Open top menu
Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014
no image



                                    (tiếp theo)

Tôi, Dũng, Ánh Phương và Mỹ An liền làm một nhóm với nhau. Chúng tôi chọn các bờ đá thấp thoai thoải không xa chiếc ghe. Dùng các cây bụi nhỏ quét sạch đất đá trên các bờ đá này rồi bẻ các nhánh lá trải xuống và nằm nghỉ ngơi gần bên nhau. Có người nào đó đề nghị nhóm lửa để nấu mì gói ăn cho nóng nhưng phải bỏ ý định đó vì ban đêm đốt lửa rất nguy hiểm. Ghe tàu ngoài khơi xa sẽ dễ dàng biết chỗ chúng tôi đang trú ẩn ở đây.

Trăng từ từ mọc soi ánh sáng vàng vọt, chúng tôi nhìn lên bầu trời qua các tàn cây và nhìn những đốm lấp lánh chớp tắt trên mặt biển mà những tài công cho biết đó là loài sứa đang ăn đêm. Gió biển thổi vào bờ mát rượi làm chúng tôi dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Đang ngủ ngon giấc, đột nhiên có tiếng người thét lên hoảng hốt khiến cả bọn chúng tôi choàng tỉnh ngồi bật dậy. Một cô gái vẻ mặt thất thần cho chúng tôi biết cô vừa trông thấy một đốm lửa mầu xanh lá cây thật lớn loé sáng ở ngay những tảng đá gần chỗ vũng nước ngọt mà hồi chiều chúng tôi đã ghé vô đó để rửa ráy tắm giặt. Anh Tấn đến gần bên cô gái, an ủi cô rồi trấn an mọi người:

- Đừng sợ. Đất có Thổ Công sông có Hà Bá, đảo này không phải quê hương bản quán Việt Nam mình mà mình đặt chân đến thì đốm sáng mà cô này vừa thấy là hương hồn người khuất mặt ở đây muốn cho mình biết có sự hiện của họ. Ai đạo nào thì cầu nguyện theo đạo đó, xin người khuất mặt tha thứ cho những gì mình làm họ không vừa lòng và xin họ che chở cho chuyến đi.

Chúng tôi ngồi yên mà không biết chuyện cô gái vừa kể có thật hay không? Ai cũng cảm thấy rờn rợn. 

- Có khấn có thiêng, có kiêng có lành. Thôi! Tất cả nằm xuống nhắm mắt ngủ tiếp đi và nhớ là từ ngày mai nếu ghe mình vẫn còn kẹt lại đây thì đừng có ai làm chuyện gì tầm bậy tầm bạ nghe chưa! 

Dứt lời, anh Tấn ngồi im lâm râm đọc thầm kinh hay lời cầu nguyện gì đó. Vài người ngồi gần đấy thấy cử chỉ của anh Tấn cũng bắt chước làm theo. Tự dưng bây giờ mọi người cảm thấy có điều gì huyền bí ở trên hòn đảo. Tuy anh Tấn bảo mọi người nhắm mắt ngủ đi nhưng anh lại không ngủ mà nhập vào một nhóm có hai người tài công để hút thuốc và trò chuyện. Tôi quay về chỗ nằm cũ thì thấy Ánh Phương và Mỹ An bỏ chỗ cũ, kéo đến nằm sát cạnh bên tôi và Dũng. Có lẽ trong những lúc sợ hãi như lúc này, người con gái thường quên hẳn những gì gọi là kín đáo, giữ ý trước mặt nam giới. Ánh Phương, Mỹ An và Dũng thấy tôi thì than là nếu ghe vẫn còn chạy thì bây giờ chắc cũng sắp đến Thái Lan rồi, đâu có phải nằm kẹt ở đây để sợ như vậy. Chúng tôi ngồi bên nhau nói những câu chuyện vụn vặt và cầu mong cho ngày mai tài công sửa được máy để đi tiếp chứ còn ở đây dù có thoải mái hơn khi ở dưới ghe nhưng thật là bất ổn.

Ngày hôm sau, ngay từ sáng sớm các tài công cùng anh Tấn và vài thanh niên trèo về lại ghe, cố hết sức để sửa máy nhưng vẫn không sao làm cho cỗ máy nổ lại được. Khi vào lại bờ nghỉ mệt, anh Tấn nói nhỏ: " Máy ghe bị trục trặc cái gì đó mà các cha tài công tìm không ra. Chỉ biết chạy ghe và sửa chữa hư hỏng lặt vặt thôi, khi máy hư nặng thì coi như bù trất ". Trưa đến, mọi người quyết định nấu nước nóng làm mì gói ăn. Dưới ghe có nồi lớn có gạo nữa nhưng nếu nấu cơm thì lấy gì làm thức ăn đây? Ánh Phương và Mỹ An nhấm nháp các thanh kẹo chocolat còn lại nói là ăn như vậy cảm thấy no rồi còn tôi và Dũng thì bẻ vụn gói mì ra ăn sống từng nhúm một. Chiều đến, các tài công quay trở vào bờ cho mọi người biết là họ không sửa được máy ghe. Nghe xong, ai cũng ngao ngán rồi buồn và lo lắng cho số phận. Vài người đi dọc theo các ghềnh đá bắt được khá nhiều ốc mang về đập bể vỏ móc bỏ ruột rồi nấu món cháo ốc chia cho cả bọn cùng ăn. Khi trời tối, chúng tôi vẫn để lửa cháy và còn kiếm thêm các cành cây khô để ngọn lửa cháy lớn hơn nữa. Giờ thì ai cũng phó mặc cho mọi sự ra sao thì ra. Ngồi quây quần bên nhau gần ngọn lửa khuya trong một khu hoang vắng, nhóm người chúng tôi trông thật không khác gì đang trong một buổi dã ngoại đốt lửa trại về đêm. Có cả một ngày trên đảo hoang mới biết tất cả ghe là 51 người bao gồm 33 nam và 18 nữ. Hai tài công đều mang vợ đi theo và chị Ân cùng đi với cậu con trai 14 tuổi. Những người còn lại đều đi độc thân một mình. Đến khuya thì ngọn lửa tàn dần và mọi người lại trở về chỗ của mình, nằm nói chuyện với nhau chờ giấc ngủ đến. Tôi và Ánh Phương cũng kể cho nhau nghe về gia đình về bản thân của mỗi bên rồi sau đó, cả hai cũng thiếp ngủ lúc nào không biết.

Chợt có bàn tay ai đó lay tôi thức dậy. Tôi mở mắt nhìn thì ra là Dũng và anh Tấn. Theo chân hai người đi đến một chỗ trống, anh Tấn chỉ cho tôi thấy một vệt sáng từ tuốt ngoài khơi xa chiếu thẳng vào bờ ngay chỗ ghe chúng tôi. Vệt sáng này là ngọn đèn pha của một chiếc tàu khá lớn. Tôi quay trở vào, đánh thức Ánh Phương và Mỹ An dậy. Chúng tôi hỏi thì anh Tấn nói con tàu đó không biết có mặt tại đây từ lúc nào, tàu nước nào, loại tàu gì? Vì có người thức khuya không ngủ nên mới thấy nó chiếu đèn vào ghe mình, vào chỗ tụi mình nên mới gọi nhau dậy. Chúng tôi ngồi yên lặng nhìn bóng chiếc tàu. Nó cứ pha đèn rồi tắt rồi lại pha. Không biết có phải là nó đang đánh tín hiệu Morse gì đó cho chúng tôi không? Cuối cùng thì đèn pha chiếc tàu lạ tắt phụt, chúng tôi chỉ thấy lờ mờ ngọn đèn nhỏ của tàu và nó dần dần biến mất vào bóng đêm. Cả bọn chúng tôi không ai ngủ được nữa. Ngồi bên nhau mà lòng lo lắng không biết ngày mai sẽ ra sao đây? Chúng tôi dự trù các diễn tiến xấu có thể xẩy đến và bàn các biện pháp đối phó.

- Chúng ta bị lộ rồi, không thể nán lại đảo được nữa, phải tìm mọi cách lên đường thôi. Anh Tấn nói và mọi người đều đồng ý phải như vậy.

Đêm chậm chạp qua đi, bình minh đến dần. Từ sáng sớm, hai tài công vội vã trở lại ghe để cố sức sửa máy cho bằng được. Lần này có thêm vài người khác nữa trong số có cả anh Tấn và tôi đi theo. Thực sự ngoài tài công, nhóm người chúng tôi tiếng ra theo phụ sửa máy nhưng cũng chẳng ai biết gì về máy móc cả. Có mặt trên ghe như một khích lệ hai tài công. Mong họ sửa được, cần người quay máy, chúng tôi có mặt sẵn tiếp sức. Cả bọn đang hì hụi bên nhau bất chợt nghe tiếng la từ phía trong bờ. Mọi người trên ghe dừng tay, nhìn vào bờ rồi nhìn ra hướng biển. Một chiếc tàu khá lớn đang từ từ tiến vào thẳng ngay phía ghe chúng tôi. Anh Tấn nói lớn vọng vào bờ:

- Đàn bà con gái lánh mặt trốn ngay đi.
Nam giới ai nấy lo kiếm đồ thủ sẵn trong tay để mà chơi với tụi nó nghe. 

