Open top menu
Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014
HẺM BUÔN CHUYỆN KỲ 132 : Mười sáu chữ … đỏ

            



                     
  Ít khi sáng sớm ông đại tá hưu ngồi quán vì ngủ dậy vợ hay la tuy không nói ra nhưng ông biết đêm qua “không hoàn thành nhiệm vụ”. Hoá ra ông đã tìm đủ thần dược từ Minh Mạng thang cho tới “đông trùng hạ thảo” , mật rắn, cá ngựa, rễ cau mà bà vẫn “không khen”, sáng ra còn mắng xơi xơi .
May thay, cô Ba đi du lịch Singapore, thoát mắng mỏ nên sáng sớm ông đã ngồi quán cười hớn hở khiến cô Phượng  cave thắc mắc :
“ Chú Ba có gì phấn khởi vậy, chắc đêm qua xài viagra nên cô Ba khen nức nở phải hôn ?”
Ong đại tá hưu sầm mặt :
“ Cô Ba mày đi du lịch . Mà mày đừng xui dại nghen, tuổi tao mà dùng ba cái thứ đó là…đứt bóng liền…”
Thằng Bảy xe ôm chen ngang :
“ Không đứt bóng đâu chú Ba,  chỉ lên nóc tủ buôn hoa quả với coi gà cởi truồng thôi…”
Ong đại tá hưu nổi cáu :
“ Tầm bậy …tao là đảng viên cộng sản, là người duy vật , mai mốt tao có theo bác Hồ thì cũng đâu có cúng kiếng theo kiểu bát cơm, quả trứng với con gà luộc.”.
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Nếu vậy cô Ba chỉ thắp nhang suông thôi ư ?”
Ong đại tá hưu trợn mắt:
 “ Thắp nhang suông là sao. Phải điếu văn rồi các lão thành cách mạng diễu quanh quan tài theo đúng nghi thức của Đảng chớ ?”
Cô Phượng cave tò mò :
“ Nghe nói phải 50 tuổi Đảng mới được cáo phó trên truyền hình và chôn nghĩa trang cán bộ cao cấp phải không chú Ba ?”
Ong đại tá hưu ưỡn ngực hãnh diện :
“ Đúng rồi..cái gì cũng phải có tiêu chuẩn. Tao thừa rồi,. Huy hiệu 50 tuổi Đảng  nhé…Huân chương kháng chiến nhé……Huân chương Độc Lập nhé…Gì cũng có hết …Hé hé hé…”
Chị Gái hủ tíu vui vẻ :
“ Chèn đéc ôi, cô Ba đi vắng, chú Ba phấn khởi dữ à nha..”
Ong đại tá hưu trợn mắt :
“ Tầm bậy, bữa nay tao phấn khởi là vì Quốc hội lùi thông qua Luật biểu tình tới cuối năm 2015 lận…”
Bà Tổ trưởng cao giọng :
“ Đúng đó…đúng đó…bỏ đi càng tốt..cho tụi nó biểu tình có mà loạn à…như Bình Dương với Hà Tĩnh đó…”
Cô Phượng cave lanh chanh :
“ Chờ đến lúc được phép biểu tình thì Tàu nó cắm thêm 3 cái giàn khoan nữa rồi. Ở đó mà nói biển Đông là lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc  ?”
Ông Tư Gà nướng thắc mắc :
“ Tôi hỏi chú Ba, tại sao thàng ăn cướp đã vào tận nhà rồi mà ông Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam vẫn nói quan hệ Việt-Trung "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình' ?”
Bà Tổ trưởng láu táu :
“ Thì Trung Quốc với Việt Nam vẫn là hai nước anh em cùng chung  16 chữ vàng chớ sao ?”
Vừa lúc đó gã Ký Quèn ở đâu chạy về kêu to :
“ Cô Phượng cave, chị Gái hủ tíu , bà Năm củ cải đâu hết cả rồi ?”
Cô Phượng cave ngạc nhiên :
“ Chuyện gì khẩn trương vậy anh Ký Quèn. Thằng Trung Quốc lại cắm thêm giàn khoan nữa hả ?”
Gã Ký Quèn lắc quày quạy :
“ Chưa…chưa…tình hình biển Đông chưa có gì mới…”
Cả quán cười ồ. Gã Ký Quèn chữa thẹn :
“ Tôi nói theo đồng chí Tổng Bí Thơ Nguyễn Phú Trọng chớ bộ. Mà thôi, tôi  hỏi các bà các cô có … đồ lót giơ xin gom lại cho tôi…”
Cô Phượng  cave la chói lói :
“ Đồ mắc dịch…đàn ông đàn ang đi xin đồ lót phụ nữ ?”
 Gã Ký Quèn cười  hề hề :
“ Đúng đó…tôi chỉ xin đồ lót phụ nữ thôi …mà đồ dơ …chưa giặt kìa …”
Chị Gái hủ tíu la lên :
“ Anh Ký Quèn khùng rồi…gom đồ lót dơ làm gì ?”
Gã Ký Quèn bật mí :
“ Gom đồ lót dơ của phụ nữ để gửi cho …lãnh sự quán Trung Quốc …”
Thằng Bảy xe ôm la lớn :
“ Trung Quốc cần đồ lót dơ của phụ nữ Việt Nam thiệt sao anh Ký Quèn  ?”
Gã Ký Quèn cười hơ hớ :
“ Đây là phong trào thanh niên đồng lòng mở chiến dịch  gửi 16 quần lót vừa xài  tới Lãnh Sự Quán Tàu  để phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên lãnh hải nước ta…”
Thằng Bảy xe ôm vỗ tay :
“ Hay hay… đề nghị chị Phượng cave cố gom cho đủ 16 cái …”.
Cô Phượng cave cau mày :
“ Kiếm đâu ra những 16 cái mới xài  ? Mà sao cứ phải đủ 16 cái ?”
Gã Ký Quèn cười cười  :
 “  Diana hay “cô gái Hà Lan “ cũng được, miễn đủ 16 cái mới xài  để …tượng trưng cho 16 chữ vàng mà .”
Thằng Bảy xe ôm hô hố:
 “ Diana mới xài thì đỏ lòm nếu vậy phải đổi thành 16 chữ đỏ thì mới đúng với … hiện vật  chớ…”
Cả quán cười ầm. Bà Tổ trương la chói lói :
“ Mất dậy…mất dậy hết chỗ nói…”
Riêng ông đại tá hưu hầm hầm ra khỏi quán.

31-5-2014


Read more
Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014
no image




                               (tiếp theo)

-        Nơi đây đã từng là căn cứ của bọn Việt Cộng em à. Anh Tấn nói nhỏ.

Tôi chưa kịp nói với anh Tấn thì tiếng một người nào đó vang lên: 

- Ê! Có báo cũ nữa nè mấy cha. Lấy ra mà lót nằm cho nó sạch. 

Thì ra ở dưới các hộc bàn có xếp đầy những tờ nhật báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân cũ. Tôi lấy ra vài tờ báo xem thử. Báo cũ thật. Số ra từ ngày 12 tháng 5 năm 1983 lận. Vài người lấy báo đang định trải trên mặt bàn thì ai đó lên tiếng: " Đừng tự ý lấy báo trải lên bàn. Phải hỏi xem họ có cho không đã ". Người khác thì nói: " Báo chữ Việt tụi Khmer này biết cóc gì mà đọc ". Tiếng người khác đáp lại: " Không biết tiếng Việt hả? Thế cha Khmer trên tàu và cha nội vừa rồi nói với mình bằng tiếng gì vậy? Theo tôi, cứ để yên đó rồi hỏi họ trước xem sao, phải không anh Tấn? ". Anh Tấn gật đầu, trả lời:

- Đúng, cứ để yên chỗ. Biết đâu người Khmer để dành báo Việt Namnhư một kỷ niệm hữu nghị gì đó của họ. Đang trong tay họ thì mình đừng làm cái gì khiến cho họ ghét.

Vừa lúc, hai người Khmer bước vào, một người trên tay cầm cây đèn dầu khá lớn còn người kia thì tay ôm quả mít chín bốc mùi thơm nồng nặc. Một trong hai gã Khmer nói: " Tôi cho các anh quả mít chín, bây giờ cần ba người cùng đi theo tôi để lấy thức ăn nghe ".

Dũng, thằng Minh và một thanh niên khác liền đi theo hai gã Khmer. Không lâu sau đó, một nồi lớn mì sợi ăn liền đã nấu sẵn còn nóng, bốc hơi thơm lừng được Dũng và thằng Minh khệ nệ xách về. Cậu thanh niên một tay lỉnh kỉnh tô-muỗng, tay kia xách theo một ấm nước nóng. Chúng tôi chia mì ra cho mỗi người một tô khá đầy cùng ăn xong rồi quây quần ngồi bên nhau ăn mít chín. Đây là loại mít ướt khi chín rất mềm chỉ cần dùng tay lay cuống, tách vỏ ra rồi bốc từng múi ăn. Kể từ hôm xuống ghe vượt biên ở Vàm Rầy đến hôm nay chúng tôi mới được ăn trái cây tươi. Sok Sammath từ bên ngoài đi vào nhìn cả bọn chúng tôi đang ăn uống bên nhau, y khẽ mỉm cười. Gã cán bộ hải quân Khmer này có khuôn mặt đẹp trai và nụ cười rất tươi. Hàm răng y trắng đều làm tôi nhớ lại hình quảng cáo anh Bẩy Chà của hiệu kem đánh răng Hynos thời trước. Sok Sammath cho biết từng người chúng tôi sẽ phải làm việc với ban chỉ huy đảo về sự việc đã xẩy ra trong chuyến đi. Y cũng cho biết tối nào cứ đúng 10 giờ thì máy phát điện sẽ ngừng chạy. Do vậy, mọi người nên thu xếp làm các việc gì cần kíp ngay vì khi điện cúp rồi sẽ phải giới hạn chuyện đi lại. Anh Tấn hỏi về các tờ báo cũ thì Sok Sammath nói chúng tôi cứ việc lấy dùng nếu cần rồi y cho biết thêm khi bộ đội Duôn rút khỏi đảo Cô Tan, trại xếp chúng vào các hộc bàn cho gọn chứ cũng chưa biết để làm gì. Rồi y đi đến chỗ cháu Sang ngồi, hỏi thăm ít câu trước khi rời khỏi căn phòng.

