Open top menu
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 83)



                                           (tiếp theo)


                           


Ong thi đua lo lắng không hiểu ông Bí thư sẽ đưa câu chuyện đi tới đâu . Ong khúm núm :

“ Dạ báo cáo anh đúng thế đấy ạ. Bây giờ các cơ sở sản xuất thi nhau trao đổi sản phẩm cho nhau. Anh hợp tác xã nông nghiệp có gạo, đậu xanh, đậu đen, gà, lợn…anh nhà máy có lốp xe, xà phòng, mì chính…Tự tiêu sản phẩm của mình là mắc tội tham ô tập thể nhưng mang đi trao đổi trên tinh thần liên minh công nông thì lại được phép đấy ạ…”

“ Được rồi, được rồi…chuuyện đó cơ quan chủ quản người ta lo chẳng liên quan gì tới mình. Tôi chỉ hỏi anh đã viết xong báo cáo thi đua chưa ?”

Ong Trưởng phòng thi đua nhẹ cả người, tưởng chuyện gì, hoá ra thủ trưởng  gọi lên vì công việc chứ đâu phải trừng phạt tội bêu xấu, rõ thần hồn nát thần tính. Ong vui vẻ :

“ Báo cáo anh xong hết rồi. Cả phần phụ lục các số liệu thành tích thi đua cũng xong rồi…”

Ong Bí thư kiêm Phó Ty nở nụ cười thật tươi :

“ Vậy tốt…tốt lắm…”

Rồi bất ngờ ông nghiêm mặt :

“ Đồng chí chuẩn bị nhận nhiệm vụ biệt phái vào tuyến lửa Vĩnh - Bình, xuống các đơn vị phát động phong trào thi đua “tiếng hát át tiếng bom” …”

Ong thi đua rụng rời chân tay. Oi chao ôi tuyến lửa Vĩnh Bình chính là Vĩnh Linh và Quảng Bình, miền đất lửa bom B52 Mỹ đang vãi xuống như trấu, vào đó có khi còn nguy hiểm hơn đi B, đi B tiếng là đi  chiến trường nhưng vào  đó cứ rúc trên rừng khai hội với học chính trị có khi lại đeo chữ thọ sau đít . Ong  vãi cả linh hồn, rối rít :

“ Em lậy anh…em lậy anh…anh tha cho em khỏi vào tuyến lửa…hoàn cảnh em mẹ già vợ dại nhỡ chẳng may có thế nào thì biết nương tựa vào ai ?”

Ong Bí thư kiêm Phó Ty lừ mắt :

“ Đồng chí là cán bộ chỉ đạo phong trào thi đua mà ăn nói kém gương mẫu ? Nhỡ đến tai quần chúng mất uy tín cán bộ đảng viên thì đồng chí nghĩ sao ?”

“ Em lậy anh, em lậy anh…nhà em được hợp tác xã phân cho 2 sào đất 5 phần trăm để trồng rau, chăn nuôi, khổ nỗi kỳ rồi vợ em bệnh quá , mẹ lại lại già nên đất vẫn để hoá, em đang định xin cơ quan  đi phép để về giúp gia đình một tay…”

Ong Bí thư kiêm Phó Ty cười nhạt :

“ Nếu đất phần trăm được  hợp tác xã giao mà không đủ khả năng làm để bỏ hoang thì phải trả lại cho hợp tác xã, như thế mới gọi là “ chấp hành đầy đủ chủ trương chính sách Nhà nước…”

 Mẹ kiếp , bao nhiêu năm tập trung hết ruộng đất vào hợp tác xã thành một thứ cha chung không ai khóc, giờ mất bao mồ hôi nước mắt đảng mới chịu trả lại cho nông dân mảnh ruộng 5 phần trăm để tự tăng gia chăn nuôi, có hoạ điên mới nộp lại cho hợp tác xã. Một khi đã chia cho xã viên rồi, đảng có bước qua xác họ cũng không mong đòi lại mảnh đất dẫu nhỏ nhoi chẳng đáng bao nhiêu so với đồng ruộng mênh mông bể sở của hợp tác xã đang lâm cảnh hoang hoá chẳng ai chịu  làm với ngày công  rẻ mạt chỉ bằng vài lạng thóc ướt.

Hôm đó ông Trưởng phòng thi đua nài xin đến đứt lưỡi ông Bí thư Đảng uỷ kiêm Phó Ty cũng chỉ nhân nhượng cho về phép giải quyết việc gia đình 3 ngày sau đó vẫn phải đeo ba lô vào tuyến lửa phát động phong trào “tiếng hát át tiếng bom” .

Sau vụ này, uy danh ông Bí thư Đảng uỷ kiêm Phó ty tăng vọt. Gặp ông từ xa, ai cũng muốn tránh mặt kẻo lại ăn đòn như ông Trưởng phòng thi đua. Bởi thế trống ngực ông Trưởng phòng văn hoá quần chúng cứ đập thình thịch theo chân cô gái bước vào phòng  khách ông Bí thư Đảng uỷ kiêm Phó ty đang ngồi đọc báo . Cô gái tới gần nhắc khéo, ông mới chịu rời tờ báo nhìn lom lom vào mặt người đối diện . Ong Trưởng phòng văn hoá quần chúng vội vã :

“Chào bác ạ. Hoá ra cháu cùng Sở với bác…”

Ong Bí thư kiêm Phó ty quên béng cô con gái dung nhan đầy vẻ …nam tính “ chết mê chết mệt” anh chàng văn hoá quần chúng tép riu, bèn lên giọng cấp trên :

“ Anh vinh dự  đi B đợt này …đã chuẩn bị chưa ?”

