Open top menu
Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013
HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 75) : Nụ cười Nguyễn Phương Uyên





                       

Sàigòn đang nóng bức chiều nay lại cúp điện khiến bà con trong hẻm  nhao cả lên . Riêng nhà ông đại tá hưu máy nổ chạy ầm ầm cứ rung đùi mở máy lạnh mát rượi. Cô Phượng cave ca cẩm :

“Nóng vầy chị Gái hủ tíu không câu nhờ chú Ba đại tá hưu ít điện chạy cái quạt…”

Chị Gái hủ tíu lè lưỡi :

“ Í trời …sức mấy cô Ba cho câu …”

Vừa lúc đó thằng Bảy xe ôm ở đâu hớt hải chạy về la lớn :

“ Nguy to rồi …nguy to rồi bà con ơi…”

Cô Phượng cave quát :

“ Làm gì sợ cuống lên vậy Bảy ? Bộ bom nổ chợ Bến Thành hả ?”

Thằng Bảy xe ôm lắc đầu :

“ Không không chuyện này còn kinh hoàng hơn bom nổ kìa…”

Ông Tư gà nướng càm ràm :

“ Có chuyện gì nói mẹ nó ra cứ nhín…nhín hoài…”

Thằng Bảy xe ôm thở hổn hển :

“ Xăng tăng giá rồi…xăng tăng ngàn tư một lít thành 25 ngàn một lít lận…”

Ong đại tá hưu đập bàn quát :

“ Thằng xe ôm kia…mày tung tin nhảm gây rối loạn thì trường hả ?”

Thằng Bảy xe ôm gân cổ cãi :

“ Tôi tung tin hồi nào…người ta đang ùn ùn đổ xăng kìa…”

Ông đại tá hưu quát :

“ Dứt khoát không thể có chuyện xăng tăng giá được . Thủ tướng  mới tuyên bố chưa tăng giá xăng trong địp này mà…”

Cô Phượng cave cười hắc hắc :

“ Nó tung hoả mù lừa bà con đó chú Ba, chớ có tin  …”

Ong đại tá hưu đập bàn :

“ Con Phượng cave kia…mày dám nói Thủ tướng lừa dân hả ? Tao còng cổ mày giờ…”

Cô Phượng cave gân cổ cãi :

“ Không lừa sao mới tuyên bố không tăng giá xăng giờ lại tăng ?”

Ong đại tá hưu lại quát :

“  Làm gì có chuyện đó. Phải tuyệt đối tin tưởng vào Đảng vào Chính phủ chớ. “

Ong đại hưu vừa quát xong bất đồ trên tivi cô xướng ngôn viên đọc oang oang :

“ Thông báo…bắt đầu từ 8 giờ tối ngày 28 tháng 3, giá xăng dầu trên cả nước được phép tăng 362 - 1.430 đồng. Giá bán lẻ tối đa xăng RON 92 lên mức cao nhất từ trước đến nay - 24.580 đồng một lít …thông báo …thông báo…”

Cô Phượng cave cười lớn :

“ Đó …xăng tăng giá thiệt đó …lại tăng  dữ nữa mới chết…chú Ba còn còn tuyệt đối tin tưởng ở Thủ tướng nữa thôi ?”

Ông đại tá hưu ấp úng :

“ Không…nhẽ đâu lại thế ?”

Cả quán cười  ầm ầm. Ong đại tá hưu nổi cáu :

“ Tăng giá xăng là chuyện nhỏ …lâu lâu trục trặc chút xíu . Còn về cơ bản đường lối chính sách của Đảng Chính phủ bao giờ cũng đúng đắn và sáng suốt…”

Vừa lúc ấy gã Ky Quèn mang đâu về tấm hình cô gái đang cười đưa cho ông đại tá hưu :

“ Đố chú Ba biết ai đây ?”

Ông đại tá hưu trợn mắt ngắm rồi oang oang :

“ Nụ cười Võ thị Thắng …ảnh này do phóng viên người Nhật chụp tại phiên tòa Mỹ ngụy xử nữ chiến sĩ biệt động 20 năm tù…ảnh này đã loan đi toàn thế giới với tên gọi là nụ cười chiến thắng đây. Chính nụ cười này đã góp phần đưa đảng ta lên đỉnh cao chói lọi đại thắng mùa Xuân..."…”

Gã Ky Quèn lắc đầu cười hí hí quay sang cô Phượng cave :

“ Chị Phượng có biết ai đây không ?”

Cô Phượng cave ngắm nghía rồi reo lên :

“ Em nào có nụ cười xinh thế nhỉ ? À…thôi phải rồi em Khánh Linh Miss đại học bách khoa Hà nội đây mà…”

Gã Ky Quèn kêu to :

“ Trật lấc hết trơn…đây là nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên…”

Chị Gái hú tíu :

“ Nguyễn Phương Uyên là ai mà cười  tươi dữ vậy ?”

Gã KQuèn cao giọng :

“ Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi bị bắt từ năm ngoái khi rải truyền đơn lên án  bất công trong thu hồi đất đai, lên án Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa…”

Cô Phượng cave vỗ trán :

“ Nhớ ra rồi, có phải cô sinh viên được một số nhân sĩ, trí thức, trong đó có giáo sư Ngô Bảo Châu viết thư ngỏ gửi chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị trả tự do cho cô, đúng không ?”

Gã Ky Quèn gật đầu :

“ Bắt cả 5 tháng rồi, mãi hôm nay 30 tháng 3 cả gia đình mới gặp Phương Uyên được 30 phút. Cả nhà Uyên  cảm thấy thương và đau lòng vì tình trạng sức khỏe của  Uyên.”

Ồng đại tá hưu càu nhàu :

“ Những việc lớn cứ để đảng , nhà nước lo. Mình là sinh viên chỉ biết học thôi. Quậy như vậy bị bắt phải rồi…”

Thằng Bảy xe ôm ngứa miệng :

“ Cứ để đảng và nhà nước lo. Vậy đến khi nào thì mất nốt Trường Sa hả chú Ba ?”

Cả quán cười ầm ầm. Cố Phượng cave quay sang hỏi ông Ba đại tá hưu :
" Nụ cười Võ thị Thắng góp phần đưa đảng ta lên đỉnh cao chói lọi. Vậy nụ cười Nguyễn Phương Uyên nói gì vđảng ta hả chú Ba ?"
Ông đại tá hưu im thít.  Ông Tư Gà nướng lên tiếng :

“ Còn trẻ thế này mà dám hy sinh vì đại nghĩa. Bởi vậy đất nước này, dân tộc này chưa mất hết hy vọng…”

Mọi người lại cười vui vẻ. Ông đại tá hưu hầm hầm ra khỏi quán



31-3-2013






Read more
Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 47 )




                                     
 
                                    (tiếp theo)



Nghe tới bằng cấp ông Chủ tịch giật thót. Ong vẫn dấu bà vụ xài bằng trung học rởm, phải đấm mõm thằng giáo vụ 20 ngàn đô. Oi chao, nghĩ lại còn buốt ruột, trấn lột tới giá ấy thì thiệt quân dã man, mẹ kiếp, lọt vào tay ông phải nhét cứt vào mồm nó mới hả. Mắt ông trợn trừng, mặt ngây đơ làm bà Phu nhân lo sợ :

“ Ong sao vậy ? Lại lên cơn hen hả ?”