Ngày hôm sau, chúng tôi được phát gạo để tự nấu ăn lấy. Cá tươi từ các tàu đánh cá cung cấp cho đảo hàng ngày rất nhiều đến nỗi có lúc chúng tôi ăn không hết, phải đem vất bỏ. Có hôm được cả tôm thẻ, mực ống nữa. Rau tươi ngoài bắp cải, bí đỏ từ đất liền tiếp tế ra thì còn rau muống rau lang cùng bí, bâu... trồng đầy trên đảo. Những ngày kế, lần lượt chúng tôi được gọi đi làm việc thật. Làm việc là khai báo tất cả các sự việc đã xẩy ra. Đến phiên tôi, Sok Sammath hỏi tôi thật kỹ từng chi tiết từ ghe xuất bến tại đâu ở Việt Namrồi đi bao lâu phải ngừng ở đảo và diễn tiến câu chuyện khi gặp các tàu hải tặc Thái Lan. Y hỏi bằng tiếng Việt, tôi trả lời xong, y ghi biên bản bằng chữ Khmer ngoằn ngoèo như chữ Thái Lan. Vậy mà cũng mất cả mấy tiếng đồng hồ mới xong. Sau khi chấm dứt buổi làm việc, y nói sẽ sắp xếp cho chúng tôi gặp ông lớn người chỉ huy đảo. Anh Tấn, Dũng thì gặp hai người Khmer khác làm việc cũng một cung cách như của Sok Sammath. Ngoài việc nói và nghe tiếng Việt trôi chảy, chúng tôi không biết những người lính Khmer đó có biết đọc biết viết chữ Việt hay không? Có phải họ gốc gác sinh ra từ một làng quê nào ở miền Nam Việt Nam mà người ta thường gọi họ là người Khmer Krom? Những ngày sau nữa, Sok Sammath gọi anh Tấn, tôi và vài người nữa lên gặp ông lớn. Đó là một người Khmer trung niên bụng phệ, có cái đầu hói. Ông lớn có dáng dấp như một thương gia hơn là một cán bộ quân đội. Sok Sammath là người phiên dịch trong buổi gặp. Ông lớn đã lấy ra một xấp hình chụp các con tàu đánh cá Thái Lan cho chúng tôi xem để nhận dạng hai chiếc tàu hải tặc nhưng chúng tôi thấy hầu hết các con tàu trong hình rất giống nhau nên chuyện nhận dạng không thành. Xem kỹ các hình, chúng tôi mới biết tàu đánh cá Thái Lan nào cũng có hàng số bên hông nằm ngay phía gần mũi. Tôi nhớ các tàu hải tặc khi đó đã ranh ma lấy tấm vải che kín số tàu nên chẳng ai thấy được. Manh mối duy nhất là trên tàu hải tặc nhỏ có một người đầu bếp biết tiếng Triều Châu và chỉ vậy thôi. Ông lớn cho biết có khoảng 200 tàu đánh cá Thái Lan trong vùng biển nước Khmer. Nếu chúng tôi biết con số ghi trên thân hai tàu Thái Lan đó thì bằng hệ thống viễn liên, ông sẽ cho gọi các tàu kể trên đến đảo để chúng tôi nhận dạng ngay. Ông cười với chúng tôi, nói:

- Tụi tui cứ nửa tháng một lần cho tàu đi tuần tra các đảo xa. Đều là đảo hoang không có người ở. Các anh biết hôm đó, khi nghe tàu tuần báo cáo trông thấy các đám lửa lớn cầu cứu rồi lại có cả y phục phụ nữ nữa nên tui mới ra lệnh các chiến sĩ vào xem sao và họ đưa các anh về đây. Ngừng một chút ông tiếp: " Vài năm nay có xẩy ra vụ hải tặc nào đâu. Tui rất bực vì nghe chuyện đã xẩy ra trong vùng biển do mình trách nhiệm. Tui sẽ báo cho hải quân Thái Lan về các sự vụ này để mong họ hợp tác, phăng ra được các đầu mối mà giải thoát phụ nữ Duôn các anh ".

Ông lớn cũng nói bập bẹ được chút tiếng Việt và chiếu cố đặc biệt đến cháu Sang. Những ngày sống tại đảo Cô Tan, cháu Sang đã ăn chung bữa ăn với ông lớn. Những người lính Khmer cũng hay cho cháu Sang kẹo bánh hoặc dắt cháu đi chơi đây đó trên đảo. Có lẽ là lính đồn trú xa gia đình xa các người thân nên khi gặp cháu Sang, những lính Khmer ở đây coi cháu như con cái ruột thịt. Tôi nhìn người Khmer với làn da đen tóc quăn mắt trắng dã đầy vẻ man rợ rồi liên tưởng những câu chuyện kể về các vụ tàn sát người Việt mà họ gọi là Cáp Duôn trong các thời kỳ trước đây. Bây giờ, đối chiếu với hành động và thái độ tử tế của những người Khmer ở đây dành cho đám người Việt trong các ngày qua. Rõ là ở nước nào, cũng có người tốt người xấu, kẻ hiền lương thật thà và người cùng hung cực ác.

- Ngay từ lúc đầu trên đảo hoang khi nghe họ nói bằng tiếng Việt thì mình hy vọng sẽ gặp việc lành mà quả thật như vậy. Anh Tấn hỏi thêm tôi và Dũng: " Các cậu biết sao không? Trong lòng có thích nước nào thì mới chịu khó học tiếng nước đó. Tâm lý con người ta là vậy ".

Ở gần một tuần lễ, chúng tôi được phép tự do thong dong đi lại trên đảo trong phạm vi gần doanh trại. Chúng tôi mới biết có hàng trăm cây mít, xoài và dừa được trồng dầy đặc ở trên đảo Cô Tan. Bây giờ thì chưa phải mùa xoài. Còn mít chín lúc nào cũng sẵn. Ai muốn ăn mít thì cứ chịu khó lội trong các hàng cây rồi khi ngửi thấy mùi thơm, lần tới được gốc thể nào cũng hái được quả chín. Có khát nước, muốn uống dừa tươi thì cứ việc trèo lên hái nhưng phải cẩn thận vì cây dừa ở đây thân rất cao. Gần các dãy nhà của ban chỉ huy trại, chúng tôi còn thấy trồng cả cây trà xanh. Từ thói quen uống nước trà tươi của người miền Bắc, tôi nghĩ chắc chắn cán bộ CS Bắc Việt khi đóng quân tại đảo đã trồng chúng. Không biết rõ số lính Khmer đóng ở Cô Tan có bao nhiêu cả thẩy vì quanh quẩn hàng ngày, gặp mặt nhau chỉ khoảng trên dưới 30 người thôi. Nhưng nhìn các dãy nhà cửa trong trại, thấy có nhiều căn nhà bỏ trống và cả trăm cây ăn trái được trồng rồi nhìn bề rộng của các ao rau muống, vườn lang.... Tôi biết khi bộ đội Việt Cộng còn đóng tại đảo, chắc chắn quân số phải rất đông.

Một buổi trưa đang thiu thiu ngủ thì một người lính Khmer đến gọi chúng tôi dậy để ra ngoài cầu tàu gấp. Chúng tôi vội vã theo chân các người lính Khmer ngay. Ra đến cầu tàu, một chiếc tàu hải quân đậu ở đó đang chuyển hàng hóa tiếp liệu cho đảo cùng với các hàng quân sự. Công việc của chúng tôi là vác từng viên đạn đại bác 105 ly được đựng trong các ống giấy cứng tròn nhuộm đen từ tàu hải quân lên nhà kho tuốt trên đỉnh một ngọn đồi. Mỗi người chúng tôi chỉ được phép vác mỗi lần một quả đạn thôi còn các hộp đựng sáu ngòi nổ đầu đạn được lính Khmer vác riêng ra. Hôm đó, cá nhân tôi đã vác cả thẩy 12 viên đạn đại bác 105 ly. Đạn vác lên được cất trong kho một căn nhà hầm. Gần kho chứa đạn, tôi thấy các khẩu đại bác che kín nòng trong các ụ. Lần đi trở xuống đồi, tình cờ mắt tôi thấy khối sắt lớn có hình dáng như chiếc máy bay trực thăng nằm gần một bãi đá. Gặp Sok Sammath trên đường đi, hỏi thì y cho biết đó là xác của một trong các trực thăng Mỹ bị lính PolPot bắn rơi trong một trận chiến giải cứu tù binh tại đây từ khá lâu rồi. Qua lời kể vắn tắt của Sok Sammath, tôi nhớ lại cái tên đảo Cô Tan mà tai đã nghe từ đài BBC, VOA... vào giữa tháng 5 năm 1975 về chuyện một tàu buôn của Hoa Kỳ bị hải quân Khmer Đỏ bắt giữ. Đảo Cô Tan có tên tiếng Anh là Koh Tang. Các thương thuyết ngoại giao về con tin không thành và chính phủ Hoa Kỳ đã phải cho lực lượng biệt kích đổ bộ lên đảo để giải cứu các thương nhân tù binh Mỹ. Cuộc giao tranh đã xẩy ra rồi các thương nhân được cứu thoát nhưng phía Mỹ đã để lại xác các trực thăng và vài mạng lính biệt kích. Thương thuyền đó có tên Mayaguez. Nhìn xác chiếc trực thăng, trí tưởng tôi nghĩ về hình ảnh trận chiến chớp nhoáng trong ngày hôm đó. Tiếng súng nổ... thây người ngã vật... tiếng phành phạch của cánh quạt máy bay trực thăng. Đảo Cô Tan nổi tiếng với thế giới tương tự vụ đột kích giải cứu tù binh phi công của biệt kích Mỹ trong một nhà tù ở Sơn Tây gần Hà Nội năm xưa.

