Open top menu
Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013
nhà văn NHẬT TIẾN :"Sự Thật Không Thể Bị Chôn Vùi - Kỳ 1




HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA –TẬP II
Sự Thật  không  thể  bị chôn vùi


LỜI  NÓI  ĐẦU

Như đã thông báo trong Hành Trình Chữ Nghĩa cuốn I , cuốn II của tập sách này đã tới tay bạn đọc với  tên  “SỰ THẬT KHÔNG THỂ BỊ CHÔN VÙI”.

Tựa đề này hẳn gây thắc mắc cho bạn đọc : “Sự thật nào đã bị chôn vùi ?”
Xin nói ngay, kể từ khi miền Nam bị mất vào tay Cộng sản, đã có hàng ngàn, hàng vạn con người mang theo những kinh nghiệm sống chất chứa rất nhiều sự thật  hãi hùng trước khi họ bị vùi thây trong rừng sâu, nơi biển cả, hay trong các trại cải tạo..v…v…Những Sự Thật ấy tuy riêng lẻ, tuy xẩy ra ở những thời điểm khác nhau, không gian khác nhau, nhưng  trong một ý nghĩa nào đó, có thể gói chung vào hai chữ “vận nước” mà phạm vi cuốn sách nhỏ bé này không có ý định đề cập tới.
Ở đây, người viết chỉ nói đến một vài Sự Thật, tuy không lớn lao và hãi hùng như đã xẩy ra trong vận nước, nhưng trong sinh hoạt chữ nghĩa ở hải ngoại, triền miên trong nhiều năm ròng rã, cho đến nay nó vẫn bị chôn vùi.
Đó là sự thật về những thiện chí của nhiều người muốn đóng góp tâm sức vào công cuộc chung của Cộng đồng nhưng rồi đã bị xuyên tạc, bôi nhọ do ý đồ đen tối của nhiều kẻ chỉ muốn gây chia rẽ hàng ngũ cầm bút hoặc triệt hạ những nhân vật có thiện chí để khiến cho tiềm năng chống Cộng  của người Việt hải ngoại trở nên suy yếu đi.
Nhưng cái hậu quả tệ hại nhất sinh ra bởi những mưu đồ triệt hạ liên tục không ngơi nghỉ này, là nhiều người Việt   đã nẩy sinh lòng  thắc mắc,  nghi hoặc, tâm trạng hoang mang, thậm chí đến nỗi tuy nhìn nhau mà không còn phân biệt được ai là bạn, ai là thù.
Sở dĩ để xẩy ra cái tình trạng đau lòng như vậy là vì ta đang sinh sống ở một xứ tự do. Đã có nhiều kẻ lợi dụng sự tự do quý báu này để  làm xáo tung hàng ngũ những người Việt hải ngoại lên bằng đủ mọi thủ đoạn đê hèn qua những lời lẽ hạ cấp, ti tiện  để xuyên tạc, chụp mũ, dựng chuyện lên đời tư của nhiều người khiến cho trong một thời gian dài cả nhiều chục năm, nhiều người chân chính tuy đứng trong cùng một hàng ngũ, tuy cùng chia sẻ với nhau lý tưởng chống CS và xây dựng lại quê hương nhưng lại đã nhìn nhau ngỡ ngàng, lắm khi còn sinh ra đến cả sự khinh bỉ hay hận thù.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho Cộng đồng VN hải ngoại trong nhiều thập niên qua, tuy vững mạnh về mặt đời sống nhưng rất yếu kém trong thành quả chống lại CSVN.
Xin lấy một ví dụ cụ thể :
Vào cuối thập niên 80, đất nước đã tới thời điểm cực kỳ  đen tối : Đổi Mới hay là Chết, nên Tổng Bí Thư của Đảng CSVN là Nguyễn văn Linh vào khoảng năm 1987 đã phải chấp nhận một sự đổi mới và để cho văn nghệ sĩ trong nước được tự do phần nào viết lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Nhờ thế mà ở trong nước, vào thời điểm đó đã nổi lên một cao trào mà ở hải ngoại mệnh danh là “cao trào văn chương phản kháng”.
Trên phương diện sách lược chống lại Cộng sản, thì dù có đặt nghi vấn là “phản kháng thật hay phản kháng giả” thì mọi người cũng nên thổi vào đám lửa “phản kháng” đó cho nó bùng rộng thêm và khiến cho sự kiện đó hóa ra“lộng giả thành chân” thì mới phải.
Biết đâu, trong hàng ngũ những nhà văn, nhà thơ gọi là phản kháng đó lại chẳng có những con người khát khao tự do thực sự, viết ra những lời tâm huyết thực sự và muốn tâm tư, tình cảm của mình được tất cả mọi người Việt trên toàn thế giới lắng nghe?

Đây là lý do mà nhiều anh chị em trong làng văn, làng báo ở hải ngoại hồi cuối thập niên 80 đã ngồi lại với nhau, bỏ công sức biên soạn một cuốn sách mà chính chế độ CSVN khi hết “cởi trói văn nghệ sĩ” lại cũng muốn đem vùi giập.

Cuốn sách mang tên ‘TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG”, lấy ý tưởng của nhà biên khảo Hoàng văn Chí hồi cuối thập niên 50’s viết cuốn Trăm Hoa Đua Nở Trên Quê Hương khi nói về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.
Khi nhóm biên soạn chúng tôi sử dụng những chữ “Vẫn Nở” là có ngụ ý rằng tinh thần Nhân Văn Giai Phẩm của văn giới trong nước hồi thập niên 50, sau hơn ba chục năm sau vẫn còn tồn tại, và do đó đã tạo nên phong trào Văn Chương Phản Kháng để cho ta thấy rằng từ hồi Nhân Văn Giai Phẩm đến nay, sau biết bao nhiêu vùi giập mà  Trăm Hoa VẪN NỞ .....
Ý hướng của nhóm thực hiện rõ ràng như thế mà vẫn bị đám tay sai nhà nước cộng sản hợp sức cùng một vài  tên lộn sòng vào hàng ngũ cầm bút khác, nhất loạt xuyên tạc nội dung của cuốn sách để dẫn dắt dư luận cộng đồng đi theo một hướng khác, đến nỗi nhiều người chỉ mới nghe thấy tên cuốn sách “Trăm Hoa Vẫn Nở….” là đã nghĩ ngay đó là sản phẩm tuyên truyền cho Cộng Sản rồi.
Cho nên, đã tới lúc phải để cho Sự Thật không bị chôn vùi, phải có một hợp lực đồng loạt lên tiếng để xóa tan những ngộ nhận, vạch mặt chỉ tên những bàn tay lợi dụng ngòi bút để phá hoại Cộng đồng ngõ hầu vừa làm sạch mội trường chữ nghĩa, vừa trả lại công bằng cho những người công chính.
Biên soạn cuốn sách này, ngoài việc góp phần cho mục đích kể trên, tôi còn tiếp tục ghi lại vài dấu ấn trong cuộc hành trình chữ nghĩa của tôi, và nhân dịp này tôi cũng mong muốn góp phần vào công cuộc dọn dẹp sạch sẽ môi trường chữ nghĩa tại hải ngoại vốn đã từ lâu bị bôi bẩn bằng những thứ văn phong tục tĩu, vô văn hóa của một số ngòi bút vẫn tự phong cho mình vai trò ngự sử văn hóa, văn nghệ,  nhân danh lý tưởng chống Cộng để vùi giập, hạ nhục rất nhiều con người công chính.
Thành quả chống Cộng chẳng thấy đâu, mà chỉ thấy bọn này đã  làm lợi rất nhiều cho Cộng sản. 
Như đã thưa trước trong Lời Mở Đầu,  việc tôi biên soạn cuốn sách này, ngoài việc làm sáng tỏ thêm những ngộ nhận đã từng bao trùm lên cuốn sách Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương cùng một số tác phẩm của riêng tôi , tôi còn  mong muốn góp phần vào công cuộc dọn dẹp sạch sẽ môi trường chữ nghĩa tại hải ngoại vốn đã từ lâu bị bôi bẩn bằng những thứ văn phong tục tĩu, vô văn hóa của một số ngòi bút vẫn tự phong cho mình vai trò ngự sử văn hóa, văn nghệ,  nhân danh lý tưởng chống Cộng để vùi giập, hạ nhục rất nhiều con người công chính. Đây là một hậu quả bi thảm của tình trạng Tự Do trong địa hạt Chữ Nghĩa đã bị lạm dụng tối đa bởi những kẻ không biết “ liêm sỉ”  hay  “tinh thần trách nhiệm” là cái gì. Bọn chúng chỉ viết cho sướng tay, cho thỏa mãn tự ái cá nhân và đầu óc bệnh hoạn vốn chỉ chất chứa những hình ảnh tục tĩu để lúc nào cũng sẵn sàng văng ra trên bài viết của mình.
Tôi nói không ngoa!
 Thí dụ có mấy  ai biết rằng Nguyễn Hữu Nhật với bút danh Chém Đá, phụ họa với Nguyễn Hữu Nghĩa với bút danh Mõ Làng Văn trong một bài viết về một nhân vật già khả kính là bà Khúc Minh Thơ, Chủ tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị, mượn cớ thằng nhỏ phải mặc quần rộng vì nghịch ngợm cứ phải xốc lên, để đưa ra 2 câu thơ với ý đồ bệnh hoạn, tục tĩu không thể che giấu: “Xốc quần quần tụt tụt quần. Xốc sao cho bọn cù lần mỏi tay”  ( Trong cuốn Đá đổ mồ hôi, của Sắc Không tức Nguyễn Hữu Nhật ở Na Uy do Làng Văn của Nguyễn Hữu Nghĩa ở Canada xuất bản).
Người Việt chân chính hỏi ai mà không phẫn nộ khi nhận ra rằng môi trường văn hóa hải ngoại đã  bị bọn chúng quấy hôi bôi nhọ đến như thế !
Trên đây chỉ là một ví dụ trong hằng hà sa số những bài viết hạ thấp Nhân phẩm cũng như bôi đen Chính nghĩa    chống Cộng xuất hiện đầy rẫy trên báo chí, trên Internet trong hàng chục năm vừa qua.
Tôi nghĩ, đã tới lúc chúng ta không thể tiếp tục cho phép tình trạng viết lách hỗn loạn , tục tĩu, vô luân ấy được duy trì mãi để khiến cho người Việt ở hải ngoại cứ bị mang tiếng xấu xa chỉ vì từ lâu đã  dung dưỡng những loại cầm bút vô trách nhiệm, kém đạo đức và thiếu lương tâm này.
Ước mong những nỗ lực chính đáng và chân thành của tôi sẽ không trở thành tiếng kêu trong sa mạc.. ..

