tai vào song gỗ để nghe ngóng cho rõ hơn. Ông nghe thấy tiếng chân đi về phía phòng giam của mình. Rồi tiếng chân dừng lại ngay trước cửa phòng. Có tiếng sột soạt của lớp vải bạt che bị kéo lên. Và ánh sáng héo úa của ngọn đèn trước cửa hắt qua song gỗ làm ông hơi nheo mắt lại. Nhưng rồi ông thấy ngay một người đứng ở đó, mặt quay vào. Có tiếng cất lên nhỏ nhẹ nhưng rõ ràng, rành mạch, tiếng của lão Thủ trưởng:
- Ông Nguyễn Phú Định !
Người tù, ông Nguyễn Phú Định, hơi giật mình mở to mắt lên nhìn kỹ kẻ mới đến. Nhưng trong đầu óc bồng bềnh tan loãng của mình, ông không nhận ra được ai ngoài khuôn mặt xa lạ của một kẻ đã bước qua tuổi già với những nếp nhăn ở trán ẩn dưới mái tóc đã ngả mầu đốm bạc. Lão Thủ trưởng nói tiếp :
- Ông không nhận ra tôi đâu, kẻ ba mươi sáu năm trước đã bị chính ông cầm dao cắt gân chân. Ông còn nhớ chứ ?
Đầu óc của ông Định bỗng lóe lên một kỷ niệm như một tia chớp sáng lòa. Ông nhìn sững kẻ đối diện. Thời gian đã xóa nhòa hình ảnh quen thuộc, đã chìm sâu trong quá khứ. Ông không còn tìm thấy ở nhân vật này hình bóng chàng thanh niên năm xưa, tóc tai rũ rượi, mặt mũi bầm tím, quần áo rách nát bị trói giật hai tay ra phía đằng sau lưng vòng qua thân của một cây cau. Anh ta đã lẻn vào trong vườn nhà ông Lý trưởng trong làng. Anh ta đã leo lên cây cau để bẻ trộm một buồng cau to nhất, đẹp nhất mà ông Lý dự định sẽ dùng tới trong lễ ăn hỏi của con trai ông. Đang bẻ trộm thì anh ta bị phát giác. Ông Lý vác tù và ra thổi inh ỏi và tráng đinh trong làng đổ xô lại. Cuộc hành hạ một kẻ nghèo đói, khốn cùng kéo dài suốt từ sáng cho đến chiều. Đánh đập. Chửi rủa. Dội nước sôi vào lưng và sau cùng như vẫn còn giận vì mất buồng cau đẹp nhất dành cho ngày lễ trọng, ông Lý lạnh lùng phán :
- Cắt gân chân cho nó chừa đi ăn trộm !
Công việc hãi hùng này ông Lý truyền cho Định cũng là một tráng đinh, phải thi hành.
Định cầm con dao sắc như nước của ông Lý giao cho mà người cứ như lên cơn sốt. Trong đời anh, anh đã từng cắt tiết gà, thậm chí có nhiều lần thọc cả huyết heo nhưng điều đó không làm cho anh có can đảm gì hơn khi phải cắt gân một con người. Chỉ cần nghĩ tới thôi anh đã bủn rủn tay chân rồi. Nhưng lệnh là lệnh, anh không có quyền chối từ. Anh cầm con dao với tất cả sự run rẩy mà chỉ có anh tự nhận biết. Trời xẩm tối, ông Lý ra lệnh cho đốt đuốc lên để soi sáng cho cuộc bạo hình. Ánh lửa bập bùng soi lên từng khuôn mặt dữ tợn của đám tráng đinh đang in những cái bóng chập chờn trong tiếng kêu than rền rĩ của tội nhân tạo thành một bầu không khí ma quái, ghê rợn như khung cảnh địa ngục có bầy quỷ sứ.
Định vô cùng ngại ngần nhưng cuối cùng cũng phải sấn tới. Anh ta đứng trấn ngay trước mặt tội nhân để che lấp mọi người. Rồi anh ta nhìn thẳng vào đôi mắt cầu cứu, van lơn của gã ăn trộm.
Suốt nhiều năm sau đó, mỗi khi nhớ lại, ông Định cũng chẳng bao giờ quên được cái ánh mắt khẩn cầu, tuyệt vọng của một kẻ đang bị dẫn tới đường cùng. Còn chính nạn nhân, tức là Thủ trưởng bây giờ, mỗi khi nhớ lại cái giây phút hãi hùng đó, lão cũng không thể quên được ánh mắt của kẻ cầm dao trước mặt. Trong ánh lửa bập bùng, tia nhìn của gã tráng đinh tên Định không mang vẻ gì gọi là hung ác, bạo tàn mà ngược lại nó có vẻ bao hàm một nỗi cảm thông, thương xót.

Rồi một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu óc Định. Gã nháy mắt với tên trộm, hươi con dao lên, và lợi dụng đang còn sấp bóng, gã bấu lên vai tên trộm một cái như có ý ra hiệu.
Thế rồi cuộc hành hình xẩy ra theo đúng ý muốn của viên Lý trưởng. Định đã nhấc cẳng chân trái của tội nhân lên, nhắm đường gân ở gót mà cứa mấy đường dao.   
Máu phụt ra chan hòa và tội nhân hét lên kinh hoàng đau đớn. Nó đã bị cắt đứt gân chân. Nó không còn lết được. Người ta đã khiêng nó đem vứt ở ngoài cổng làng. Ai cũng nghĩ rằng sẽ không còn bao giờ gã còn cơ hội bén mảng tới đây để leo trèo những cây cau, vì chân của gã bị tàn phế.  Trừ người trong cuộc.
Quả thật Định đã áp dụng kỹ thuật chọc tiết heo của mình vào cuộc bạo hình. Đường dao của anh trông dữ dằn như thế nhưng chỉ làm đổ máu ở bên ngoài. Gã ăn trộm đêm hôm ấy, chờ không còn ai, đã nhỏm dậy bỏ làng đi mất biệt.
Hơn ba mươi năm trời trôi qua, bây giờ hai nhân vật ấy lại đối diện nhau nhưng vị thế đã đảo lại, tên tội nhân đã trở thành người quyền thế và kẻ kia thì đứng sau những song gỗ của phòng giam tù. Có tiếng của lão Thủ trưởng cất lên:
- Ông Định. Hơn ba mươi năm rồi, bây giờ tôi mới có dịp nói lên lời cám ơn ông.
Bàn tay của lão chìa ra và ông Định cũng thò tay ra nắm lấy. Lòng ông rưng rưng cảm động. Ông thấm thía về hai chữ tình người, dù là giữa những con người đến từ hai phía. Cuối cùng, bao giờ tình người cũng vượt lên trên được tất cả, trên áp bức, trên cường quyền, trên căm thù bạo lực.
Trong hơn một phần tư thế kỷ vừa qua, con người đã vận dụng bạo lực, căm thù để mong giải quyết những vấn đề của xã hội. Thời gian đã đủ dài để ai cũng thấy rằng bạo lực hay căm thù chỉ làm đổ vỡ thêm những gì vốn đã hoang tàn, rách nát.
Đã lâu lắm, lão Thủ trưởng vẫn từng gậm nhấm những ý nghĩ dằn vặt này. Nhưng chưa bao giờ lão có cơ hội để bứt phá cái định kiến vốn đã in hằn trong tâm khảm của lão. Như một giọt nước nhỏ vào một cái ly đã tràn đầy, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa lão và  người tù đã khiến lão thừa đủ năng lực để giải phóng chính mình.
Đêm hôm ấy, ông Định thong thả ra đường cái để đón xe trở về Sài Gòn.  
Và sáng hôm sau, đúng Mồng Một Tết, tại cái đồn công an nhỏ bé ấy, viên Thủ trưởng đã gieo một cơn phẫn nộ sấm sét lên đầu đám nhân viên thuộc cấp của mình về tội nhậu nhẹt say sưa, đã làm sổng mất người tù cuối năm. Một kẻ có nợ máu. Một tên tù tối nguy hiểm.
                       