Chuyển xong số đạn pháo, Sok Sammath cho đám chúng tôi hai thùng nước ngọt CoCa Cola, một thùng bánh bisquit và một cây thuốc lá Apshara kèm theo lời nhắn:

- Hai ngày nữa tàu hải quân sẽ chở các anh về cảng Kompong Som.

Họ sẽ chở chúng tôi về cảng Kompong Som bằng chiếc tàu hải quân chở hàng tiếp liệu và vũ khí cho đảo Cô Tan. Khi về đến cảng Kompong Som thì số phần chúng tôi sẽ ra sao? Ai cũng lo lắng, thắc mắc. Anh Tấn bảo: " Kệ cha nó, nghĩ nhiều thêm mệt. Cái gì đến nó sẽ đến. Mình có tính cũng chẳng được ". Ngày kế tiếp, nhiều lính Khmer trên đảo bớt thì giờ của họ để đến thăm cả bọn chúng tôi. Họ mang cà phê, thuốc lá, bánh kẹo và mời chúng tôi cùng ăn cùng hút với họ cho vui. Ông lớn chỉ huy đã lấy máy ảnh ra chụp hình cả nhóm chúng tôi chung với lính trên đảo để giữ làm kỷ niệm. Có lẽ, chuyện chúng tôi ghé vào hòn đảo Cô Tan này là một việc hãn hữu. Dầu gì đi nữa chúng tôi cũng là người ngoại quốc ở trên đất nước họ. Anh Tấn có hỏi về số phận hai người tài công thì Sok Sammath cho biết theo tua tuần tra biển, vài ngày sắp tới sẽ có tàu ghé lại đảo để tìm họ.

- Thật tầm bậy tầm bạ hết sức, mấy người đó bộ khùng điên rồi nên mới ở lỳ lại đảo không ra về theo các anh. Hết thực phẩm thì sẽ chết đói. Chúng tôi cố gắng tìm mang họ về đây. Nhưng về đây rồi, sẽ phải chờ khá lâu nữa mới có tàu từ Kompong Som đi ra. Sok Sammath chắt lưỡi.



                                                     (cồn nữa)


Read more
Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014
Find out if your Internet service provider plays YouTube in HD

Nothing ruins the experience of watching a YouTube video like Magic of Rahat more than seeing the dreaded buffering wheel, which is why we're always working to make videos play smoothly in the best quality possible. And when you can't see what you want, when you want, it’s important you know why.

Starting today, if you’re in the U.S., you can use the Google Video Quality Report to see the level of video quality your Internet service provider can play YouTube. If you’re regularly seeing videos buffer, this report can give you a better idea of why, as well as tips to make YouTube play better. You can also see the video quality other ISPs in your area are delivering, based on these levels:

  • HD Verified: If your provider can consistently deliver HD video, a resolution of at least 720p, without buffering or interruptions--it’s HD Verified.
  • Standard Definition: If you can watch videos at a resolution of at least 360p, your provider is delivering Standard Definition.
  • Lower Definition: If videos load slowly or frequently buffer, even at resolutions lower than 360p, your provider is delivering Lower Definition performance.

Want to see our methodology? Check out the geeky details, and learn how videos get from us to you with this video.

7 ways to improve your video quality

Making sure you can watch YouTube in HD from anywhere, anytime is a shared effort among us, your Internet service provider and even you. So, to make sure you're getting the best video quality possible, check out these seven tips you can use right now:



And for those of you not living in the U.S. or Canada where the report is also available, we’ll be bringing it to more of your countries in the coming months.

Jay Akkad, Product Manager, YouTube, recently watched “Tiny Hamsters Eating Tiny Burritos - Episode 1.”
Read more
Nhân vụ Nhã Thuyên : coi lại chân dung mấy ông xuất bản !



            
       

  Ngày xửa ngày xưa, thời bao cấp, người ta đồn  ở một cơ quan văn hoá cấp tỉnh, có một ông thủ trưởng rất ham phát động thi đua viết…báo tường. Chẳng thế mà ông đưa thành chỉ tiêu mỗi đầu người mỗi tuần phải viết ít nhất một bài . Báo hại chàng lái xe, chữ nghĩa chẳng có bao nhiêu làm sao mà viết báo ?  Cái khó thò ra cái khôn, chàng bèn mượn một đoạn thơ của cụ Nguyễn Du , trong đó có câu “ Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi…” chép ra giấy, ký tên mình  rồi dán lên tuờng coi như đã hoàn thành chỉ tiêu được một tuần.
Báo tường được treo ngay trong nhà ăn tập thể, cứ mỗi lần xuống ăn trưa, thủ trưởng lại ghé vưà đọc vừa khen “tốt tốt”. Bữa đó, thủ trưởng đọc đoạn thơ ký tên chàng lái xe bèn nổi cơn lôi đình, đập bàn quát :
” Mày chửi tao là “đầu trâu mặt ngựa hả ?”.
Chàng lái xe xanh mặt :
” Dạ không ạ, thơ này là của Nguyễn Du đấy ạ ?”.
Thủ trưởng lại càng giận :
” Nguyễn Du là cái … thằng nào để tao báo công an  gô cổ nó lại…”.
Chuyện tưởng đùa , ấy thế mà hồi đó, khi ông Lý Hải Châu Giám đốc NXB Văn Học xin phép in tiểu thuyết Anna Karênina của cụ Tolstôi thì bị “cấp trên’ là đồng chí Lê Xuân Đồng, Phó Ban tuyên huấn trung ương , tức là chỉ dưới có đồng chí Tố Hữu, phán một câu xanh rờn :
” In làm gì cái chuyện ...con đĩ đó…”.
Nhưng như vậy vốn liếng chữ nghĩa còn là…khá, đồng chí Lê Xuân Đồng còn biết được Anna Karênina là một bà có chồng lại còn đi ngoại tình. Còn bây giờ, vốn liếng học hành của mấy “quan xuất bản” xem ra còn thua thời đó nhiều lắm. Chẳng nói đâu xa, cứ hỏi ngay đồng chí nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn Học  Nguyễn văn Lưu vốn  “nổi tiếng” về vụ đánh  luận văn Nhã Thuyên,  xào xáo chuyện ma của Nguyễn Ngọc Ngạn  thì đủ biết.
Tôi xin cam đoan, đố đồng chí Lưu viết được đúng tên nhà văn Victor Hugo thì thăng ngay cho đồng chí lên chức …Bộ trưởng văn hoá thông tin thì đồng chí Lưu cũng đành…chịu. Chuyện thực 100 phần 100 , quý vị nào không tin cứ thử gọi điện cho đồng chí nguyên Giám đốc NXB Văn Học đó coi.
Là vì rằng đồng chí Nguyễn văn Lưu vốn là thương binh, văn hoá lớp 10, được nhận về sửa morrasse tại Nhà xuất bản, rồi cất nhắc đi học hàm thụ văn ( mà người đời đã có câu “ dốt như chuyên tu, ngu như hàm thụ”), học xong đồng chí lập thân bằng viết bài đánh…Dương Thu Hương và nhiều người khác.
Từ đó đồng chí Lưu, vốn quê Thanh Hoá nhờ bợ đỡ Giám đốc Lữ Huy Nguyên lên vù vù, nào biên tập viên, nào Trưởng phòng văn học VN và nhảy tót lên Giám đốc NXB Văn Học quốc gia. Khốn nạn cho đồng chí, ngồi cái ghế sang trọng đó , đầu óc lại mù tịt chẳng biết ông Cam (Camus), ông Sác ( Sartre) …là những ma mọi nào, công sức đấu đá thì nhiều, bổng lộc lại ít nên đồng chí GĐ Lưu đành tháng tháng cắp cặp bay vào Sàigòn mang theo cả giấy phép khống chỉ lẫn con dấu để bán cho các “nhà phát hành”. Hỡi ôi, gọi là “nhà phát hành” cho oai, thực ra là các “đầu nậu” sách, trình độ  văn hoá thường dao động từ lớp 8 đến lớp 10, và một trong “tứ đại gia” làm sách ở Sàigòn là Sơn Minh Khai, văn hoá chưa qua bậc thành chung , vốn là lái xe cho chi nhánh NXB Văn Học, phất lên thành đại gia. “Làm ăn” theo cái lối “bán giấy phép” – chẳng đọc, cũng chẳng biên tập, cũng chẳng biết cuốn sách viết cái chi chi- cứ đóng mộc đút tiền vào túi như vậy, hồi đó đồng chí Giám đốc Nguyễn văn Lưu trở nên nổi tiếng là người nói câu “xin lỗi, xin rút kinh nghiệm” nhiều nhất nước.
Thôi thì bỏ qua vụ xào xáo sách của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn báo chí đã nói tới khá nhiều, rồi đồng chí GĐ Lưu cũng đã “sorry, sorry” tới năm bảy lần. Nào là sorry nhà văn Nguyễn thị Thu Huệ in tập truyện ngắn không xin phép tác giả, nào là sorry nhà thơ Thế Phong, đại diện dịch giả cuốn “ Những bức thư tình hay nhất thế giới” , xuất bản cũng…không xin phép , nào là sorry Cục xuất bản  vì đã in cuốn “ Chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa cấu trúc”trong đó có cả những đoạn chửi…cộng sản vân vân và vân vân…Tuy nhiên quy tội cho đồng chí GĐ Lưu thì kể cũng “oan” cho đồng chí ấy, bởi bận bịu trăm công ngàn việc , thời giờ đâu mà đọc, mà dù có đọc thì cũng đâu có biết ông Nguyễn Ngọc Ngạn là cái ông “ma” nào, ông chỉ biết có mỗi việc…bán giấy phép thôi chớ. Tôi là tội mấy cha “đầu nậu”, chẳng biết mô tê gì cả, cứ sách nào chạy là tới ông mua giấy phép mới khổ thân ông . Mà đã mua là phải…bán thôi, không bán thì lấy gì mà…ăn. Bởi vậy cả một nền xuất bản sách đều được in ra do chọn lựa của mấy ông “đầu nậu” kiểu “tứ đại gia Sàigòn” cả , ba ông Giáo sư, nhà văn , nhà lý luận thì xin cứ …đứng vòng ngoài, muốn coi thì bỏ tiền ra mà…mua. Có vậy thôi. Với cả cũng là tại…cấp dưới, chứ đâu phải “trăm dâu đổ đầu…ông Lưu”.
Cấp dưới ông Lưu có ông Phó Giám đốc Nguyễn Cừ, trong vụ xào xáo Nguyễn Ngọc Ngạn ông nói một câu rất chi là “ lập trường tư tưởng” : “ Thì in sách cho mấy anh hải ngoại để chứng tỏ ta cũng có…dân chủ chớ…”. Thôi thì cũng chẳng trách gì ông Phó Cừ, ông vốn là…Phó phòng hành chính bên Nhà xuất bản Giáo dục, chẳng hiểu “ mua chức” hết bao nhiêu, tót ngay lên cái ghế Phó GĐ NXB quốc gia Văn Học.
Còn bà nguyên Trưởng phòng văn học VN của NXB Nguyễn thị Hạnh lại trả lời báo chí về vụ Nguyễn Ngọc Ngạn một câu rất chi là …”yểu điệu thục nữ” :
” Thì in có…vài trăm cuốn thôi mà, ai đọc…”.
Thôi thì cũng lại thông cảm cho bà Hạnh, bà vốn xuất thân xứ Nghệ, lên được Hà Nội học văn rồi “chạy” được vào Nhà xuất bản Văn học đã là…mệt mỏi lắm rồi. Về được nhà xuất bản, bà Hạnh còn bận việc chồng con, hồi  bao cấp còn phải xếp hàng mua thịt mua sàbông, thời gian đâu mà…đọc sách, bởi vậy chuyện ma chuyện quỷ, ông Ngạn ông Ngọc gì cũng cứ là …duyệt hết, cứ anh GĐ Lưu đã ký bán giấy phép rồi  là bà ký theo liền. Bởi vậy bà mới được anh Lưu o bế, sắp xếp cho cái ghế Phó GĐ chớ.  Mai kia  không hiểu nhà nước có “sắp xếp lại tổ chức” không, chứ cứ để mấy ông mấy bà cỡ này cầm cân nảy mực cho cả một nền xuất bản văn học  quốc gia như thế này, không khéo họ cho in cả “ Những bí mật thành Paris”” Cậu Chó”” Cô giáo Hạnh”….cũng nên.
Nhà xuất bản Văn Học đã thế, đến lượt Nhà xuất bản Hội nhà Văn thuộc Hội Nhà văn VN cũng “lắm chuyện” buồn lòng…cấp trên. Đồng chí Giám đốc kiêm nhà văn Nguyễn Phan Hách vốn sự nghiệp văn chương may ra trong giới còn nhớ được mỗi cái tên truyện ngắn “ Tổ chim sẻ”. Thế rồi khi đồng chí cho xuất bản truyện “ Thượng đế thì cười” của nhà văn Nguyễn Khải tưởng là…ăn chắc rồi, ấy thế mà trên cũng ra lệnh thu hồi, không cho phát hành. Mới đây người ta lại phát hiện ra đồng chí Hách bán giấy phép cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “ Câu chuyện của dòng sông” của Hermann Hersse, dịch giả Phùng Khánh  tức Ni sư Thích nữ Trí Hải,  hồi đó còn sống ở Sài Gòn , thì lại in là Bùi Giáng dịch. Không biết có phải mấy cha “đầu nậu” mượn tên người đã khuất để trốn trả nhuận bút không , chứ ông Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn đâu có biết ông Hermann Hersse, bà Phùng Khánh, ông  Bùi Gíang là những…ai ai ? Mà ai đứng tên dịch giả chẳng được, miễn là cứ trả đủ nhuận  bút là OK rồi. Mấy bác “độc giả” cứ tò mò, thóc mách bới ra làm gì . Cứ để yên cho mấy chả còn ngồi vững trên  ghế các Nhà xuất bản chớ. Rõ rách việc…