                                                            NHẬT TIẾN
                                    California , tháng 5 năm 2012

************
PHẦN  I :
Cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương

Cái nhìn của một người trong cuộc về cuốn
TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG



TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG là nhan đề một cuốn sách được biên soạn bởi 27 người viết ở hải ngoại vào cuối thập niên 80 khi ở trong nước có vấn đề “đổi mới” và “cởi trói cho văn nghệ sĩ”.
Chính nhờ đường lối cởi mở này (dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi rồi lại bị khép lại) mà nhiều tâm tình thầm kín, nhiều ước vọng tự do của cả người viết lẫn người đọc có dịp được bung ra, in ấn tràn lan trên nhiều trang báo trong nước.
Là những người sinh hoạt trong giới Văn Học Nghệ Thuật ở hải ngoại, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình hay biên khảo đã cảm thấy mình có liên đới trách nhiệm đến sự kiện kể trên và nhất là thấy nội dung vấn đề rất gắn bó với nhu cầu đấu tranh cho Tự Do và Dân Chủ trên đất nước. Vì thế, một số đông đảo anh chị em cầm bút đã ngồi lại với nhau trong những buổi gặp gỡ cuối tuần  ròng rã trong cả gần hai năm trời để :
1) Tìm hiểu cặn kẽ diễn tiến của phong trào văn chương đổi mới mà chúng tôi gọi tên là Văn chương Phản kháng, có mục tiêu “không chấp nhận loại văn chương cung đình” vốn đã tồn tại trước đó ở trong nước.
2) Góp phần phổ biến những lời tâm huyết, những sáng tác mang đầy những ước mơ về quyền làm người của nhiều văn nghệ sĩ trong nước, điển hình như:
- “ Mình trót nói dối hết hai phần ba thì cũng phải tự phủ định hai phần ba ấy. Đến tuổi này, lúc này, không nói dối được nữa.” (nhà văn Nguyễn Khải).

- “ Không phải cứ là nhà chính trị thì cao hơn nhà nghệ sĩ. Nhà văn lớn phải là nhà tư tưởng lớn. Chính trị có nhiều cấp độ, thật đáng buồn khi người ta đòi văn nghệ trở thành sự vụ.... tức là hạ chính trị xuống những cấp độ thông tục nhất và bắt văn nghệ "phục vụ" ở cấp độ ấy.” (Tạ văn ThànhHọc viện Nguyễn Ái Quốc).

-“ Kiểu bảo trợ có nhiều mức, nhiều dạng, nhưng mức cao nhất là đẻ ra nghệ thuật quan phương, như kiểu "tao đàn" của Lê Thánh Tông. Dạng nghệ thuật này khó mà có giá trị cao, vì nó gắn với "cảm hứng nhà nước" diễn đạt tư tưởng của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước. Trong khi đó, nghệ thuật chân chính phải phát ngôn ý thức nhân dân, ý thức thời đại, phải diễn đạt nhu cầu phát triển con người và xã hội cao nhất của thời đại và dân tộc.
(Nguyễn Đăng Mạnh- Đại Học Sư Phạm)                                                                                                                                                ….v…v…
3) Nhóm biên soạn cũng muốn gióng lên lời đáp ứng nhiệt thành rằng: những nguyện vọng chính đáng của anh chị em cầm bút trong nước nói riêng, và toàn thể đồng bào nói chung đã được bên ngoài nước lắng nghe và được hỗ trợ bởi khối đông đảo người Việt hải ngoại, tất nhiên trong đó cũng có giới cầm bút.
4) Chúng tôi gom góp các tài liệu văn học nghệ thuật được sáng tác trong thời gian đó kèm thêm những bài nhận định, tổng hợp hay phê phán do chúng tôi viết để in thành cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở trên Quê Hương”.
***
Một công việc làm với đầy đủ ý nghĩa như thế tất không thể là một sự “quỵ lụy, lòn gối, lấy lòng CSVN” như một số dư luận từ xưa tới nay đã nghĩ, do nhiều người đã bị  hướng dẫn bởi vài kẻ cầm bút thiếu lương tâm, sách thì chưa đọc, chưa biết sự thể Ất Giáp thế nào đã nhào vô chửi bới với lời lẽ rất vô văn hóa để chứng tỏ ta đây mới là người đích thực chống Cộng và có quyền vùi giập bất cứ ai không vừa ý mình.
Nhưng có biết đâu, càng chống cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương” bao nhiêu thì càng rơi vào ý muốn của đám lãnh đạo CSVN bấy nhiêu. Bằng cớ là chỉ vài năm sau, tất cả những tâm tư, nguyện vọng về tự do sáng tác ghi gói trong phong trào văn chương phản kháng đều đã bị chính quyền trong nước dẹp bỏ.
Bây giờ, thời gian đã trôi qua trên 20 năm, tưởng cũng đã đủ để nhìn lại sự việc một cách chính xác, và nhất là để làm sáng tỏ những sự kiện xoay quanh cuốn sách này vốn vẫn còn gây thắc mắc trong tâm trí nhiều người mà vì lý do sách đã tuyệt bản, không mấy ai còn lưu giữ để có thể tìm hiểu cặn kẽ.
Riêng cá nhân tôi, nhân danh một người đã góp phần biên soạn cuốn sách này, tôi thấy cần phải lên tiếng trả lời những luận điệu xuyên tạc đã có từ nhiều năm qua (và cho đến bây giờ nó vẫn còn được sử dụng mỗi khi thấy cần bêu tên cuốn sách để làm luận chứng chống Cộng)  để một phần làm sáng tỏ vấn đề và phần khác, trả lại sự công bằng cho những thiện chí của nhiều người cầm bút, cả trong lẫn ngoài nước ở vào thời điểm cuối thập niên 80’s.
Xin  nêu một luận điệu chống đối hàm hồ sau đây do Nguyễn Thiếu Nhẫn đã viết:
“Mấy ông văn nghệ sĩ lưu vong tỵ nạn chắc vì nhớ cái cũi sắt của “nền văn chương cũi sắt” ở trong nước  mà họ đã liều sống, liều chết thoát ra, bèn ra báo Hợp Lưu và xuất bản sách “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương ” đem về nước để dâng Đảng lập công....”...
Tôi sẽ chứng tỏ lối phê phán kiểu này chỉ là sự bất lương cầm bút vì sự thực ra sao, nội dung cuốn sách sẽ tự nó nói lên . Xin mời độc giả tiếp tục đọc những  phần kế tiếp.
Trước khi đi vào phần nói về sự ra đời của cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương, một công trình biên soạn của 27 tác giả ngoài nước viết về 79 tác giả trong nước, được ấn hành vào tháng 9-1990 ở Nam Cali, xin mời độc giả đọc trước một số cảm nghĩ của các nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo..v..v.. ở VN vào thời kỳ của những năm 1986-1989 mà ta vẫn thường gọi là “Thời Kỳ Đổi Mới” với “Phong trào Văn Chương Phản Kháng”.