                                NHẬT TIẾN
                                       Santa Ana tháng 1-1983

(còn tiếp)
                                                              





Read more
Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014
no image

Cui cùng thì ông Mai Quc Liên
đã công nhn min Nam có văn hoá 
   Nht Tiến

Nhà xuất bản Huyền Trân vừa chuyển cho tôi mấy cái Email liên tiếp quanh vụ “Văn nghệ Sĩ miền Nam tham dự khóa bồi dưỡng chính trị” mùa hè năm 1976 tại Sài Gòn, do một người viết ký tên “Người Việt ĐCPN” nhắc lại qua chủ đề “Nên sám hối nếu nói như thế” để chất vấn ông Mai Quốc Liên khi ông tuyên bố trong khóa bồi dưỡng kể trên rằng “Miền Nam các anh các chị làm gì có văn hóa!”

Trong một Email mới nhất đề ngày 20 tháng 11-2012, gửi đi từ tòa soạn báo Hồn Việt tức Tạp chí điện tử Hồn Việt có trụ sở ở đường Trần Quốc Thảo, Quận 3, Sài Gòn (do ông Mai Quốc Liên làm Tổng Biên Tập), ông Mai Quốc Liên đã trả lời “Người Việt ĐCPN” mấy điều tóm tắt như sau:

- Ông Nhật Tiến bịa nhưng không khôn. Lâu quá rồi, 40 năm rồi, không có ghi âm, ghi chép bằng trí nhớ và sự thù hận của ông, để câu khách thì ông tha hồ bịa.

- Khi đó, tôi là 1 cán bộ thường, ngoài Đảng, tôi có phải lãnh đạo đâu mà dám nói câu giáng bề trên: “Khóa học này mở ra để các anh, các chị hiểu biết về xã hội mới thôi, chứ đừng trông mong gì vào việc cầm bút trở lại”.

- Còn “bởi vì miền Namcác anh, các chị làm gì có văn hóa” thì là 1 câu ngu ngốc mà không ai dại gì nói! Nên nhớ tôi là 1 người nghiên cứu văn hóa cổ - Hán Nôm- là chính, mà lúc ấy tôi còn khá trẻ, tôi phải biết ở SG có những nhà nghiên cứu nào chứ (như Trần Ngọc Ninh – không kể người viết văn)

- Chắc là hồi đó có sự hiểu lầm trong phát biểu sao đó, tôi cũng không còn nhớ.
***
Tôi xin trả lời từng điểm một, không phải vì lý do tôi muốn tranh cãi với một người như ông Mai Quốc Liên, nhưng đối với những độc giả vốn đã từng đọc tôi từ 60 năm qua, tôi không thể làm phụ lòng tin cậy của họ khi nghe có người kết án tôi là “bịa chuyện” để ‘câu khách”(Nghe sao nó “lùn” và ấu trĩ đến thế!).

Vâng, tôi không thể để bỏ qua câu chuyện liên hệ tới vấn đề văn hóa ở miền Nam trước 1975 này, dù nó đã từng xẩy ra 40 năm trước và cho dù thời đó chẳng có máy ghi âm, chỉ ghi chép bằng trí nhớ. Các Cụ ta ngày xưa đâu có máy ghi âm mà biết bao nhiêu giai thoại văn chương, bao nhiêu chứng tích lịch sử, văn hóa từ cả ngàn năm trước vẫn còn lưu truyền cho tới nay. Chẳng lẽ ông Mai Quốc Liên cũng lấy cớ không có máy móc mà đòi xổ toẹt hết cả hay sao? Rồi ông lại còn bảo tôi vì ‘thù hận”. Làm sao tôi lại thù hận đích cái tên của ông được, trong khi ông ngồi quan sát sinh hoạt của Tổ Văn, Thơ trong Khóa Bồi dưỡng Chính trị, không xưng tên tuổi, chúng tôi chẳng biết ông là ai, đến từ đâu.

Rồi ngay cả khi ông buông một câu xanh rờn “Miền Nam làm gì có văn hóa” thì chúng tôi cũng còn chưa biết kẻ tuyên bố như thế là ai? Cho đến khi Ban Chủ tọa tuyên bố nghỉ giải lao, ra sân rồi hỏi ra mới biết đến cái tên “Mai Quốc Liên” mà tôi được nghe lần đầu. Như vậy thì giữa tôi với ông đâu có gì liên đới để đến nỗi sinh thù hận làm tôi phải “bịa chuyện” cho ông như thế!

Trước sau, tôi chỉ đòi trả lại sự công bằng cho những người đã từng hao tâm, tổn trí trong nhiều năm đã gây dựng nên một nền văn hóa được gọi là “Văn Hóa Miền Nam trước năm 1975” mà thôi.

Sau đây tôi xin đi sâu vào mấy điểm mà ông Mai Quốc Liên đã nêu ra:

1) Ông Mai Quốc Liên nói rằng tôi bịa một câu chuyện đã lâu tới 40 năm, không có ghi âm, chỉ ghi chép bằng trí nhớ và sự thù hận của tôi và để “câu khách” chắc là ám chỉ mấy cuốn sách của tôi vừa mới ra.

Xin thưa rằng, câu chuyện này không phải chỉ được nói ra trong thời điểm này 2012, trong cuốn Hành Trình Chữ Nghĩa và Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác vừa được phát hành trong năm nay.

Nhưng hơn 30 năm trước, nhà văn Hồ Trường An ở Paris, nhà văn Tuấn Huy ở California cũng đã tường thuật quanh đề tài “Khóa bồi dưỡng chính trị cho Văn nghệ sĩ miền Nam ngay sau khi chế độ miền Nam sụp đổ”. Rồi trong thời gian cộng tác với tờ tuần báo Việt Tide xuất bản ở Nam Cali (2001-2010), tôi cũng đã từng nhắc lại chuyện này trong mục Sổ Tay Văn Học, mà vào thời kỳ đó Việt Tide cũng đã có bản digital, độc giả có thể coi dễ dàng trên internet.

Lại nữa, trên đài Little Saigon ở Nam Cali, một thời gian dài đã phát thanh về tới VN, trong đó ký giả Đinh Quang Anh Thái cũng đã phỏng vấn tôi về khóa Bồi Dưỡng Chính Trị này. Thế mà ông Mai Quốc Liên chưa bao giờ lên tiếng cải chính được lấy một lời!

Mặt khác, khi “bịa chuyện” thì ai dại gì đi bịa một chuyện có sự hiện diện đầy đủ các nhà văn, nhà thơ tên tuổi tham dự khóa học mà ai cũng có thể dễ dàng kiểm chứng, nhất là khi loạt bài của Hồ Trường An, của Tuấn Huy in ra từ hơn 30 năm trước, dữ kiện còn rất mới trong tâm trí mọi người.

Tôi xin kể tên những vị sau đây đã chứng kiến việc Mai Quốc Liên nhục mạ văn hóa miền Nam nhân trả lời nhà văn Nguyễn Thị Hoàng khi cô này ví mình như trẻ sơ sinh (mới giải phóng có 1 năm, so với các anh đã từng vượt Trường Sơn trước đó nhiều năm), cần thời gian học tập để viết trở lại. Đó là các vị: Nguyễn thị Vinh, Nguyễn Thụy Long, Nguyễn thị Thụy Vũ, Lệ Hằng, Tường Linh, Phạm Thiên Thư, Đỗ Phương Khanh, Vũ Hạnh, Nguyễn Hữu Đống, Hồ Trường An, Tuấn Huy….và nhiều vị khác nữa, nhất thời tôi không thể liệt kê ra hết.

2) Ông Mai Quốc Liên nói khi đó, ông là 1 cán bộ thường, ngoài Đảng, có phải lãnh đạo đâu mà dám nói câu giáng bề trên: “Khóa học này mở ra để các anh, các chị hiểu biết về xã hội mới thôi, chứ đừng trông mong gì vào việc cầm bút trở lại”.