Chúng tôi cũng vội tản ra ngay. Người cầm cây búa, người con dao hoặc đoạn dây lòi tói sắt... Tàu lạ tiến vào từ từ. Khi cách ghe chúng tôi khoảng 200m, nó ngừng lại. Nó không vào được. Sợ mắc cạn hoặc sợ bể tàu vì các rạn đá ở gần bờ, tôi nghĩ vậy. Im lặng một lúc, hai bóng người nhẩy xuống biển từ con tàu lạ và bơi về hướng ghe chúng tôi. Khi bơi đến gần ghe, chúng tôi thấy họ mang theo mỗi người một thùng nhựa khá lớn. Còn cách ghe chúng tôi khoảng 10m họ ngừng lại. Họ bơi đứng, nói bằng ngôn ngữ lạ chúng tôi không hiểu.
Tay họ chỉ vào thùng nhựa mang theo và chỉ vào miệng. Anh Tấn khoát tay ra dấu cho hai người lạ bơi lại ghe. Họ đến sát bên ghe nhưng không dám leo lên vì bộ dạng chúng tôi với những thứ đang cầm trên tay. Hai tài công tiến lại gần người lạ và hỏi hai tiếng Thái Lan thì cả hai gật đầu. Họ đẩy các thùng nhựa lên cho tài công. Hai thùng nhựa được chuyền lên ghe. Ngay sau đó, hai người Thái Lan bơi nhanh về tàu họ. Họ leo trở lại con tàu. Ít phút sau, con tàu từ từ quay lui rồi tăng tốc chạy mất dạng trước sự ngỡ ngàng của đám chúng tôi. Chúng tôi tiến lại xem hai thùng nhựa. Anh Tấn mở nắp một thùng ra xem. Bên trong chứa đầy cơm nếp cùng tảng đường Thốt Nốt mầu vàng nhạt. Tôm thẻ rang chín chung với ớt đỏ. Dưới đáy thùng, một bọc nhựa đầy xoài xanh thái chỉ trộn với cá mắm cùng ớt và tỏi bằm chung. Thùng nhựa thứ hai chứa đầy tới miệng kẹo bánh, thuốc lá thơm hiệu Samit, Gold City và những lon nước ngọt Coca Cola.

Mang hai thùng đồ ăn vào bờ, anh Tấn tập họp mọi người ngồi thành một vòng tròn dưới những tàng cây mát. Chúng tôi chia thức ăn từ hai thùng nhựa đều cho mọi người trong nỗi vui mừng và ngạc nhiên vì thái độ quá sức thân thiện của hai thủy thủ Thái Lan ở con tàu lạ. 

- Đâu phải tàu Thái Lan nào cũng hải tặc hết đâu... Có người này người khác chứ. 

Ai cũng cho như vậy mà đâu biết những bất trắc từ con tàu lạ sẽ xẩy ra cho ghe chúng tôi... chỉ trong vài tiếng đồng hồ nữa thôi.

                         (còn tiêp)
Read more
Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014
no image

         (tiếp theo và hết)

Tình trạng đó kéo dài tới một dịp Tết. Tết năm đó tôi được chọn đăng vở kịch vui một màn trên báo Cải Tạo. Vở kịch nằm trịnh trọng ở ngay trang mười của tờ giai phẩm. Trịnh trọng hơn nữa là bài của tôi lại có cả họa sĩ minh họa kèm theo tiêu đề chạy suốt bề ngang của trang báo nữa. Và mặc dù bài xếp chữ cỡ 8, vở kịch của tôi cũng cũng đã chiếm trọn tới 2 trang. Một bạn xúi tôi:
- Tới đòi nhuận bút đi ! Báo ra ngày thường thì được chớ báo Xuân số đặc biệt mà không có xu nào thì vô lý quá.

Tôi nghĩ đến những điếu thuốc lá, đến những chầu cà phê buổi tối ở cà phê Giảng ở đường Cầu Gỗ, xen vào đó là tự ái cũng nổi lên rầm rầm, nên bùi tai bèn quyết định làm một việc mà tôi cho là khó khăn nặng nề hơn gấp bội việc sáng tác. Đó là đi đòi tiền nhuận bút.

Nhuận bút ! Nhuận bút ! Hai tiếng đó thực tình chưa bao giờ tôi nghĩ tới nó trong suốt mấy năm khởi sự đi vào làng văn nghệ, nhưng sao Tết năm đó nó lại trở thành những tiếng ám ảnh tôi mãi không nguôi.

Một phần là vì những nhu cầu ùa đến trong mấy ngày tết. Một phần khác nữa là vì lòng tự ái bỗng nhiên nổi dậy thôi thúc ầm ĩ. Không có lý do gì một tờ báo do công lao của mình góp phần, khi bán ra là thu được tiền về mà mình lại không được chia sẻ tí ti nào trong đó. Vả lại chẳng thà tất cả mọi bài đã đăng đều chịu chung nhau một số phận . Đằng này tờ báo đã phân chia tác giả ra làm hai loại, một loại phải trả tiền và một loại "viết chùa" muôn năm. Tôi thì chưa phải loại muôn năm nhưng ít ra thì cũng đã hai năm rồi. Hai năm chăm chỉ cộng tác, đều đặn, có lẽ còn hơn là người được giao phó trách nhiệm một cách chính thức có trả lương. Mà bài của tôi cũng đâu có thua kém gì ai. Nó cũng chiếm cả mấy trang báo. Nó cũng  được họa sĩ minh họa tức có hình vẽ đi kèm. Nếu có thua thì chỉ thua có mỗi cái khoản là tác giả của nó chưa hề được lãnh một xu nhuận bút nào thôi.

Tự ái của tôi cứ cái đà suy luận đó mà vùng dậy. Bạn bè lại thúc đẩy thêm vào khiến tôi càng hùng dũng hơn lên. Vả lại cái gì mình muốn thì mình phải nói ra, không nói ai biết mình "ngứa" đâu mà gãi ! Vấn đề giản dị có thế mà từ bao lâu nay tôi cứ lúng túng mãi.

Nhưng chuyện chính yếu là tôi sẽ phải nói ra thế nào cho có hiệu quả đây ? Quả thực, tôi đã đưa ra không biết bao nhiêu là câu ướm thử, nhưng câu nào tôi cũng thấy là chưa được trơn tru, ngon trớn:

- Thưa ông chủ nhiệm, tôi đến xin tiền nhuận bút (Không được, nghe chữ xin có vẻ mất tư cách văn nghệ sĩ quá).

- Thưa ông chủ nhiệm, tôi đến đòi tiền nhuận bút (Ối chà, tiếng đòi nghe có vẻ chối tai, không ổn).

- Thưa ông chủ nhiệm, tôi đến lấy tiền nhuận bút (Lấy thì ổn đứt đi rồi, nhưng đã tới lấy thì phải có hẹn trước. Đằng này tôi có được hẹn hò gì đâu. Vậy cũng là không ổn nốt ).

Sau cùng tôi nghĩ ra được một câu nghe tạm được. Đó là :

- Hì ..hì…Thưa ông thế còn cái vụ nhuận bút….

Tôi đã chọn câu này làm câu "tủ" để nhập đề. Còn sau đó đến đâu sẽ hạ hồi phân giải. Tôi tưởng tượng đủ hết mọi chi tiết trong cuộc gặp gỡ sắp xẩy ra. Trước hết là tôi sẽ tới tòa soạn vào buổi sáng. Không sớm quá để ông chủ nhiệm chưa dậy. Cũng không trễ quá để đụng phải đám đông đảo các văn nghệ sĩ đàn anh như Nhị Lang, Văn Bình, Kim Sinh…sẽ khó ăn nói.

Đẹp nhất là vào được lúc tòa soạn không có ai, trước bàn giấy chỉ có mỗi một mình ông chủ nhiệm ( ông cư ngụ ngay tại đây, vừa là nhà, vừa là tòa báo). Tôi sẽ hỏi thăm ông trước. Rồi khen đến số Tết năm nay in đẹp, bài vở độc đáo, phong phú. Và tôi sẽ tiếp :

- Hì ..hì…Thưa ông thế còn cái vụ nhuận bút….

Ối chà ! Tính toán công việc mà "suya" ( Sûr = Chắc chắn) như thế thì kết quả không còn chệch đi đâu một ly ông cụ nào. Hẳn ông chủ nhiệm sẽ toe toét cười:

- A ! Nhuận bút của "toa" hả. Có chứ ! Đáng lẽ "moa" phải cho vô phong bì đàng hoàng, nhưng thôi tiện đây cầm giùm "moa" vậy nhé….

Và hẳn là ông sẽ móc bóp phơi lấy ra những tờ giấy bạc mới tinh đem xòe to như đuôi công đang múa. Năm chục ? Một trăm ? Hai trăm ? Ồ, cái đó thì chịu không thể đoán được. Nhưng dù bao nhiêu thì tôi cũng thấy ông ta là một bậc đàn anh văn nghệ rất điệu nghệ và dĩ nhiên là vô cùng hào phóng.

Kịch bản nói trên do tôi đạo diễn đã đem lại cho tôi biết bao hăm hở. Tôi đã thao thức suốt đêm hôm trước, y như sự thao thức ngày nào năm xưa tôi sửa soạn đem gửi cái truyện ngắn đầu tiên tới tòa báo Giang Sơn ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Lần này tôi không tới Hồ Hoàn Kiếm nữa mà phải xuống tận hồ Halais, tức hồ Thuyền Cuông hay còn gọi là Thuyền Quang cách nhà tôi ở khá xa.
Tuần báo Cải Tạo nằm ở giữa phố Mongrand (sau đổi tên là Nguyễn Thượng Hiền), cách bờ hồ Thuyền Quang cũng vài ba trăm thước. Hôm ấy tôi bận một cái quần soóc bằng vải kaki, chiếc áo sơ mi trắng sọc xanh bỏ vào thắt lưng đàng hoàng chứ không lè phè phủ ra ngoài như mọi khi. Chỉ còn thiếu đôi giầy tây đi lộp cộp nữa là tôi ra vẻ một công tử con quan, nhà giầu. Nhưng cho đến năm đó, dù lớn rồi tôi vẫn không nghĩ đến chuyện xin nhà mua cho đôi giầy tây. Đi giầy tây nom trịnh trọng quá. Tôi lại không ưa cái tiếng lộp cộp váng cả hè phố như mời gọi tất cả bàn dân thiên hạ chú ý tới mình. Thế cho nên tứ thời tôi chỉ kéo một đôi dép da của phụ nữ, mà hình như đã lỗi thời nên bà chị của tôi liệt vào đồ phế thải. Thấy còn tốt chán nên tôi "thầu" lại để đi một cách ngon lành.