“ Không không, hơi khó thở thôi, để tôi ra ngoài vườn cho thoáng …”

Bà Phu nhân ngáp cái rõ dài :

“ Vậy tôi đi ngủ trước, hôm nay ngồi xe suốt ngày đau hết mình mẩy…”

Ong Chủ tịch sốt sắng đưa bà vào giường, bật đèn ngủ. Chờ bà giở mình vài cái, lăn ra ngáy o o , ông mới lẻn ra vườn tối. Mẹ kiếp , chẳng hiểu sao  như  có cấp trên gọi , lòng dạ như lửa đốt,  đứng không yên ngồi chẳng được, đành  khoác áo gió , rón chân ra vườn. Ma quỷ xui khiến, ông lại tới  ngồi cái ghế đá bữa trước.

Lại trăng nữa rồi, sáng vằng vặc át cả đèn xanh đỏ mắc rải rác trong các lùm cây tối. Chuyện bằng rởm, chuyện bầu cử  đảng bộ, chuyện bà Phu nhân chạy  bằng Tiến sĩ… tất cả như bị ánh trăng xoá sạch ;  đầu óc ông lúc này cũng trong veo như bầu trời vậy, gió man mát, vườn đêm lặng tờ, ông cao hứng ngửa mặt hít một hơi rõ dài. Thế rồi đưa vào mũi ông không chỉ cái thoáng đãng  của thiên nhiên mà một mùi  rất lạ, lẻn vào khứu giác, đánh động  toàn thân, hốt nhiên máu chảy rần rần, tim đập loạn xạ. Mùi gì thần diệu thế không biết ?

Hoá ra mùi da thịt non trẻ của con bé Gái đứng cạnh ông từ lúc nào. Chập tối nó đã trở về buồng riêng dưới nhà kho, tắm rửa, mặc đồ ngủ, rồi qua cửa sổ nhác thấy ông Chủ tịch lẻn ra vườn, tới ngồi cái ghế đá bữa trước, nó hiểu ngay ông muốn gì ? Nó chợt nóng hết cả người. Không thể không thừa nhận cả ông Chủ tịch lẫn gã thư ký , dù cung cách khác nhau nhưng đều khơi dậy trên da thịt  nó những ham muốn thầm kín mà nó không biết. Nó nằm xoay trở trên giường, nhớ lại giây phút nóng bỏng vạch áo ngực cho ông Chủ tịch “bú ti”, lúc quần thảo gã thư ký khiến gã lăn đùng ngã ngửa, kỳ lạ thiệt, càng nhắm mắt ba cái đó lại càng nhoi nhói trong lòng . Rồi ánh trăng tràn qua cửa sổ dãi lên da thịt mơn mởn của nó một màu huyền ảo làm nó mê mẩn, người cứ lật qua lật lại mãi không sao nhắm mắt  đành lách cửa nhón chân ra vườn. Lại cũng giống ông Chủ tịch, một thúc đẩy bí ẩn cứ đưa nó  đi như mộng du tới chiếc ghế đá.

Ong Chủ tịch chưa kịp hiểu ra chuyện gì, con Gái đã gí bộ ngực trần nhễ nhại ánh trăng sát vào mặt ông , thì thào :

“ Bú ti đi…ông bú ti đi…”                                                                                                                                                                   

Oi trời ôi, ông Chủ tịch tưởng đang nằm mơ, chỉ khi cảm nhận được cả khối lượng lẫn màu sắc và độ rắn chắc của đôi chim câu với cái mỏ xinh xinh như trên trời sà xuống dâng hiến tận miệng, ông mới ôm choàng lấy ngấu nghiến như con chó đói. Thế rồi sức nóng kinh hồn tuổi mười bảy thiêu đốt ông già sáu mươi trong nháy mắt, ông ngã ngửa ra trên ghế đá thều thào :

“ Mày làm sao ? Mày làm sao vậy Gái ? ”

Tiếng ông thoảng vào gió, còn nhỏ hơn cả tiếng dế, nó chẳng nghe thấy gì, chẳng cần biết ông là ai, nó cứ đè sấn cái thân hình ngây đơ lên ghế đá, miệng gầm gừ  như một con mèo cái. Oi chao ôi, ông Chủ tịch đang từ đỉnh cao khoái lạc rớt bịch xuống vực sâu hoảng sợ, cố vùng vẫy thoát ra mà tay chân nặng trịch như đeo đá, đành nằm thở dốc như người đang thoát dương.

“ Chắc mình chết quá”, ý nghĩ thoảng qua làm người ông lạnh toát. Chưa bao giờ nỗi chết sát gần như bây giờ. Ngày trước dọc đường công tác có lần lọt ổ phục kích, một khẩu AR 15 bắn như vãi đạn, cô giao liên nằm cạnh quay lơ, đầu nứt toác, toé máu sang cả ông. “Chết chắc rồi”, ông nghĩ bụng, kèm theo đôi chút tự hào  hy sinh cho sự nghiệp “chống Mỹ cứu nước “ của đảng . Nhưng lần đó trời chưa cho ông làm liệt sĩ. Vào lúc lẽ ra ông phải theo chân cô du kích, hợp tinh thần   “hoặc xanh cỏ, hoặc đỏ ngực” * thời bấy giờ, oái oăm thay, tử thần lại tha bổng, anh chàng cầm khẩu AR 15 ở phía bên kia vừa nhằm vào ông bóp cò đã lãnh trọn ngay một băng AK của du kích vừa bò tới. Tỉnh dậy ông thấy mình nằm dưới hầm quân y trạm đường dây Bắc Nam. Hoá ra ông chỉ ngất vì mất máu do miểng đạn găm vào người. Sau này nhớ lại, ông cứ tấm tắc câu nói cửa miệng thời đó “ gặp địch chắc gì nó đã bắn, bắn chắc gì đã trúng, trúng chắc gì đã chết”, hoá ra sống chết cũng  có… số thật. Tuy nhiên, lần cận kề cái chết này mang ý nghĩa khác hẳn. Ong không chết vì hy sinh cho đảng,  không chết bởi súng đạn kẻ thù, ông chết một cái chết ngớ ngẩn, dẫu hoang tưởng đến điên rồ như  các lý thuyết gia xây dựng chủ nghĩa xã hội chăng nữa, cũng chịu  không nghĩ ra ông chết vì…cái lồn con gái trần truồng, trắng toát, nhễ nhại  dưới ánh trăng, hừng hực sức nóng  dậy thì đang ngấu nghiến  những giọt sống cuối cùng của đời ông mà lẽ ra theo như lúc giơ tay thề dưới cờ đảng, ông phải hiến dâng cho sự nghiệp cao quy của cách mạng.  

Than ôi con bé Gái tuyệt nhiên không hiểu được điều đó cũng như  tầm quan trọng chết người của việc nó làm. Ngọn lửa thẳm sâu bên trong bùng phát đốt cháy toàn thân làm nó cuống cuồng đòi cho được cái đỉnh cao ngất của vương quốc khoái lạc từ nhỏ chưa hề được biết tới. Nó gào, nó lay, nó ghì xiết, nó đánh nhịp toàn thân , ối mẹ ôi, ông Chủ tịch lâm nguy thiệt rồi, những tia sáng còn lại trong tri giác sắp tắt lụi, không còn hơi sức chống đỡ, ông buông xuôi cho số phận.