CẢM NGHĨ CỦA GIỚI VĂN HỌC
NGHỆ THUẬT TRONG NƯỚC TRƯỚC
CHỦ TRƯƠNG “ĐỔI MỚI”

1) Ngày 7 tháng 10 năm 1987, Tổng Bí thư Nguyễn văn Linh đã có một cuộc gặp gỡ với văn nghệ sĩ.
Nhà văn Nguyên Ngọc, khi đó đang là Tổng Biên tập báo Văn Nghệ, tức là người có trách nhiệm duy trì đường lối của tờ báo và tuyển chọn các bài vở để cho in lên mặt báo, đã phát biểu một bài dài  trong có đoạn như sau :
Một nguyên nhân khác, theo tôi, là đẻ ra từ hệ tư tưởng bao cấp nặng nề thống trị trong suốt thời gian rất dài, kể cả “bao cấp về tư tưởng”. Có những thời kỳ dài, tôi xin nói một cách hình ảnh, cứ hàng quý đến kỳ anh tuyên huấn cấp dưới lại khăn gói lên tuyên huấn cấp trên, lĩnh một ít tư tưởng do cấp trên cấp phát cho, về để tiêu dùng cho mình và đơn vị mình trong suốt quý. Hết quý, lại đi lĩnh suất khác. Nếu chẳng may đến kỳ rồi mà giao thông trắc trở chưa đi lĩnh được suất tư tưởng mới thì đành lúng túng ngồi chờ vậy, chẳng thể tự mình nghĩ ra được và dám nghĩ ra cái gì khác. Bởi đã quen: quyền suy nghĩ là quyền của cấp trên!
Tôi e rằng tình trạng này đến nay cũng chưa hết hẳn đâu.
Trong văn học nghệ thuật, tình trạng này cũng nặng nề. Mãi gần đây, một hôm tôi được chứng kiến một nhà văn có tên tuổi hẳn hoi và đang giữ một cương vị khá quan trọng trong bộ máy lãnh đạo văn học ta, lên chỗ Ban Văn hóa văn nghệ Trung ương của đồng chí Trần Độ, nằng nặc đòi: “Trung ương phải chỉ đạo cho chúng tôi nên xây là chính hay chống là chính chứ! Lúc này văn học nên ca ngợi cái tốt là chính hay đấu tranh chống tiêu cực là chính? Phê bình đấu tranh đến mức nào? Tỷ lệ như thế nào?... Yêu cầu Ban của Đảng phải chỉ đạo cho chúng tôi!...”.
Riêng tôi, hôm ấy, tôi nghĩ: nếu tự anh không biết được trước cuộc đời hôm nay anh cần ca ngợi cái gì, đấu tranh chống cái gì, anh yêu ai ghét ai, anh phải yêu như thế nào và ghét như thế nào... thì anh còn là nhà văn cái nỗi gì!”
(Nhà văn Nguyên Ngọc phát biểu trong cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sĩ, ngày 7-10- 1987)
Nguồn
http://www.viet-studies.info/NhaVanDoiMoi/NguyenNgoc_CanPhatHuyDayDu.htm

2) Ngày 28 tháng 1-1988, tại tòa soạn báo Văn Nghệ ở Hà Nội có một cuộc hội thảo bàn tròn giữa nhiều văn nghệ sĩ, có thể kể : các nhà văn Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, các nhà phê bình nghiên cứu văn học Hoàng Trinh, Vũ Đức Phúc, Phong Lê, Bùi Công Hùng (Viện Văn học), Hà Xuân Trường (Tạp chí Cộng sản), Tạ Văn Thành (Học viện Nguyễn Ái Quốc), Từ Sơn, Nguyễn Nghĩa Trọng, Tú Ngọc (Ban Văn hóa văn nghệ Trung ương), Phan Hồng Giang (Nhà xuất bản Văn Học), Lại Nguyên Ân (Nhà xuất bản Tác phẩm mới), Hoàng Ngọc Hiến (Trường viết văn Nguyễn Du), Hồ Ngọc, Ngô Thảo (Hội nghệ sĩ Sân khấu), Nguyễn Đăng Mạnh, Phương Lựu, Lã Nguyên (Đại học Sư phạm I Hà Nội), Hà Minh Đức (Đại học Tổng hợp Hà Nội).
Báo Văn Nghệ trong 2 số 9 và 10 ra những ngày 27-2 và 5-3-1988 có tường thuật buổi thảo luận này.
 Xin trích vài ý kiến đã phát biểu :
- NGÔ THẢO (Hội nghệ sĩ Sân khấu):
Nếu thời gian qua ta chưa làm được những gì lẽ ra có thể làm được thì cái chính là vì chúng ta đã quá gắn với một xã hội lấy chính trị làm thống soái.
           
            LÃ NGUYÊN (Đại học Sư phạm I Hà Nội):
 Có ý kiến nói nếu người lãnh đạo hiểu biết văn nghệ thì tình hình sẽ tốt đẹp. Không phải thế đâu. Phạm sai lầm trong các vụ việc trước đây là những người rất hiểu văn nghệ. Ai đã cấm văn nghệ dân gian chống tiêu cực trước đây ? và gọi nó là phản động? Ai đã cấm Hà Nội Trong Mắt Ai? Chính là những người rất hiểu văn nghệ. Lập trường quan phương đương thời khiến họ không chấp nhận những nghệ thuật nhân danh ý thức phi quan phương. Giải tỏa điều này thế nào, xin chốt lại ở dân chủ hóa, ở tự do sáng tác, mà tựu trung là chống bao cấp, nhất là bao cấp về tư tưởng. Vì bao cấp tư tưởng trong văn nghệ chính thống, quan phương, không cho nó bung ra để phát ngôn cho ý thức nhân dân, cho sự tự ý thức của lịch sử.

TẠ VĂN THÀNH (Học viện Nguyễn Ái Quốc):
Không phải cứ là nhà chính trị thì cao hơn nhà nghệ sĩ. Nhà văn lớn phải là nhà tư tưởng lớn. Chính trị có nhiều cấp độ, thật đáng buồn khi người ta đòi văn nghệ trở thành sự vụ....tức là hạ chính trị xuống những cấp độ thông tục nhất và bắt văn nghệ “phục vụ” ở cấp độ ấy.

NGUYỄN KHẢI (Nhà văn):
Ai bảo là từ 75 mới phát sinh tiêu cực, chứ thật ra nhiều cái đã có nguồn gốc từ trước đó lâu rồi, ví dụ như quan niệm hiện thực là phải tốt đẹp. Đã có những chủ trương giả, dẫn đến bố trí cán bộ giả, chính sách giả, kết quả cũng giả nốt. Viết theo sát cái đó thì thành văn chương nói dối, ba anh nói dối đối đáp nhau. Đến khi người ta nhận ra cái giả ấy, thay bằng chính sách khác, thì chính sách mình còn đó sờ sờ chịu trận, không trốn được. Mình trót nói dối hết hai phần ba thì cũng phải tự phủ định hai phần ba ấy. Đến tuổi này, lúc này, không nói dối được nữa.

HỒ NGỌC  : (Hội nghệ sĩ Sân khấu)
Đọc Mác-Lênin, tôi không thấy chỗ nào nói văn nghệ phục vụ chính trị cả. Chỉ nói gắn bó, nói mật thiết, chứ không nói phục vụ.
Đồng ý là không có tự do tuyệt đối. Nhưng bản chất của nghệ thuật là sáng tạo tự do. Sáng tạo tức là anh làm ra cái đầu tiên, duy nhất, không lặp lại (chứ không phải hàng gia công hàng loạt). Tính chất công việc đòi hỏi phải có tự do. Thứ hai là động cơ sáng tạo: phải có thôi thúc bên trong - nó cũng tự do. Thứ ba, mục đích sáng tạo - cũng tự do.

NGUYỄN ĐĂNG MẠNH :
(Đại học Sư phạm I Hà Nội)
Nhưng khía cạnh mà tôi cho có vấn đề hơn cả, có vấn đề một cách lâu dài, thường xuyên, ấy là quan hệ giữa nhà chính trị cầm quyền với các nghệ sĩ, trí thức. Đây cũng là vấn đề quan hệ giữa hai thứ “bá quyền”: quyền lực chính trị và “quyền” của các giá trị văn hóa, tri thức khoa học.
Về quyền lực chính trị, càng ngược về quá khứ ta càng thấy quyền lực tuyệt đối của người cầm quyền, cá nhân họ được tôn lên thành đối tượng của sự sùng bái. Nhưng xã hội càng văn minh thì càng tìm ra được những thể chế thích hợp, người cầm quyền chỉ là người quản lý, điều hành trên cơ sở những “khế ước” do cả xã hội đề ra làm quy tắc chung. Về “quyền” của các giá trị văn hóa, khoa học, có lẽ không cần biện giải là có hay không, bởi ngay xã hội văn minh vẫn có những nghệ sĩ lớn, những trí thức lớn được mọi người hâm mộ, nể trọng.
 Trong khi đó, nghệ thuật chân chính phải phát ngôn ý thức nhân dân, ý thức thời đại, phải diễn đạt nhu cầu phát triển con người và xã hội cao nhất của thời đại và dân tộc. Những nghệ sĩ lớn bao giờ cũng phải “bung ra” khỏi ý thức ấy: độ lớn về tư tưởng và nghệ thuật của họ, đến thời đại còn chưa dễ chấp nhận, nói gì đến cái khung hẹp và thực dụng của tư tưởng và nghệ thuật cung đình.
(Những ý kiến trên được phát biểu trong cuộc thảo luận bàn tròn tại tuần báo Văn Nghệ,  Hà Nội ngày 28-1-1988 do Vân Trang lược ghi)
                                               ( còn nữa)
Read more
Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013
BAC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 78)


                                                            (tiếp theo)
         