Read more
no image

Trololo! YouTube turned 9 this May. And what multitudes are contained in that vast near-decade of video?

To call out just a few highlights in YouTube history, there are more than 120,000 videos inspired by “Let it Go” (based on videos posted with that title), half a million by “Gangnam Style,” and a stunning 1.5 million videos by “Harlem Shake” (that’s a lot of motorcycle helmets). These inspired riffs got us thinking about those magical moments when songs become bona fide trends—and people all over the world start remixing, covering, parodying, dancing, and lip-dubbing.

So to celebrate this year, we pay homage to the music you've made on YouTube. We got a bunch of your favorite performers together to cover some of the most memorable musical moments in YouTube’s history. The result is a mashup called YouTube Birthday Karaoke Night, featuring familiar faces like The Gregory Brothers, Chester See, Cimorelli and more (see if you can spot all 18).


Now raise your Cups ... ’cause Here it Goes Again. Call us Maybe?

Claire Stapleton, YouTube Culture & Trends, recently watched (and crooned along to) the playlist Nine Classic Hits Celebrating YouTube’s Ninth Birthday.
Read more
Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014
no image



                                    (tiếp theo)

Hắn cảm thấy sung sướng như một đứa trẻ. Hắn châm diêm đốt một điếu thuốc. Ánh lửa sáng lên soi rõ khuôn mặt phờ phạc của hắn rồi tắt ngấm ở hai bờ môi. Một người phu xích lô ghếch xe lại chỗ của hắn.
Người phu xe : “Đi” không cậu ? Có chỗ này hay lắm!
Tác giả : Hay thật không ?
Người phu xe: Ối !  Còn phải nói ! Tuyệt !
Tác giả: Đó! Tôi biết mà. Tác giả là tôi  đấy !
Hắn có cảm tình ngay với người đứng trước mặt. Gã ta dìu hắn lên xe. Mắt hắn ríu lại. Mình hắn vật xuống, hai chân duỗi thật dài. Tiếng động văng vẳng hai bên đường phố bây giờ ru hắn vào một giấc mơ với những nhân vật đang bềnh bồng trên sân khấu...


                                    TRÊN  SÂN KHẤU.

Nghĩa : Em uống cạn ly này đi đã rồi anh cần trình bầy với em một sự thực.
Nga : Trời ơi! Trông cái vẻ mặt nghiêm trang của anh mà em phát sợ.
Nghĩa: Bình tĩnh đi nào....
Nga : Nhưng em không bình tĩnh được. Cứ đứng bên cạnh anh là em không bình tĩnh được.
Nghĩa: Như vậy nếu chẳng có anh thì sao ?
Nga : Ồ! Em không nghĩ đến điều ấy. Không bao giờ em nghĩ đến điều ấy cả. Anh đã chẳng nói với em rằng chúng mình không bao giờ xa nhau là gì.
Nghĩa : Chúng mình sẽ không bao giờ quên được nhau !
Nga : Đấy! Như thế thì em còn phải lo lắng làm gì nữa cho thêm mệt. Em cứ mặc kệ anh. .
Nghĩa: Hãy để cho anh nói hết đã. Anh chỉ nói rằng chúng mình sẽ không bao giờ quên được nhau thôi.
Nga : Thế là đủ rồi!
Nghĩa: Em không hiểu.
Nga : Có gì mà không hiểu ! Em yêu anh, anh yêu em, thật là giản dị có gì mà rắc rối đâu ?
Nghĩa :Nhưng không phải cứ yêu nhau là được gần nhau mãi mãi.
Nga : Anh nói cái gì mà lạ vậy? Ai cấm chúng mình? Ai có quyền cấm chúng mình ?
Nghĩa. Đó là một sự  thực mà anh cần nói với em.
Nga: Trời ơi! Hai tay em  run lên rồi đây này !
Nghĩa : Thì anh đã khuyên em hãy nên bình tĩnh. Bình tĩnh để đón nhận tất cả sự thực nó đến với mình !
Nga: Không có sự thực nào chia rẽ được hai chúng mình hết cả !
Nghĩa: Nhưng nó vẫn là sự thực và chúng ta mặc dầu yêu nhau thế nào cũng không thể thoát khỏi cái tai họa ấy.
Nga : Trời ơi! Anh đừng dọa em như thế.
Nghĩa : Sự khổ sở, buồn rầu của em không làm anh đau đớn hay sao mà em lại nói thế.
Nga : Vậy tốt hơn là anh đừng nói gì nữa.
Nghĩa : Anh không thể không nói được bởi vì...
Nga : Vì sao?
Nghĩ :. Sáng ngày mai anh xuống tầu đi xa  rồi...
Nga : Ôi chao ôi!
Nghĩa : Đó là nhiệm vụ bắt buộc của anh. Anh không thể làm khác hơn được.
Nga : Anh ơi !
Nghĩa : Bình tĩnh đi nào Nga! Bây giờ là lúc chúng mình phải sáng suốt. Phải quên đi những kỷ  niệm đã  qua.