 Vậy nhưng đồng chí Sáu Bí thư, cậu Bảy Trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ  và cả những người trong phe đối lập với Ong Chủ tịch chớ vội mừng, trời chưa bắt ông đi theo các đồng chí cộng sản tiền bối đâu đã vội vỗ tay, lại một lần nữa sau vụ chết hụt vì lọt ổ phục kích, lần này ông lại thoát lưỡi hái tử thần nhờ tiếng quát :

” Gái…”.

Tiểu thư Kim Oanh có mặt kịp thời chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng. Nhìn ông bố ngây đơ dưới cơn cuồng dục của con bé Gái, cô vội nhào tới tát vào mặt nó :

“ Mày làm vầy chết ba tao rồi…”. 

Con bé khựng lại như có thùng nước dội vào ngọn lửa đang đùng đùng trong nó. Nó ngơ ngơ ngác ngác như người vừa tỉnh cơn mộng du. Bộ mặt tiểu thư hầm hầm làm nó lập tức hiểu ngay hoàn cảnh hiểm nghèo, vội vàng gân cổ cãi :

“ Tại ổng dụ tôi chớ bộ…”

Nói rồi nó định xô ông Chủ tịch khỏi người , bất chợt một bàn tay cứng như sắt giữ nó lại .

“ Im…nằm im…mày động đậy là mày chết …”

Oi trời đất thiên địa ơi, tưởng ai, hoá ra là…bà Phu nhân. Bà đã lù lù đứng đó từ lúc nào đâu có hay . Nó rối rít :

“ Con lạy bà…con lạy bà…tại ông cho con tiền…”

Bà Phu nhân rít lên, mắt trợn trừng :

“ Nằm yên, tao bảo mày nằm yên, cứ ôm lấy ổng cho thiệt chặt, mày mà dời ổng ra là mày giết chết ổng, mày phải ra Toà lãnh án tử hình …”

Con bé Gái chẳng hiểu gì đành cứ ôm ghì lấy  thân hình bất động của ông Chủ tịch. Cô tiểu thư cũng tròn mắt :

“ Má…sao má bắt nó làm vầy coi sao được ?”

Bà Phu nhân quát lên :

“ Ba cô đang bị “phạm phòng “ biết chưa ? Phải bắt nó cứ ôm vầy để giữ cho ổng cái hơi của nó, dứt ngay ra là ổng chết liền, nghe chưa ? “

Rồi bà sai cô hoả tốc đi lấy chăn, dầu nóng, chổi xể đốt nóng cho ông. Vào   lúc nước sôi lửa bỏng mới biết bản lĩnh bà Phu nhân thật cao cường. Từ chập tối bà đã đánh một giấc  đã con mắt. Những người lắm lo toan giàu mưu mẹo như bà chẳng mấy khi được ngủ thẳng giấc tới sáng. Bà nằm mơ thấy khúc xương cẳng chân của ông thày nhân điện, lúc này đã được bọc vải điều và được thằng Bành trọc nhảy múa la hét yểm bùa suốt một buổi chiều. Bây giờ bà đã cầm nó trong tay, bà sẽ lập đàn nhốt vía cả bọn “chúng nó” – chú Sáu, thằng Bảy và phe đảng, những người đang lăm le lật đổ chiếc ghế của chồng bà, ngày đêm bà sẽ khấn khứa, cầm bùa yểm vào vía  từng thằng cho  ăn không ngon, ngủ không yên, có mồm không có lưỡi , có mắt không có tròng, có tai không có lỗ, chết dần chết mòn, cạn hơi tàn sức chẳng động được tới cái lông chân chồng bà.

Thế rồi bỗng dưng bà cảm thấy  tay bà cứ nóng dần, nóng dần , í trời ơi, chiếc bùa bà đang cầm chẳng hiểu sao biến thành cục than cháy đỏ. Bà hoảng hồn vội vàng ném  đi mà nó cứ dính chặt  lòng bàn tay khiến bà bỏng rát hét lên kinh hãi. Hoá ra nằm mơ. Mẹ kiếp, làm người ta hết cả hồn, bồ hôi mẹ bồ hôi con kéo ra đầm đìa. Bà quơ sang bên cạnh thấy trống không, ủa, khuya vầy ông còn đi đâu ? Phòng khách không có, phòng làm việc trống không, phòng ăn cũng vắng ngắt . À thôi phải rồi, chặp tối ông bảo ra vườn hít thở không khí cho khoẻ. Nhưng sao tới giờ vẫn chưa vào ? Chết chết, không khéo ông gặp cơn gió độc, nằm ngất xỉu ngoài đó cũng nên. Bà đi vòng qua những chậu thiên tuế, những hòn giả sơn, những hồ cá cảnh… thế rồi hình ảnh loã lồ của đức ông chồng với con bé người làm quấn vào nhau như hai con rắn trắng đập vào mắt làm bà ngớ người. Chuyện gì thế kia ? Trời sập rồi sao ? Không, không thể có chuyện một đồng chí lãnh đạo cao cấp đầy uy tín, một cán bộ cách mạng, một ông quan đứng đầu trăm họ trong toàn tỉnh lại đi làm cái việc đồi truỵ với một con bé người hầu vị thành niên thế kia ? Không, bà đang nằm mơ giống lúc nãy thấy bùa bốc cháy trong lòng bàn tay đó thôi. Đôi chân cứ đưa bà tới chiếc ghế đá nơi đức ông chồng đang chơi trò con heo. Hình ảnh người thực việc thực đánh vào tim bà một cú điếng hồn, hoá ra chẳng mơ với mộng gì ráo, thằng già mắc dịch kia quả thật đang chơi trò trống bỏi.

Lúc này cũng mới biết bà Phu nhân quả là một người đàn bà lạ lùng. Bà quên béng bà đã từng ôm ấp cậu Bảy lái xe ngay trước mũi ông, bà quên phứt những ngày   dài bắt ông thày nhân điện phục vụ bà ngay trong ngôi nhà người đời vẫn gọi văn hoa là “tổ ấm gia đình” , bà quên sạch những cặp sừng lớn nhỏ đã cắm chi chít trên đầu ông. Bà quên béng nguyên tắc “nam nữ bình đẳng”,” phu phụ bình quyền “ vốn được ghi rõ trong giao ước thi đua xây dựng “gia đình văn hoá mới ” , một khi bà đã chán cơm thèm phở” thì cũng phải chấp nhận cho chồng ăn vài bát hủ tiếu chớ ?

Đằng này không, bà không có  cảm thông ,  quán triệt con mẹ gì sất, dầu sôi lửa bỏng đang cháy rát trong lòng bà. Bà vớ ngay cái cuốc cỏ vứt lăn lóc góc vườn xăm xăm chạy tới và nghiến răng nghiến lợi giang tay bổ xuống đôi thằn lằn trắng đang lẹo tẹo. Í mèn ơi, đúng lúc đó ma quỷ xui khiến sao đó , cô tiểu thư Kim Anh lại nhào tới. Chút  xíu nữa bà Phu nhân đã bổ ngay cái cuốc xuống đầu con gái.Oi lạy Phật, ngài đủ lòng thương giữ tay bà lại, tránh cho bà một bi kịch còn thê thảm hơn những gì đang diễn ra trên ghế đá.