Vậy đó…bác Ba Phi cũng đâu có rành và đâu có quan tâm tới chuyện chánh trị chánh em. Bởi vậy cho dù ông hoạ sĩ già có ỉ ôi vào tai mấy đi chăng nữa cũng chỉ như gió thổi từ tai này sang tai kia, chẳng nhằm nhò gì . Vậy hoá ra gây khó ngủ chính là lo vay tiền cho vợ chồng thằng Đậu nuôi ba ba. Trông vào cô Ut chắc không được , thằng chồng nó đòi phải có bảo đảm  việc mượn tiền tức nuôi ba ba phải kết quả chắc chắn mới cho vay. Còn trông vào bán tranh như ông hoạ sĩ hứa cũng mù mịt . Cả tuần hỏi cứ thấy lão ậm ừ, lảng chuyện. Hay là chuyện tào lao, dựng ra giỡn chơi ?
Bác Ba Phi ngồi nhỏm dậy. Chết mẹ rồi, đúng lão hoạ sĩ giỡn chơi  chứ làm gì có chuyện bán tranh 3000 đôla.  Chèn đéc ôi…lão nói  chơi vậy cứ tin xái cổ mới lạ. Thôi đúng rồi làm gì có chuyện cầm cái chổi sơn phẩy phẩy mấy nhát mà thành tranh bán được tiền ? Đúng thằng cha bịp cho vui  rồi. Trò con nít vậy mà không nhận ra lại còn điện ợ chồng thằng Đậu  hứa  mượn tiền nuôi ba ba nữa chớ ?
Bác Ba Phi đứng phắt ngay dậy. Chắc thằng chả giấu bức tranh  nguệch ngoạc ấy đâu đây trong nhà chứ chẳng triển lãm triển liếc con mẹ gì  .Phải tìm cho ra vạch mặt lão.
Bác Ba Phi đi quanh gian phòng ghé mắt mọi ngóc ngách, lôi ra vô số  tranh bụi bám đầy mà không thấy cái của bác. Bác bắc ghế thò tay lên nóc tủ lôi xuống la liệt toàn những tranh vẽ phụ nữ khoả thân đủ kiểu cách. Quái cái lão hoạ sĩ này ? Già rồi còn ham vẽ ba thứ đồi truỵ ?
Không tìm thấy cái của mình, bác Ba Phi cũng yên tâm có thể bác đã nghi oan cho ông hoạ sĩ. Chắc ổng đã gửi tranh của bác đi triển lãm thiệt rồi.
Bất chợt bác thấy cái thùng nhựa đựng rác kê khuất sau cánh cửa. Bác  đi tới và bật nắp thùng, lôi ra bức tranh . I mèn ôi, đó chính là bức tranh bác vẽ, bức tranh lão già hoạ sĩ định giá 3000 đô la và đang nuôi cho bác có  tiền gửi về cho vợ chồngthằng Đậu nuôi ba ba. Ai chà chà…hoá ra lão hoạ sĩ lừa mình, coi mình như đứa con nít vậy . Bác Ba Phi tức trợn ngược mắt vứt bức tranh đánh xoảng xuống đất.
            Thôi thế là tan tành dự định gửi tiền về cho vợ chồng thằng Đậu nuôi ba ba. Hoá ra bấy nay lão hoạ sĩ cho bác ăn bánh vẽ. Mẹ kiếp, sao cái lão già này chơi  ác quá vậy ?  Lão phải biết đây là nguồn hy vọng của cả một gia đình chớ ? Đùa chuyện gì đùa chuyện kiếm kế sinh nhai hàng ngày  chết người ta . Thôi đúng rồi, lão hoạ sĩ ăn lương già, Mỹ lo hết rồi, từ tiền ăn, tiền bệnh, tiền nhà, tiền xe  Mỹ bao cấp hết , chẳng còn lo chaỵ ngược chạy xuôi, bươn chải kiếm sống, suốt ngày chỉ lo hưởng thụ sao cho sướng, cho khỏi bệnh già , bởi vậy chuyện nuôi ba ba vợ chồng thàng Đậu chẳng là cái đinh gì với lão. Chắc cả ngày lão chỉ rình rình  coi trong nước có chuyện gì kiểu như tham nhũng, cộng sản bắt người, Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam trên biển Đông để kiếm câu chuyện làm quà bàn tán trong lúc trà dư tửu hậu cho hết thời gian vậy thôi. Bác dám chắc lão cao giọng chửi cộng sản vậy thôi, giờ bảo về nước đồng cam cộng khổ cùng đồng bào chung lưng đấu cật đấu tranh chống cộng sản thì lão rụt vòi lại ngay ấy mà.
Bị ông hoạ sĩ già cho ăn quả lừa , giỡn chơi một vụ đau, bác Ba Phi nổi giận đùng đùng chỉ muốn lão vác mặt về cho bác mạt sát, mắng mỏ cho bõ tức . Nhưng trước mắt cần điện ngay vợ chồng thằng Đậu đừng trông mong gì bán tranh pháo hoặc vay mượn bên này , tốt nhất tự xoay xở , có tiền thì nuôi ba ba không thì nuôi con lươn, con ếch cũng chẳng sao.
Nghĩ vậy bác lấy điện thoại gọi về nhà. Lúc này bên Mỹ mới 1 giờ trưa chắc bên ta chưa tới nửa đêm, vợ chồng thằng Đậu còn thức. Bác lấy thẻ cào bấm dẫy số dài dặc, mãi sau bên kia mới có tiếng lè nhè :
“ Ai đó…nửa đêm còn cần gì ?”
Đúng tiếng con vợ thằng Đậu rồi, bác Ba Phi mừng cuống :
“ Nội đây..nội gọi con từ Mỹ nè…Nghe rõ không ?”
Có tiếng giằng co rồi tiếng thằng Đậu la toáng :
“ Nội ơi…nội vay được tiền rồi hả ? Nội  gửi dịch vụ phát nhanh về  nha. Hoan hô nội…Vậy là mình được nuôi ba ba rồi…”
Bác Ba Phi chưa kịp nói sao đã có tiếng léo nhéo của con vợ thằng Đậu :
“ Nội ơi…nội về đi…sao nội ở bển lâu quá vậy. Mai con thuê người đào hồ nuôi ba ba, mốt đi sang Lạc An mua giống. Ở bển ba ba giống rẻ hơn ở bên mình, mà giống nghe nói tốt lắm, chưa bị dịch bệnh bao giờ. Nội về đi…Nội về là kịp khai trương hồ nuôi ba ba đó…”
Tụi nó tranh nhau nói không cho bác Ba Phi chen lấy một câu. Tức mình bác chửi om trong máy :
“ Tụi bay làm cái gì mà cuống cả lên vậy ? Tiền đâu mà nuôi ba ba với chẳng rùa rùa ?”
Tiếng con vợ thằng Đậu la toáng :
“Nội nói gì ? Mình không nuôi ba ba mà lại nuôi rùa hả nội ? Nuôi rùa chậm lớn lắm nội…mà xưa nay đã có ai nuôi rùa đâu ?”
Bác Ba Phi gầm lên :
“ Mày điếc à ? Tao có bảo tụi bay nuôi  rùa  đâu ? Tao bảo là không có tiền nghe chưa ? Không có tiền nên dẹp ba cái món ba ba với rùa rùa của tui bay lại…”
Có tiếng con vợ thằng Đậu léo nhéo rồi tiếng thằng chồng vang lên :
“ Nội nói với con đó cái gì mà nó cứ la chói lói chẳng hiểu nó nói cái gì ?...”
Bác Ba Phi cắt ngang :
“ Thì tao nói với nó là tao không chạy được tiền cho tụi bay đâu ?”
Ở bên đầu dây bên kia chợt lặng đi một tí rồi tiếng thằng Đậu khàn giọng :
“Nội nói thiệt hay giỡn đó…”
Bác Ba Phi chợt nổi cáu :
“ Thiệt chứ giỡn má mày … tiền đâu mà gửi ?”
“ Sao nội nói bán tranh được những 3000 đô la kia mà…”
“ Bán ..bán cái gì…đ..má nó..nó giỡn nội chớ nguệch ngoạc vậy sao bán ?”
Tiếng thằng Đậu càm ràm :
“ Con biết ngay mà…nội vẽ tranh mà bán được 3000 đô thì dân mình bỏ hết làm ruộng đi vẽ tranh…Chuyện ba láp ba sàm vậy mà nội cũng tin , lại còn gọi điện về cho tụi con ngóng cổ lên chờ nữa…”
“ Bởi vậy…nội già rồi mà ngu…”
“ Không phải vậy đâu nội..nội cứ ở quê thì ai lừa được nội…sang bển lạ nước lạ cái…người Việt đằng mình hổng có…toàn người Việt đằng Mỹ không bởi vậy nó lừa cho phải rồi…”
Bác Ba Phi tính nói đôi lời an ủi đã nghe tiếng con vợ thằng Đậu léo nhéo :
“ Nội về đi nội…về đi …ở mãi bên đó làm gì … về còn tính toán chuyện làm ăn với tụi con kẻo chết đói tới nơi rồi nội …”
Bác Ba Phi quát lên :
“ Mày nói cái gì ghê quá vậy ? Sao chết đói ? Nhà còn vườn còn ruộng, lại còn hầm cá ngoài sông nữa …sao mà chết đói…”
Con vợ thằng Đậu la chói lói :
“ í trời ơi…cá chết sạch hết rồi nội ơi…”
Bác Ba Phi giật mình :
“ Sao chết ? Lại không có tiền mua thức ăn cho nó hả ?”
Tiếng thằng Đậu nói trõ vào :
“ Không phải không mua thức ăn cho cá mà nước bị ô nhiễm nên cá chết sạch rồi nội. Tại thằng nhà máy làm bột ngọt  nó xả nước dơ ra sông đó nội. Mấy hôm nay cá chết nổi lên trắng xoá cả mặt sông. “
Bác Ba Phi chưa kịp nói điện thoại tắt cái rụp. Hoá ra thẻ gọi về Việt Namhết tiền. Bác tức quá muốn quăng đi cho rồi. Vừa may lúc đó  ông hoạ sĩ quay lại, ôm một đống gói với bịch, chắc toàn đồ nhậu. Nhìn vẻ mặt bác Ba Phi ông ngạc nhiên :
“ Có chuyện gì nom bác giận dữ vậy?”
Bác ba Phi vội vàng :
“ Tôi nhờ ông chở tôi ra chợ mua thẻ gọi điện về VIỆT NAM cho vợ chồng thằng Đậu, đang nói dở hết tiền…”
Ong hoạ sĩ tò mò :
“ Có chuyện gì rồi thế ?”
Bác Ba Phi cáu :
“ Thì chuyện bè cá của vợ chồng thằng Đậu chết sạch rồi.”
Ong hoạ sĩ trợn tròn mắt :
“ Sao lại chết hết cả bè cá thì lạ thật. Tụi nó không chạy được tiền mua thức ăn cho cá à ?”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Không phải cá chết do không có tiền mua thức ăn mà chính là tụi nhà máy bột ngọt nó xả chất độc xuống sông nên cá chết…”
Ong hoạ sĩ cười cười :
“ À…phải rồi, chuyện đó ở Việt Nam xảy ra như cơm bữa mà. Như cái nhà máy bột ngọt Vedan giết sông Thị Vải đấy…Ngư dân hai bên bờ sông coi như phá sản tay trắng hết…”
Bác Ba Phi tròn mắt :
“ Ong đọc trên báo à ? Vậy rồi tụi nó có bồi thường cho người  ta không ?”
“ Còn lâu ạ…vụ Vedan này mấy năm nay rồi, bắt quả tang cả chục năm nay nó dùng đường cống ngầm xả nước bẩn ra sông mà đã bồi thường cho dân được cắc nào đâu. Vừa rồi Hội  nông dân đề nghị bồi thường mấy trăm tỉ nó từ chối phắt….”
Bác Ba Phi lo lắng :
“ Vậy rồi làm sao ? Như vợ chồng thằng Đậu cũng bị tụi nó xả nước bẩn chết cả bè cá đó. Liệu có được bồi thường không ?”
Ong hoạ sĩ cười cời :
“ Chắc còn lâu ạ…tụi tư bản vào làm ăn ở Việt Nam đều được các cấp chính quyền bảo kê , sức mấybắt chúng nó bồi thường . Đấy bác thấy chưa, rõ rành rành ra nhé. Bây giờ chính vợ chồng thằng cháu của bác ăn đòn của tụi tư bản được Nhà nước bảo kê nhé. Bác còn thấy “chế độ ta ưu việt” như sách báo vẫn nói ra ra nữa hay thôi…”
Bác Ba Phi tím mặt không nói nửa lời. Quả thực lời lão hoạ sĩ đâm nhói vào lòng. Xưa nay cứ nói tham nhũng, tham nhũng ở đâu đâu nào có biết cụ thể mặt mũi nó ra sao. Mà rồi chỉ thấy Nhà nước này cũng làm được khối việc như đường xá, cầu cống, mở mang những vùng đất hoang thành khu thị tứ cho nên bác chưa thấy bức xúc lắm về những lời ông hoạ sĩ nói về bản chất thối tha của chế độ. Nhưng cái việc bè cá của vợ chồng thằng Đậu vừa xảy ra đánh trúng vào cái bao tử của cả gia đình bác thì lại khác ạ. Rõ ràng thằng tư bản tới làm ăn xứ mình, tác oai tác quái vậy sao Nhà nước không xử nó bênh vực quyền lợi của dân ?