                           TRONG HẬU TRƯỜNG

Nhà đạo diễn : (bật dậy) Ồ ! Bò thật ! Cái thằng thế thì bò thật ! Đã dặn đi dặn lại đến như  thế mà vẫn cứ  quên !
Nhà Mạnh Thường Quân : Chết ! Quên ở chỗ nào?
Nhà đạo diễn: Bình tĩnh đi nào Nga . Bây giờ  là lúc chúng mình phải sáng suốt. Phải nghĩ đến tương lai mà quên đi những kỷ niệm đã qua...
Nhà Mạnh Thường Quân: Ồ ! Quên có vài chữ tẹp nhẹp, ăn thua gì!
Nhà đạo diễn: Ô hay ! Một tác phẩm văn nghệ xây dựng dầy công như thế mà ông cho là tẹp nhẹp không ăn thua gì ! Ông có biết  rằng nhiều khi chỉ một con ốc long ra là sập luôn cả một cái cầu không? Với lại trong lãnh vực kịch nghệ, nhân danh là đạo diễn, tôi phải tôn trọng tác giả. Tôi không có quyền bóp méo vở kịch. Theo quan niệm của những nhà đạo diễn lừng danh ngoại quốc...
Nhà Mạnh Thường Quân: Ồ! Ông cứ khéo lo xa. Đã đành là không nên hụt, nhưng hụt có một câu như thế cũng chả chết ai. Tôi có cảm tưởng nếu như tác giả ở đây, chắc ông ta không đến nỗi xuýt xoa đau xót đến thế....
Nhà đạo diễn : Hừ ! Ông thật là người thiếu kinh nghiệm sân khấu. Ông phải biết rằng với những khe hở như thế, nó sẽ kéo theo nhiều khe hở khác, có thể đưa đến chỗ làm sụp đổ cả một vở kịch giá trị...
Nhà Mạnh Thường Quân: Ờ, sụp đổ cả một vở kịch thì không có thể chấp nhận được, nhưng cái đó thuộc về phạm vi  trách nhiệm của ông chứ !
Nhà đạo diễn : Ấy! Sao ông lại đổ trách nhiệm cho tôi được nhỉ, trong khi ông giao cho tôi toàn là những diễn viên “bò” như thế !
Nhà Mạnh Thường Quân : Sao? Nói vậy là ông có ý chê diễn viên của tôi ít tài?
Nhà đạo diễn: Bất tài thì đúng hơn.
Nhà Mạnh Thường Quân:  Này ! Chúng ta nên giữ thái độ lịch sự với nhau thì hơn.
Nhà đạo diễn: Ồ! Ở ngoại quốc, điều kiện căn bản của một nhà đạo diễn có tài là phải biết nói thẳng. Nói thẳng với bất cứ ai, nhất là với những nhà Mạnh Thường Quân bỏ tiền ra dựng kịch như ông.
Nhà Mạnh Thường Quân: Nhưng ông cho tôi là “khẹc” đến thế nào để đến nỗi dại dột vừa mất tiền vừa bị kẻ khác cười mũi vào mình ?
Nhà đạo diễn: Vậy, đó là một kinh nghiệm cho ông. Tốt hơn hết, ông nên cất tiền trong tủ.
Nhà Mạnh Thường Quân : Ái chà ! Cái đó mới thật là phi văn nghệ !
Nhà đạo diễn: Á ! À !
Nhà Mạnh Thường Quân: Chứ sao! Tôi không phải là kẻ coi nặng vần đề tiền bạc. Tôi có thể vung tiền không tiếc tay đối với một tác phẩm gọi là... gọi là văn nghệ như thế này.
Nhà đạo diễn: Thật bất ngờ đấy nhé. Ra là ông chịu tốn kém vì nghệ thuật ! Thế mà tôi cứ tưởng ....
Nhà Mạnh Thường Quân: (trợn mắt) Ông tưởng gì? Ông cho là tôi vì cái con khẹc gì kia chứ ?
Nhà đạo diễn: Ồ! Không! Không!....Bò thật! Tôi bò thật!

Ngay lúc ấy có tiếng đập phá ngoài sân khấu. Ly tách vỡ loảng xoảng, giọng Nghĩa vang lên thất thanh và có tiếng Nga nức nở khóc. Nhà Mạnh Thường Quân và nhà đạo diễn cùng rời chỗ đứng ghé mắt qua cánh gà nhìn ra sân khấu.


                      TRÊN SÂN KHẤU

Nga : Tôi hiểu rồi ! Bây  giờ tôi mới thấy mặt trái khốn nạn của anh.
Tiếng người nhắc vở  : Tôi dại !
Nga : Tôi dại !
Tiếng người nhắc vở: Tôi dại thật! Thực là một bài học đắt giá!
Nga :  Tôi dại thật! Thực là một bài học đắt tiền!


                                Ở SAU CÁNH GÀ

Nhà đạo diễn : (giơ hai tay lên trời) Ôi trời đất ơi!!!
Gã ném mạnh điếu thuốc xuống chân và dẫm nát một cách hằn thù. Trong lúc ấy tiếng xô xát lại nổi lên dữ dội và vai Nga đầu tóc rã rượi chạy vào.
                  
       
                TRONG HẬU TRƯỜNG

Nhà Mạnh Thường Quân : Ồ ! Cô diễn xuất thật là tuyệt ! Tuyệt ! Cô làm tôi muốn khóc rồi đấy nhé.
Diễn viên  sắm vai Nga : Trời ơi ! Thật ư ! Ông nói thật đấy  ư ?
Nhà Mạnh Thường Quân: Còn hơn mức cô tưởng ấy nữa. Cô không biết rằng tôi đã say mê theo dõi từng cử chỉ, từng điệu bộ của cô hay sao? Ồ! Cô yên chí, thế nào cô cũng sẽ trở nên một ngôi sao sáng của ngành kịch nghệ trong tương lai.
Diễn viên  sắm vai Nga: Ông làm tôi cảm động quá. Thật không ngờ. Thật chính tôi cũng không ngờ tôi lại được đến thế .
Nhà đạo diễn: (xen vào) Vâng ! Chính tôi cũng không ngờ cô lại đến thế được !
Diễn viên sắm vai Nga: Ồ ! Ồ! Tôi sung sướng quá!  Tôi sung sướng quá đi mất !
Nhà đạo diễn bật lên cười. Nụ cười cục cằn thô lỗ phát ra thứ âm thanh ùng ục như muốn tắc lại trong cổ họng gã. Gã hít thật dài. Bầu không khí trong hậu trường cứ mỗi lúc một ngột ngạt thêm. Gã thong thả tiến lại phía cửa sổ và trèo lên ngồi vắt vẻo.
Đằng sau gã, nhà Mạnh Thường Quân đang trịnh trọng cầm tay nữ diễn viên sắm vai Nga và dìu đi như người ta dìu một minh tinh đã nổi tiếng thực thụ. Hai người đi khuất vào phòng hóa trang.


                                      TRONG PHÒNG HÓA TRANG

          Nhà Mạnh Thường Quân: Mời cô ngồi xuống đây cho đỡ mệt. Cô uống nước cam nhé.
Diễn viên  sắm vai Nga: Vâng. Xin cám ơn ông. Thực là phiền ông quá !
Nhà Mạnh Thường Quân: Ô! Phải kể đó là một hân hạnh cho tôi chớ. Trước những thiên tài, bao giờ tôi cũng  thấy mình như nhỏ lại.
Diễn viên  sắm vai Nga: Chết  nỗi, ông cứ dạy quá lời.  Tôi đâu dám mong được như thế..
Nhà Mạnh Thường Quân: không nên quá nhún nhường. Tôi tin rằng cô sẽ đạt được tới mức thiên tài thực thụ nếu cô còn cảm thấy say mê sân khấu.
Diễn viên  sắm vai Nga: Ồ! Với sân khấu thì tôi sẽ say mê, và say mê đến tột cùng. Tôi nghĩ rằng kể từ nay cuộc đời của tôi sẽ gắn liền vào với sân khấu và chỉ có sân khấu là ý nghĩa cuộc đời của tôi mà thôi.
Nhà Mạnh Thường Quân: Thế thì hay lắm. Tất cả mọi thiên tài trên thế giới đều khởi đầu bằng sự say mê. Say mê là số một, là chìa khóa mở mọi két sắt. Không say mê thì không làm nên cái trò trống gì hết sất cả.
Diễn viên sắm vai Nga : Đúng ! Ông dạy đúng quá!
Nhà Mạnh Thường Quân : Thì thế ! Mà vì thế tôi lại càng tin tưởng ở cô. Tôi sẽ...tôi sẽ bỏ thật nhiều tiền để dựng kịch cho cô đóng, miễn là cô sẵn lòng hợp tác với tôi. .
Diễn viên  sắm vai Nga: Trời ơi ! Sao lại không được nhỉ! Đó cũng thật là một vinh dự lớn lao cho tôi.
Nhà Mạnh Thường Quân: Nào có cái gì đâu !  Cô muốn là trời muốn mà.  Hai chúng mình sẽ còn nhiều dịp gặp nhau để bàn tính .....
Diễn viên  sắm vai Nga: Tôi hy vọng như thế.
Nhà Mạnh Thường Quân : Cô thật là thông minh và tế nhị. Gần cô tôi cảm thấy dễ chịu vô cùng. Tôi tin là chúngmình sẽ rất ăn ý với nhau (cầm lấy tay thiếu nữ).
Diễn viên  sắm vai Nga (rụt lại) : Kìa người ta đang gọi tôi. Xin phép ông nhé!
Nhà Mạnh Thường Quân: Cái gì thế ! Con khẹc ! Đứa nào gọi cái gì thế?

Người nữ diễn viên đi vụt ra. Cánh cửa khép lại kêu cót két. Mùi nước hoa ngây ngất của nàng còn vương lại trong bốn bức tường hẹp. Cốc nước đá trơ trẽn trên bàn toát ra một dòng nước lạnh chẩy ngoằn ngoèo qua những hộp phấn. Nhà Mạnh Thường Quân cúi thấp xuống, vừa càu nhàu vừa soi lại bóng mình trong gương. Dưới ánh đèn, mái tóc của lão trở nên bóng nhẫy nhụa. Từng giọt mồ hôi lăn tăn chảy xuống vầng trán thấp và dô. Lão trịnh trọng sửa lại cái nơ hơi xô lệch trên cổ áo trắng muốt. Hơi thở phì phò của lão che mờ cả khuôn mặt phì nộn ở trong gương.                             
                            
                                 NGOẠI CẢNH

Người phu xe : Đến rồi !
Tác giả : (choàng dậy) Cái gì thế ?
Người phu xe: Thưa cậu đến rồi !
Tác giả : Đến đâu ?
Hắn ngồi thẳng người lên ngơ ngác nhìn ra chung quanh. Bốn bề vắng lặng. Đường phố gió heo hút. Trời về khuya. Hơi lạnh ngấm qua hai riềm mi làm hắn thấy bớt nặng.
Tác giả: Đây là đâu ?
Người phu xe: Ngoại ô thành phố .
Tác giả: Ngoại ô thành phố  ? Tại sao lại thế nhỉ ?
Gã phu ghếch cái xe vào sát vỉa hè rồi nhẩyxuống. Hai người đi vào một ngõ hẻm.
- Tối quá! Rạp hát tan từ lúc nào ?
- Chưa ! Mới gần mười một giờ thôi .
- Chết, còn vở kịch của tôi.
- Để tôi quay lại lấy.
- Ô hay! Lấy cái gì ? Ở đâu ?
- Thì vở kịch cậu vừa nói đấy. Chắc là  cậu đánh rớt trên xe.
- À, thôi ! Tôi nhớ ra rồi. Tôi bỏ đi từ chập tối. Tôi uống rượu ở tiệm La Frégate.
- Tôi thì đã đón cậu ở cửa bar Thiên Nga.
- Thiên Nga?  Tôi vào Thiên Nga từ bao giờ nhỉ ?
- Cậu rẽ lối này !
- Anh dẫn tôi đi đâu thế ? Khát nước quá !
- Ở đấy có đủ cả. Cậu muốn rượu cũng có.
- Vậy thì mau lên!
- Tới đây rồi !..
Gã phu xe dừng lại trước một căn nhà khuất sau một lùm cây. Qua khung cửa, ánh sáng hắt ra một mầu xanh dịu. Gã đi vào sân đất với một vẻ sành sỏi, quen thuộc và gõ lên cánh cửa gỗ xộc xệch. Có tiếng khóa mở lách cách và một đầu người thò ra. Ánh sáng ùa theo làm tác giả chói mắt. Hắn nhắm nghiền lại và có cảm giác như mình đang đi trên một giải bèo mây. Mấy phút sau người ta đẩy hắn vào một căn phòng. Không khí nồng nực hẳn lại. Hắn mở choàng mắt ra nhìn và thấy tỉnh tảo hơn. Bà chủ nhà người cao lớn, da thịt ngồn ngộn, phốp pháp đứng ngay ở giữa phòng.