Về sự kiện ông Mai Quốc Liên chỉ là một cán bộ thường, ngoài Đảng thì có lẽ là đúng. Cho nên ngay sau khi ông tuyên bố câu nhục mạ văn hóa miền Nam và bị nhiều người phản ứng, ban Chủ tọa khóa học đã tuyên bố nghỉ giải lao ngay lập tức, và chiều hôm đó, Mai Quốc Liên không được tham dự nữa với lời giải thích của chủ tọa đoàn:

“Mai Quốc Liên chỉ tham dự với tư cách dự thính, không có quyền phát biểu”!

3) Người phản ứng đầu tiên ngay sau khi Mai Quốc Liên buông câu nhục mạ là nhà văn Đỗ Phương Khanh, biên tập viên các báo Dân Chủ, Hòa Bình, Tân Phong, Đông Phương, Thiếu Nhi. Đỗ Phương Khanh đã đứng phắt dậy, chỉ vào mặt Mai Quốc Liên và cao giọng:

“Anh vào Nam bao lâu, đọc được bao nhiêu cuốn sách rồi mà anh nói miền Nam không có văn hóa....Có một cuốn sách rất mỏng là cuốn Những Giọt Mực của Lê Tất Điều, anh đã đọc chưa?”

Mai Quốc Liên không thể trả lời câu hỏi này, trong khi tôi và Nguyễn Thụy Long cùng đứng dậy để chất vấn thêm về câu tuyên bố mục hạ vô nhân này, nhưng Chủ tọa đoàn đã vội vã tuyên bố nghỉ giải lao vì bầu không khí sục sôi của nhiều người tham dự.

Một cán bộ, tôi không nhớ tên, đã tới ngay bên Nguyễn Thụy Long để kè anh đi ra. Còn tôi cũng bị nhà văn Vũ Hạnh kèm sát ra sân sau và nói:

“Anh đừng có nóng! Anh phản ứng như thế người ta sẽ cho là anh phá hoại khóa học”. (Nhà văn Vũ Hạnh hiện còn sinh sống ở Sài Gòn)

Với tất cả những chi tiết cùng những nhân chứng có tên tuổi kể trên, ta có thể coi là “bịa chuyện” để “câu khách” được chăng?

4) Ông Mai Quốc Liên cuối cùng cũng đã thú nhận rằng:

“Chắc là hồi đó có sự hiểu lầm trong phát biểu sao đó, tôi cũng không còn nhớ.” Và “….tôi là 1 người nghiên cứu văn hóa cổ - Hán Nôm- là chính, mà lúc ấy tôi còn khá trẻ, tôi phải biết ở SG có những nhà nghiên cứu nào chứ (như Trần Ngọc Ninh – không kể người viết văn)”

Nghiên cứu văn hóa cổ - Hán Nôm - là chính mà chỉ liệt kê được có mỗi một tên Trần Ngọc Ninh, trong khi còn nhiều tên tuổi lẫy lừng khác thuộc lãnh vực này của miền Nam thì không nhắc tới, thì tôi cũng có thế đánh giá khả năng hiểu biết của ông Mai Quốc Liên ở mức độ nào rồi.

Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện bên lề. Điều chính yếu, thật tình tôi chỉ muốn nghe, cần nghe là ông Mai Quốc Liên công khai thú nhận rằng “Miền Nam có Văn Hóa”.

Và cho tới bây giờ, ông đã phải công nhận rằng: “bởi vì miền Nam các anh, các chị làm gì có văn hóa” thì là 1 câu ngu ngốc mà không ai dại gì nói!”.

Đúng trăm phần trăm! Chỉ những kẻ ngu dốt, dại dột mới nói lên câu đó. Đây chính là lời của ông Mai Quốc Liên phát biểu năm 2012.

Rất đáng tiếc là tôi đã chờ câu nói này suốt 40 năm qua, sau các bài báo của chính tôi, của Hồ Trường An, của Tuấn Huy..v..v.. mà ông vẫn giữ im lặng. Phải chi ông lên tiếng sớm hơn thì tôi đã không nhắc đến chuyện này trong cuốn sách mới ra của tôi. Không phải là tôi mong mỏi kết hợp, hòa giải gì với những người cầm bút cực đoan như ông, và tôi cũng không trông mong gì ở cái sự nhà nước giang tay đón các văn nghệ sĩ trở về hợp tác với chế độ.

Khi đất nước còn dậy trời tiếng kêu than của dân oan, khi các thanh niên, sinh viên, các người VN yêu nước chỉ vì lên tiếng đòi bảo toàn lãnh thổ mà còn bị cầm tù…thì tôi không thấy cần phải tự hỏi “Tại sao dân tộc, đất nước chúng ta suy vi đến thế về đạo đức từ người lãnh đạo đất nước đến giới trẻ tương lai của dân tộc....” như vị ký tên “Người Việt ĐCPN” nêu ra trong E-mail, nhưng tôi phải cám ơn vị này, vì lòng công chính đối với vấn đề văn hóa nên ông đã bức xúc lên tiếng, đòi hỏi kẻ nào hỗn hào với văn hóa phải thành tâm mà xin tạ lỗi.
Nhật Tiến
Garden Grove, Californiangày 20-12-2012



Read more
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014
HẺM BUÔN CHUYỆN- KỲ 145 :  :“ Đảo Gạc ...Gạc gì , quên con mẹ nó rồi…”