                                                      (còn tiếp)

                                                   
Read more
Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 26 )




                                         (tiếp theo)



Lão già trợn ngược mắt :

“ Ấy chết ...bác nói vậy coi thường tôi quá. Để tôi nói bác nghe, mà nói nghiêm chỉnh chứ không phải cà giỡn đâu, dựng “cờ tây” bên Mỹ này cũng nguy hiểm không thua gì mấy bác “dân chủ” dựng cờ “đa nguyên” ở trong nước đâu. Chẳng may hàng xóm nó phát hiện gọi điện cho county là nó tới xích tay bác liền...”

Bác Ba Phi thắc mắc :

“Sao bảo ở Mỹ hàng xóm không ai dòm sang ai ?”

“ Thì mình quạt chả chó đưa cái mùi bay đi khắp bốn phương thơm nức mũi thiên hạ nó phải ngửi thấy chớ. ...”

Rồi lão cười hềnh hệch :

“ Với mũi mình thì thơm lừng nhưng với mũi người thì kinh khủng lắm, không khác gì khói lò thiêu xác Âu-xơ-vích ở Đức. Bởi vậy nó báo cảnh sát là cái chắc...”

Bác Ba Phi thật thà :

“ Con Út nhà tôi kể chuyện có nhà kia cắt tiết vịt thế nào vịt chưa chết chạy ra ngoài đường kêu “cạc cạc” . Hàng xóm mới gọi cho 119 . Thế là lập tức xe cứu thương hụ còi ầm ầm phóng tới cho con vịt lên cáng khiêng đi nhà thương mới ghê ...”

Lão già bật cười :

“ Bốc phét . Nó nói ba xạo vậy cũng tin. Làm chó gì có chuyện đó.  Thằng Mỹ có rỗi hơi mà đi cấp cứu con vịt ?  Với cả chúng nó cũng ăn thịt vịt như điên ấy mà. Chỉ thịt chó mới kiêng. Con gái bác bịa ra để dọa bác thôi.  Tôi nói thiệt với bác nhé, trên thế giới này có dân tộc nào nói được câu “sống trên đời ăn miếng dồi chó” như dân tộc mình không ? Tuyệt đối không có nha. Ngay đến thằng Đại Hàn cũng ăn thịt  chó như điên mà có nghĩ ra được đâu. Phải trải bốn ngàn năm văn hiến hun đúc nên hào khí dân tộc như ta mới nói được câu đó. Cái anh Mẽo này mới có vài trăm năm đã  tưởng mình ghê lắm, đòi làm cha thiên ha. Ôi chà, bất quá nó chế ra được ba cái máy làm sướng cái thân thôi, ăn thua mẹ gì. Văn minh cơ khí ấy mà. Tôi nói thiệt với bác nha, để thưởng thức cho được món dồi chó hả, dân Mỹ còn phải trải qua một cuộc cách mạng nữa ...”

Bác Ba Phi trợn mắt :

“ Lại cách mạng nữa hả ? Ối thôi thôi... được như dân Mỹ thế này sướng bằng tiên rồi...cách mạng nữa làm gì, lại bom rơi đạn lạc, lại nhà đổ người chết , rồi thì đảo lộn lanh tanh bành, có mà ra cám hết .”

Lão già lắc đầu :

“ Không không, tại cái đầu bác cổ lỗ sĩ quá, cứ tưởng cách mạng là đầu rơi máu chảy, đâu phải vậy . Như ở cái xứ Mỹ này chẳng hạn, trong vòng vài chục năm nay đã trải qua hai cuộc cách mạng rồi mà có chết thằng tây con đầm nào đâu, ngược lại dân số còn tăng ầm ầm chứ đâu có như mình, có mỗi một cuộc cách mạng tháng Tám thôi mà chết cả núi xương sông máu . ..”

Rồi lão lại cười hề hề :

“ Mà cái dân mình cũng ghê, chết đói, chết lụt, chết bom, chết đạn, chết đâm , chết chém cả mấy chục năm nay vậy mà dân số vẫn cứ tăng ào ào từ 32 triệu lên 90 triệu mới ghê . Cũng may nhờ có cách mạng giết bớt không thì bây giờ phải hơn trăm triệu...”

Bác Ba Phi thắc mắc :

“ Mỹ nó làm kiểu gì mà làm tới hai cuộc cách mạng mà không chết ai ? Cách mạng gì vậy cà ?”

Lão già cười khơ khớ :

“ Cách mạng tình dục chớ cách mạng gì ? Hai cuộc cách mạng này đã mang tới một phát kiến vĩ đại còn hơn cả ông Côlông ngày xưa tìm ra châu Mỹ nữa kìa ?”

Bác Ba Phi lắc quày quạy :

“ Xạo quá, xạo quá ... phát kiến gì  ghê gớm vậy ? Việt Nam làm cách mạng cả hơn nửa thế kỷ nay, chết biết bao người mà còn chưa phát minh ra được cái gì kìa ?”

Lão già trợn mắt :

“ Ai bảo bác cách mạng Việt Nam không phát minh ra cái gì ?”

Rồi lão vỗ trán la lớn :

“ Cách mạng Việt Nam phát minh ra cái ...”làm chủ tập thể” ?”

“ Làm chủ tập thể là cái gì ?”

Lão già cười khơ khớ :

“ Là ở đời muôn sự ở đời đều là của chung để rồi “ cha chung không ai khóc”  đó . Nhưng “làm chủ tập thể”  bằng sao được phát minh của cách mạng tình dục Mỹ ? Phát minh này cả thế giới đều xài còn “làm chủ tập thể” hả ? Chuyện tầm phào, ngay đến mấy bố Việt cộng cũng đã vứt nó vào sọt rác từ lâu rồi .”

Bác Ba Phi sốt ruột :

“ Mỹ phát minh ra cái gì mà ghê vậy cà  ?”

Lão già cười toét :

“ Là cái bao cao su chứ gì ? Có cái đó cách mạng tình dục mới nổ ra được trên toàn nước Mỹ rồi lan tràn sang cả Việt Nam . Ngày nay  nước ta cũng đang cách mạng tình dục sôi sục lắm, chỉ có điều âm thầm, lặng lẽ, không nói ra thôi... Nhưng mà ông yên chí đi, người Việt mình tuy không phát minh ra được cái gì có  tác dụng toàn cầu nhưng vẫn có cái đáng tự hào lắm chớ ?”

“ Cái gì vậy ?”

Lão bật cười  ha hả :

“ Thì món ...dồi chó chứ còn gì ?”