                                        (còn tiếp)
Read more
no image

Nine-time Grammy Award winner John Legend. Dubstep violinist Lindsey Stirling. The most popular dancers on YouTube, Les Twins. On their own, these artists have topped charts, gone platinum and generated more than a billion combined views on YouTube. Tomorrow night, the John F. Kennedy Center for the Performing Arts in Washington, D.C. will host these artists and more to perform on its iconic stage.

Tune-in tomorrow at 7:30 p.m. ET at youtube.com/TheKennedyCenter for “YouTube OnStage Live from the Kennedy Center,” a celebration of art, technology, and culture that unites stars who are building global fan bases worldwide on YouTube.


Whether it’s the vintage cover artists Scott Bradlee & Postmodern Jukebox, or the Playing for Change movement that helps connect the world through music, all the performers featured in the event have found a global platform and audience for their creativity on YouTube.

Visit the Kennedy Center’s YouTube channel for the full rundown of the night, artists’ videos, and a replay of the event after it airs live. And if you’re in D.C., head down to the Kennedy Center for free tickets tomorrow evening.

Ali Rivera, West Coast Head Artist Label Relations, recently watched "Dude, what? This ramen sucked."
Read more
Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU - KỲ 132


                                      
                                           (tiếp theo)




Ong Sáu Thượng cứ ngồi bóp chân cho vợ mãi gần sáng bà ngủ thiếp đi, ông mới rón rén lên giường nằm lăn quay. Tuy nhiên ông cứ trằn trọc, ruột gan rối bời vì những lo nghĩ  như cái gai nhọn bấu lấy đầu . Ong lo bà Kiểm tra thành uỷ sau khi nghe  những lời nói chết người của ông thành uỷ viên liệu có báo cáo  Ban nội chính thành uỷ  ? Ong lo ông thành uỷ sau khi được cấp cứu, tỉnh dậy sẽ gặp thường trực ban Bí thư tố cáo hết mọi tội lỗi của ông. Oi mẹ ôi, chỉ cần một trong hai chuyện đó xảy ra là đời ông đi tong, nhất định những kẻ xưa nay đối nghịch sẽ nắm lấy cơ hội quật ngã ông.
Ông nghĩ ngợi mãi rồi ngủ thiếp, lúc tỉnh dậy, bà đã đi từ lúc nào. Sáng nay ông phải chủ trì một cuộc họp giao ban . Ôag chẳng  còn bụng dạ nào ăn bát cháo yến do bà bếp bưng lên , chỉ húp sơ sơ vài thìa rồi khi xe tới đón, ông hấp tấp bước qua sân vấp một cái đau điếng. Có phải điềm gở không đây ? Sao đang lo lắng thế này mà lại vấp ? Lát nữa chắc phải ghé qua nhà thằng Bảy Dự nhờ nó coi giúp. Thằng này chuyên gia bói dịch, coi tử vi. Khách của nó toàn các ông bà tai to mặt lớn. Mỗi khi phải quyết định việc gì quan trọng, các đồng chí đều ghé tới nhà hắn nhờ coi giúp. Xe tới cơ quan lúc nào không hay. Gã  lái xe phải nhắc, ông Sáu Thượng mới như người choàng tỉnh, mở cửa xe bước xuống.  Gặp người cấp dưới ông như người mất hồn, vào cuộc họp ông cũng ngơ  ngẩn làm ông Trưởng phòng tổng hợp đi tới, hỏi han :
“ Anh Sáu ốm hay sao, nom phờ phạc thế ?”
Onag Sáu Thượng giật mình :
“ Không, không sao cả…chả là đêm qua thức hơi khuya .”
Ong Trưởng phòng nhìn ông chăm chú :
“ Thủ trưởng khéo không ốm rồi. Hay ta hoãn họp đi…”
Ong Sáu Thượng lắc đầu, ông không muốn mọi người biết ông đang có nỗi lo trong lòng. Họp được nửa buổi , gã thư ký chợt ghé vào tai ông :
“ Chú Ba nhắn chú đầu giờ chiều nay lên gặp chú có việc…”
Onag Sáu Thượng giật nảy người :
“ Việc gì mày biết không ?”
Gã thư ký lắc đầu :
“ Dạ không…chú Ba không nói gì hết…chỉ nói có việc cần…”
Ông Sáu Thượng tối tăm cả mặt mũi. Chẳng lẽ mụ Kiểm tra  đã chạy lên gặp lãnh đạo từ sáng sớm nay. Hoặc giả lão thành uỷ đã tỉnh lại và đã gọi điện lên ban nội chính. Lòng dạ rối bời, ông bỏ cuộc họp vào buồng riêng gọi điện cho bà nhưng bà không trả lời và cũng không ai biết bà đi đâu. Chẳng còn đầu óc đâu theo dõi buổi họp , ông cho giải tán và lên xe chạy thẳng tới nhà Bảy Dự.
Gã này ở mãi ngoài ngoại thành, vườn rộng thênh thang, ngôi nhà ba tầng ẩn khuất trong lùm cây. May quá gã vừa đi đâu về, nhìn thấy xe ông Sáu Thượng đi vào cổng, gã vồn vã :
“ Có việc gì mà rồng đến nhà tôm đây ? Sao ông anh không điện cho thằng  em tới ?”
Onag Sáu Thượng vội vã :
“ Đang có việc nhờ thầy đây…”
Bảy Dự có thừa kinh nghiệm về  vụ các “quan lớn trong triều” đột xuất phóng xe tới nhà gã. Thông thường họ đang phải quyết định chuyện gì đó chẳng hạn chuyển công tác sang chức vụ mới, nhận tiền “phong bì” của một Công ty, mua đất cất nhà bằng tiền “phết phẩy”, bị báo chí tố cáo dính dáng tới tham nhũng và đang có nguy cơ bị thanh tra, khởi tố…Vừa nhìn thấy vẻ mặt lo lắng của ông Sáu Thưuợng, Bảy Dự biết ngay sếp đang vướng chuyện nghiêm trọng nên mời ngay ông Sáu Thượng vào phòng riêng, đóng cửa lại .
“ Thủ trưởng đang lo bị tố cáo hẳn ?”
Ong Sáu Thượng giật mình, tảng lờ :
“ Tao chỉ tới nhờ mày coi mình đang đi bị vấp ngã là điềm gì ?”
Gã Bảy Dự như mở cờ trong bụng, vậy là nhất định sếp gặp rắc rối nên mới tới gặp đây. Nếu vậy, doạ cho sếp một trận mất ăn mất ngủ moi tiền mới dễ. Gã lên giọng:
“ Đang đi mà vấp ngã có nhiều trường hợp. Hoặc vướng cái gì đó như mô đất, giây thừng, cục gạch là một chuyện, còn không vướng gì mà lại vấp ngã thì lại là chuyện khác...”
Ông Sáu Thượng vội vã :
“ Đấy đấy...tao rơi vào trường hợp này đấy. Sáng nay từ trong nhà bước ra lên ô tô, tới giữa sân chẳng vướng víu gì, ngã một cái chúi đầu về trước...”
Gã Bảy Dự tỏ vẻ quan trọng :
“ Thủ trưởng còn nhớ mình vấp ngã lúc mấy giờ không ?”
“ Đầu giờ buổi sáng...”
Gã Bảy Dự gật đầu :
“ Vậy là giờ Tuất, tuổi của sếp cũng là Tuất, hôm nay cũng ngày Tuất...không khéo thủ trưởng mắc hạn tam tai rồi cũng nên...”
Ông  Sáu Thượng tái mét mặt :
“ Chết...có cách nào giải hạn được không ?”
Gã Bảy Dự cười hề hề :
“ Hạn nào cũng giải được hết...có điều...tốn kém lắm thủ trưởng ạ...”
Ông Sáu Thượng lập tức rút trong người ra một tập đô la đưa cho Bảy Dự :
“ Mày cứ lập đàn giải hạn cho tao , hết bao nhiêu tao chi nữa...”
Thằng Bảy Dự chỉ chờ có thế, gã cất tiền vào ngăn kéo rồi mới ba hoa về các thứ sao trên trời, các thứ quẻ trong sách của gã khiến ông Sáu Thượng ù cả tai, xua xua tay :
“ Thôi được rồi, thôi được rồi, mày cứ làm cho thật tốt. Khi nào tai qua nạn khỏi tao sẽ có thưởng...”
Xe chở ông Sáu Thượng quay về cơ quan gqx thư ký đã từ trong chạy ra, hấp tấp :
“ Báo cáo thủ trưởng, văn phòng đồng chí Ba lại vừa gọi điện hỏi thủ trưởng về chưa ? Nhớ đầu giờ lên gặp đồng chí Ba có việc cần...”
ÔngSáu Thượng tái mặt :
“ Thế à ? Có chuyện gì thế ? Họ có nói gì không ?”
Gã thư ký lắc đầu :
“ Dạ không, không thấy nói chuyện gì chỉ nói đồng chí Ba cần gặp thủ trưởng thôi ạ...”