Tháng giêng là tháng ăn chơi” – hôm nay mới 26 ta, cán bộ , đảng viên các cơ quan, ban ngành, đoàn thể vẫn rong chơi dài dài tại các chùa chiền, lễ hội. Ra giêng chưa thấy được cái gì chỉ thấy cúm gà lại lấp ló , giá cả lại thăng thiên. Sáng nay bà Nam củ cải ghé quán  than vãn :
“ “I chết chết…tưởng bún ốc ngoài chợ vẫn 20 ngàn như trước Tết mới dám ăn cho đỡ nhạt miệng nào ngờ ăn nó chém những 30 ngàn …”
Cô Phượng cave cười toe toét :
“ Vậy may cho thím chỉ ăn có tô bún thôi đó, ăn thêm đĩa chả giò ốc nữa thì mới chết ….đcmn …chút đậu hũ… chút ốc bươu  mà nó chém người ta gần trăm ngàn…”
Thằng Bảy xe ôm xua xua tay :
“ Vậy nhằm nhò gì…chiều qua xăng tăng 300 đồng/lít kìa. Đcmn… thế giới có tăng đâu mà xăng cứ tăng ầm ầm…”
Ông đại tá hưu càu nhàu :
“ Tăng có 300 đồng, nhằm nhò gì mà tụi bay kêu như cháy đồi…”
Cô Phượng cave cười ngỏn nghẻn :
“ Nó tăng theo kiểu luộc con ếch mới chết…”
Chị Gái hủ tíu thắc mắc :
“ Tăng theo kiểu luộc con ếch là tăng sao ?”
Thằng Bảy xe ôm  chen ngang :
“ Thì cứ tăng lửa từ từ, ếch ta đâu có biết là đang bị luộc, cứ nằm im thít, đến lúc nước nóng tới 100 độ thì ôi thôi, chín nhừ rồi. Gía  xăng cũng vậy, cứ tăng chút một, chút một, mai mốt tới 50 ngàn một lít mới ngã bổ ngửa …”
Gã Ký Quèn lên tiếng :
“ Chả cứ gì xăng, cả điện,nước, ga, gạo, đường,  sữa….rồi mọi thứ nữa, Nhà nước luộc dân theo kiểu luộc ếch nên có ai kêu ca gì đâu ?”
Ông đại tá hưu vỗ bàn quát:
“ Thằng Ký Quèn kia, sao dám bảo Nhà nước luộc dân như luộc ếch ? Nhà nước ta do dân, vì dân luôn luôn lo lắng cho dân bởi vậy bác Hồ mới dậy cán bộ lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ…”
Cô Phượng cave cười  rinh rích :
“ Phải rồi, cán bộ lo trước thiên hạ nên ông nguyên Phó Tổng thanh tra Trần Văn Truyền mới xây dinh thự ở Bến Tre to như biệt thự Tổng Thống Ucraina mới bị phế truất, ngoài ra đồng chí  còn có 3 cơ ngơi ở Sàigòn , riêng cái giường “đặc biệt” của vợ chồng đồng chí đã có giá  nhiều tỉ đồng…ĐM đồng chí, tiền đâu ra lắm thế…”
Thằng Bảy xe ôm hùa theo :
“ Ăn cắp của dân chứ đâu ra. Nghe nói lương hưu có 7 triệu, bởi vậy mới nói “ thanh tra thanh mẹ thanh dì, hễ có phong bì là nó thanh kiu…”
Ông đại tá hưu đập bàn :
“Mày có chứng cớ gì sao dám kết luận thanh tra ăn phong bì hả ?”
Vừa lúc đó, bà tổ trưởng dân phố tung tẩy đi vào te tởn :
“ Chào hết cả nhà…”
Cô Phượng cave la hoảng :
“ Í chết chết…lại mời họp nữa hả bà ?”
Ông đại tá hưu mau miệng :
“ Không…không phải họp…”
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố :
“ Không mời họp thì bà tổ trưởng vô quán “ba cùng” với bà con hả ?”
Ông đại tá hưu cao giọng :
“ Gọi là “ba cùng” cũng được, gọi là đi sâu đi sát quần chúng  nắm tình hình cơ sở cũng được…”
Thằng Bảy xe ôm nhảy nhổm :
“ Í chết mẹ, bà tổ trưởng suốt ngày ngồi đồng ở đây thì cố nội em cũng không dám ý kiến ý cò gì hết trơn…”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Thì phát huy dân chủ cơ sở , mày tha hồ phát biểu miễn đúng đường lối chính sách thì đéo sợ  thằng nào con nào…”
Bà tổ trưởng dõng dạc :
“ Cô Phượng cave nói đúng , cứ đúng đường lối chính sách của đảng thì tha hồ phát biểu …”
Chị Gái hủ tíu càm ràm :
“ Vậy mới gay đó ạ, biết thế nào là trúng là trật ?”
Ông đại tá hưu trấn an :
“ Yên trí…yên trí…đã có đồng chí tổ trưởng đây phân tách đúng sai…đồng chí mới được đào tạo trên tuyên huấn thành ủy về…có chuyện gì cứ hỏi đồng chí…”
Thằng Bảy xe ôm vỗ tay :
“ Í trời…vậy là bà tổ trưởng được huấn luyện thành dư lợn…í chết dư luận viên rồi ạ ?”
Ông đại tá hưu cao giọng :
“ Mày muốn gọi gì gọi nhưng trình độ giác ngộ chính trị của bả dứt khoát hơn tụi bay …”
   Bà tổ trưởng hãnh diện nở nang cả mặt mày :
“ Tôi xin tự giới thiệu tôi cùng quê huyện Đông Anh , ngoại thành Hà Nội với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến, hồi đảng chính phủ và bác Hồ về tiếp quản Hànội tôi đã cầm cờ đi dự méttinh…”
Chị Gái hủ tíu thắc mắc :
“ Tôi xin hỏi bà tổ trưởng tuổi con gì mà tham gia cách mạng sớm vậy ?”
Bà tổ trưởng giọng tỉnh bơ :
“ Tôi cầm tinh con gà tuổi Đinh Dậu…”
Cô Phượng cave la lên :
“ Vậy bà sanh 1957, mới 3 tuổi đã cầm cờ đi méttinh chào mừng đảng, Bác sớm vậy cà…”
Cả quán cười  ồ. Bà tổ trưởng mặt mày tái mét :
“ À..à…lúc đó tôi cầm cờ mẹ tôi bế đi…”
Cô Phượng cave lại thắc mắc :
“ Tôi nghe cán bộ Hànội nói đa số dân ngoại thành đều nói “nòng nợn nuộc”, sao bà tổ trưởng không “lói” vậy nhỉ ?”
Cả quán lại cười ồ. Ông đại tá hưu đập bàn :
“ Cái con Phượng cave này rách việc. Ngoại thành cũng có ba bẩy loại ngoại thành chớ. Như đồng chí Tổng chí Nguyễn Phú Trọng có nói ngọng đâu…”
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố :
Đồng chí không “lói” ngọng nhưng nói cà lăm...”
Ông đại tá hưu đập bàn :
“ Nói cà lăm hồi nào ?”
Thằng Bảy xe ôm tỉnh bơ :
“ Thì cái hồi ổng nói biển Đông không có gì mới đó…”
Bà tổ trưởng như chợt nhớ ra :
“ Nhắc tới biển Đông mới nói, tôi đề nghị bà con sắp tới ngày 15 tháng 3 tuyệt đối không nghe bọn xấu kích động biểu tình chống Trung Quốc…”
Chị Gái hủ tíu thắc mắc :
“ Ngày 15 tháng Ba là ngày gì vậy cà …”
Bà tổ trưởng cà lăm :
“ Là ngày Trung Quốc với ta tập trận ở đảo…ở đảo …”
Thằng Bảy xe ôm hỏi dồn :
“ Đảo gì hả bà Tổ trưởng…”
Bà tổ trưởng ấp a ấp úng rồi nổi cáu :
“ Đảo Gạc …Gạc…Gạc đéo gì ấy, quên con mẹ nó rồi…”
Cả quán cười ồ. Gã Ký Quèn giọng nhắc tuồng :
“ Gạc Ma…”
Bà tổ trưởng reo lên :
“ Phải rồi đảo Gạc Ma. Chẳng biết tên ta, tên tây hay tên Tàu, chỉ cần nhớ tuyệt đối không được nghe kẻ xấu kích động biểu tình làm mất ổn định chính trị, Trung Quốc cấm vận ta thì nguy…”
Cô Phượng caeve hỏi :
“ Cấm vận VN thì Trung Quốc làm những gì hả bà tổ trưởng ?”
Bà tổ trưởng ấp úng :
“ Thì…thôi không viện trợ, không cho vay tiền rồi lương hưu cũng không có mà trả ấy chớ…”
Gã Ký Quèn lớn tiếng :
“ Trung Quốc cấm vận VN ấy à…thì thôi không tuồn hàng độc, hàng giả sang ta, thôi không thu mua “hàng đểu” như đỉa khô, ong bầu, rễ sim, lá điều…thôi không khai thác bauxit, không thuê rừng đầu nguồn, rút hết công nhân về nước trả lại công ăn việc làm cho người Việt Nam. Có phải cấm vận vậy không bà tổ trưởng ?”
Cả quán cười ồ. Bà tổ trưởng mặt đỏ tía tái không nói nên lời. Ông dại tá hưu đập bàn quát:
“ĐM tụi bay…khai thác bauxite là chủ trương lớn của đảng, sao tụi bay bảo dừng hả ?”
Bà tổ trưởng xớn xác nhìn quanh dòm mặt từng người làm cả quán im thít.