Thế rồi lão già thao thao bất tuyệt về bí quyết gia truyền nướng dồi và đánh tiết canh chó khiến bác Ba Phi bùi tai tặc lưỡi :

“ ừ thì đi…tôi cũng liều với ông một phen thử coi cái lưỡi  của ông nó dài mấy tấc mà bốc phét chín tầng mây xanh…”

Lão già la chói lói :

“ Ay chết bác nói vậy oan cho em . Tôi bốc phét hồi nào, tôi nói toàn chân lý sáng ngời cả thôi. Còn hơn cả “không có gì quy hơn độc lập tự do “ cuả bác Hồ nữa kìa, bác không tin cứ theo tôi…”

Hai người dắt díu nhau trở lại trạm xe buýt. Lão già vừa đi vừa vung tay vung chân :

“ Bác ở Việt Nam có thích...ngồi vỉa hè ngắm phố không ?”

Bác Ba Phi trợn mắt :

“ Ngồi vỉa hè ngắm phố ? Bộ khùng hả ?”

“ Khùng sao khùng ? Xin thưa với bác đó là một cái thú tuyệt vời. Ngồi nhìn ông đi qua bà đi lại, bao nhiêu con người , bao nhiêu dáng vẻ, nét mặt, mình cứ như ngồi bên dòng sông ngắm nhìn cõi nhân sinh chảy qua. Hồi còn ở Sàigòn, tôi cứ ngồi quán cóc vỉa hè suốt ngày ngắm thiên hạ. Sang đây, mình có ngồi hè phố chong mắt lên cũng chẳng nhìn thấy ma nào, nó chui hết cả vào ô tô chạy qua chạy  lại như phát rồ, chỉ thấy những xe là xe , đâu có thấy người  đâu ...”

Bác Ba Phi cười cười :

“ Ông muốn thấy người đông như kiến cỏ hả ? Vậy mời ông sang tàu. Không biết giờ nó đã lên thành mấy tỉ rồi . So với nó không khéo mình chỉ bằng một  tỉnh  ...”

Lão già gật gù :

“ Thằng tàu đã có tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, nó thèm biến cái nước mình thành tỉnh Quảng Nam của nó lắm. Mà cứ cái đà này không khéo nó làm được. “

Bác Ba Phi cau mày :

“ Ông nói gì nghe thê thảm quá vậy ?”

Lão già trợn mắt :

“ Chớ lại không ư ? Ngày xưa tôi nghe nói “thằng giỏi nó đã vượt biên, còn lại một lũ vừa điên vừa khùng”, tôi không tin, nhưng cứ nhìn vào cái đám du học sinh Việt Nam sang đây học coi, 10 thằng tốt nghiệp xong thì tới 9 thằng muốn ở lại làm công dân Mỹ . Hôm rồi tôi ngồi ở quán phở phố Bolsa, xung quanh toàn sinh viên Việt Nam du học. Tụi nó nói tiếng Anh veo véo và cứ coi cung cách mấy cô mấy cậu thì thấy tụi nó chỉ còn dính dáng tới Việt Nam có mỗi một cái ...”

Bác Ba Phi tò mò :

“ Cái gì vậy ?”

Lão già cười toét miệng :

“ Phở....”

Bác Ba Phi trợn mắt :

“ Có vậy thôi à ? Bác nói giỡn hay thiệt vậy ?”

Lão già cao giọng :

“Tôi nói thật đấy chứ. Trừ mấy đứa con ông cháu cha có tài sản kếch sù ở Việt Nam phải về thừa kế không nói, đa số học xong rồi chẳng đứa nào muốn về. Về làm gì ? Để thất nghiệp à ? Chạy vạy lắm mới kiếm được việc với đồng lương thua cả lúc tụi nó đi làm thêm “chạy bàn” bên này. Với cả 4 năm học quen sống trong xã hội văn minh, đầy đủ tiện nghi rồi, có đứa nào muốn trở lại Việt Nam sống chật chội, môi trường ô nhiễm và đầy bất trắc nữa đâu ?”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Vậy mà ngày tôi còn nhà, gặp đứa con gái trong xóm du học Mỹ về nghỉ tết. Nó nói :” con đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất thấy nắng chan hoà, thích quá, chẳng muốn sang Mỹ nữa, chỉ muốn ở nhà luôn.“ . Tôi bảo nó :” Mày nói thiệt hay giỡn đó?”. Nó bảo :” Con nói thiệt đó, ở bên Mỹ buồn muốn chết luôn . Người thì vắng. Chẳng thấy ai là người Việt. Mùa đông tuyết lạnh thấu xương. “.

“ Bác có biết con nhỏ đó ở vùng nào bên Mỹ không ?”

“ Sao biết được ? Hỏi thì nó nói ở vùng “con xin, con ở” gì đó…”

Lão già cười  hô hố :

“ Mỹ làm gì có vùng con xin con ở….”

Bác Ba Phi thật thà :

“ Nó nói vậy đó. Nó bảo vùng đó ít Việt kiều lắm.  Trời đất âm u, suốt ngày ngồi trong phòng kín có lò sưởi…”

Lão già bật cười :

“ À thôi phải rồi…chắc vùng Winsconsin hẳn thôi. Nó giống như vùng Cao Bằng của ta đó, tít trên phía Bắc giáp  Cananda. Ơ đó có tuyết rơi là đúng rồi. Người Việt mình đâu có quen ở đó. Nó muốn trở về Việt Nam là phải rồi. “

Bác Ba Phi thắc mắc :

“ Sao lên tít trển hổng biết ? Xin học ở vùng Cali này có ấm áp hơn không ?”

Lão già cười hô hố :

“ Du học ở trên đó rẻ mà, coi như xứ khỉ ho cò gáy, nghe nói mỗi năm có 3-4 chục ngàn thôi, còn xuống phía dưới này 5-6 chục ngàn kìa…”

“ Hèn chi con nhỏ trong xóm tôi cứ than buồn hoài…”

“ Vậy chắc con nhỏ đó không có họ hàng  dưới Nam Cali này. Giờ có cái kiểu du học tiết kiệm, thoạt đầu xin cho con ở tít trên đó, sau sang Mỹ rồi xin chuyển xuống dưới này, nhưng phải có bà con ở đây kìa…Đi vòng vậy giá rẻ hơn là xin trực tiếp  …”

Bác Ba Phi tròn mắt :

“ Sao ông rành quá vậy ?”

“ Thì tôi có con cháu đi bài  bản i xì vậy mà. Hôm trước tôi tới nhà ông ngoại nó chơi thấy nó đã ở đó rồi. Tôi hỏi nó :”Uả, tao tưởng mày ở mãi trên Portland kia mà? Về Quận Cam khi nào ? “. Nó cười hì hì :” Lạc hậu rồi ông ơi. Con chuyển về đây cả năm nay rồi. Ở trên đó có mà chết rét.” Con nhỏ này năm nay mới 16 học lớp 12. Nó nói chuyện với tôi mà mắt cứ liếc ra cửa. Hoá ra nó chờ thằng boyfriend tới rước đi chơi ..”



                                              (còn tiếp)
Read more
Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013
NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác ( KỲ 22 )



                                                                                 nhà văn NHẬT TIẾN
                                                  (tiếp theo)

 Nghĩa là chớ đem chuyện công bằng ra để phân bì ai hơn, ai kém, ai có, ai không. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tôi đã phải chứng kiến một cảnh tư­ợng hết sức bất ngờ, tư­ởng chằng bao giờ có thể xây ra được ở trong một ngôi trường.