Tôi cũng còn một đôi giầy bata nữa, nhưng chỉ để dành khi đi  họp Hướng Đạo vào mỗi sáng chủ nhật. Chẳng phải tôi tiết kiệm gì, nhưng đi giầy bata thường phải kèm theo đôi vớ. Mà vớ thì tôi chỉ có mỗi một đôi. Mỗi lần đi họp, tôi thúc chân vào, khi trở về tháo ra, nhét đại vào trong giầy chờ tuần sau mới lấy ra xài nữa. Có lẽ kể từ ngày mua vớ đến giờ, đã gần 9 tháng, tôi chưa đem giặt nó lần nào. Ngó phần trên thì rất tươm, nhưng ở hai bàn chân thì nó đóng keo lại, cứng như hồ bột (càng cứng càng sinh ra ngại đem giặt). Đi vớ kiểu đó thì chẳng mấy hồi những ngón chân sẽ xuyên qua vớ mà bục ra ngoài, nhất là hai ngón chân cái.

Có một đôi vớ quý hóa như rứa, không đời nào tôi dám chiềng ra ở giá để giầy, bởi nếu bị khám phá ra thì tôi sẽ bị chị tôi la rầy, ngay đến cả chuyện sẽ đem mách với Ba tôi. Cho nên mỗi lần đi họp về là tôi đùn nó sâu tuốt vô tận mé trong gậm giường, để khi nào cần đến thì lấy cây gậy khều ra. Ôi ! Cái thời niên thiếu nhởn nhơ ấy sao mà sướng thế !

Trong những tòa soạn của các báo ở Hà Nội hồi đó mà tôi được biết thì tòa soạn báo Cải Tạo  nom có vẻ bề thế nhất. Nó nằm trong một khu yên tĩnh của thành phố với con đường hai bên có những hàng cây cao phủ đầy bóng mát. Căn nhà kiến trúc theo kiểu Tây, có cổng vào rộng rãi, có tường chung quanh cẩn đá, cả tầng dưới chỉ là nhà phụ thuộc như hầm rượu, bể nước…Hẳn là thứ kiến trúc mà trước đây chắc người Pháp ở nên mới có.

Khách khứa tới thăm phải bước lên một cầu thang bề thế, xây bằng gạch, lối lên có bầy chậu cảnh đang nở hoa. Lên hết các bậc gạch thì khách đặt chân vào một khoảnh có lát đá hoa khá rộng, có lan can nhìn xuống đường phố, trên thành lan can cũng xếp đặt những giò hoa đựng trong những chậu sứ tráng men nom rất sang trọng, quý phái.

Tới đây, khách sẽ đối diện với một cánh cửa bằng kính rất lớn mà khi bước vào sẽ gặp ngay một căn phòng rộng mông mênh. Đấy là tòa soạn, có một cái bàn dài chắc là để hội họp nhiều người. Bàn giấy của ông chủ nhiệm kê tuốt ở phía cuối phòng. Trên mặt bàn, ngoài những đống hồ sơ cao nghệu tôi còn thấy cả chồng báo Xuân vừa in xong, chắc là đang chờ phân phối cho nhân viên tòa soạn.

Tôi hơi tiếc là mình đã tới quá sớm vì lúc này căn phòng vắng ngắt chẳng có ai, kể cả nhân vật chính duy nhất mà tôi cần gặp. Nhưng dẫu sao, tới sớm có phải ngồi chờ lâu lắc thì cũng còn hơn là phải trực diện với mấy ông nhà văn, nhà báo vốn đã từng lui tới nơi này hằng ngày như cơm bữa.

Chị người làm sau khi bảo tôi hãy ngồi chờ rồi rút êm vào hậu trường để mặc tôi ngồi lại với cảm giác rụt rè, bỡ ngỡ giữa căn phòng rộng thênh thang, gây gây lạnh.  Tôi chợt nhận ra rằng thực tế đã đi ra ngoài mọi điều mà tôi đã từng dự liệu. Câu nói làm như bất chợt : "À….thế còn cái vụ nhuận bút…" xem chừng khó áp dụng ở đây. Vì trước đó phải diễn ra một cuộc chuyện trò rôm rả. Sau khi rôm rả rồi thì  mới …"À"…. được chứ ? Còn bây giờ, tôi đã phải ngồi chờ ở đây. Chờ đợi tức là cố tình mong gặp. Vậy khi gặp rồi thì biết nói cái gì trước đây ? Ôi chà, nếu lại vồn vã  "Thưa ông chủ nhiệm, ông có mạnh khỏe không ? " thì nghe vô lý quá !

Thế là đầu óc của tôi lại phải vận dụng để tìm ra một câu chuyện làm quà nào đó nghe cho xuông xẻ. Nhưng khổ nỗi giữa ông và tôi chẳng có đôi chút giao tế nào trước đó. Kể từ ngày có bài đăng trên tờ Cải Tạo, tôi chưa bao giờ nói chuyện với ông một câu. Tôi đến tòa soạn, bỏ bài vô thùng thư đặt ở dưới lầu rồi lẳng lặng ra về. Một đôi lần gặp ông Văn Bình,  trò chuyện vài câu hay cũng có khi ông kéo tôi lên lầu nhưng ở đó vốn đang đông người ồn ào quá nên tôi chỉ là một cái bóng mờ, một tay mơ loắt choắt đeo dính lấy cái bóng dáng cao lênh khênh của ông.

Rồi thời gian trôi qua được chừng hơn 15 phút thì ông chủ nhiệm xuất hiện ở cánh cửa thông với phòng bên trong. Trái hẳn với điều mà tôi vẫn lo lắng là sợ ông ta không biết tôi là ai, đến làm gì, nhưng ông đã vồn vã khiến tôi vừa ngạc nhiên, vừa cảm kích :

- A ! Nhật Tiến hả ? Vào đây….vào đây…

Tôi líu ríu đi băng qua bề dọc của căn phòng, vốn đã dài mà tôi lại có cảm giác như nó dài hơn ra. Khi đối diện với ông, ông xòe ngay bàn tay ra theo thói quen để bắt tay.

Ô, cái vụ "bắt tay" này hoàn toàn bất ngờ đối với tôi vì tôi chưa bao giờ quen thuộc với cái lề lối xã giao của người lớn này. Bọn trẻ khi gặp nhau thì chỉ là vỗ vai, huých khuỷu, hay thậm chí còn đá nhẹ vào nhau nữa kìa. Vì thế tôi đâm ra lúng túng và cảm thấy ân hận rằng mình đã để bàn tay của ông giơ ra ngỡ ngàng mất đến vài giây. Rồi tôi lại hấp tấp sửa sai ngay bằng cách giơ cả hai bàn tay ra chộp vội lấy bàn tay của ông lắc đấy lắc để. Và mặc dù lúng túng thế nào, tôi vẫn nẩy ra một nhận xét là bàn tay người lớn mang vẻ khô khan và sần sùi. Cảm giác khô khan sần sùi ấy như còn đeo dính ở lòng bàn tay của tôi, ngay cả lúc ông đã buông ra và chỉ lên mặt bàn ngổn ngang những tờ báo mới :

- Bài của cậu khá lắm…mấy người khen  rồi…Ờ, bài gì ấy nhì ?

Tôi nhắc :

- Dạ…vở kịch vui !

- A ! Phải rồi. Cậu có khiếu lắm về kịch vui đấy nhé. Ráng lên !

Tôi sướng phổng cả mũi, miệng quíu lại, định mở lời cám ơn về sự khen tặng của ông mà không kiếm ra được lời, vì vậy tôi chỉ biết diễn tả bằng mắt. Tôi nhìn ông bằng ánh mắt hoan hỉ, biết ơn và dĩ nhiên đầy cảm tình. Ông lại nói :

- Báo mới đấy. Cậu lấy đi mấy tờ đem về biếu bạn bè…

Vừa nói ông vừa rút ở chồng báo ra …hai tờ dúi vào tay tôi.

Ối chà ! Tôi đã chắc mẩm ở nhà là ít ra thì tôi cũng có được 5 số báo biếu. Năm số này tôi đã chia phần rõ ràng: Tôi giữ riêng một số, tặng chị tôi và anh Trường Giang mỗi người một số, phòng khách trong nhà để một số trưng bầy mấy ngày Xuân, còn một số tôi sẽ xịt nước hoa, đem gói giấy dầu gửi tặng một người quen. Bây giờ số lượng đó rút xuống chỉ còn có hai theo sự diễn dịch tiếng "mấy" của ông. Thành ra bao nhiêu tình cảm nồng hậu vừa mới dâng tràn thốt nhiên nguội băng đi và sự bức bắt đầu nhen nhúm trong tôi.

Tôi không còn nghĩ gì đến vụ nhuận bút nữa mà chỉ tranh thủ với chính mình là có nên cầm hai số báo mỏng teo hay là trả lại luôn cho ông ta. Sự suy tính này làm cho phản ứng của tôi bị chậm chạp đi (và sau này, rất nhiều lần khác tôi cũng vẫn bị cái phản ứng chậm chạp này gây ra cho tôi những chuyện áy náy hay bực mình). Hai tờ báo đã dúi vào tay tôi. Tôi đã cầm lấy như một cái máy vô tri cùng với những ý nghĩ đảo lộn lung tung trong đầu. Ngay khi đó, ông chủ nhiệm vẫn với giọng thân mật, ròn rã nói với tôi:

- Thôi  ô-voanhé. Hôm nay moa bận quá….Lo tờ báo Xuân, còn bao nhiêu là việc…

Thế là ông lại giơ tay ra để bắt tay tôi. Tay tôi bận cầm hai tờ báo vả nếu không bận bịu về công việc đó thì tôi cũng chẳng giơ ra. Lần này ông chộp lấy bàn tay kia của tôi rồi lắc lắc. (vậy là huề). Sau đó ông khoác vai đưa tôi đi ngược trở lại căn phòng mà tôi vừa đi qua trước đấy không đầy 5 phút.