                          (còn tiếp)


Read more
Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 99)




                                 (tiếp theo)

            
                                                                     Ảnh Dương Quốc Định



Ong thành uỷ đành nghe theo. Đang giờ cao điểm xe cộ chen chúc nhau nối dài. Chưa bao giờ ông để ý xe nào với xe nào. Lần đầu tiên ông nhận ra sao lắm loại xe, lắm mầu sơn thế ? Từ chiếc La Dalat cũ rích đến chiếc Mẹcxêđéc  mới cứng . Bất chợt một  xe sơn trắng chở mấy người mặc sắc phục công an chạy trước chiếc xe mầu đen lộng lẫy. Ong bỗng thấy nhói tim. Cái người ngồi xe sau nom rất oai vệ chẳng phải ai khác chính là đồng chí Sáu Thượng,  đập vào mắt ông  biển số xe mầu xanh. BJ 05782…Ong không định nhớ mà con số cứ ám vào đầu .

Gã thầy bói giục :

“ Tìm được chưa ?”

Ong thành uỷ như mất hồn :

“ Rồi…tìm thấy rồi…”

Rồi ông đọc biển số xe ông  Sáu  Thượng. Gã thầy bói bấm đốt ngón tay,vẻ suy nghĩ  lắm . Mặt gã chợt ngây đơ , soi cặp kính đen chằm chằm vào mặt ông , cứng người như trúng gió. Ong thành uỷ phát hoảng, chắc quẻ xấu lắm nên gã mới kín miệng thế, không đã liến láu như lúc bói cho cô gái. Cái chuyện bói toán này chắc có gì huyền bí mới xui khiến xe ông Sáu Thượng chạy qua đúng  lúc ông cần một biển số xe ? Sao trùng hợp lạ vậy ? Chẳng lẽ giữa ông và ông cán bộ cao cấp có liên hệ vô hình nào đó, chắc chắn liên quan tới sinh mạng con gái ông. Lòng dạ rối bời, ông đập vào người gã thầy bói, lúc này vẫn ngồi ngủ gật :

“ Sao ? Bói toán sao rồi ?”

Gã thầy bói choàng tỉnh, vỗ đùi đánh đét :

“ Yên trí…quẻ của ông là quẻ “tuỳ”. Tuỳ là theo .  Cái mà thiên hạ cùng hùa theo thì gọi là “thời”. Tuỳ thời …tức là theo thời ấy  mà…”

Ong thành uỷ ngớ người :

“ Tuỳ thời…theo thời là sao ? Cậu nói gì lung tung  thế ?”

Gã thầy bói mở túi ra lấy cuốn sách nát nhầu bữa trước mở ra đọc :

“ Đây này…Quẻ ‘tuỳ” của bác có Trạch trên, Lôi dưới. Vậy  là sấm sét nằm sẵn trong lòng đất nếu không “tuỳ thời” nó sẽ nổ tung tan tành mọi thứ. Bởi vậy mới phải theo lời sách dậy “tuỳ thời chi nghĩa , đại hỉ tai”…tức là thời thế thế nào ta theo thế ấy mới đại hỉ, đại cát, ngược lại là tai ương là đại nạn…”

Ong thành uỷ lòng dạ rối bời, nghe gã huyên thuyên ù cả tai, đành phải hạ giọng hỏi cho ra nhẽ :

“ Vậy thì tóm lại theo quẻ bói , liệu tôi nên từ chối hay nên nghe theo lời người ta đề nghị ?Cậu nói rõ ra  đi…”

Gã thầy bói la lên :

“ Oi trời ôi…nói thế mà bác còn chưa rõ ? Vậy làm sao bác giáo dục chính trị tư tưởng cho toàn thể cán bộ và nhân dân toàn thành phố?”

Ong thành uỷ nghe như có tiếng nổ bên tai, lắp bắp :

“ Anh nói gì ? Sao  anh biết tôi làm công tác tư tưởng toàn thành phố ? Anh có phải là thầy bói thật không ? Anh là ai ?”

Gã thầy bói cười hì hì :

“ Còn là ai nữa ? Thế thủ trưởng không nhận ra thằng em sao ?”

Ong thành uỷ nhìn cái đầu bù xù, hai cái má hóp, cặp kính râm đen xì, lắc đầu :

“ Chịu , cậu là ai sao mà tớ đoán được  ?”

Gã thầy bói gỡ cặp kính ra cười hề hề :

“ Em là thằng Toán “đói” , lính cũ  của thủ trưởng đây mà…”

Ong thành uỷ ghé sát mặt gã thầy bói, trố mắt nhìn  rồi kêu lên :

“ Toán đấy hả ? Oi trời ơi bao năm nay mày phiêu dạt đâu, sao  làm  nghề này ?”

      Thì ra từ cái năm nảo năm nào, thời ông còn là Trưởng phòng tuyên truyền cổ động thì thằng Toán này chuyên nghề vác loa đi khắp phố :

” Alô …a lô…đồng bào chú ý…đồng bào chú ý …Bản tin chiến thắng hôm nay có tin miền Bắc bắn rơi 5 máy bay Mỹ, miền Nam diệt gọn 1 tiểu đoàn bộ binh nguỵ…”.

Bản tin do cô Phó phòng lấy từ báo Nhân Dân ra viết và do chính ông ký duyệt mang đi đọc trên xe cổ động chạy khắp phố.

Một lần cô Phó phòng cũng chép từ báo Đảng ra tin về Thủ tướng Phạm văn Đồng “tiếp” bà đại sứ Cuba. Rõ ma đưa lối quỷ dẫn đường sao đó, đang đọc báo đảng mà cứ nghĩ tận đẩu tận đâu nên chép chữ “tiếp” thành chữ “hiếp” rồi đưa ông duyệt. Bữa đó chắc sao quả tạ chiếu , đầu óc ông cũng để ở dưới căng tin đang có bán chân giò cắt ô “ thịt thủ” , không phát hiện ra sai sót chết người nên cứ ký đại. Rồi đến lượt thằng Toán “đói” chẳng hiểu lúc ngồi xe chạy khắp phố đọc bản tin chắc mắt nó mải dõi theo mấy em gái đi trên hè , chẳng nghĩ ngợi coi mình đang đọc cái gì,  miệng cứ oang oang :

“Tin mới đây…tin mới đây… Sáng hôm nay, tại nhà khách chính phủ, Thủ tướng Phạm văn Đồng đã “hiếp” bà đại sứ Cuba…”.