25-2-2014

    
Read more
Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ - KỲ 94


                                   (tiếp theo)



“Lão già” hưởng ứng :
“ Chị Kelly Thi nói đúng . Tôi về Việt Nam coi phim Việt Nam thấy toàn nhà cao cửa rộng, nội thất tân kỳ, xe hơi choáng lộn, toàn  công tử, tiểu thư con nhà giàu , quanh đi quẩn lại chỉ xó buồng, văn phòng, vũ trường hay khu nghỉ mát. Trong khi đó thì tuyệt đại nhân dân vẫn sống trong nghèo đói…”
Bác Ba Phi gật đầu :
“ Chuyện đó thì có . Nhưng giàu nghèo xã hội nào chẳng có. Như bên Mỹ đây, cao ốc, binđinh, sang trọng, giàu có vậy mà vẫn cón khối anh Mỹ đen, Mỹ vàng thất nghiệp, không có nhà phải ngủ gặm cầu đấy thôi…”
Chị Kelly Thi cắt ngang :
“ Nhưng cái hố sâu giàu nghèo ở Mỹ có khác với ở Việt Nam đấy ạ. Ở Mỹ anh nào chăm chỉ, có tài thì nhất định giàu có, cái anh đầu óc đã tăm tối, dốt nát mà lại lười biếng nữa hẳn nhiên nghèo rồi. Còn ở Việt Nam thì khác ạ. Phần lớn bọn giàu có đều do tiền tham nhũng, ăn cắp công quỹ , ngoài ra nếu không phải quan chức thì muốn giàu có hầu hết phải buôn gian bán lận hoặc hối lộ quan chức để trốn thuế hoặc xà xẻo tài nguyên đất nước…”
“ Lão già “ tiếp theo :
“ Chị Kelly Thi nói đúng. Tôi về Sàigòn gặp con cháu làm kế toán Công ty nước ngoài. Nó bảo Công ty nó có hai hệ thống sổ sách. Một hệ thống để đối phó với Nhà nước, giấu doanh thu, trốn thuế thì mời một bà kế toán  Nhà nước, đảng viên phụ trách, còn hệ thống sổ sách với số liệu thực thì do nó phụ trách, tuyệt đối bí mật chỉ ông chủ biết thôi.Nó bảo hầu như tất cả các Công ty nước ngoài đều có hai hệ thống sổ sách vậy mới chết chớ ?”
Bac Ba Phi lắc đầu :
“ Làm gì có chuyện đó. Làm thế cảnh sát kinh tế với thuế vụ phát hiện ra có mà rũ tù…”
“ Lão già “ cười khơ khớ :
“ Bác ở trong nước mà lơ tơ mơ thật. Ai dám bắt tụi nó. Công an, thuế vụ biết thừa tụi nó có hai hệ thống sổ sách nhưng vì nó đã có phong bì đút lót hết rồi ai sờ tới nó. Vả lại nếu làm căng quá tụi nó rút vốn về nước không làm ăn ở Việt Namnữa thì chết cả quan lẫn dân. Bởi vậy bao nhiêu vụ đình công, người nước ngoài đánh đập công nhân Việt Nam Nhà nước đều xử hoà, xử có lợi cho bọn chủ nước ngoài, o ép người lao động của chính mình mới đau chứ…”
Chị Kelly Thi :
“ Thì các ông ấy muốn ổn định chính trị bằng mọi giá nên mới giải tán công nhân đình công bất chấp yêu sách dù hợp lý chăng nữa cũng mặc kệ. Ngay cả khi tụi chủ nước ngoài phá hoại  môi trường, giết chết cả một con sông mà vẫn không bắt phạt thậm chí còn định khen thưởng nữa kìa…Như công ty bột ngọt Vedan báo chí đăng hà rầm đấy , rốt cuộc có làm gì được tụi nó đâu...”
“Lão già” lắc đầu :
“ Trong nước bao nhiêu là vấn nạn nhức đầu nhức óc vậy mà trong phim ảnh chiếu dài dài trên tivi thanh niên  Việt Nam  tuyệt nhiên như không hay biết gì. Nhân vật nào cũng thế, mối quan tâm duy nhất là đú đởn, ăn nhậu, trai gái, nói chung là hưởng thụ tuyệt nhiên không một nhân vật nào lo lắng tới những vấn nạn lớn của đất nước, ngược lại hoặc biến thành những con gà công nghiệp ngớ ngẩn bảo sao hay vậy hoặc biến thành bọn lưu manh, chụp giật kiếm tiền . kiếm gái bằng mọi giá…”
Bác ba Phi cười cười :
“ Ong về Việt Nam có ít ngày sao ông rành mọi chuyện vậy ? Tôi sợ rằng ông chỉ nghe toàn chuyện tại các quán nhậu thì nhìn nhận trật lấc hết. Đành rằng những chuyện như ông kể là đều có thực cả nhưng tôi chắc không phải tất cả đều như vậy. Chắc chỉ là số ít thôi…”
“ Lão già” cười nhạt :
“ Tại bác ở trong nước mải lo ăn lo mặc không quan tâm đó thôi.Kỳ này về Việt Nam bác cứ chịu khó thăm thú nhiều nơi, để ý coi lời nói tôi có đúng không ? Mà tôi nói thật với bác những chuyện đó còn có thể chịu được. Thôi thì đất nước đang từ kinh tế bao cấp, ngăn sông cấm chợ, bung ra kinh tế thị trường, làm ăn buôn bán thoải mái vậy cho dù có tham nhũng, bất công xã hội, hố sâu giàu nghèo càng ngày càng lớn thì cũng còn thông cảm được. Hy vọng rồi mọi chuyện sẽ dần khắc phục, đất nước đi lên . dân chúng ngày càng thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên có một chuyện về Việt Nam tôi không sao chịu cho thấu …”
Bác Ba Phi tròn mắt :
“ Lại còn chuyện gì nữa đây ?”
“Lão già” sầm mặt :
“ Chuyện thằng Trung Quốc mỗi ngày một xâm lấn nước ta chứ còn chuyện gì. Hôm tôi về Sàigòn đi qua ngã tư Phú Nhuận thấy cả đám đông xúm lại quanh tấm panô kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Tưởng rằng họ ngắm nghía panô đó không ngờ họ đang bàn tán sao ngày kỷ niệm quân đội Việt Namlại dùng hình lính Trung Quốc là sao ? Tôi cũng sán tới coi và thật không còn tin vào mắt mình nữa, đúng là hình cả dãy lính bồng súng đang hùng dũng tiến ra phía trước kia là hình lính Trung Quốc mới chết chớ …”
Bác Ba Phi cười cười :
“ Tại sao ông biết  là hình lính Trung Quốc chứ không phải Việt nam…”
“Lão già “ cãi :
“ Thì cứ coi khẩu súng họ đang bồng trên tay với cả mặt mũi đó là tàu đặc chứ đâu phải ta. Quả nhiên, về bên này tôi mới đọc trên mạng thì ra hình lính Trung Quốc thật mới chết chớ. Thế rồi khi có phóng viên phỏng vấn, ông Giám đốc Sở thông tin văn hoá lại đổ cho cấp dưới , mới lại chỉ sai về bản quyền, chưa xin phép thôi…”
Chị Kelly Thi bức xúc :
“ Chưa xin phép ai ?”
“ Lão già” cười to :
“ Thì xin phép thằng chụp cái hình đó tức là thằng Trung Quốc chứ còn ai. Thế rồi báo chí lâu lâu lại đưa tin thằng Trung Quốc bắt tàu thuyền, cướp công cụ thậm chí bắt nộp tiền chuộc mạng ngư  dân mình ấy thế mà trên ti vi vẫn thấy mấy ông lãnh đạo ôm hôn cười nói hể hả với ba thằng cán bộ Tàu, bắt tay tốt tốt, ca ngợi 16 chữ vàng với tình hữu nghị “môi răng” mới tức chớ…”
Bác Ba Phi cũng cười theo :
“ Thì mình là nước bé, nó là nước lớn, mình cũng phải nhún nhường nó không có nó gây sự quấy nhiễu mình cũng đủ chết…”
“Lão già” nổi cáu :
“ Tôi chẳng hiểu là mấy cha nhún nhường hay là bán mẹ nó nước cho thằngTrung Quốc rồi. Mà một chuyện lớn vậy mà người dân từ thanh niên, trí thức bị cấm không được tham gia. Bày tỏ lòng yêu nước chống Tàu là bị bắt rồi. Bởi vậy về nưóc cứ nhìn cờ quạt khẩu hiệu, rồi mấy cha lên ti vi ôm hôn thằng Tàu là tôi sôi máu lên chỉ muốn bay về Mỹ ngay lập tức…”
Bác Ba Phi cười cười :
“ Thì cái nước mình nó vậy. Bác có chửi bới, giận dữ, quát tháo thì nó vẫn vậy thôi. Bác không về thăm thú đất nước thì chỉ thiệt cho bác thôi chứ còn  tôi thấy tết nhất bà con Việt kiều cứ ùn ùn kéo nhau về ăn tết kìa…”
Chị Kelly Thi cười to :
“ Thì ngay cả tôi đây này. Tôi cũng đang xin VISA về Việt Nam đấy chứ ai. Mẹ tôi không chịu sang đây thì tôi phải về thăm mẹ chứ còn biết làm sao. Mình chửi thì cứ chửi nhưng về thì cũng vẫn phải về thôi. Quê hương xứ sở của mình mà…”