Tôi bước xuống cầu thang xây bằng gạch với tất cả sự chua cay của kẻ chiến bại. Bao nhiêu dự tính, bao nhiêu lời cổ vũ thúc giục của bạn bè về cái vụ nhuận bút đã tan đi như bong bóng xà phòng trong một khoảnh khắc.

Tôi kẹp hai tờ bào vào nách và đi lủi thủi về phía bờ hồ Thuyền Quang. Gió trên hồ ùa đến, dù rất lạnh nhưng lại gây cho tôi cảm giác mát mẻ. Chứng đó tôi mới khám phá ra rằng chỉ trong mấy phút ngắn ngủi tiếp xúc vừa qua, mồ hôi của tôi đã mướt ra ướt đẫm cả lưng áo.

Tôi ngồi xuống một ghế đá ở ven hồ. Tôi nghĩ đến cái tỷ lệ 2/5 về những số báo tôi cần có. Cơn bực tức lại ùa lên làm tôi toan ném luôn 2 số báo xuống mặt hồ. Nhưng suy đi tính lại, hành động đó thật phi lý. Phải chi tôi làm công việc ấy ngay từ lúc còn ở tòa báo. Chứ bây giờ  đem vứt xuống hồ thì chỉ có cái ghế xi măng nó biết mà thôi. Thế là phí phạm, thế là quân tử Tầu, là anh hùng rơm. Không chấp nhận được. 

Tôi bình tĩnh trở lại và thư thả ngồi mở rộng tờ báo ra, ngắm nghía lại công trình sáng tác của mọi người trong đó. Tờ báo với đầy vẻ quyến rũ đã hiện ra với mùi giấy thơm, mầu mực mới, những nét chữ tươi tắn, những bức họa tài hoa, tất cả đều như cùng toát ra một vẻ mê hoặc, đầy quyến rũ của một thế giới mà bao nhiêu ngày tháng qua tôi đã khổ công tìm cách đặt chân vào. Đó là thế giới của văn nghệ, của báo chí, của những tấm lòng dào dạt tình cảm và những khối óc đầy sáng tạo. Dẫu giận dỗi cách nào thì tôi cũng không thể vì một chuyện cỏn con, nhỏ mọn vừa qua để mà rũ bỏ hết đi một cách phũ phàng.

Tôi mở trang báo có in bài của tôi. Tôi đọc lại từng dòng, đọc một cách thoải mái, tự do chứ không phải theo cái kiểu he hé coi cọp ở sạp bán báo mà người bán cứ đuổi quầy quầy. Tôi sung sướng thấy tên của mình ở đó. Cái tên ấy nằm một cách trịnh trọng, trang nhã và dĩ nhiên hẳn là mang một ý nghĩa vinh dự, niềm vinh dự của một nhà…nghệ sĩ có tài sáng tác và tác phẩm của hắn ta được đăng trên trang báo để gửi tới độc giả bốn phương.

Niềm vui xen lẫn sự hân hoan hãnh diện bỗng xua tan đi mọi nỗi bực dọc vừa qua. Tôi không thấy còn lý do nào có đủ vững chắc để khiến cho tôi bẻ bút, quăng báo xuống hồ, không chơi với văn nghệ nữa. Văn nghệ vẫn là lẽ sống của tôi. Văn nghệ vẫn là niềm vui của tôi. Văn nghệ vẫn là nhu cầu, là lý tưởng mà tôi sẽ còn phải theo đuổi.

Tôi nhìn ra mặt hồ. Mặt nước trong xanh chứa cả một bầu trời có nhiều mây xám ảm đạm. Gió thoảng nhẹ từ xa thổi vào mang theo cái giá lạnh của một ngày cuối đông đang bắt đầu hừng nắng. Tôi bỗng chợt thấy lòng dâng lên những cảm hứng dạt dào. Tôi nẩy ra được một đề tài mới hay ho cho một sáng tác mới. Tôi nghĩ ngay tới ánh đèn vàng úa của ngọn đèn chong suốt đêm khuya chỉ có một mình tôi cặm cụi với trang giấy trắng muốt.

Tôi sẽ viết…viết hoài…viết mãi….
     
                                                                                   Sài Gòn ngày 18-5-1973

                                                                                          NHẬT TIẾN

                                
                   




Thưở Mơ Làm Văn Sĩ
      * Đã in trọn,  từng kỳ trên tuần báo Thiếu Nhi - Sài Gòn năm 1972-1973
 
      * Do Huyền Trân xuất bản lần đầu tháng 6-1973.
          với giấy phép số 1905 PTUDV/PHBCNT/KSALP, ngày 4-6-1973.

      * Tác giả hiệu đính và in lại tháng 2-2013 tại Nam  Cali.









Read more
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU - KỲ 127


                           (tiếp theo)