Oi mẹ ôi, hai cái loa công suất lớn treo một cái ở đầu xe, một cái cuối xe cứ tuôn hết công suất mà gào lên “ Thủ tướng Phạm văn Đồng “hiếp”  bà đại sứ…Thủ tướng Phạm văn Đồng “hiếp” bà đại sứ…”.Xe chạy qua phố hàng Ngang, hàng Đào, Quan Thánh …hai bà con bên đường nghe rõ mồn một, đứng cả lại bàn tán nhốn nháo…nhiều người sợ quá lấy tay bịt chặt cả hai tai không dám nghe. Mãi lúc xe chạy tới gần hội trường Ba Đình một chiếc commăngca chở đầy nhóc công an mới chắn ngang mũi xe cổ động lôi tuột thằng Toán “đói” về đồn. Trong suốt một tuần liền ông Trưởng phòng, cô Phó phòng , thằng Toán “đói” và tất cả những ai có liên quan tới vụ “xúc phạm lãnh tụ” sáng nào cũng phải trình diện cơ quan điều tra viết bản tường trình tỉ mỉ, chi tiết cho đến tối.

Ong Trưởng phòng, thằng Toán “đói” sợ phát ốm. Xúc phạm lãnh tụ tội tru di tam tộc, còn nặng hơn tội phản động . Xử nhẹ mỗi anh cũng  phải nhận một lệnh 3 năm tập trung cải tạo, mà nặng ra nó phết cho hai lệnh 6 năm  chém tre đẵn gỗ trên rừng thì bế mạc cuộc đời. Cô Phó phòng dẫu có được  chiếu cố phụ nữ, thì mềm ra cũng phải gỡ vài cuốn lịch.  Cô này nguyên là thông tin viên chuyên viết tin chiến thắng trên cả hai chiến trường Nam Bắc, cưới chồng xong là  ông xã đeo ba lô con cóc “anh đeo em khóc” tót đi B ,  đứa con ra đời tuy đúng ngày đúng tháng nhưng trong cơ quan vẫn  xì xào chẳng rõ bố thằng bé phải đang cầm súng  diệt Mỹ, diệt nguỵ trong chiến trường không hay “thằng trong Nam nặn bệ, thằng ngoài Bắc  nặn bụt”.

Cô thông tin viên được cái vô tư, ai xì xào mặc ai, cô cứ rừng rực ngọn lửa “gái một con nom mòn con mắt” diễu qua diễu lại trước mặt mọi người khiến khối anh trong cơ quan liếc trộm nuốt nước bọt. Thế rồi chẳng hiểu cô đóng góp cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước thành tích ra sao đùng cái nhảy tót lên ghế Phó phòng thông tin cổ động làm các bà các cô trong cơ quan ghen tức muốn nổ cả hai con mắt.

Trong cái vụ “xúc phạm lãnh tụ’ này, lẽ ra  tội nặng nhất  phải là kẻ viết bản tin , chữ nghĩa rành rành đích thị cô Phó phòng, có mà chối đằng trời. Vậy mà cô cứ nhơn nhơn, cười nói hơn hớn chẳng thấy mặt ủ mày chau , lo lắng gì làm thằng Toán “đói” đoán mò với ông Trưởng phòng :

“ Con mẹ này chắc là nó đã chạy được cửa nào nên mới bình chân như vại . Đàn bà lợi hại thế đấy. Nó cứ đá lông nheo rồi lại ẹo ẹo cái đít thì thủ trưởng nào cũng ngã . Phen này chỉ chết em với bác…”

Tuy nhiên, may mắn cho cả 3 người , ai cũng đều có lý lịch rất rõ ràng và trong sạch, thuộc thành phần cốt cán bần cố nông, gia đình  chấp hành tốt chủ trương chính sách đảng, chính phủ nên vụ việc kết luận là vô tình  phạm sai sót chứ không cố tình âm mưu chửi xỏ Thủ tướng. Bởi thế không ai bị cùm đưa đi tập trung cải tạo mà chỉ kiểm điểm nội bộ và nhận mức kỷ luật cảnh cáo toàn phòng.

Nhận tin mừng thoát án tù, thằng Toán “đói” nhẩy cẫng lên reo mừng và ngay buổi chiều hôm ấy hắn kiếm đâu ra được bình 5 lít bia hơi và nửa con vịt  quay mang về phòng gọi là ăn mừng “tai qua nạn khỏi”. Cả phòng quây quần sửa soạn cụng ly thì ông Trưởng phòng phát hiện ra vắng mặt cô Phó phòng. Thằng Toán “đói” vỗ đốp hai tay vào nhau reo lên :

“ Em biết…em biết cô Phó phòng ta đang ở đâu rồi …”

Ong Trưởng phòng cau mày :

“ Đừng có đoán mò, suy diễn vớ vẩn là mày chết…”

Thằng Toán “đói” gân cổ cãi :

“ Suy diễn thế nào . Mọi người cứ ngồi chờ tôi sẽ “hành quân” tới đó lôi cô ta về cho coi…”

Gã rập chân đứng nghiêm, miệng hô :

“ Nào tiến lên…ta quyết tiến lên…”

Nói rồi gã vung hai tay, bước đi ắc ê theo kiểu duyệt binh miệng hát lảm nhảm. Gã cứ thẳng tiến thế tới trước cửa phòng ông Trưởng ty thì giậm chân dừng lại. Lẽ ra gã chỉ “tiến lên” tới đó rồi quay lui thì không sao, ma xui quỷ khiến sao đó gã lại nắm vào quả đấm cửa, và xoay một vòng. Cửa mở ra thay vì giật lùi gã lại tiến   thêm vài bước nữa rồi bất ngờ như trúng gió gã đứng ngay đơ, mắt tròn xoe, miệng như bị khoá chặt không lắp bắp nửa lời. Oi chao ôi, thật  nằm mơ cũng không ngờ người đạo cao đức trọng như ông Trưởng ty lại đang nằm đè lên người cô Phó phòng,  cả hai trên người chẳng có tý vải nào,  nom trắng lốp như hai con lợn cạo. Bất thình lình, ông Trưởng ty rời bộ ngực cô Phó phòng ngẩng lên và nhận ngay ra thằng Toán “đói” đang đứng trơ trơ như tượng gỗ. Vấp phải cái nhìn sếp lớn , tim thằng Toán muốn văng khỏi lồng ngực, sợ run bắn cả người, giơ vội hai tay lên bịt chặt lấy hai con mắt và bước giật lùi, giật lùi ra khỏi phòng.

Lẽ ra ông Giám đốc Sở làm lơ cái tội xâm nhập phòng làm việc “bất hợp pháp” nhất  trong lúc ông đang “làm việc riêng” với cô Phó phòng rừng rực núi lửa . Chẳng may cho thằng Toán “đói” lại mắc bệnh bép xép nặng.  Sau khi bắt ông Trưởng  phòng thề thốt không lộ chuyện ra với ai, nó mới kể đã nhìn thấy những gì trong phòng ông Trưởng ty . Nó kể tỉ mỉ chi tiết  rồi lại còn ứng khẩu thêm hai câu thơ :

“ Tiến lên ta quyết tiến lên…

Tiến lên ta thấy cấp trên…cởi truồng …”



                               (Còn nữa)
Read more
Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013
Nhà văn Nhật Tiến : GIẤC NGỦ CHẬP CHỜN ( KỲ 15 )


                               (tiếp theo)
                            
                             CHƯƠNG 7

         