                                  (còn nữa)
Read more
Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014
nhà văn NHẬT TIẾN : "Thuở mơ làm văn sĩ" - KỲ 10



                                                    (tiếp theo)
Vào niên học mới, tôi còn nắm vững được việc học tập trong hai, ba tháng đầu. Nhưng càng về sau, sự cố gắng của tôi như lỏng dần ra. Lý do thứ nhất như đã nói ở trên là mọi sinh hoạt cái gì cũng mới lạ : hết giờ thì đổi giáo sư làm cho liên hệ giữa thầy và trò không còn chặt chẽ như xưa, môn học cũng hoàn toàn khác lạ, nếu không được chăm sóc tận tình thì cặp giò non của bầy chim bỡ ngỡ sẽ bị run rẩy và lạc hướng ngay. Tôi muốn nói đến tầm quan trọng và trách nhiệm lớn lao của các thầy cô phụ trách những lớp khởi đầu cho những năm nền tảng của bậc Trung Học. May mắn thay cho các bạn trẻ đã được gặp các vị giáo sư tận tâm, thấu hiểu tâm lý trẻ và có kinh nghiệm trong ngành chuyên môn của mình. Các bạn ấy sẽ được dìu dắt, hướng dẫn để đi những bước vững vàng. Và cũng may mắn thay cho các bạn trẻ khi bị lạc hướng nhưng về nhà đã có anh hay chị hoặc phụ huynh chỉ bảo, nâng đỡ. 
Tôi đã không rơi vào hai trường hợp may mắn ấy, nên chỉ trong vòng vài tháng đầu, tôi đã thấy ở một vài môn, nhất là môn Toán, đã không còn thuần túy là môn Số Học mà ở tiểu học chúng tôi rất am tường. Lên trung học, môn Số Học (Arithmétique) không còn nữa mà trở thành 2 ngành riêng biệt : Hình Học (Géométrie) và Đại số (Algèbre). Thời ấy tôi chán nhất là môn Hình Học khởi đi bằng những bài “Vẽ Toán” rất buồn nản, chẳng có gì hấp dẫn đối với tôi, ngoại trừ chính ông Thầy dạy thì cứ tới cuối tuần lại xuất hiện trong ngôi nhà Kèn ở vườn hoa Chí Linh để dạy bọn trẻ con khắp nơi tụ lại để học…hát ! 

Nhà kèn trong vườn hoa Chí Linh, cạnh Bưu Điện Hà Nội

Gọi là ngôi nhà chứ thật ra đấy chỉ là một cái đài hình bát giác, cất trên nền cao, có mái vòm che kín và bốn bề tuyênh toang không có cái cửa sổ nào bao quanh cả. Chỗ ấy, ngày thường là chỗ để cho khách nhàn tản ngồi nghỉ chân hóng mát hay về đêm cũng là nơi trú ngụ của dân hành khất, không nhà, không cửa. Nhưng vào chiều Thứ Bẩy hằng tuần thì ở đây đông vui vô số kể. 
Tôi không ưa thầy dạy Vẽ Toán trước bảng đen phấn trắng nhưng lại rất quý thầy ở những buổi chiều Thứ Bẩy vì thầy đã chịu khó tới đây, vừa phân phát những bài hát in ronéo cho bọn trẻ bất cứ từ đâu kéo đến và vừa tập cho cả lũ chúng tôi cùng hát. 
Hầu như hồi đó, chẳng buổi nào mà tôi không cuốc bộ từ dốc hàng Kèn ở ngay đầu phố Nhà Chung, đi ra Bờ Hồ, qua nhà Bưu Điện tới vườn hoa Chí Linh để cùng chen chúc trước nhà kèn với hơn trăm đứa trẻ khác cũng đã mò đến nghe dạy hát và tập hát. 
Nghĩ lại, thấy những con người thời xưa sao có thể ứng xử với nhau hiền hòa và an bình đến như thế. 
Cũng chính ở đây mà chúng tôi chen chúc nhau trước nhà Kèn để gân cổ cất lên những bài ca yêu nước tuyệt vời như Bạch Đằng Giang, như Gò Đống Đa, như Ải Chi Lăng..v..v…dưới đôi tay bắt nhịp của ông thầy. Cái quang cảnh ấy là những hình ảnh tuyệt vời, bất diệt trong tâm tưởng lũ chúng tôi, và thế hệ chúng tôi luôn biết cám ơn những ông thầy tận tụy như thế.

Khi ngồi viết đến đây, tôi lại nhớ đến Thầy Nguyễn An, người dạy các lớp hè ở trường Bách Việt, ngôi trường nhỏ xíu nằm trên đường Tràng Thi, khúc đường nhìn ra ngõ Hội Vũ. Giọng sang sảng của thầy cứ như còn vang vẳng trong đầu. Thầy dạy chúng tôi môn Pháp văn khiến chúng tôi biết thêm nhiều thứ, nhất là vở kịch Le Cid trong có những nhân vật như Don Gormas, Don Rodrigue, và nhất là nàng Chimène yêu kiều mà bọn chúng tôi đã dùng tên của nàng thay thế cho tên tất cả những “người đẹp” mà chúng tôi quen hay được biết. 
Nhưng cũng chính thầy là người đã hay thốt nên lời, bằng tiếng Pháp : “Où sont les neiges d’antan?” (Đâu rồi đâu tuyết cũ ngày xưa ?) để gợi lên trong lòng chúng tôi một nỗi niềm rung cảm, ngậm ngùi, luyến tiếc mỗi khi nhớ đến những cảnh cũ người xưa. 
Tôi nhớ đến câu của Thầy ở trên là vì nhân gợi lại quang cảnh những buổi chiều thứ Bẩy hồi xưa ở vườn Hoa Chí Linh, ven Bờ Hồ - Hà Nội. Có vẻ rằng tôi đã tham lam, chuyện gì cũng muốn ghi gói, kể lể. Nhưng sao tôi quên được hình ảnh những buổi chiều êm ả, trong khu vườn hoa xinh đẹp kia đã vang vang tiếng hát của đám trẻ nhỏ không rủ nhau mà cứ tự động kéo đến. Thật hiếm hoi khi lại có thể nhìn thấy một tập hợp đông đảo bao gồm đám trẻ lau nhau thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, lang thang bụi đời, không nhà không cửa có, mà thứ có nhà có cửa, có mái ấm gia đình cũng có, tất cả lại tự động đến với nhau để cùng nhau tập hát dưới sự chỉ dẫn tận tình của một nhà giáo yêu trẻ, yêu nghề. Thế có lạ không !