Cô gái nhét vội ấp hình vào túi rồi đóng cặp lại nhoẻn  cười. Thực ra cô sơn nữ tên Thật này chính là con bé Gái miền Namđã từng làm thất điên bát đảo ông Chủ tịch tỉnh. Để trốn sự truy lùng của vợ ông nó trôi dạt mãi lên vùng núi Tây Bắc, giả làm sơn nữ xin vào làm phòng khách tỉnh ủy . Gặp ông Sáu Thượng nó biết ngay là con dê già lập tức nó chơi trò giả nai, kín đáo chinh phục. Tấm ảnh sex trong cặp ông Sáu Thượng giả vờ để quên làm nó mừng rơn. Cá cắn câu rồi đây. Nó nóng bừng cả người nhớ lại xấp hình . Ôi chao… đứa con trai với đứa con gái trần truồng cuốn lấy nhau như hai con rắn trắng. Mà vừa nãy mới thoáng nhìn không hiểu tay đứa con gái cầm cái gì ấy nhỉ ? Ý nghĩ ấy cứ dằn vặt làm nó  không chịu nổi , liếc nhìn quanh vẫn lặng ngắt như tờ, nó lại lôi cái cặp mở ra coi xấp hình. Ối chao ôi , cả một xấp, hình nào cũng có cảnh đôi trai gái làm tình trong các tư thế. Nô trợn tròn mắt, há hốc miệng, chân  tay run bần bật , người nóng ran như có cả ngàn con ong đang châm đốt trên khắp châu thân . Thế rồi như có một ngọn lửa cháy đùng đùng bên trong làm người nó bỏng  rẫy, với tay tắt đèn và cởi phăng hết quần áo cho da thịt nguội bớt. Đêm hôm đó nó cứ lăn đi lăn lại không ngủ được, lại  phải bật đèn lôi xấp hình ra coi .
Hôm sau ông “bố nuôi” đi công tác trở về ghé qua lấy lại chiếc cặp. Mặt nó chợt đỏ lựng  cầm cặp đưa lại cho ông. Ông biết ngay con bé đã mở hình  ra coi và đang hành hạ nó.  Ông nở một nụ cười tinh quái vờ làm như không biết cho nó đỡ ngượng. Tuy nhiên thái độ con bé khác hẳn mọi khi, nó không nhìn thẳng vào ống chỉ thỉnh thoảng đảo mắt nhìn trộm rồi lại vội vàng quay đi . Ông làm như vô tình nắm lấy bàn tay nó khi nó bưng nước cho ông làm nó luống cuống suýt đánh rơi chén nước, tay chân run bắn. Được đà, ông đặt tay lên vai nó hỏi dồn :
“ Con làm sao thế ? Con ốm hả ? Để bố cạo gió cho con nhé...”
Con bé cuống cuồng đẩy ông ra, miệng lắp bắp từ chối  nhưng vẫn đứng như đực ra như trời trồng. Ông cười thầm, trồng cây tới ngày ăn quả rồi đây, nhưng cứ từ từ, vội vàng là hỏng ăn. Ông mở cặp lấy mấy viên thuốc cảm cho nó uống rồi xách cặp đi khỏi buồng. Chiều hôm sau ông trở lại mang cho con bé Gái  chiếc đầu máy viđêô và một cuốn băng ca nhạc.  Ông hướng dẫn rất tỉ mỉ, mở cho nó coi băng rồi nói có việc đi gặp thường vụ không biết lúc nào mới về. Bố nuôi đi rồi, con bé  khép cửa coi chương trình ca nhạc do đoàn văn công tỉnh biểu diễn. Coi được vài bài, nó bỗng trố mắt lên kinh ngạc. Bao nhiêu đàn sáo, bao nhiêu diễn viên biến đâu hết, trên màn hình lúc này là một đôi trai gái trần như rộng quần thảo nhau trong một trận đấu kỳ nảy lửa làm nó dán mắt lên màn hình, ngùn ngụt bốc lên một ngọn lửa vô hình, thiêu đốt từng phân vuông da thịt  khiến nó giật tung hàng khuy ngực, cởi phăng áo, rồi cởi cả quần cũng không sao làm dịu được sức nóng nung đốt khắp người . Trong lúc ánh mắt bị hút vào màn hình thì hai bàn tay như dẫn dụ bởi một ma lực nào đó run rẩy tìm tới những vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể. 
Giữa lúc đó, cửa buồng bỗng kẹt mở, ông Sáu Thượng xuất hiện đột ngột làm cỗ sợ hãi co rúm người lại, hai tay bưng lấy mắt. Ông “bố nuôi” không thể chờ lâu hơn được  nữa, ông nhảy tới ba bước, ôm gọn cả tấm thân trần trụi  , dìu lên giường. Ông nhoài người giật công tắc đèn. Bóng tối chợt phủ kín căn buồng, một cơn gió giật đùng đùng trên mái nhà, có tiếng vật gì rơi và căn buồng rơi vào im lặng hoàn toàn.
Sáng hôm sau mặc cho cô gái nằm ngây đơ, ông Sáu Thượng lẳng lặng mặc quần áo, sửa soạn đi họp. Trước khi ra khỏi buồng ông đánh thức cô gái :
“ Dậy đi học chớ...”
Nó không trả lời, quay phứt mặt vào tường . Ông Sáu Thượng liếc đồng hồ, tắc lưỡi , quăng chiếc cắp lên bàn rồi dỗ dành :
“ Nín đi...nín đi...mai mốt cho về Hà Nội chơi...”
Ông dỗ khéo quá  khiến nó bật cười rinh ríct. Hôm đó ông Sáu phải bỏ buổi họp sáng vì nó giữ rịt ông trên giường mãi đến trưa ông mới ló ra khỏi phòng, mặt mày tái nhợt. Cuộc họp chiều hôm đó ông Sáu Thượng làm cả Ban thường vụ phải kinh ngạc vì ông dễ dàng thông qua những vấn đề mà hôm qua còn vô cùng gai góc và phức tạp vì tính nghiêm khắc của ông.
Sự thay đổi của ông Sáu Thượng lập tức được ông Giám đốc nhà khách ghi nhận và báo cáo kịp thời với ông Thường vụ tỉnh uỷ. Ông này ra lệnh bộ phận phục vụ khách sạn phải kín đáo tạo điều kiện tối đa cho đồng chí phái viên trung ương  thường xuyên ghé thăm cô con gái nuôi, thậm chí nếu đồng chí đó có ngủ qua đêm bộ phận bảo vệ cũng phải ngó lơ làm như không biết, không thấy.
Hết một đợt công tác, ông Sáu Thượng trở về Hà Nội người ta mới thấy con bé Gái cắp sách đi học. Chỉ mới vắng mặt có hơn một tuần, nó  đã làm bạn bè trong lớp kinh ngạc vì sự thay đổi quá nhanh .Nó đã thay bộ quần áo dân tộc bằng chiếc quần bó căng chật , chiếc áo pull ngắn cũn cỡn hở nguyên một tảng lưng mà dưới xuôi các cô gái sành điệu vẫn gọi là quần “ngáp”. Và thực sự ngồi trong lớp nó “ngáp” liên tục, đầu óc vẫn vương tận dẫu tận đâu, lời thầy cô giảng chẳng chui vào được vào tai nhưng vẫn được “chiếu cố” khỏi kiểm tra bài, miễn lao động sản xuất vốn là nghĩa vụ bắt buộc đối với toàn thể học sinh.
Trong lúc đó ông Sáu Thượng trở về nhà, dấu biến chuyện cô “con gái nuôi”  tối vẫn trò chuyện giả lả với vợ coi như không có chuyện gì xảy ra. Từ nay trong đầu ông đã có hình ảnh cô bé miền núi trẻ trung và bốc lửa nên ông chẳng quan tâm tới cô vợ của ông vẫn thì thọt lui tới tư dinh “anh Ba”, ông đã quá quen với cặp sưng trên đầu từ hồi còn mồ ma đồng chí Trưởng ban chưa bị chết bất đắc kỳ tử trên bụng vợ ông, nên ông  chẳng hơi đâu mà ghen tuông với tình địch mới. Bây giờ, mỗi tối cô vợ xách túi đi đâu đó, ông lại lén gọi điện cho cô ‘con gái nuôi” ở mãi trên rừng xanh núi đỏ. Từ sau cái đêm hôm đó, lúc chỉ có hai người , ông không còn xưng hô “bố, con” với cô gái  nữa mà chuyển sang “chú  với em”. Con bé Gái không chịu được cảnh ông biến đi đột ngột để đêm đêm lạnh lẽo nằm trơ trọi trên chiếc giường còn  nguyên vện dấu vết của những trận ái ân bốc lửa. đòi ông phải lên với nó nếu không sẽ tìm về Hà Nội gặp ông. Nghe nó doạ dẫm, ông la hoảng trong điện thoại :
“ Ấy chớ...cứ từ từ chú sẽ thu xếp lên với em...chớ có tìm về Hà Nội mà chết cả đôi...”
Đặt máy nói xuống ông lấm lét nhìn quanh coi vợ về chưa ? Ói mẹ ôi, con sư tử cái mà biết thì nó giết, nó giết. Ông sợ vãi cả mồ hôi muốn cắt đứt luôn trả cô sơn nữ về với núi rừng để đổi lấy sự yên ổn nhưng rồi hình ảnh tấm thân tươi trẻ và bốc lửa của cô lại làm ông quên hết mọi hiểm nguy lại gọi điện cho cô hứa hẹn một ngày gặp gỡ gần nhất.
Một hôm ông đang họp cơ quan, chợt giật nảy người vì có điện đường dài từ mãi trên tỉnh miền núi gọi về. Trống ngực ông đập thình thịch, chắc là ‘con bé’ đó gọi rồi. Mà sao nó mò ra được số điện của cơ quan mà gọi thẳng về đây. Con này liều mạng thật. Chắc là máu rừng rú trong người nó đang nổi lên. Oong rụt rè nói vào điện thoại :
“ Alô...tôi đây...ai đầu dây đó...”
Hoá ra không phải cô Thật mà là ông Giám đốc nhà khách tỉnh uỷ :
“ Báo cáo anh Sáu em đây mà...”
Ông Sáu Thượng vội liếc nhìn xung quanh, lo sợ :
“ Có việc gì thế ?’
“ Báo cáo anh, mấy hôm nữa em về Hà Nội công tác...”
Ông Sáu Thượng thở ra nhẹ nhõm :
“ Về thì về, có thế thôi mà cũng phải gọi điện...”
Ông Giám đốc nhà khách vội vàng :
“ Dạ không...có chuyện quan trọng ạ..”
Ông Sáu Thượng nhói tim, chắc có chuyện gì xảy ra với con bé rồi. Quả nhiên ông Giám đốc nhà khách nhỏ giọng như nói thầm :
“ Báo cáo anh...con bé nó đòi theo xe em về Hà Nội...”
Ông Sáu Thượng thất thanh :
“ Ấy không được...về sao được ...anh phải ngăn nó lại chớ...”

                           (còn nữa)


Read more
Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014
Buồn vui thời điêu linh: Thời Đốt Sách !


                        Nguyen Ngoc Chinh



Xuống đường Bài trừ Văn hóa "Đồi trụy & Phản động" trong thời điêu linh 

“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh mạng con người”. 

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, thừa tướng Lý Tư đã đề nghị dẹp bỏ tự do ngôn luận để thống nhất chính kiến và tư tưởng. Lý Tư chỉ trích giới trí thức dùng ‘sự dối trá’ qua sách vở để tạo phản trong quần chúng.

Chủ trương Đốt sách, Chôn nho (Phần thư, Khanh nho) của Tần Thủy Hoàng được thực hiện từ năm 213 trước Công nguyên. Qua đó, tất cả những kinh điển từ thời Chư tử Bách gia (trừ sách Pháp gia, trường phái của Lý Tư) đều bị đốt sạch. Lý Tư còn đề nghị đốt tất cả thi, thư, sách vở, trừ những quyển được viết vào thời nhà Tần. Sách trong lĩnh vực triết lý và thi ca, trừ những sách của Bác sĩ (cố vấn nhà vua) đều bị đốt. Những nho sinh dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình. Những ai dựa vào chế độ cũ để phê phán chế độ mới sẽ bị xử tội chém ngang lưng.

Lý Tư tấu:

“Thần xin rằng sử sách không phải do Tần ghi chép đều bị đem đốt. Ngoại trừ quan chức không phải là tiến sĩ thì trong thiên hạ không ai được phép cất giữ Thi, Thư, sách của Bách gia, tất cả đều phải đem đốt. Nếu dám dùng những lời ngụ ngôn trong Thi, Thư thì chém bêu đầu ở chợ. Lấy xưa mà chê nay thì giết cả họ. Quan lại thấy mà không tố cáo sẽ bị coi là đồng phạm. Nay lệnh trong ba mươi ngày mà không đem đốt, sẽ bị xăm mặt và bắt đi xây dựng trường thành”.


Năm 212 TCN, Tần Thuỷ Hoàng phát hiện ở Hàm Dương có một số nho sinh đã từng bình phẩm về mình liền hạ lệnh bắt để thẩm vấn. Các nho sinh không chịu nổi tra khảo, lại khai ra thêm một loạt người khác. Tần Thuỷ Hoàng hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương. Đốt sách, chôn Nho là hành vi được người đời sau coi là tàn bạo nhất của Tần Thủy Hoàng. Đó cũng là tội danh hàng ngàn năm sau vẫn còn ghi nhớ. Không riêng gì người Hán mà cả nhân loại lên án.

Trong thâm tâm, Tần Thủy Hoàng cũng như Lý Tư đều biết rất rõ, lệnh đốt sách không thể nào xóa sạch những tư tưởng trong đầu óc dân chúng, những cuốn sách ‘khó đốt’ nhất là nằm trong tinh thần con người. Như vậy, việc đốt sách thực tế chỉ là một thủ đoạn chứ không tạo được tác dụng triệt để trong việc xóa sạch vết tích văn hóa-chính trị như mong muốn.

Việt Nam vốn tự hào là quốc gia có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa để lại thì rất ít. Nguyên nhân chính là vì quân nhà Minh bên Tàu đã ra lệnh hủy hết sách vở ngay trong những ngày đầu đô hộ nước ta để dễ bề cai trị. Sau này, cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Hoa từ năm 1953 đến 1966 cũng đã gây nhiều ảnh hưởng đến miền Bắc. Do đó, xét về mặt lịch sử, Việt Nam đã trải qua rất nhiều thời kỳ sách vở bị tiêu hủy cho phù hợp với những thay đổi qua các giai đoạn chính trị.