Ông Sáu Thượng tối sầm cả mặt. Vậy đúng rồi, nhất định hoặc con mẹ Kiểm tra hoặc lão thành uỷ đã báo cáo với sếp lớn rồi. Chà, phen này chắc chết hẳn thôi. Bà vợ ông nay đã có tuổi, chẳng còn hương sắc như ngày xưa nên chắc cũng chẳng tác động gì được. Tiền bạc, đất cát, bất động sản sếp lớn cũng chẳng  còn thiếu thứ gì. Đô la ngoại tệ đồng chí cũng có tài khoản vài tỷ ở ngân hàng nước ngoài. Chà chà...biết dùng cái gì để lót tay đồng chí bỏ qua vụ này đây. Ngày xưa, nghe đồn chính thằng con trai Thủ tướng bắn chết bạn lại cũng là con ông lớn, vậy mà họ dàn xếp với nhau ổn thoả , chẳng ai phải ra Toà . Ông không phải Thủ tướng nhưng cũng là cán bộ cấp cao , vậy thì đồng chí Ba chắc cũng phải nương nhẹ chứ, xử sát ván đâu được ?
Lúc này ông rất cần vợ hỏi ý kiến trước lúc lên gặp sếp lớn nhưng mà chẳng hiểu bà đi đâu suốt sáng giờ. Ông liếc nhìn đồng hồ, còn gần một tiếng nữa mới tới giờ hẹn, ông phảy tay ra lệnh cho lái xe chở ông về qua nhà. Tới cổng, ông chạy vội vào phòng khách, quái lạ, bà đi đâu vẫn chưa về, trên bàn cũng chẳng có mảnh giấy nào nhắn nhe .
Bà đi đâu vậy nhỉ ? Chắc là chạy lên văn phòng anh Năm rồi. Anh Năm công tác thuần tuý ở bên Đảng, đứng về vai vế còn lớn hơn đồng chí Ba nữa kìa. Nếu vợ ông xin được anh Năm nhận lời giúp đỡ thì chẳng còn lo nỗi gì. Bất chợt có tiếng chuông điện thoại reo trong phòng khách. Ong giật bắn người, không khéo đồng chí Ba trực tiếp gọi tới giục lên gặp đây. Ong cung kính nhấc điện thoại, giọng rụt rè :
“ A lô…”
Hoá ra không phải là đồng chí Ba mà thằng Hàm, con trai quí tử của vợ từ mãi trong Sàigòn gọi ra. Oi trời ôi, sao nó liều mạng thế ? Nó còn đang trốn tránh cái tội giết người mà lại còn khơi khơi điện thoại thì khác gì lậy ông tôi ở bụi này. Ong quát :
“ Tao đã dặn mày ở yên trong đó , ẩn nấp cho thật kín, sao còn gọi điện ra đây?”
Thằng cằm bạnh, quí tử của vợ ông và đồng chí Trưởng ban ngày xưa chẳng hề hỏi han mẹ nó một câu, cũng chẳng lo lắng gì về hậu quả chuyện tầy đình hắn đã gây ra mà buông thõng :
“ Tôi muốn nói chuyện với mẹ …”
“Mẹ mày chạy tội cho mày suốt từ sáng có thấy mặt đâu. Có chuyện gì cần không thì cúp máy đi!”
Tiếng thằng Hàm cười nhạt :
“ Cần nhất bây giờ là…tiền. Bố nói mẹ gửi cho con ít tiền không thì con lại quay ra Hà Nội đó…”
Onag Sáu Thượng cuống quít :
“ Ay chớ…chớ có ra…ra bây giờ là mày chết chắc, rồi liên luỵ đến cả tao nữa. Mày cứ nằm yên trong đó tao sẽ nói mẹ mày gửi tiền vào …”
Thằng Hàm lại cười :
“ Con chờ đúng một tuần nữa, nếu không nhận được tiền con sẽ bay ra….”
Ong Sáu Thượng chưa kịp hỏi han nó đã đặt máy cái rụp. Thằng con mất dậy, ngoài tiền bạc để ăn chơi nó không hề chia sẻ với bố mẹ nó những lo lắng do chính nó gây ra. Biết thế này, ngay lúc phát hiện ra hắn bóp cổ chết con gái ông thành uỷ,  ông cứ lén mẹ nó gọi điện thoại cho cảnh sát tới còng tay hắn đi cho xong chuyện, chẳng liên luỵ gì tới ông. Tất nhiên ông chỉ nghĩ vậy cho hả giận thôi, đời nào ông dám qua mặt vợ làm chuyện đó.
Tiếng còi xe làm ông nhớ ra xe vẫn đợi ông để tới nhà đồng chí Ba. Ong vội chạy ra xe , giục người lái chạy cho nhanh. Nhà đồng chí Ba ở một biệt thự sang trọng  giữa  khuôn viên có vườn cây um tùm tại khu  trung ương ở đường Trần Phú, Quận Ba Đình. Xe chạy qua cổng có cây chắn và lính gác, qua sân trải sỏi, có hàng cây cảnh. Ong Sáu Thượng tim đập thình thình theo chân người bõ già vào phòng trong, ngồi chờ trên ghế xa lông gỗ quý khảm trai loè loẹt. Không biết con mẹ Kiểm tra hoặc lão thành uỷ đã tới đây chưa và đã tố cáo ông những gì. Ong Sáu Thượng đã sắp sẵn trong đầu những câu trả lời, tất nhiên là ông sẽ chối phăng mọi chuyện, coi như đó là một âm mưu làm mất uy tín , hạ bệ ông và như vậy không khéo đây là âm mưu phá hoại của thế lực thù địch cũng nên.
Ong Sáu Thượng ngồi chưa nóng chỗ, đồng chí Ba đã lừng lững bước vào trong bộ bà ba lụa màu mỡ gà. Đồng chí cất tiếng nói ồm ồm như nước chảy trong ống bương :
“ Sao ? Khoẻ chớ ? Mấy hôm rầy có bận rộn lắm không hè ?”
Ong Sáu Thượng nói trong hơi thở :
“ Báo cáo anh Ba tôi đang chuẩn bị phương án tổ chức nhân sự theo mô hình tăng cường cấp huyện theo gợi ý của anh Ba từ tháng trước nên cũng khá bận ạ…”
Đồng chí Ba xoè chiếc quạt giấy ra quạt quạt , cười hềnh hệch :
“ Tốt…tốt…vậy tốt lắm…bữa ni qua có chuyện  muốn hỏi đây ?”
Ong Sáu Thượng muốn đứng tim. Đó, tai ương bắt đầu nổ ra rồi đây, theo lời đồn đại không ngại đồng chí Ba quát tháo chỉ sợ đồng chí  cười, nhất cười hềnh hệch. Ong bõ già bưng tới hai ly dừa. Đồng chí Ba vui vẻ :
“ Giải khát…giải khát…nước dừa vừa mắt vừa lành…bác sĩ khuyên uống nước dừa là tốt nhất…”
Ong Sáu Thượng chẳng còn bụng dạ đâu mà thưởng thức đồ uống, miễn cưỡng đưa chiếc ly lên miệng, chỉ mong đồng chí Ba mau mau nói ra cái điều đồng chí muốn hỏi để ông thoát khỏi  cơn hồi hộp đang làm ông lo đến  tức cả ngực , tay chân run bần bật.  Có vẻ tâm trạng ông Sáu Thượng không lọt qua con mắt đồng chí Ba nhưng đồng chí vẫn tỉnh bơ khề khà nhấp từng ngụm nước dừa như quên bẵng mất người ngồi trước mặt. Ong Sáu Thượng nín thở chờ đợi trong bụng chửi  thầm, mẹ kiếp, thân phận mình thật chẳng khác gì con chuột trước miệng con mèo, nó cứ thích vờn cho chán rồi mới vồ.
 Sau cùng đồng chí Ba cũng đặt cái ly rỗng xuống cất giọng :
“ Vậy ta vào việc hè…Các đồng chí Cuba và đồng chí Phi đen Castro có nhã ý mời một đoàn cán bộ ta chuyên làm công tác lý luận sang bên đó báo cáo về vấn đề vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tế sinh động của cách mạng Việt Nam. Đồng chí hẳn biết mối quan hệ giữa đảng ta và đảng Cuba là mối quan hệ anh em ruột thịt, thuỷ chung son sắt trước sau như một, bởi vậy chủ trương của đảng là đáp ứng cao nhất những đề nghị của các đồng chí Cuba. Thường vụ đã họp và nhất trí cử đồng chí lam Trưởng đoàn công tác lý luận sang giúp các đồng chí Cuba anh em…”
Ong Sáu Thượng mừng rỡ như  cất được tảng đá khỏi đè nặng trong ngực. Rõ thật thần hồn nát thần tính. Còn lâu cả lão thành uỷ lẫn bà Kiểm tra mới mò tới được nơi thâm nghiêm kín cổng cao tường này. Cứ tưởng chuyện bị tố cáo bao che giết người ngờ đâu lại là chuyện xuất ngoại. Thực ra nếu bình thường không có chuyện thằng con trai vợ ông giết người thì chưa chắc ông đã nhận lời. Sang Cuba là cái xứ cộng sản nòi, vừa nóng bức vừa thiếu đói lại suốt ngày cứ phải diễn bộ mặt nhà mác xít lêninít chân chính và nhai đi nhai lại những giáo điều nhàm chán và cũ rích ông chẳng muốn chút nào, nhất định tìm cách thoái thác. Vậy nhưng trong lúc này ông đang lo ngay ngáy chuyện bao che thằng con trai vợ ông phạm tội giết người nên ông lại muốn đi thật xa  tránh mặt. Nghĩ vậy, ông vui vẻ :
“ Báo cáo anh Ba, một khi đảng phân công  tôi sẵn sàng chấp hành  ..”
“ Vậy tốt...vậy tốt lắm...tuần sau đồng chí sang Ban đối ngoại họp với các đồng chí bên đó hí !”
Đồng chí Ba lại cười hềnh hệch và vui vẻ tiễn ông ra tận cửa phòng khách. Trước khi quay vào phòng trong, đồng chí Ba còn nhắc lại :
“Vậy hí...cứ vậy hí...”