1.    CHƯƠNG 4
Nhưng dẫu quý trọng Thầy đến mức nào thì tôi cũng phải thú nhận rằng sức học của tôi cứ thế…đuối dần, nhất là môn Toán ! Hồi ở tiểu học, tôi quen với lối giải toán “giả thử” như thế này, “giả thử” như thế kia, rồi so sánh với các dữ kiện bài toán đã cho để tìm ra đáp số đúng. Cách giải này luyện cho bộ óc của chúng tôi biết suy luận, biết khách quan, biết chọn lựa phương hướng đúng..v.v….
Ấy vậy mà đi vào môn Vẽ Toán ở năm đầu bậc trung học, tôi cứ phải chia tỉ mỉ trang giấy thành nhiều ô, mỗi ô tương trưng cho một độ chiều dài có khi tính bằng centimet, có khi bằng mét, rồi vẽ hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình đa giác..v..v.. tất nhiên lợi ích của nó là rèn luyện tính tỉ mỉ và chính xác vốn là điều kiện căn bản để đi xa hơn trong lãnh vực toán học. Nhưng hồi ấy sao tôi thấy chán ơi là chán. Trước thì lơ đãng lúc nghe giảng bài, sau vì bài học đã đi sâu hơn nữa thì tôi lõm bõm không hiểu thầy nói gì (hay có khi là không chịu khó tìm hiểu ). Thế là đâm ra chán học, rồi từ chỗ chán học, tôi lại bắt đầu buông thả trở về với những cám dỗ “văn nghệ” ngày xưa.
Ngã rẽ khởi đầu vào một hôm trong giờ Vẽ Toán, anh bạn ngồi bên cạnh tôi lén mở tờ nhật báo Giang Sơn ra khoe :

- Cậu có thấy cái này không ?
Tôi nhìn xuống trang báo ngắm nghía. Hắn chỉ ngay vào một bút hiệu đặt dưới cái truyện ngắn đăng trong mục “Truyện ngắn hằng ngày” :
- Song Vũ đó !
- Song Vũ là ai ?
Hắn vỗ ngực:
- Tớ chứ còn ai ! Trời ơi ! Tớ viết báo từ lâu, cậu không biết à ?
Tôi nhìn hắn nghi ngờ. Trong thâm tâm, tôi không thấy có liên hệ mảy may gì giữa cái tên cúng cơm Trần văn Tắc của hắn với cái bút hiệu Song Vũ hào hoa kia. Chừng như hiểu rõ sự nghi ngờ của tôi, hắn hụp lưng xuống gậm bàn để tránh cặp mắt kiểm soát của giáo sư, rồi moi ở ví ra một tấm danh thiếp trao cho tôi. Tôi cầm lấy, liếc qua. Quả nhiên hắn làm cho tôi phục lăn vì mấy hàng chữ :
TRẦN VĂN TẮC
Bút hiệu SONG VŨ
Journaliste

Journaliste thì là ký giả đứt đuôi đi rồi. Ôi chà ! Mới mấy phút trước, đối với tôi hắn chỉ là một thằng nhãi con, nhưng coi xong tôi thấy hắn trở nên to lớn trọng đại vô cùng. Giuốc-nan-lít ! Giuốc-nan-lít ! Ba cái tiếng đó như nổ lên đùng đùng, nghe sao mà hấp dẫn và giòn giã đến thế !
Tôi cầm tấm thiệp như cầm trong tay một phép lạ và nhìn hắn cảm động như tôi đang được hân hạnh tiếp xúc với một yếu nhân. Mãi rồi tôi mới hỏi hắn được một câu :
- Oai quá nhỉ ! Cậu nhỏ thế này mà cũng được nhà báo mời cộng tác kia à ?
Tắc nhún vai ra vẻ điệu nghệ nhà nghề lắm:
- Ờ …thì cũng gửi bài thường xuyên.
- Đăng được bao nhiêu tác phẩm rồi ?
Tắc hơi ấp úng:
- Cũng vài ba truyện gì đó…
Tôi chợt nghĩ bụng, dám tên này "lòe" mình lắm. Mới vừa rồi nó nói " Tớ viết báo từ lâu", lại nói: "..thì cũng gửi bài thường xuyên", như vậy mà mới chỉ đăng có "vài ba truyện gì đó" là sao? Nhưng mặc dù vậy, sự cảm phục của tôi đối với hắn cũng chỉ giảm đi có tí xíu, tí xịu thôi. Vì hắn có bài được đăng báo hẳn hòi, chẳng phải là oai lắm sao. Mà bài báo ấy là đây, ngay trước mặt tôi, một truyện có tên là "Nợ đời chưa trả" với cái tên tác giả SONG VŨ chềnh ềnh, được in tới hai lần, một lần ở ngay cạnh tít bài, một lần ở cuối truyện, có mở ngoặc đơn ghi thêm hàng chữ : " Hà Đô, một ngày sang mùa năm Sửu." 

Ối chà chà….nghe sao nó "văn nghệ" đến thế ! 


                         (còn tiếp)
Read more
Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU : KỲ 115



                      (tiếp theo)


                 

Khuya hôm đó, phòng làm việc riêng của ông Thượng vẫn còn sáng đèn. Bà Kiểm tra về rồi, ông mở băng ghi âm ra nghe :

Giọng ông thành uỷ viên :

“ Có phải ông Thượng sai ông đến đây thuyết phục tôi bỏ qua vụ con gái tôi mất tích, thôi  không báo công an truy tìm nữa, đúng không ?”

Giọng ông Bí thư thành uỷ :

“ Đúng… đúng vậy đó…anh nên quên chuyện đó đi, đừng làm ầm ĩ lên, coi như cháu nó bị tai nạn …”

“Nếu vậy tôi sẽ được gì ?”

“ Anh sẽ được bỏ qua vụ kỷ luật và khoá tới vẫn được đề cử vào Ban chấp hành…Tôi đã nói hết  rồi… anh đưa tôi đi cấp cứu mau…”

 “ Chưa xong…anh phải nói rõ con gái tôi hiện giờ ở đâu ?”

 “ Tôi không biết…tôi có biết gì đâu ?”

 “ Vậy thôi anh cứ nằm đó…”

 “ Anh gọi…anh gọi lái xe …”

 “ Thôi được, thôi được…có lẽ ….con gái anh đã đi xa …xa lắm rồi…”

 “ Xa là ở đâu ? Ở trong nước hay đã ra nước ngoài ?”

“ Không không…không trong nước cũng không ở nước ngoài …con anh…con anh…”

 “ Con tôi…con tôi làm sao ?”

“ Chết rồi…nó chết rồi…”

 “ Ong nói thật không ? Tại sao nó chết ? Ai đã giết nó ?”

“ Tôi …tôi…có biết gì đâu…anh cứ hỏi ông Thượng…”

Tiếng máy lạo xạo rồi im bặt. Ong Thượng đập tay xuống bàn :

“ Thằng gớm thật…mày dám chơi nhau với tao ?”

“ Có chuyện gì thế ông ?”

Ong Thượng giật mình quay lại, bà vợ ông đã đứng lù lù sau lưng ông từ lúc nào. Khuôn mặt lạnh băng của bà càng làm máu trong ông sôi lên :

“ Thằng chó…nó tính vuốt râu hùm…”

Ong mở lại băng ghi âm, càng nghe mặt bà Phu nhân càng sắt lại. Sau cùng bà cười khẩy :

“ Ong làm ăn thế này bằng giết người ta…”

Ong Thượng tròn mắt :

“ Giết ai ? Giết tôi ấy à ?”

Bà Phu nhân không trả lời, ngồi phịch xuống giường, gác cả hai chân lên gối :

“ Bóp chân cho tôi ! Mỏi rừ ra rồi…”

Ong Sáu Thượng hơi nhăn mặt nhưng vẫn lặng lẽ cúi xuống làm theo lệnh vợ. Ong biết rõ tính bà , khi cần tập trung suy xét, bao giờ bà cũng nằm dài ra giường đòi ông bóp chân, mắt lim dim thả hồn vào cõi phiêu diêu. Thực ra lúc đó bà cần quên hết mọi vướng bận để cái máy tính trong đầu bà nhoay nhoáy làm việc. Người đời thường chỉ thấy ông xuất hiện trên ti vi vào những lúc đọc diễn văn hay chỉ đạo hoặc kêu gọi, động viên cả nước, chứ ít người biết được rằng sự nghiệp ông phần lớn do tay bà tạo dựng.