Trên thực tế, tại miền Bắc, ngay sau khi tiếp quản Hà Nội, việc kiểm duyệt sách báo, bài viết trước khi đem phổ biến ra công chúng đã được thực hiện ngay từ năm 1954. Đối với các loại sách báo đã in ra từ trước 1954 dưới thời Pháp thuộc cũng đã bị đốt. Thế cho nên, việc đốt sách tại miền Nam năm 1975 chỉ là rập khuôn của chính sách cũ năm 1954.

Hồi ký của Một người Hà Nội ghi lại sự kiện đốt sách năm 1954 khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc:

“Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số ‘lớp Chín hậu phương’, năm sau sẽ sáp nhập thành ‘hệ mười năm’. Số học sinh ‘lớp Chín’ này vào lớp không phải để học, mà là ‘tổ chức Hiệu đoàn’, nhận ‘chỉ thị của Thành đoàn’ rồi ‘phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!’. Họ truy lùng… đốt sách!


Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn ‘kiểm tra’, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang ‘tập trung’ tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm ‘phấn khởi’, lời hô khẩu hiệu ‘quyết tâm’, và ‘phát biểu của bí thư Thành đoàn’: Tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là… ‘cực kỳ phản động!’. Vào lớp học với những ‘phê bình, kiểm thảo… cảnh giác, lập trường”.

Tại miền Nam, trong thời điêu linh ngay sau ngày 30/4/1975, việc đốt sách được thể hiện qua chiến dịch Bài trừ Văn hóa Đồi trụy-Phản động. Tự bản thân khẩu hiệu trong chiến dịch đã nêu rõ 2 mục đích: (1) về chính trị, bài trừ các luồng tư tưởng phản động chống đối chế độ và (2) về văn hóa, xóa bỏ hình thức được coi là ‘đồi trụy theo hình thức tư bản’.

Một trong những việc làm cấp thiết của chính quyền mới khi miền Nam sụp đổ là niêm phong, tịch thu sách tại các thư viện. Những tác phẩm của nhà in, nhà xuất bản và nhà sách lớn tại Sài Gòn như Khai Trí, Sống Mới, Độc Lập, Đồng Nai, Nam Cường, Trí Đăng… đều bị niêm phong và cấm lưu hành.

Đội ngũ những người cầm bút miền Nam phải nói là rất đông và bao gồm nhiều lãnh vực. Về triết học phương Tây có Lê Tôn Nghiêm, Trần Văn Toàn, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Trần Bích Lan… Triết Đông có Nguyễn Đăng Thục, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Khắc Kham, Nghiêm Toản, Kim Định, Nhất Hạnh…

Phần biên khảo có Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Lê Ngọc Trụ, Lê Văn Đức, Lê Văn Lý, Trương Văn Chình, Đào Văn Tập, Phạm Thế Ngũ, Vương Hồng Sển, Thanh Lãng, Nguyễn Ngu Í, Nguyễn Văn Xuân, Lê Tuyên, Đoàn Thêm, Hoàng Văn Chí, Nguyễn Bạt Tụy, Phan Khoang, Phạm Văn Sơn, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Văn Sâm...

Về thi ca có Nguyên Sa, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Cung Trầm Tưởng, Tô Thùy Yên, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Viên Linh, Hoàng Trúc Ly, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Đức Sơn, Du Tử Lê.... Phê bình văn học có Tam Ích, Cao Huy Khanh, Lê Huy Oanh, Đỗ Long Vân, Đặng Tiến, Uyên Thao, Huỳnh Phan Anh...

Đông đảo nhất là văn chương với Võ Phiến, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Bình Nguyên Lộc, Mặc Thu, Mặc Đỗ, Thanh Nam, Nhật Tiến, Nguyễn Thị Vinh, Phan Du, Đỗ Tấn, Nguyễn Mạnh Côn, Sơn Nam, Võ Hồng, Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Đình Toàn, Chu Tử, Viên Linh, Duyên Anh, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Vũ Hạnh, Y Uyên, Cung Tích Biền, Duy Lam, Thế Uyên, Lê Tất Điều, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang, Nguyễn Thụy Long, Phan Lạc Tiếp, Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu, Thảo Trường, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Mộng Giác, Ngô Thế Vinh...

Toàn bộ sách ấn hành tại miền Nam của những tác giả nêu trên (còn một số người nữa mà người viết bài này không thể nhớ hết) đều bị ‘đánh đồng’ là tàn dư Mỹ-Ngụy, văn hóa nô dịch, phản động và đồi trụy. Các cấp chính quyền từ phường, xã, quận, huyện, thành phố ra chỉ thị tập trung tất cả các loại sách vở, từ tiểu thuyết, biên khảo cho đến sách giáo khoa để hỏa thiêu.

Không có con số thống kê chính thức nhưng người ta ước đoán có đến vài trăm ngàn sách báo và băng, đĩa nhạc bị thiêu đốt trong chiến dịch truy quét văn hóa phẩm đồi trụy-phản động tại Sài Gòn. Sách báo trên kệ sách trong nhà của tư nhân bị các thanh niên đeo băng đỏ lôi ra hỏa thiêu không thương tiếc. Tại các cửa hàng kinh doanh, sách báo bị thu gom để thiêu hủy, coi như đốt cháy cả cơ nghiệp lẫn con người những cá nhân có liên quan. Tất nhiên, những người có sách bị đốt cũng có phản ứng quyết liệt.

Trong hồi ký Viết trên gác bút, nhà văn Nguyễn Thụy Long ghi lại một diễn biến trong vụ đốt sách năm 1975:


“Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhâp tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu, có kẻ mạng vong. Những chú nhỏ miệng còn hôi sữa, những cô bé chưa ráo máu đầu là nạn nhân vô tội. Trên cánh tay còn đeo tấm băng đỏ, quả thật súng đạn vô tình! Cả chủ tiệm cũng mạng vong”.

Nguyễn Thụy Long là cháu ruột nhà văn Nguyễn Bá Học nổi tiếng với danh ngôn: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”, người được giới văn học đánh giá là một trong những cây bút đầu tiên viết truyện ngắn hiện đại bằng chữ quốc ngữ trong văn học Việt Nam. Những tiểu thuyết của Nguyễn Thụy Long như Loan mắt nhung, Kinh nước đen cũng gian truân không kém cuộc đời của tác giả, chúng được xếp vào loại ‘văn hóa nô dịch’ nên phải lên giàn hỏa.

Năm 1975, Duyên Anh (Vũ Mộng Long) bị chính quyền mới coi như ‘một trong mười nhà văn nguy hiểm nhất của miền Nam’ với hơn 50 tác phẩm văn chương, trong đó nổi bật có Luật hè phố, Dzũng Đakao, Điệu ru nước mắt, Vẻ buồn tỉnh lỵ, Thằng Vũ, Thằng Côn, Con Thúy. Chế độ mới cấm ông viết lách và bắt giam không xét xử suốt sáu năm qua các nhà tù và trại tập trung.

Vượt biển sang Pháp, Duyên Anh tiếp tục viết và cho xuất bản gần hai mươi tác phẩm, trong đó có Un Russe à Saigon và La colline de Fanta do nhà Belfond xuất bản. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Pháp viết nhiều, nói nhiều về ông. Sử gia Piere Chaunu, giáo sư Đại học Sorbonne, coi Duyên Anh là ‘nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia’.

Đầu năm 1997, Duyên Anh từ trần tại Pháp. Dù muốn dù không, nhiều người ngậm ngùi nghĩ đến tác giả của truyện ngắn đọc đến mủi lòng, có tựa đề là "Con sáo của em tôi" đăng trên Chỉ Đạo năm 1956. Những truyện ngắn, truyện dài thật trong sáng của tuổi ô mai như Dưới dàn hoa thiên lý hoặc du côn du đãng như Dzũng Dakao… Tất cả lần lượt được hóa kiếp bằng ngọn lửa.

Trong cuốn Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa – tư tưởng xuất bản sau năm 1975 có đoạn viết:

“… Một số người như Duyên Anh, Nhã Ca… chấp nhận chủ nghĩa chống Cộng với một thái độ hoàn toàn tự nguyện. Nhưng nếu xét gốc rễ thái độ thù địch của họ đối với cách mạng, thái độ đó có nguyên nhân ở sự tác động của chủ nghĩa thực dân mới. Họ vừa là kẻ thù của cách mạng, của nhân dân. Nhưng nếu xét đến cùng họ cũng vừa là một nạn nhân của đường lối xâm lược tinh vi, xảo quyệt của Mỹ.

Dù xét dưới tác động nào, hoạt động chống Cộng bằng văn nghệ của đội ngũ những cây bút này cũng là những hoạt động có ý thức. Ý thức đó biểu hiệu trước hết trong thái độ chấp nhận trật tự xã hội thực dân mới, chống lại một cách điên cuồng chủ nghĩa Cộng Sản...

Họ cho văn nghệ là sự chọn lựa một phạm vi hoạt động, một phương tiện để đạt mục đích và tự nguyện dùng ngòi bút của mình phục vụ cho chế độ. Thái độ tự nguyện của họ cũng đã có nhiều người tự nói ra. Vũ Hoàng Chương tự ví mình là ‘viên gạch để xây bức tường thành ngăn sóng đỏ’, Doãn Quốc Sĩ coi mình như một ‘viên kim cương, răng Cộng Sản không sao nhá được’...”

Trong vụ án được mệnh danh là Nhũng tên Biệt kích Cầm bút năm 1986, một số nhà văn ra tòa tại Sài Gòn với tội ‘gián điệp’. Chính quyền mới muốn dựng một vụ án điển hình để đe dọa các nhà văn miềnNam nhưng bất thành vì áp lực từ bên ngoài. Theo kịch bản được dàn dựng, họ muốn xử Doãn Quốc Sĩ mức án tử hình hay chung thân, Hoàng Hải Thủy (từ chung thân đến 20 năm), Dương Hùng Cường (18 năm), Lý Thụy Ý (15 năm), Nguyễn Thị Nhạn (12 năm), Hiếu Chân Nguyễn Hoạt (10 năm) và Khuất Duy Trác cùng Trần Ngọc Tự (8 năm). 