Buổi sáng hôm đó là một sáng Chủ nhật. Học sinh không tới trường nhưng Chi Đội, Chi Đoàn vẫn sinh hoạt. Trong phòng nghỉ của giáo viên lác đác có vài ba thầy cô tới làm việc theo lịch trình của Tổ Lao Động. riêng tôi thì cần xem lại điểm tổng kết của học sinh trong vài cuốn sổ được lưu giữ tại trường nên sáng hôm ấy cũng có mặt.. Qua vài câu chuyện trao đôi với mấy thầy, tôi được biết d­ới khu nhà sau, Ban Tiếp Liệu cũng đang bận rộn chia thịt cho các Tổ, ngoài tiêu chuẩn. Tiếng chặt thịt, tiếng bàn tán xôn xao xen lẫn với tiếng cười nói ồn ào khiến cho dù là ngày Chủ Nhật nhưng ngôi trường cũng mang vẻ ồn ào, rộn rã như đang chuẩn bị liên hoan, tiệc tùng.

Bỗng tôi nghe thấy tiếng quát lên thật to :

- Cái đó của tôi. . ..Cái đó của tôi..

Rồi lại có tiếng chân huỳnh huỵch chạy. Tôi vội vã tiến lại phía cửa sổ đế nhìn ra sân trường. Phía cuối dây hành lang, tôi trông thấy một Thầy đang xách một túi nylon hãy còn dây máu đỏ lòm chạy vội vã lại phía bờ tư­ờng, chỗ để xe. Hớt hải chạy theo phía sau là một thầy khác, hai tay vị này vừa khua lên trời và miệng vừa quát tháo :

- Cái đó của tôi . . . Cái đó của tôi . . . .Tôi đăng ký rồi...

Để đáp lại tiếng gào thét này, Thầy chạy tr­ước đã phóng lên được yên xe, ném túi thịt vào cái giỏ xe phía trư­ớc và cong cổ đạp qua bề ngang của sân trường cũng nhanh nhẹn không kém, thầy chạy sau nhẩy lên một cái xe đạp của ai dựng gần đô và phóng đuôi theo, miệng còn la bái hải : tốp ! Tốp lại? Tốp lại ngay?".

Vì cổng trường luôn luôn khóa vào ngày Chủ Nhật, việc ra vô phải đi ngách phía sau, nên ngư­ời đạp xe đằng trư­ớc không có lối phóng ra. Thầy đành quành lại phía trong sân trường, cố giữ khoảang cách thật xa với  người đuổi theo sau. Cuộc đuổi bắt biến thành một cuộc chạy đua  đường vòng. Mà nguyên nhân của cuộc r­ượt đuổi là khẩu phần của một cuộc chia chác nhu yếu phẩm.

Bây giờ thì tôi nom thấy rõ món gì đang chứa trong túi nylon để ở cái giỏ xe phía tr­ớc. Nỏ là một cái thủ lợn, không to gì lắm nhưng vì túi nhỏ nên lộ hẳn ra bên ngoài một bên vành tai và nửa cái má đã cạo sạch lông nom trắng hếu. Ngay lúc ấy, mấy học sinh  trong Chi đội đang .họp cũng túa hết ra ngoài hành lang đê nhìn ra sân. Có đứa nói:

- Hai Thầy dạy lớp Sáu tranh nhau cái đầu heo tụi bay ơi ! .

Nhưng chúng đã bị cô giáo phụ trách bắt quay ngay trở vào. Hầu như không thầy cô nào muốn chứng kiến cái cảnh đau lòng đang xây ra. Tôi thì vớ lấy chồng sổ điểm, cố dán mắt vào những con số mà lúc này chúng cứ như nhẩy múa tr­ước mặt. Bên tai tôi như còn vẳng lên tiếng ồn ào ở trong sân. Hình như nhân viên bảo vệ cũng đã bắt đầu can thiệp vào chuyện này. Họ can thiệp thế nào, tôi không rõ, mà cũng chẳng muốn rõ. Chỉ biết hình ảnh hai  người đạp xe đuôi nhau trong sân trường đã ám ảnh tôi rất mạnh mẽ khó có thể nguôi ngoài vì tôi biết cả hai Thầy. Biết không chỉ trong khía cạnh giảng dạy mà tôi còn khá rõ hoàn cảnh riêng t­ư của mỗi  người. Một thầy tính tình nóng nẩy, dễ dàng to tiếng mỗi khi có chuyện bất bình. Thầy cũng là  người ngay thẳng,  không  khuất lất của ai nhưng cũng không chịu để cho ai qua mặt mình. Trong việc đáng tiếc này, tôi nghĩ Thầy chính là  người đã đăng ký cái thủ lợn tr­ước, đúng như lời Thầy la bải hải lúc chạy theo sau ông bạn đồng nghiệp:

"Cải đó của tôi. . .Cái đó của tôi . . . Tôi đăng ký rồi. . .".

Cứ lý lẽ mà nói, thì thái độ quyết liệt của Thầy không có gì khó hiểu. Trong thời buổi khó khan này, ai có thì  người ấy hư­ởng! Đã đăng ký và được chấp thuận mua rồi, tức là đã làm mọi thủ tục theo đúng quy định thì đâu có phải là chuyện con phe giữa chợ mà đi xé rào! Người xé rào, tôi  ước đoán rằng Thầy ấy chắc cũng biết là mình sai trái. Chư­a làm xong thủ tục giấy tờ thì không thể cứ chen vào mà lấy càn. Nhưng chắc là gặp chuyện ngặt nghèo sao đó nên thầy mới cho bừa cái thủ lợn vào túi rồi rút nhanh, không ngờ bị phát giác nên mới phải bỏ chạy. Trong nhiều năm dạy ở đây, tôi thấy thầy ấy là một con  người nhỏ nhẹ, tính tình hơi nhút nhát nhưng cung cách ứng xử vời bạn bè thì đâu ra đấy. Chả  bao giờ gây chuyện nhố nhăng hay lấn l­ướt để làm mất lòng ai. Cho nên đầu óc của tôi cứ bị lởn vởn mãi câu “ sao lại  ra cái nông nỗi này ?".

Mấy ngày sau tôi được nghe một cô giáo nói lại:

- Vợ Thầy ấy bị sản hậu. Rồi lại nghe ông lang nói phải có cải đầu heo nấu cháo tẩm bổ cho  người bệnh.

Ngừng một chút, cô giáo lại nói tiếp:

- Tôi nghe nói, bà Hai trong ban Tiếp Liệu đã nháy nhó, đồng ý cho Thầy ấy đem cái thủ lợn đi rồi mà.

Chỉ có điều bà ta không rõ là cái thủ này đã có  người đăng ký, trả tiền trư­ớc rồi. Đến lúc phát hiện ra, bả lại cứ êm rơ, chẳng cải chính cho con  người ta lấy một lời.