Ngày đó, sau khi “ đảng, Bác ” về tiếp quản Hà Nội , cô du kích đường 5 cũng được mời về Thủ đô báo cáo thành tích chiến đấu tại Đại hội liên hoan thi đua các lực lượng vũ trang. Thân hình rắn chắc, đôi chân dài và cái miệng dẻo quẹo lúc nào cũng ướt át của cô lọt ngay vào mắt đồng chí phụ trách công tác tổ chức trung ương. Thế là cô được giữ lại Hà Nội , hằng ngày đưa tới gặp “ đồng chí tổ chức” để đồng chí kèm cặp bồi dưỡng, nâng cao trình độ thành “ báo cáo viên” đi khắp các đơn vị vũ trang bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ  nêu  cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, chống các “viên đạn bọc đường” vốn là nỗi lo của đảng và bác Hồ khi đưa “những đứa con ưu tú “ vốn quen sống rừng  rú tối tăm về sống giữa chốn phồn hoa đô hội trong ánh đèn nê ông.

Báo hại cô du kích đường 5 được đồng chí “ tổ chức” kèm cặp, bồi dưỡng kỹ càng quá  nên kiến thức mở mang thì ít mà cái bụng cứ mỗi ngày phình ra thì nhiều. Vào một buổi vừa đi họp về, đồng chí “tổ chức’ đã thấy cô ngồi chờ ở phòng khách tư dinh. Tệ thật, đã dặn đêm nào cần thì sẽ cho xe commăngcabịt bạt tới đón, qua đêm xong xe lại đưa về, cứ phải như lời Bác dậy trong chiến thuật đánh du kích “ lai vô ảnh, khứ vô hình”, tức  cô tới không ai biết, cô về không ai hay thì mới bảo đảm an toàn, bí mật, giữ uy tín “tổ chức” được. Nghe cấp trên trách móc, cô mếu máo :

“ Biết rồi, em biết phải bí mật để giữ uy tín cho …thày em, à quên cho thủ trưởng rồi , nhưng đây là trường hợp cấp  bách…”

“ Cấp bách gì  cũng phải bảo đảm nguyên tắc “ bí mật, bất ngờ” chớ ?”

Cô du kích  ngồi xích lại gần đồng chí “tổ chức”, mặt đỏ ửng :

“ Cơ mà “thầy em” ơi…à quên báo cáo… thủ trưởng em …em…”

Hồi đó, các thủ trưởng đơn vị thường hay dấm dúi “lẹo tẹo” với các nữ chiến sĩ làm công tác văn phòng như nữ y tá quân y, nữ điện báo viên, nữ nhân viên cơ yếu….Cứ bí bí mật mật mãi cho đến khi bụng các cô đã lùm lùm lên rồi thủ trưởng mới biết mà “ dở khóc, dở cười” khiến dân gian đã có câu :

Thủ trưởng nhìn em thủ trưởng cười

Đau lòng em lắm thủ trưởng ơi…”

Bởi vậy cô nữ du kích đường 5 chỉ mới lắp bắp “ báo cáo thủ trưởng em…em…” là đồng chí “tổ chức” hiểu ngay ra chuyện gì rồi. Đồng chí càu nhàu :

“ Chính xác chưa ?”

“ Báo cáo thủ trưởng chính xác rồi ạ. Em đã …không thấy…không thấy từ cả hai tháng nay rồi ạ…”

Rồi bờm xơm, cô du kích đường 5 xích tới cầm tay “thủ trưởng” đặt lên bụng mình :

“ “Thày em thử rờ coi…nó đạp đấy…”

Đồng chí “tổ chức” mó phải chục than hồng, rụt tay lại , cáu kỉnh :

“ Khỏi rờ…cứ nhìn cái lông mày dựng ngược lên thế kia cũng đủ biết rồi. Các cụ nói “ thâm dưa thì khú, thâm vú thì chửa”….thế …thế đã thấy thâm…vú chưa ?”

Cô du kích đường 5 tinh quái :

“ Vậy em vạch ra cho thày em coi nhé…”

Đồng chí “tổ chức” vội vàng xua xua tay :

“ Ay chớ…chớ…chỗ này là trụ sở trung ương ….tai mắt khắp nơi…cô vạch vú ra ở đây bằng cô giết tôi à ?”

Cô nữ du kích lo lắng :

“ Vậy…vậy “thầy em “ tính sao giờ ?”

Đồng chí liếc xung quanh, ca cẩm  :

“ Đã bảo để đến tối vào phòng “mật” rồi muốn “thày em”, “thày anh” gì cũng được, còn ở cơ quan nhất thiết phải giữ mồm  giữ miệng, lộ ra là chết…”

Cô nữ du kích chẳng những không sợ mà còn lì lợm ngồi sát lại đồng chí “ tổ chức’ :

“ Mặc kệ…chết em cũng không sợ … cứ   được  sống với “thày em”  thì chết em cũng không sợ…”

Đồng chí “tổ chức” liếc nhìn xung quanh rồi đứng dậy, đi sang ngồi ghế đối diện :

“ Không được , không được manh động…manh động mất uy tín của tổ chức là tuyệt đối không được … cứ  phải tính cho thật kỹ…”

“ Thì bây giờ mình cứ ra công khai rồi làm đám cưới…”

Đồng chí “tổ chức” giật mình :

“ Ay chết  …cưới  sao được ? Đang còn “ bà Cả” trên Thái Nguyên làm sao “ra công khai” cưới xin được ?”

Cô nữ du kích ngúng nguẩy :

“ Vậy sao thày em bảo bà ấy sắp chết ?”

“ Thì sắp chết chứ đã chết đâu ? Kỳ này “tổ chức” thực hiện chính sách  cán bộ có công với cách mạng chiếu cố đưa bà ấy sang Liên xô chữa bệnh. Vậy bà ấy sẽ sống lâu sống khoẻ chứ đâu có chết ?”

Cô du kích xụ mặt xuống :

“ Em không biết…thày em muốn làm sao thì làm .”

Đồng chí “tổ chức” vỗ trán như chợt nhớ ra , mừng rỡ :

“ Được rồi, được rồi, ổn rồi…”

Cô  du kích nhìn xuống bụng, nguây nguẩy :

“ On là ổn thế nào ? Em không có chịu nạo thai “giải quyết hậu quả” đâu đấy.”

Đồng chí “tổ chức” lắc lắc đầu rồi bất chợt hỏi một câu làm cô nữ du kích giật mình :

“ Nghe nói em đã có nhân tình dưới quê ?”

Cô gái nhảy nhỏm :

“ Từ hồi còn chiến tranh kìa…đến hoà bình em bỏ nó rồi…em chẳng kể cho “thày em” biết rõ chi li rồi còn gì ?”

Đồng chí “tổ chức” bóp trán  suy nghĩ rồi lắc đầu :

“ Không được …không thể có cái kiểu “ 9 năm kháng chiến đợi chờ…hoà bình lặp  lại em lờ anh đi “ như thế được. Phải bảo đảm chính sách cho người cầm súng chiến đấu chớ…”

Rồi nhớ ra mình đang “méo mó” nghề nghiệp động  viên cán bộ , chiến sĩ sắp   chuyển ngành sang “lao động sản xuất”, đồng chí “tổ chức” cười hề hề :

“ Thực hiện lời dậy của bác Hồ “ phụ nữ Việt Nam chung thuỷ, đảm đang” , em phải về quê ngay chuẩn bị làm đám cưới với người yêu cũ !”

Cô gái  không tin vào tai mình :

“ Thày em bảo sao…sao lại về quê làm đám cưới ? Mà bác Hồ dậy là “trung hậu, đảm đang” chứ không phải “chung thuỷ đảm đang …”

Đồng chí “tổ chức” cười hề hề :

“ Trung hậu hay chung thuỷ thì cũng thế. Cái chính tìm được một thằng chịu  làm bố đứa con của cô. ”

Cô gái đã hiểu thâm ý của đồng chí “tổ chức”. Cô ngúng nguẩy :

“ Em không muốn làm vợ thằng dưới quê đâu. Em chỉ muốn sống với “thày em” thôi”.



                           ( còn tiếp)



Read more