Tính ra Hoàng Hải Thủy (còn có bút danh Công tử Hà Đông, Con trai bà Cả Đọi…) ngồi tù ngót nghét 10 năm sau đó tìm đường vượt biên sang Mỹ. Tác phẩm của ông gồm đủ thể loại: tiểu thuyết đăng nhiều kỳ trên các báo, truyện phóng tác, bình luận, phiếm luận… Bây giờ tuy đã già nhưng vẫn còn viết rất hăng ở Rừng Phong (Virginia) trên blog của HHT

Những nhà văn như Hoàng Hải Thủy, Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long thường sinh sống bằng nghề viết báo bên cạnh việc viết văn. Trong lãnh vực báo chí, Sài Gòn vẫn được coi là trung tâm của báo chí với những nhật báo lớn đã xuất hiện từ lâu như tờ Thần Chung (sau đổi thành Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai), Sài Gòn Mới của bà Bút Trà… Khi người Bắc di cư vào Nam có thêm tờ Tự Do, tiếp đến là Ngôn Luận. Đó là những nhật báo lớn có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Hoạt động báo chí ở Saigòn càng ngày càng phát triển, theo Vũ Bằng, đến tháng 12/1963, ở Sài Gòn có tới 44 tờ báo ra hàng ngày.



Nhật báo Tiền Tuyến và Tiếng Chuông

Một đặc điểm của văn học miền Nam là việc hình thành các nhóm văn học. Nhóm Quan Điểm do Vũ Khắc Khoan thành lập với Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ. Quan Điểm (cũng là tên nhà xuất bản do Mặc Đỗ điều hành) được người đương thời gọi là nhóm ‘trí thức tiểu tư sản’, bởi tác phẩm của họ, trong những ngày đầu chia cắt đất nước sau hiệp định Genève, thường có những nhân vật mang nỗi hoang mang, trăn trở của người trí thức tiểu tư sản trước ngã ba đường: theo bên này, bên kia, hay đứng ngoài thời cuộc?

Theo Trần Thanh Hiệp, nhóm Sáng Tạo là một nhóm sinh viên hoạt động trong Tổng hội sinh viên Hà Nội, trước 1954, gồm bốn người: Nguyễn Sĩ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền và Trần Thanh Hiệp. Di cư vào Sài Gòn, họ tiếp tục hoạt động văn nghệ với tuần báo Dân Chủ (do Trần Thanh Hiệp và Thanh Tâm Tuyền phụ trách), rồi tờ Người Việt (tiền thân của tờ Sáng Tạo). Sau đó Mai Thảo gia nhập nhóm với truyện ngắn Đêm giã từ Hà Nội, rồi đến Lữ Hồ, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Quách Thoại.

Trên tạp chí Sáng Tạo, ngoài những tên tuổi kể trên người ta còn thấy Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Dương Nghiễm Mậu, họa sĩ Thái Tuấn. Sáng Tạo số đầu ra tháng 10/1956 và tạm ngưng ở số 27 (tháng 12/58). Sáng Tạo bộ mới chỉ đến số 7 (tháng 3/60)




Nhóm Bách Khoa ra đời tháng 1/1957 và sống đến ngày Sài Gòn sụp đổ. Bách Khoa là nguyệt san văn học nghệ thuật có tuổi thọ dài nhất với 426 số. Bách Khoa do Huỳnh Văn Lang điều hành trong những năm đầu. Đến 1963, khi Ngô Đình Diệm đổ, Huỳnh Văn Lang bị bắt, bị tù, nên giao hẳn cho Lê Ngộ Châu.

Bách Khoa quy tụ được nhiều tầng lớp nhà văn khác nhau thuộc mọi lứa tuổi. Những cây bút nổi tiếng cộng tác thường xuyên với Bách Khoa là Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, Nguyễn Ngu Ý, Vũ Hạnh, Võ Hồng, Đoàn Thêm, Nguyễn Văn Xuân, Bình Nguyên Lộc.... Theo Võ Phiến, trong thời kỳ cực thịnh, tức là khoảng 1959-1963, mỗi số Bách Khoa bán được 4500 đến 5000 bản
 
Đắt khách nhất là tạp chí Văn của Nguyễn Đình Vượng, ra đời ngày 1/1964 và sống đến 1975. Văn do Trần Phong Giao trông nom trong 10 năm đầu, đến 1974 chuyển lại cho Mai Thảo. Văn cũng quy tụ được nhiều nhà văn ở nhiều lứa tuổi thuộc nhiều khuynh hướng, từ Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền đến Thế Uyên, Nguyễn Mạnh Côn, Bình Nguyên Lộc... Văn đặc biệt quan tâm đến việc dịch thuật và giới thiệu văn học nước ngoài. Trần Phong Giao cũng là một dịch giả nổi tiếng, còn có thêm Trần Thiện Đạo, sống ở Paris, dịch và viết về những phong trào văn học đang thịnh hành ở Pháp.



Tạp chí Văn hoá Ngày nay của Nhất Linh ra đời ngày 17/6/1958, được 11 số thì đình bản. Nguyễn Thị Vinh tiếp tục chủ trương tiếp các tờ Tân Phong, Đông Phương, theo chiều hướng Văn hoá Ngày nay.

Tạp chí Đại học, tờ báo của Viện đại học Huế do Linh mục Cao Văn Luận, viện trưởng, làm chủ nhiệm, ra đời năm 1958 ở Huế, và sống đến năm 1964. Trên Đại học, xuất hiện những bài đầu tiên của Nguyễn Văn Trung, người sau này có ảnh hưởng lớn đến thế hệ sinh viên và trí thức.

Về các nhóm, Viên Linh trong cuốn Chiêu niệm văn chương, cho biết: “Các nhà văn xuất hiện thường xuyên, trên nhật báo, qua các nhà xuất bản, nhất là trên các báo định kỳ, và thành từng nhóm. Lý lịch văn chương và sắc thái địa phương của họ rất tương đồng, tùy theo nhóm tạp chí trên đó họ góp mặt”.

Đa số các nhà văn miền Nam qui tụ trên các tờ tuần báo Đời Mới, Nhân Loại, và nhật báo như Tiếng Chuông, Sàigon Mới (Hồ Hữu Tường, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Kiên Giang, Lưu Nghi, Thẩm Thệ Hà, Trang Thế Hy...). Các nhà văn gốc miền Trung xuất hiện trên tờ Văn Nghệ Mới, Bách Khoa (Võ Thu Tịnh, Nguyễn Văn Xuân, Võ Phiến, Đỗ Tấn, Vũ Hạnh, Bùi Giáng, Võ Hồng, Nguyễn Thị Hoàng); các nhà văn ‘di cư’ có mặt trên các tờ Đất Đứng, Sáng Tạo, và trên các nhật báo như Tự Do, Ngôn Luận (Đỗ Thúc Vịnh, Nguyễn Hoạt, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Sỹ Tế, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền) hay Văn Nghệ (Lý Hoàng Phong, Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Nguyễn Đức Sơn), Hiện Đại (Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Nhã Ca). Tờ Chỉ Đạo, Phụng Sự, Tiền Tuyến quy tụ các nhà văn quân đội hay quân nhân đồng hoá như Nguyễn Mạnh Côn, Mặc Thu, Thanh Nam, Phan Nhật Nam, Thảo Trường...

Khuynh hướng Phật giáo có các tờ Tư Tưởng, Vạn Hạnh với Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hữu Hiệu; khuynh hướng Thiên chúa giáo La mã có Hành Trình, Đối Diện với Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Diễm Châu, Thế Nguyên. Mặc dù khi đó đảng Cộng Sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, song các nhà văn theo Cộng Sản như Nguyễn Ngọc Lương, Minh Quân, Vũ Hạnh vẫn tạo được diễn đàn riêng trên Tin Văn hay hiện diện trong tổ chức Văn Bút dưới thời linh mục Thanh Lãng làm chủ tịch.

Những tờ như Văn, Phổ Thông, Văn Học, qui tụ các nhà văn không có lập trường chính trị rõ rệt, họ thuần túy làm văn thơ cổ điển như Đông Hồ, Mộng Tuyết, Nguyễn Vỹ, Bùi Khánh Đản, hay văn nghệ thời đại, sinh hoạt thành phố như Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng. Những tờ về nghệ thuật hay về phụ nữ quy tụ các nhà văn như Tùng Long, An Khê, Lê Xuyên, Nguyễn Thụy Long, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang...

Về giới cầm bút sau 1963, Nguyễn Văn Trung viết: “Giới cầm bút sau 1963, họ là những người hồi 1954 trên dưới mười tuổi theo gia đình vào Nam hoặc sinh trưởng và lớn lên ở miền Nam hầu hết có tú tài và tốt nghiệp đại học. Số lượng giới trẻ cầm bút này càng ngày càng đông đảo theo đà thành lập các đại học ở các tỉnh Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Long Xuyên, Tây Ninh và các đại học tư ở Sàigòn như Vạn Hạnh, Minh Đức...”

Những nhà văn trẻ đã trưởng thành về tuổi đời và nhận thức sau 1963, trong hoàn cảnh nhiều xáo trộn chính trị-xã hội, chiến tranh mở rộng với sự can thiệp ồ ạt của quân đội nước ngoài. Thời cuộc và chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến họ vì bị động viên hay quân dịch... Do đó, họ có lối nhìn thời cuộc đất nước và nghệ thuật văn học khác hẳn với lối nhìn của những đàn anh viết từ trước 1963… Thơ văn giới trẻ viết sau 1963 thường theo một xu hướng chung, phản ánh vũ trụ Kafka, như tên đặt cho một số đặc biệt về thơ văn của Hành Trình, hoặc phản ánh thân phận những nhân vật Việt Nam tương tự những nhân vật trong tiểu thuyết Giờ thứ hai mươi lăm của Gheorghiu.