Ngậm miệng ăn tiền nó khố vậy đó. Qua ít ngày sau, Thầy chạy theo đòi cái thủ lợn bỗng nhiên vắng mặt. Nghỉ dạy một vài ngày là chuyện bình thư­ờng, nhưng trong Tổ chuyên môn, các giáo viên lại có chỉ thị chia nhau giờ dạy thay thế. Mọi  người qua đó mới đoán chắc là thầy đã bỏ việc. Thầy đi đâu, làm gì, gia đình ra sao chẳng ai hay biết, mà Ban Giám Hiệu cũng chẳng nêu thắc mắc. Nhưng các giáo viên thì vẫn xì xào lúc rảnh rỗi. Có tin đồn là thầy bỏ dạy học đê theo xe tải buôn bán chui dọc theo con  đường xuyên Bắc Nam. Lại cũng có tin cho rằng Thầy đã xuống miền Hậu Giang để tìm  đường đi v­ượt biên. Đặc biệt là chẳng thấy ai bàn tán gì về cái nguyên do tại sao thầy tự nhiên lại bỏ trường mà ra đi mau chóng như thế. Cứ theo lời xì xào của mọi  người thì hầu như ai cũng mặc nhiên đồng tình chia sẻ cái quyết định vội vã bỏ trường mà đi của thầy, sau vụ đầu heo xây ra. Dù ai phải hay ai trái thì riêng cái sự r­ượt nhau trong  sân trường vì cái thủ lợn cũng đủ làm cho con  người nhà giáo của cả hai bên đều phải đột quị mất rồi. Còn về bà vợ thầy giáo bị bệnh saen hậu, cũng chỉ vài tuần sau thì có tin bà qua đởi. Chúng tôi có ngấm ngầm quyên góp nhau giúp thầy làm đám tang đơn giản, nhung chẳng ai giúp gỉ được cho thầy về mặt tâm thần.

Một đứa con còn đỏ hỏn trong nôi, một con bé mới chập chững biết đi và đang bi bô tập nói, đó là trách nhiệm mà thầy còn phải gánh vác. Nhưng sao mặt mũi  của thầy bây giờ cứ ngu ngơ như  người mắc bệnh tâm thẩn. Thầy cũng không còn tới lớp dạy học nữa. Còn dạy gì được khi mà đứng cúng cơm tr­ước tấm ảnh vợ đặt trên sạp gỗ, có lúc thầy tự nhiên cười nói vu vơ. Nghe đâu bên nhà vợ của thầy ở dư­ới tỉnh đã lên tìm, nhận trông nom hai đứa nhỏ.

Còn sau này chính thầy ra sao, thật tình chúng tôi không hề hay biết. Nếp sinh hoạt trong trường cứ tiếp diễn theo ngày tháng trôi qua, cho dù đời sống bên ngoài cứ mỗi lúc một thêm khó khăn hơn. Hóa ra chuyện vào biên chế, đồng l­ương có tăng nhưng nào có giúp được gì khi.vật giá ngoài thị trường cứ tăng vùn vụt, trong khi nhu yếu phẩm dành cho công nhân viên thì cứ ngày một nhỏ giọt, teo tóp đi.

Đời sống khó khăn, lại không thấy có ánh sáng cuối  đường hầm, tất tinh thần sinh dao động. Chuyện phấn đấu' để thành đối tượng trư­ớc hiện ra ráo riết, nay cũng trở nên lơi là . Bằng cớ là mỗi khi họp, nhà trường kêu gọi thầy cô tình nguyện làm thêm việc gì đó, chẳng còn ai chịu giơ tay sốt sắng như tr­ớc. Tệ đến nỗi chuyện tình nguyện trở thành nhiệm vụ phải phân công, để rồi lại bốc thăm coi anh nào xui xẻo. Cái sự bốc thăm, nghĩ cũng có nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ. Lần đầu tiên Tổ chuyên môn của tôi phải bốc thăm là để xem ai bị rơi vào giờ phụ đạo nhằm đúng chiều Thứ Bẩy. Hãy còn quen cái thói phong lư­u hồi trư­ớc, chúng tôi thư­ờng coi các buổi chiều Thứ Bẩy là chiều đi dạo phố, đi coi ciné, đi giải trí sau suốt một tuần miệt mài với sách vở. Thế mà nay cái thú thần tiên ấy bị xâm phạm.

Đành là phải . . . bốc thăm thôi ! Tôi còn nhở hình ảnh cô giáo môn Sinh Vật cứ cười ngặt nghẽo khi xé trang giấy trắng ở tập vở để ghi tên từng người. Cô có ý nghĩ nh­ư mình chỉ đang tham dự một trò chơi của con nít, na ná như­ kiểu chúng nó hay chơi "oẳn tù tì", bởi cả đời đi dạy, có bao giờ phải . . .bốc thăm ! Ấy thế mà riết rồi, chuyện bốc thăm đã trở thành quen thuộc như cơm bữa.

Đi họp nghe phổ biến về chuyên môn ở Phòng Giáo Dục Quận, bốc thăm coi ai phải đi để đại diện cho Tổ của mình. Có mít tinh biểu tình để biểu d­ương một ngày lễ lớn do Quận hay Thành tổ chức, lại bốc thăm coi ai phụ trách việc dẫn học sinh đi tham dự. Rồi chai xì dầu, chai nư­ớc mắm, thậm chí đến cả chai bia có.khi cũng chung nhau cứ hai  người một chai. Vậy phải bốc thăm chứ biết làm sao, chả lẽ đem chai n­ước  mắm ra mái hiên trường san xẻ vào chai, lóng ngóng có khi mùi khắm sẽ bay theo vào tận lớp ! Hoặc ngửa cổ tu nửa chai bia thuộc.phần mình rồi ngất ngư­ởng vào lớp thì coi sao tiện. Mà nếu đem xẻ ra ca nhựa chờ về nhà nhâm nhi thì bia đi hết gaz, hết bọt uống còn thú vị gì nữa. Vậy thì lại bốc thăm thôi. Ây thế mà cũng có một năm Ban Tiếp Liệu thuộc Công đoàn nhà trường đoan chắc với các thầy cô là tết năm nay phân phối đồng đều, khỏi có chuyện bốc thăm !,, Cũng là một chuyện lạ để thành một đề tài bàn tán, có  người thì tán dư­ơng ban Tiếp Liệu móc ngoặc giỏi, có  người thì lại cho rằng bên đằng vợ ông Hiệu tr­ưởng có  người vừa được đề bạt một chức vụ gì cao cấp bên Thành ủy. Nhưng dù thế nào thì khi nghe tin, ai nấy cũng đều hoan hỉ. .

Tết năm ấy tuy ch­ưa gọi là sung túc gì nhưng phần chia nào cũng có nào là Bánh tét, bánh quy, kẹo cứng, đậu xanh, bột ngọt, hạt tiêu, nấm mèo, miến. . . lại có cả thuốc lá Tam Đảo, với chè gói Ba Đình nữa. Các Tổ phải cử người đến tăng cư­ờng công tác đong đếm, cân liếc sao cho được chính xác. Bột ngọt thì 20 gam, hạt tiêu thì 10 gam, miến thì 100 gam. Kẻ cân xong lại hỏi  người khác kiểm tra giùm để không thừa không thiếu. Cân xong rồi thì đùn đẩy qua khâu gói ghém. Việc này cũng cần kỹ l­ưỡng để bảo đảm an toàn lúc mang đi phân phối. Căn phòng được ban Tiếp Liệu chiếm dụng để phân chia nhu yếu phẩm vì thế lúc nào cũng ồn ào tiếng cười nói rộn ràng. Thật đúng là vui như Tết !