Ít hôm sau, lão Đối thu vén được hơn hai ngàn bằng tất cả những món tiền dành dụm được, rồi lão mầy mò lên phố chợ. Lão vô tiệm thuốc tây độc nhất trong vùng, xòe cái giấy của Vấn lên mặt quầy và nhìn ông chủ tiệm với tất cả mọi niềm hy vọng. Người chủ tiệm liếc qua một lần rồi nhún vai:
- Toàn thuốc trụ sinh hiếm hoi, ở đây làm sao mà có.
Lão Đối năn nỉ:
- Xin ông cố giúp giùm cho. Tôi cấp cứu người bệnh gấp rút lắm.
Rồi như sợ lỡ lời, lão lại tiếp:
- Đứa con dâu nhà tôi đã ốm lại còn có bầu. Nguy hiểm lắm.
- Biết vậy rồi nhưng đây chỉ là đại lý, làm sao có đủ mặt hàng. Tôi chỉ bán cho cụ được có hai món thôi. Còn bao nhiêu, cụ phải lên tỉnh mới có được.
Lão Đối lè lưỡi:
- Ui choa! Lên tỉnh thì làm sao tôi đi. Nhà hiếm người.
- Vậy thì biết làm sao.
- Tôi đặt tiền trước, nhờ ông mua giúp giùm.
- Không được đâu cụ ơi. Tiệm nầy của tôi sắp sửa phải dẹp rồi. Cả tháng nay tôi đâu có buôn hàng gì thêm đâu. Tình thế này, cụ không thấy sao?
- Mà trên tỉnh chắc là có chớ?
- Chắc vậy. Ở trên đó có nhiều tiệm. Cà rà đây đó may ra thì đủ.
Lão Đối buồn bã lượm mảnh giấy cho vào túi rồi trở ra. Ngày hôm sau lão đổi mấy lần xe để lò dò lên tỉnh. Mớ thuốc lão mua được đủ, chất vừa khít một cái giỏ xách tay. Lúc xuống xe lam ở đầu cầu chợ Lùng, lão đã bị một nhóm lính đón đường. Một người cười lạt lẽo:
- Đi tiếp tế thuốc trụ sinh cho Việt Cộng, hả?
Lão Đối giật nẩy mình, sững người nhìn mấy kẻ trước mặt. Lão nhận ra ba người quen thuộc là thằng Trọng, thằng Hưng và anh Lầu. Lão hơi yên dạ, mỉm cười gượng gạo:
- Chèn ơi! Buộc nhau chi những tội tầy trời vậy, mấy em.
Một người lên tiếng:
- Thì cả chợ nầy đồn cụ đi lùng thuốc trụ sinh mà. Phải hôn?
- Nói xàm hết cỡ chưa! Tôi mua thuốc chữa bệnh cho tôi mà.
- Đâu, cụ bệnh gì, đau ở đâu?
- Ối, già tuổi rồi, nhức đầu, xổ mũi, đau xương đau cốt tùm lum.
- Vậy cho coi cái giỏ đi. Có phải thuốc bổ thận hoàn Thảo Nam Sơn thiệt không nào.
Một người sán lại, giằng cái giỏ trên tay lão Đối. Lão rụt lại phản kháng:
- Bộ cứ đau xương là phải uống Thảo Nam Sơn sao? Thời buổi bây giờ thiếu gì thuốc hay hơn.
- Thì cứ cho khám đi. Không phải thuốc trụ sinh tiếp tế cho V.C. thì thôi chớ gì.
- Thuốc trụ sinh thiệt đó. Mà điều chẳng dùng để tiếp tế cho Việt cộng Việt cung gì hết.
Lầu từ nẫy vẫn im lặng, bây giờ mới xen vào:
- Thì bác cứ để cho anh em làm phận sự đi. Nếu không có chuyện thì thôi chớ có ai làm gì bác đâu.
Cái giỏ được mở ra, những hộp thuốc được rỡ từng gói. Có cả Pénicilline lẫn Tyfomycine. Những tiếng in, in, phát ra từ miệng đọc của gã đàn ông có phận sự lục soát đã khiến cho mọi người cùng la lên:
- Chèn ơi! Rặt một loạt trụ sinh ác ôn, không tiếp tế cho V.C. thì mua làm cái gì đây?
- Mua để xài chớ mua làm cái gì! Các ông ngó thử coi. Tí xíu bằng này thì tiếp tế cho ai?
- Kiến tha lâu đầy tổ mà cụ. Thôi, cứ mời cụ về trụ sở đã rồi phân giải sau.
Toán người áp giải lão Đối đi ngược về phố chợ. Vừa đi lão vừa phản đối om sòm. Râu tóc lão dựng ngược lên, mặt lão đỏ rần rần. Lầu an ủi:
- Chắc chẳng ai giữ bác đâu. Nội ở đây, bác thì ai mà không biết.
- Chẳng giữ tôi thì điệu tôi về trụ sở làm chi?
- Thì cũng phải trình lên Ủy ban Hành chánh Xã chớ. Tại bác làm gì lộ liễu quá, người ta đồn bác đi lùng thuốc trụ sinh dữ thần, ai mà không thắc mắc. Phải bác mua cho thằng Đực không?
- Nó là con tôi, tôi có quyền mua cho nó chớ.
- Mà điều nó là du kích.
- Là gì đi nữa thì bố cũng có quyền thương con. Bộ nó ốm đau rồi tôi mặc nó chết bỏ xác sao?
- Thì thế mới hy vọng Ủy ban người ta thông cảm với mình. Bác cứ yên chí đi. Cháu tin tưởng vậy mà.
- Trời ơi! Hạng người già cả như tôi mà tống tôi vô tù thì vô lý hết chỗ nói.
- Nào ai đã tống bác vô tù đâu?
Lão Đối giận dữ:
- Áp giải thế này không là tù thì là cái vương tướng chi đây?
Một người khác chen vào:
- Thôi bác thông cảm cho anh em giùm một chút đi bác. Nếu coi bác là tù thì chúng tôi đã phải trói tay bác rồi.
Ở trụ sở Ủy ban Hành chánh, lão Đối được chỉ cho ngồi vào một chiếc ghế băng kê ở sát tường. Ông Chủ tịch đi vắng, nhưng có Ủy viên An ninh, người nầy có họ bà con xa bên đằng vợ của lão Đối. Hắn phải kêu lão Đối là dượng. Hắn tiếp nhận chiếc giỏ xách tay rồi bầy biện mười hai hộp thuốc lên mặt bàn. Hắn nói:
- Dượng dại lắm. Ai biểu dượng đi mua những đồ nguy hiểm này về làm chi.
- Có gì mà nguy hiểm. Trên tỉnh người ta bán tự do mà.
- Trên tỉnh là một đàng, mà ở đây là một đằng khác. Dượng không biết chớ, để sửa soạn cho những trận đánh lớn vào mùa mưa tới, Việt Cộng tung tiền đi vơ vét thuốc trụ sinh ở khắp các tiệm thuốc.
- Nó vơ kệ nó chớ, ăn nhằm gì tới tôi.
- Dạ, dượng nói vậy thì cháu cũng biết vậy. Biên bản cháu làm đây sẽ ghi đúng lời khai của dượng. Nhưng quyết định thì cháu không có quyền. Phải chờ Ủy Ban.
Lầu lại phải an ủi:
- Cháu chắc cũng không có gì đâu. Bác cứ yên tâm ngồi nghỉ một lát. Bác có đói để cháu mua bánh mì.
- Thôi. Bánh với trái cái gì. Tao đâu còn bụng dạ nào mà ăn được nữa kìa!
Nghiên cứu trong số thuốc tìm được ở cái giỏ xách tay của lão Đối, người ta nhận thấy có cả loại thuốc trừ bệnh phong đòn gánh. Rõ ràng là người mua có dụng ý đem dùng trong những trường họp ngăn ngừa vết thương nhiễm độc. Sự lo xa ấy của Vấn làm cho số phận của lão Đối không được êm xuôi dễ dàng như Lầu tưởng.
Tờ trình đã được ghi đầy đủ chi tiết tỉ mỉ. Nó được chuyển từ Xã lên Quận, từ Quận lên Tỉnh và ở Tỉnh người ta giữ lão Đối lại để điều tra thêm. Như vậy khó có thể biết được ngày nào lão được trở lại xóm làng thân yêu cũ, nơi lão đã thề nguyền là dù cuộc chiến có xảy ra như thế nào, thì lão cũng sẽ chết ở đấy. Để xác thịt của lão được trở về với mạch đất của quê hương, để trước khi nhắm mắt, lão được nhìn thấy một lần chót mái tranh này, bụi tre kia, và được thở hít bầu không khí quen thuộc mà lão đã sống ở đó từ hơn sáu mươi năm.
                                                
                                                           * *
                                                            *
Theo ý của Lầu, vai trò của lão Đối ở trong ấp Vĩnh Hựu này thật cần thiết. Chính lão đã là người ngăn cản nhiều ý định rồ dại của bọn thằng Há, thằng Đực, những kẻ mang trong lòng mọi ý nghĩ thù địch, lúc nào cũng sẵn sàng thanh toán bạn bè xưa cũ, những người đã chia xẻ với bọn chúng một dĩ vãng tươi mát, êm đềm. Và chính lão cũng đã có nhiều lần từng che chở cho bọn chúng thoát khỏi những cuộc ruồng xét bất tử của lính quốc gia ở đồn Phi Mã. Trong ý nghĩ đơn giản nhưng bền vững như dao chém đá, lão Đối quan niệm rằng ở buổi giao thời đau thương và khốn khổ này, tất cả chúng nó chỉ là nạn nhân. Những đứa này bị xô đẩy vào lò cừ với lý tưởng Giải phóng, những đứa khác chống cự lại với lý do Tự vệ, và Bảo vệ. Nhưng liệu thực chất của cuộc chiến lâu dài này có phải là như vậy không? Dù sống dưới một lý tưởng hay chủ nghĩa nào thì tối thiểu quyền sống của con người cũng phải được tôn trọng. Người ta đã nhân danh cái quyền sống ấy để hủy diệt. Và một khi sự hủy diệt này kéo dài quá lâu, quá tàn khốc, quá thảm thương, thì không một chiêu bài nào còn đầy đủ lý do đề tồn tại nữa.

Những ý nghĩ đó khiến Lầu rất băn khoăn. Phải chi con đường mà gã và các bạn đồng đội của gã đang đi sẽ sáng tỏ được như ban ngày. Còn gì đau khổ, dằn vặt hơn khi phải đem cả mạng sống của mình đặt vào một cuộc thách đố không định hướng. Trong những lần tiếp xúc tập thể với anh em binh sĩ trong đồn Phi Mã, chuẩn úy Dũng vẫn thường nhắc nhở đến lý tưởng Tự Do, xã hội Công Bằng, đời sống Bảo Đảm.
Những lời lẽ văn hoa ấy đẹp như tấm thủ bút của những tay danh sĩ đời xưa vẫn thường được người ta đóng khung nâng niu như đồ gia bảo. Người ta chiêm ngưỡng nó say mê, gìn giữ nó cẩn thận như gìn giữ một phần thân thể. Nhưng không phải lúc nào nó cũng trở thành một nhu cầu thiết yếu trong đời sống hằng ngày. Cũng như danh từ Tự Do, Công Bằng, Bảo Đảm không phải lúc nào cũng là những động cơ thúc đẩy con người ta hành động. Phải có điều gì cụ thể hơn các ý nghĩa sâu xa của những danh từ tốt đẹp, hoa mỹ đó. Nó phải làm cho người ta cảm được, thấy được, xúc động được, nhất là với đám dân quê hiền lành, chất phác, quanh năm chỉ biết vui thú với những ước mơ nhỏ bé, tầm thường của mình.
Trả lời kèm trích dẫn từ bài viết  nàyNhưng được một điều may mắn là những tâm trạng ray rứt đó không phải lúc nào cũng trở thành vấn đề khiến cho người ta phải tự tra vấn, xét hỏi. Cuộc sống hằng ngày còn nhiều tình tiết tuy nhỏ nhặt hơn, nhưng lại khiến người ta bận tâm đến nhiều hơn. Cho nên hầu như nhu cầu tinh thần chỉ là một tỷ lệ rất nhỏ so với nhu cầu vật chất của đời sống hằng ngày. Mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một trạng huống, mỗi người một mối lo âu về sinh kế, về tật bệnh, về muôn ngàn những đòi hỏi thực tế khác nữa, tất cả đã sẵn sàng che lấp đi trong ý nghĩ mọi người về cả một khoảng trống tinh thần đó.