Nhờ hệ thống báo chí phát triển, quần chúng độc giả bao gồm nhiều thành phần trong khi các nhà văn nổi tiếng như Mai Thảo, Bình Nguyên Lộc, Túy Hồng, Nhã Ca, Duyên Anh, Chu Tử, Thanh Nam... đều sống bằng ngòi bút một cách dư giả. Họ là những người viết chuyên nghiệp, thậm chí nhiều nhà văn có nhà xuất bản riêng.

Nguyễn Hiến Lê trong 30 năm biên khảo và dịch thuật đã viết được 100 quyển sách trước 1975, và 20 cuốn thời gian sau đó. Nguyễn Văn Trung, ngoài lượng sách về triết học, văn học, in trước 1975, trong những công trình sau 1975, có bộ Lục Châu Học, nghiên cứu về văn học miền Lục tỉnh Nam Kỳ. Những nhà văn như Hồ Hữu Tường, Bình Nguyên Lộc, Mai Thảo... cũng đều có những số lượng tiểu thuyết trên dưới 30 cuốn. Về sáng tác, số lượng tỷ lệ nghịch với chất lượng và đó là cái giá mà nhà văn phải trả.

Về đối tượng độc giả, có thể nói, lớp trẻ ‘bụi đời’ thích đọc Duyên Anh, lớp sống vũ bão thích Chu Tử. Phụ nữ thích Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca vì họ phản ảnh đời sống người phụ nữ tân tiến.

Lớp trí thức thích cách đặt vấn đề của Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng. Lớp trẻ lãng mạn giao thời thích đọc Mai Thảo. Tuy nhiên, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu là những tác giả đòi hỏi người đọc một trình độ trí thức cao. Quần chúng bình dân thích Lê Xuyên, Tùng Long... Học sinh trường Tây đọc văn chương ngoại quốc qua tiếng Pháp, tiếng Anh. Học sinh trường Việt đọc các tác phẩm ngoại quốc qua bản dịch hoặc phóng tác.

Bộ sách Văn Học Việt Nam Nơi Miền Đất Mới của Nguyễn Q. Thắng xuất bản sau năm 1975 có đề cập tới 53 ‘văn gia’ của VNCH, mỗi người được tác giả gắn cho một nhãn hiệu. Chẳng hạn, Nguyễn Văn Trung là ‘nhà văn nhập cuộc’, Cao Xuân Hạo ‘nhà lập thuyết ngữ học’, Nguyễn Ngọc Lan ‘nhà văn Công giáo, nhà báo dấn thân’, Thanh Việt Thanh (?) ‘nhà văn cần cù’, Thế Uyên ‘nhà văn nhập cuộc’, Viên Linh ‘hoàng đế’, ‘nhà độc tài' văn học’ (!?), Hồ Trường An ‘dược sĩ (?), nhà văn’…

Những nhà văn nữ như Nguyễn Thị Thụy Vũ được khoác cho cái nhãn ‘nhà văn nữ giầu tình dục’, Túy Hồng ‘nữ văn sĩ giầu tính nhục cảm’, Nguyễn Thị Hoàng ‘nhà văn trẻ của tình lụy’, Thu Vân (?) ‘nhà văn dùng tính dục để giải quyết vấn đề’…



Chân dung một số văn nghệ sĩ Miền Nam
Một điều không ai có thể phủ nhận là miền Nam trước khi có chiến dịch đốt sách năm 1975 rất phong phú về sách báo, từ sáng tác đến dịch thuật, từ chính luận đến phiếm luận. Điều chắc chắn là trong số các tác phẩm đó ‘có vàng’ nhưng cũng ‘có thau’. Người đọc đủ sáng suốt để lọc ra những gì với họ là tinh túy để giữ lại, hoặc dấu nếu cần

Khi người Bắc di cư vào Nam năm 1954, họ rất ngạc nhiên khi thấy những người đạp xe xích lô đến buổi trưa, tìm chỗ mát nghỉ ngơi. Họ ngồi gác chân đọc nhật trình. Người bình dân miền Nam có truyền thống đọc sách báo mà ở ngoài Bắc không có. Ngay từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 miền Nam đã là vùng đất của tiểu thuyết và báo chí trong khi ngoài Bắc, sách vở, báo chí phần lớn chỉ dành cho người có học.

Miền Nam vào những thập niên 60-70 lại có hiện tượng giao thoa giữa hai nền văn hóa Pháp và Mỹ với sự du nhập ồ ạt của các loại sách Livre de poche của Pháp và các loại sách soft cover của Mỹ. Giá sách nói chung tương đối rẻ vì mục đích chính là phổ biến văn hóa, thương mại chỉ là phụ.

Người đọc có thể tìm loại sách IC (Information & Culture) dưới hình thức sách bỏ túi (Livre de Poche) của Pháp bày bán tại các nhà sách Sài Gòn trước 1975 một cách dễ dàng. Nếu có chút vốn liếng về tiếng Pháp, người ta có thể tìm đọc những tác phẩm cổ điển của Platon, Homère hoặc các tác phẩm đương đại của Albert Camus, Jean-Paul Sartre, Saint Exupéry, Francoise Sagan…

Quân đội Mỹ ào ạt đổ bộ vào miền Nam, nhưng văn hoá Mỹ có vai trò áp đảo hay không? Theo giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, “Thời chiến tranh lạnh, với thế lưỡng cực trên thế giới, miền Nam nằm trong vùng ảnh hưởng Mỹ, và như vậy là có thêm tác nhân mới. Tuy nhiên, văn hoá Mỹ, theo gót đoàn quân viễn chinh, cũng chưa thể gọi là có ảnh hưởng gì sâu đậm. Ở lối sống, ở những giai tầng thấp thì có thể gọi là có ảnh hưởng một cách xô bồ, nhưng ở thượng tầng thì chưa”.

Hoa Kỳ thành lập cơ quan thông tin-văn hóa JUSPAO (Joint United States Public Affairs Office) và tạp chí Thế giới Tự do được phát hành miễn phí cho mục đích tuyên truyền. Đây là báo ảnh, được in ấn bằng phương tiện tối tân nên rất hấp dẫn người đọc.

Cũng có một nguồn cung cấp sách tiếng Anh hoàn toàn miễn phí nhưng rất ít người biết để đem về kệ sách riêng của mình. Đó là sách của Asia Foundation (Cơ quan Viện trợ Văn hóa Á Châu) một tổ chức phi mậu dịch, tặng không cho người đọc là quân nhân, công chức với số lượng hạn chế mỗi lần 5 quyển cách nhau 3 tháng.

Tôi là ‘khách hàng’ thường xuyên của Asia Foundation. Sách của Asia Foundation là loại sách viện trợ thuộc đủ mọi lĩnh vực, trên sách có đóng dấu bằng 2 thứ tiếng “Not for sale” và “Xin đừng bán”. Nếu gặp may, bạn có thể gặp những sách thuộc loại ‘quý, hiếm’.

Tôi còn giữ được một bộ 2 cuốn World Masterpieces (dày khoảng 3000 trang in lại những kiệt tác văn chương của thế giới qua các thời kỳ như Iliad của Homer, Don Quixote của Miguel de Cervantes,Hamlet của William Shakespeare, Thoughts (Les Pensées) của Blaise Pascal, Faust của Von Goethe,The Death of Iván Ilyich của Leo Tolstoy, Theseus (Thésée) của Andre Gide, Remembrance of Things Past của Marcel Proust, No Exit của Jean-Paul Sartre…


Một số sách xuất bản ở miền Namtrước 1975 nay đã được in lại, và càng ngày càng có một nhu cầu muốn tìm hiểu và phục hồi lại nền văn học đã mai một này. Hơn nữa, tên tuổi và tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng ở miền Nam đã xuất hiện khá nhiều trên Internet. Sau 1975, Từ điển văn học bộ mớicũng được phép in một số mục từ về Bình Nguyên Lộc, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Cung Trầm Tưởng, Bùi Giáng...Võ Hồng, Nguyễn Thị Hoàng); các nhà văn ‘di cư’ có mặt trên các tờ Đất Đứng, Sáng Tạo, và trên các nhật báo như Tự Do, Ngôn Luận (Đỗ Thúc Vịnh, Nguyễn Hoạt, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Sỹ Tế, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền) hay Văn Nghệ (Lý Hoàng Phong, Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Nguyễn Đức Sơn), Hiện Đại (Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Nhã Ca). Tờ Chỉ Đạo, Phụng Sự, Tiền Tuyến quy tụ các nhà văn quân đội hay quân nhân đồng hoá như Nguyễn Mạnh Côn, Mặc Thu, Thanh Nam, Phan Nhật Nam, Thảo Trường...

Chỉ tiếc một điều là một số sách báo xưa đã biến mất sau đại họa 1975 và chỉ còn lưu giữ rất hạn chế tại các thư viện tại hải ngoại dưới hình thức microfilm. Rồi người ta cũng quên đi ‘bữa tiệc BBQ’ nhưng vấn đề là những thế hệ sau này sẽ mất hẳn sợi dây liên lạc bằng sách báo với quá khứ. 

Kết thúc bài viết này, tác giả xin mượn ý thơ của Vũ Đình Liên than thở cho thân phận ông đồ trước cảnh tàn lụi của nền nho học: 

Năm nay đào lại nở
Không thấy sách báo xưa
Ngọn lửa nào năm cũ
Lạc về đâu bây giờ?
Nguyen Ngoc Chinh (Hồi ức một đời người) 
© Diễn Đàn Người Dân ViệtNam



Read more