                               (còn tiếp)


Read more
Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ - KỲ 111

                                      (tiếp theo)

         



Bà chủ nhà lắc đầu :
“ Không phải ai cũng thế cả đâu ? Cũng còn có người tử tế chứ. Tôi thấy cái cô bé này yêu cậu em chồng tôi lắm.Chưa làm thủ tục bảo lãnh cho vợ sang Mỹ được, đành chồng một nơi  vợ một nơi, xa nhau nửa vòng trái đất suốt mấy năm trời mà có xảy ra chuyện gì đâu. Ba bốn tháng cậu em chồng tôi mới về VIỆT NAM một lần mà vợ chồng khăng khít lắm, tịnh không nghe thấy cô vợ có điều tiếng gì ?”
“Lão già “ cười khảy :
“ Tại vì cậu em chị chưa bảo lãnh được cô ta sang đây thôi. Thử  ấm ổ bên này rồi coi, lại không giở quẻ liền…”
Bà chủ nhà lắc đầu :
“ Chuyện  đó thì chưa biết có điều ông em chồng tôi nhờ cô vợ đứng tên mà mua đi bán lại đất cát ở Việt Nambây giờ phất lên giàu sụ…”
Chị Kêlly Thi cười cười :
“ Đó là ông em bà cũng phải học theo cái lối làm ăn chụp giật, đút lót, đi cửa sau nên mới được vậy. Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy mà. Thử mang tiền về Việt Nam đầu tư vào sản xuất, dịch vụ một cách đàng hoàng coi. Chết liền. Tôi cũng có ông anh Việt kiều Anh làm cho hãng BP được cử về Việt nam tìm hiểu thị trường. Sau 3 tháng trở ra, hỏi tình hình sao, ông ấy chỉ nói mỗi một câu :” shi..i…i…t…”
Bác Ba Pi ngơ ngác :
“ Trả lời vậy là sao ?”
Bà chủ nhà cười rũ :
“ Là ông ấy bảo “Cứt…st…” đó bác. Tóm lại là sau 3 tháng nghiên cứu thị trường Việt Nam ông ấy báo cáo với BP rằng Việt Nam là …..thùng cứt …”
Bác Ba Phi cau mặt :”
“Nói vậy là láo . Việt Namlà thùng cứt sao các Công ty nước ngoài như Mỹ, anh , Pháp vẫn ào ào đổ tiền  vào Việt Nam là sao ?”
Chị Kelly Thi trả lời :
“ Vì Việt Nam nhân công rẻ, đất làm dự án sẵn, và cái chính là Việt Nam là xứ sở của tham nhũng, bất cứ việc gì hễ cứ có phong bì là OK tuốt…chính cái cách “bôi trơn” bằng phong bì đó lại tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư mới ngược đời chứ ?”
Bà chủ nhà gật đầu :
“ Chị Kelly Thi nói cũng có phần đúng. Tâm lý nhà đầu tư là thà mất một ít  tiền để bôi trơn bộ máy còn hơn là cứ dài cổ ra mà chờ đợi đủ các thứ phiền phức  của các cấp chính quyền…”
Bác ba Phi lắc đấu :
“ Không được…như vậy là tiếp tay cho tham nhũng…”
Chị Kelly Thi cãi :
“ Tôi hỏi bác Ba Phi nhé. Bác là Việt kiều Mỹ về thăm Việt Nam, lái xe vô tình lấn sang vạch vôi của làn xe khác, lập tức bác bị công an thổi còi. Lúc này bác có hai lựa chọn : một là thí cho tụi nó ít tiền, nó sẽ cho bác đi nhẹ nhàng, hai là bác không muốn đút lót, cứ đứng đó cãi lý với nó thì chắc chắn nó sẽ lập biên bản bác chống lại nhà chức trách và nó dám giam xe, đưa bác về đồn để rồi chưa biết số phận mình ra sao ? Bị bắt giam vài ngày hay là thả người rồi giam xe ? Đó chỉ một chuyện nhỏ đó thôi đã làm bật ra cái nguyên tắc thà “thí cho cán bộ chính quyền” một món tiền nhỏ để được thả cho đi, còn hơn là cãi lý với nó để rồi tiền mất tật mang, vẫn phải ba lần bảy lượt bị gọi lên đồn công an, có khi còn bị giữ lại qua đêm ở đồn để bác…cãi nhau với muỗi”
Bác Ba Phi hoài nghi :
“ Tôi không tin ở Việt Nam người ta lại dễ bị bắt lên đồn như vậy.”
Chị Kelly Thi kêu lên :
“ ủa…sao bác ở Việt Nam mà lơ tơ mơ quá vậy…không như ở bên Mỹ này cảnh sát muốn bắt ai phải có lệnh của Toà án, còn ở Việt Nam cứ đồn trưởng công an cấp phường là đã có thể viết giấy triệu tập bác đi “làm việc “ rồi. Nhưng nói vậy mà không phải vậy, tội gì thì tội, miễn không phải tội hoạt động lật đổ chế độ, còn thì cú có tiền là “chạy” được hết. Bởi vậy mới nói làm ăn ở Việt Namtưởng dễ mà lại hoá khó, tưởng khó mà lại hoá dễ. Đó cứ suy ra như chuyện em chồng của bà này về Việt Nam làm ăn thì đủ biết. Chỉ vài năm là phất lên triệu phú. Nhưng ở Mỹ thì đừng hòng, luật lệ của người ta chặt chẽ, đừng hòng móc ngoặc, trốn thuế, đầu cơ, buôn gian bán lận…”
 Bác Ba Phi trầm ngâm :
“ Kể ra chị nói cũng có lý, ở Việt Nam chỉ sau mấy năm mở cửa mà đã xuất hiện bao nhiêu là đại gia. Nào là đại gia chuyên kinh doanh gỗ, đại gia chuyên kinh doanh nhà đất…có anh bỏ ra cả tỉ đô la để xây chùa, có anh tậu được cả máy bay. Làm sao mà chỉ trong vòng có mấy năm mà giàu nhanh vậy ? Thì ra toàn chặt gỗ lậu trên rừng đem bán hoặc mua đất rẻ như cho rồi biến thành khu công nghiệp, phân lô bán cho nước ngoài lời không biết bao nhiêu mà kể…”
Trò chuyện rôm rả mãi sực nhớ ra phải về thì đã quá trưa sang chiều, chị Kelly Thi nói đành ngủ lại bà chủ quán phở một đêm để sáng hôm sau chạy xe về sớm. Bà chủ nhà thấy khách lưu lại một đêm, vỗ tay vui vẻ :
“ Hay quá…hay quá…các vị ở lại sáng mai đi cho thong thả…Vậy chiều nay ta kiếm món gì nhậu cho vui…”
“Lão già” xua xua tay :
“ Chuyện đó bà khỏi lo…để tôi đi chợ mua đồ về nấu nướng làm một bữa thật rôm rả cho vui…”
“Lão già” đánh xe đi siêu thị, bác Ba Phi ngồi nhà cũng buồn đòi đi theo. Xe chạy loanh quanh mấy dãy phố mới rẽ vào một siêu thị Mỹ.
“Lão già” cười cười :
“ Khu này không có siêu thị Mễ hay siêu thị người Việt, đành phải vào siêu thị Mỹ thôi. Đồ Mỹ nó cắt cổ mình nhưng chất lượng lại cao….”
Bác Ba Phi đẩy xe líu ríu theo “lão già” đi qua từng khu vực chất ngất hàng hoá. Sang khu thực phẩm bày đủ thứ từ thịt bò đủ loại cho tới gia cầm, hải sản…nhìn cứ hoa cả mắt, không biết nên mua thứ gì, bỏ thứ gì. “ Lão già” cứ cắm đầu đi trước, thỉnh thoảng dừng lại xách một món vứt lên xe cho bác Ba Phi đẩy theo. Mua xong hai người ra chỗ tính tiền. Bác Ba Phi nhìn đi nhìn lại chẳng thấy có cô nào ngồi thu tiền như ở những siêu thị khác. Bác thắc mắc :
“ Quái lạ…mấy cô tính tiền đang giữa giờ hành chánh mà bỏ việc chạy chơi đâu hết ?”
“ Lão già” bật cười :
“ Ở đây không có người thu tiền như các siêu thị khác đâu. Mình tự tính tiền, rồi tự trả tiền…tự động hết…”
Bác Ba Phi tròn mắt kinh ngạc :
“ Lại thế kia à ? Tự động tính tiền, tự động trả tiền à…Nhỡ tính sai thì biết kêu ai ?”
“Lão già” bật cười :
“  Con người có thể tính sai chứ máy móc thì không ?”
Nói rồi “lão già” đẩy xe vào chỗ quầy tính tiền, cầm khẩu súng gí vào mã vạch in trên gói thực phẩm, từng số tiền hiện ra trên màn hình.Sau khi đã “bắn” xong hết mọi gói hàng, “lão già” móc túi ra cái thẻ thanh toán nhét vào khe máy thu tiền.Nhoáng cái nó đã in ra danh sách các mặt hàng đã mua, số tiền phải  trừ và đẩy trả lại thẻ thanh toán cho “lão già” rút ra nhét vào túi. “Lão già” đập tay vào vai bác Ba Phi đang đứng ngẩn nhìn cái máy thu tiền tự động :
“ Xong rồi…ta đi thôi…”
Bác Ba Phi ngẩn ngơ đẩy xe đi. Đến chỗ cửa ra, “lão già” đưa phiếu mua hàng cho một anh Mỹ đen xem qua hàng hoá rồi phẩy tay cho hai người đi ra khỏi siêu thị. Bác Ba Phi trầm trồ :
“ í trời ơi…đúng là văn minh  Mỹ thiệt !”

                         (còn tiếp)










Read more