                                    (còn tiếp)
Read more
Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013
PsychoSoprano is your March featured partner On The Rise

Congratulations to Colleen Ballinger of PsychoSoprano, our featured “On The Rise” partner this March. You can find her videos featured on our YouTube channel today, along with Google+, Facebook, and Twitter.

Hailing from Southern California, Colleen has spent several years growing her YouTube audience and is a successful comedienne. She guarantees that you’ll enjoy a lot of laughs on PsychoSoprano, where she uploads vlogs, skits, character sketches, and “a lot of awkwardness” across two weekly shows. You can tune in for random fun videos every Friday; or, if you have a question for Colleen, you can submit it and check out her Tuesday show, ‘Colleen’s Corner,’ where she takes the time to interact and talk with her audience. In addition to PsychoSoprano, Colleen runs the mirandasings08 channel where she hosts her music content - she’s a professional singer who tours and teaches as well.



Here are a few words from Colleen:
Thank you so much for all of your votes... I am so excited to have been chosen! I try my hardest to keep my subscribers entertained with comedic skits, crazy characters, fun vlogs, singing, and a lot of awkwardness twice a week. I love building relationships with my viewers and want them to feel like my friends and not just my audience so no topics are off limits. You never know what you're gonna find on my channel, but I guarantee you'll smile a lot. :) Thanks again for voting for me! It means more than you know!
If you’ve enjoyed this monthly On The Rise blog series, and want to see more rising YouTube partners, check out our Google Hangouts with past featured partners on the YouTube Creators channel.

You can participate and help us surface YouTube talent by nominating a YouTube partner to be considered for the “On The Rise” program. Feel free to submit nominations for your own channel, or for channels you follow that you think deserve more attention or could be the next YouTube sensation. We’ll continue to feature promising partners who produce engaging content on a regular basis. See you next month!

Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Partner Support, recently watched “Solving three cubes while juggling them.”
Read more
HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 74) :    Mặt nạ…mặt thớt …




              
             

Hôm nay loạn âm loạn dương sao đó, thằng Bảy xe ôm lượm đâu được  bó hoa lớn lắm về đưa  cô Phượng cave :

“ Tặng chị Phượng nè…”

Cô Phượng cave tròn mắt :

“ Mày lấy đâu ra bó hoa xịn thế này ? Mà mày tặng tao nhân dịp gì ?”

Thằng Bảy xe ôm cười hí hí :

“ Thì là ngày 26 tháng Ba , kỷ niệm thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí  Minh mà…”

Cô Phượng cave tru tréo :

“ Xạo ke mày. Chờ tới khi mày kỷ niệm thành lập đoàn chắc tụi nó chết cha nó hết rồi…”

Thằng Bảy xe ôm cười hềnh hệch :

“ Tôi chở một cha ôm bó hoa này đi tặng bồ. Vừa dừng trước cửa , thằng chả mới giơ tay bấm chuông, cô gái trong nhà chạy vụt ra,la hoảng :” ối anh ơi, chồng em nó về rồi …chạy mau…chạy mau…”. Thế là cha phốc lên xe tôi phóng bán sống, bán chết, chạy rõ xa cha mới xuống xe, trốn vào quán càphê.Còn bó hoa cha ấn vào tay tôi :” thôi cho anh …về tặng vợ…”…”

Gã Ký Quèn bật cười :

“ Người ta cho mày về tặng vợ chứ tặng cô Phượng cave đâu ?”

Thằng Bảy xe ôm trợn mắt :

“ Thì vợ chưa có, tặng chị Phượng cave cũng được chứ sao ? He he…”

Cô Phượng cave ôm bó hoa ngửi ngửi :

“ Thằng cha này chịu chơi, 25 bông hồng chắc bằng tuổi cô kia , lại thêm 25 cánh hoa lan, mắc tiền lắm đây, chỉ tiếc mang hoa “dê” vợ người ta chồng nó đuổi cho đáng kiếp…”

Gã Ký Quèn lắc đầu :

“ Bó hoa này nhằm nhò gì. Công ty Thế giới hoa tươi ở Quận Phú Nhuận hồi đầu tháng, nhân ngày 8 tháng 3 giao giỏ hoa hồng trị giá 10 triệu đồng của khách Hà Nội gửi tặng bạn gái Sàigòn . Một cha ngoài Bắc cũng tặng bạn gái Sàigòn hai giỏ 8 triệu . Một giỏ hoa hồng đỏ có ghi  “I miss you”; một giỏ hoa hình trái tim có ghi “I love you”.”

Ong Tư Gà nướng càm ràm :

“ Con mẹ nó…chắc con ông Sáu cháu ông Ba mới chơi ngông vậy. Dân nghèo lượm bạc cắc, gạo chưa có ăn lấy đâu tiền mua hoa hồng ?”

Cô Phượng cave giẩu mỏ :

“ Tặng giỏ hoa 10 triệu nhằm nhò gì ?Tụi con ông cháu cha nó xài điện thoại tháng 50 triệu đồng lận…”

Bà Năm củ cải la lối :

“ Cô nói gì ? Một tháng xài hết nhiêu tiền điện thoại ?”

Cô Phượng cave dằn giọng :

“ 50 triệu…50 triệu một tháng…tính ra một năm 600 triệu …Mà không phải tiền túi đâu , tiền nhà nước cả đấy.”

Ông Tư Gà nướng rền rĩ :

 “ Oi trời đất ôi…ăn cắp…một lũ ăn cắp . Sao cụ Hồ dưới suối vàng không vật chết cái chính phủ ăn cắp này đi  ?”

Vừa lúc đó trên tivi xuất hiện một ông vung tay chém gió ào ào.  Chị Gái hủ tíu trố mắt nhìn rồi la :

“ Í mèn ôi…ông này sao mập quá vậy, nom như cái đầu heo. Hai mắt nhắm tịt , hai cái má xệ như má heo . Thiệt  đúng sinh đôi với Trư Bát Giới ….”

Thằng Bảy xe ôm xua xua tay :

“ Không phải…không phải mặt người đâu…chả đeo mặt nạ đấy…”

Ông Tư Gà nướng ngạc nhiên :

“ Sao phải đeo mặt nạ ?”

Thằng Bảy xe ôm gân cổ :

“ Chú Tư không biết, tháng trước cả một đám thanh nhiên nam nữ đứa nào cũng đeo mặt nạ đứng đầy nhà thờ Đức Bà kìa ?”

Chị Gái hủ tíu thắc mắc :

“ Đeo mặt nạ vậy làm gì ?”

Cô Phượng cave chen ngang :

“ Để tỏ ra ta đây vô cảm mà…”

Chị Gái hủ tíu lại thắc mắc :

“ Thế cái ông đầu heo kia mắc mớ gì phải đeo mặt nạ ?”

Gã K Quèn cười  ha hả :

“ Chả nói róc quá không có thớt mà che nên phải đeo mặt nạ chứ còn gì ?”

Cả quán cười ầm ầm Ông đại ta hưu bực mình bước khỏi  quan.



       27-3-2013



  





k

Read more