Như mối quan tâm thiết yếu nhất của Lầu bây giờ chính là đứa con đầu lòng của gã sắp sửa ra đời. Hình ảnh của lão Đối đứng giữa hai người lính ở bên lề quốc lộ để chờ chuyến xe lam đưa về quận lỵ chỉ gây xúc động cho gã trong ít phút. Đến khi gã bước qua ngưỡng cửa của nhà hộ sinh thì những ý tưởng hoang mang, rời rã đã tan biến rất nhanh, nhường chỗ cho một mối lo âu mới, mạnh mẽ hơn đến độ có thể thiêu đốt lòng gã.

Trong suốt hai tiếng đồng hồ, gã bối rối đứng ngồi không yên bên chiếc bàn gỗ xộc xệch. Hơi nóng tỏa xuống từ mái tôn thấp khiến mồ hôi trên mình gã đổ ra đầm đìa. Chung quanh gã, những mẩu tàn thuốc vứt vương vãi khắp mọi chỗ. Miệng gã khô đắng lại với những miếng nước bọt như khô quánh, đặc sệt trong cổ họng. Mắt gã không rời cánh cửa gỗ loang lổ nước sơn cũ kỹ vẫn đóng im ỉm ngay từ lúc gã đặt chân tới. Bốn bề im lặng hoàn toàn như tôn trọng, chia xẻ với những tiếng rên la thét lên từng cơn của chị Lầu. Chị gọi tên gã. Chị đòi gặp má. Chị muốn lên tỉnh vô nhà thương lớn. Chị mong được chết. Thật là Lầu đã phải trả một cái giá đáng đời sau những ngày chứa chan hạnh phúc.
Bỗng nhiên chị Lầu la to hơn hết mọi lần. Tiếng gào của chị xé lên như bóp nát ruột gan của gã, rồi tiếp theo đó là tiếng trẻ oa oa khóc. Lầu ném ngay điếu thuốc qua ngưỡng cửa và nhẩy bổ lại trước cánh gỗ đập rầm rầm. Cánh cửa bật mở, một cô mụ hiện ra với vẻ mặt đầy mệt nhọc:
- Nhín chờ chút đi. Chưa rồi mà!
Lầu hỏi cuống quít:
- Con gái hay con trai?
- Con trai! Mừng chưa?
Lầu không còn nghe thấy gì nữa. Gã xách ngay cây súng chạy thốc ra đường. Gã muốn gặp bất cứ ai quen thuộc để báo tin mừng là vợ gã đẻ con trai. Người đầu tiên mà gã đụng phải là Thư. Mặc dầu chẳng ưa thích gì lắm thứ đàn bà ngựa vía này, Lầu cũng vẫn hối hả:
- Vợ tôi đẻ con trai rồi, cô Thư!


                                                        (còn tiếp)
Read more
Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013
HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 128) :  Tiêu tiền của…địch !




                           
    

Mới sáng sớm đã thấy bà Năm Củ Cải lò dò vào quán hỏi xin cô Phượng cave cái bì thư. Cô cười ngỏn nghẻn :
“ Thím gửi thư cho ai ? Cho ông xã ngoài quê hả ?”
Bà Năm Củ Cải than vãn :
“ Già rồi còn thư từ gì ? Chậm gửi tiền vô phụ xấp nhỏ đi học là tôi alô liền, thư từ quỷ gì ?”
Thằng Bảy xe ôm tò mò :
“ Không viết thư thím Năm  xin bì thư làm gì ?”
Bà Năm Củ Cải  thở dài đánh sượt :
“ Thì phong bì cho cô giáo nhân ngày 20 tháng 11…”
Cô Phượng cave kêu lên :
“ Í…trời ... hôm nay đã 26, ngày Nhà giáo qua cả tuần rồi còn phong bì phong bao làm gì ?”
Bà Năm Củ Cải thẽ thọt :
“ Thì năm nay tính trốn, không đưa. Ngờ đâu thằng Út nhà tôi đi học về lạu bạu má không tới đưa phong bì cô giáo làm cô phải nhắc má em bận công chuyện gì lâu không thấy ghé thăm cô ? Nó bảo cả lớp có bì thư riêng mình nó không làm nó quê quá. Thôi cũng đành theo lệ…”
Cô Phượng cave rút bì thư trong túi xách đưa bà Năm củ cải :
“ Vậy rồi thím tính đưa nhiêu ?”
Bà Năm Củ Cải ngập ngừng :
“ Năm chục được không ?”
Gã Ký Quèn trợn mắt :
“ Sao thím đánh giá nền giáo dục dưới mái trường xã hội chủ nghĩa rẻ quá vậy ? Thời buổi này đi đám cưới , đám giỗ cũng chẳng ai “đi” năm chục, giá chót cũng hai trăm. Phong bì cô giáo nhân ngày 20 tháng 11 hả ?  Năm trăm !”
Bà Năm Củ Cải thất thanh :
“ Năm trăm lận ? Chèn đéc ôi …tôi ngồi thái củ cải cả tuần, gãy cả lưng cũng chỉ được nhiêu đó. Thôi thôi tôi “đi” cô giáo một trăm là nhiều rồi…”
Bà Năm Củ Cải tất tả đi rồi, ông Tư Gà nướng càm ràm :
“ Sao cái thời này thằng dân phải đóng góp lắm thứ vậy ? Nào tiền dân phòng, nào tiền bão lụt, nào tiền xây dựng tổ…mai mốt nó còn đẻ ra tiền gì nữa đây…”
Cô Phượng cave tính buôn thêm chuyện nữa, bất chợt tiếng di động thánh thót  làm cô im bặt rồi bỗng rối rít :
“ A lô…a lô…Em đây…em đây…anh mới xuống sân bay hả …anh ở khách sạn nào em tới liền…tới liền…”
Rồi cô quay sang thằng Bảy xe ôm cuống quýt :
“ Mày đưa tao tới ngay khách sạn The White đường Lê Thánh Tôn Quận 1…”
Thằng Bảy xe  ôm cười nhăn nhở :
“ “ Ủa…cụ mới vô hả ? Chị đi ngay không tắm rửa sửa soạn gì sao ?”
Cô Phượng cave sốt ruột :
“ Đi ngay …đi ngay…tới đó tính…”
Gã Ký Quèn cười rinh rích :
“ Thằng Bảy xe ôm khéo lo bò trắng răng. Khách sạn có phòng tắm hiện đại chớ bộ, tắm chung cả hai người vẫn rộng.
Cô Phượng cave đỏ mặt la :
“ Nhiều chuyện ! Tắm riêng tắm chung dính gì tới ai ?”
Gã Ký Quèn vẫn cười :
“ Mà sao bảo cụ đang họp quốc hội ?”
Cô Phượng cave hãnh diện :
“ Đang họp nhưng có việc đột xuất phải bỏ họp bay vào chớ sao ?”
Gã Ký Quèn  lắc đầu :
“ Nghe nói 28 này quốc hội bỏ phiếu thông qua dự thảo hiến pháp ? Việc quan trọng vậy mà cụ bỏ vào đây với cô Phượng sao ?”
Cô Phượng cave ra vẻ hiểu biết :
“ Bỏ đâu được ? Ảnh vào một ngày rồi lại bay ra vẫn kịp  bỏ phiếu chớ ?”
Chị Gái hủ tíu lè lưỡi :
“ Chèn đéc ôi…bay ra bay vào như thể ta đi chợ vậy…tốn tiền lắm !”
Thằng Bảy xe ôm trợn mắt :
“ Nhằm nhò gì ? Quốc hội họp mỗi ngày tiêu cả tỷ bạc chớ ít ! Tiền của…địch mà ?”
Ông đại tá hưu đập bàn quát :
“ Thằng Bảy xe ôm nói láo. Quốc hội họp bằng tiền của dân sao mày dám nói tiền của địch ?”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Tiền của địch mới phóng tay tiêu ,  chớ tiền của ta sao tiêu dữ vậy ?”
Ông đại tá hưu lại đập bàn quát :
“ Quốc hội bàn toàn chuyện quan trọng, mỗi ngày chi hết một tỷ đã ăn thua gì ? “
Gã Ký Quèn cười cười :
“ Đúng rồi…đúng rồi…quốc hội họp là tiền của dân…nhưng xây trụ sở tỉnh ủy, huyện ủy như lâu đài, cán bộ tậu nhà tậu đất , tậu xe đời mới, cho con đi học Mỹ, gửi tiền vào nhà băng Thụy Sĩ…tiêu búa xua như đốt tiền âm phủ vậy …mới thực sự là tiêu tiền…của địch đấy ạ…”
Cả quán cười ồ. Ông đại tá hưu chột dạ im thít.


26-11-2013
Read more