Ong Trưởng phòng thi đua tái mặt. Chẳng lẽ cô con gái ông Phó Ty lừa  ông ? Cô đã cam đoan bố cô nhất định sẽ cứu ông vĩnh viễn khỏi lo vượt Trường Sơn  giúp đỡ đồng bào miền Nam ruột thịt  kia mà.

Ong hoảng quá nhìn cô gái lắp bắp :

“ Em...em...kìa em...”

Cô con gái ông Phó Ty ghé  tai bố thì thào, ông này nghe xong gật gật , dịu giọng :

“ Gọi là đi B nhưng không phải ai cũng vào chiến trường. Phục vụ chiến đấu có nhiều công tác, nào huấn luyện văn công bổ sung cho đoàn văn nghệ Giải Phóng, nào làm chương trình cho đài B gọi là đài Giải Phóng nhưng phát thanh ở Mễ Trì...tuỳ theo tổ chức phân công...”

Ông Trưởng phòng văn hoá quần chúng tươi mặt :

“ Dạ được vậy tốt quá…cháu sẵn sàng tuân theo mọi phân công của tổ chức ạ…”

Ong Phó Giám đốc cười  nhạt :

“ Vậy anh vào công tác ở Trung ương cục nhé…”

Ong Trưởng phòng tái mặt, ắng cổ không nói nên lời. Cô tiểu thư láu táu :

“ Trung Ương Cục là ở đâu hả bố ?”

“ Mãi trên rừng núi Tây Ninh, giáp Campuchia kìa…”

Cô tiểu thư dẩu mỏ :

“ Ứ , bố cứ đùa dai…thôi bố để con phân công anh ấy cho, hoặc về đài B ở Mễ Trì hoặc lấy tâm điểm là hồ Hoàn Kiếm, xoay một bán kính 10 kilômét, đó, anh ấy làm gì thì làm nhưng cứ phải ở trong cái vòng tròn đó …”

Ong Phó Ty kiêm Bí thư Đảng uỷ ở cơ quan hét ra lửa, nhưng về nhà với cô gái rượu lại hiền như cục đất. Nghe cô nói vậy, ông không nổi giận mà lại cười cười cốc khẽ vào đầu cô :

“ Tôi biết rồi…anh chị không rời đất thánh được chứ gì ?”

Cô gái cười sung sướng làm đôi mắt ốc nhồi nhắm tít lại. Ong Trưởng phòng văn hoá quần chúng vừa vui lại vừa buồn. Vui vì thoát được đi B, chữ thọ lại đeo sau lưng, buồn vì cái xấu đau đớn của cô vợ tương lai. Ong tắc lưỡi , mặc kệ, tới đâu tới, cứ thoát được khoác ba lô con cóc vào chiến trường cái đã, rồi tính  . Chiều hôm đó ông Trưởng phòng văn hoá quần chúng vinh dự được  ngồi ăn cơm với ông Phó Ty. Cô gái xách túi đi cửa hàng Tôn Đản – thường được gọi là chợ vua quan, mua về nào cua bể, nào tôm càng…là những thứ tuyệt nhiên không bao giờ thấy bày bán ở các cửa hàng thực phẩm giành cho dân thường. Thức ăn dọn ra đầy bàn, cô gái  mở tủ lấy ra một chai rượu tây mà cô khoe là “chỉ giành cho các đồng chí Uỷ viên trung ương Đảng”. Ong Trưởng phòng văn hoá quần chúng  vốn chỉ quen với các thứ rượu  “cuốc lủi” nấu bằng gạo, nhắp thử chén rượu “trung ương Đảng” thấy thơm phức, nóng ran cả người, miệng tấm tắc khen :

“ Rượu Uỷ viên trung ương Đảng mà đã ngon thế này, rượu “Bộ Chính trị” không biết còn ngon đến đâu ?”

Cô tiểu thư  ra vẻ sành sỏi :

“ Bộ  Chính trị không uống thứ rượu Tây sản xuất này đâu ? Nhỡ nó bỏ thuốc độc vào thì sao ? Ban Bảo vệ sức khoẻ trung ương phải chế ra thứ rượu đặc biệt ngâm toàn những sừng tê, mật gấu, răng hổ với sâm Cao Ly rồi đủ thứ thuốc quý khác , uống  vào không khác gì rượu tiên…”

Ong Phó Ty kiêm  Bí thư Đảng uỷ đã uống tới chén thứ ba, cái vẻ lừ lừ hàng ngày biến mất, ông cười cùng cục :

“ Thảo nào, ông nào ông nấy nước da cứ đỏ bóng lên, phát biểu giọng cứ sang sảng. Đa số ngoài bảy chục cả rồi mà nom cứ như mới ngoài năm mươi, con rơi con vãi tứ tung …”


Ong Phó ty trợn mắt :

“ Nói láo, đừng phụ hoạ với luận điệu của địch nói xấu lãnh tụ…”

Ông Trưởng phòng văn hoá quần chúng  xanh mặt, tay run bần bật làm rơi cả chén rượu khiến cô tiểu thư phải kêu lên :

“ Chuyện vui lúc uống rượu mà bố cứ làm như  đang đấu tố. Ở cơ quan con mấy bà kháo nhau ầm lên kìa, bố còn lạ gì mà cứ bênh chằm chặp ? Thôi, bố uống thế thôi còn tỉnh táo để về Kim Liên…”

Nói rồi cô cất ngay cái chén của ông Phó Ty vào góc tủ. Lát sau  ông bố đứng dậy đòi về. Cô tiểu thư gài chặt cửa, quay lại hỉ hả :

“ Uống rượu với ông via chán chết được, giờ chỉ còn em và anh, mình phải đánh hết chai này…”

Tối hôm đó ông Trưởng phòng say bí tỉ chẳng còn biết trời trăng mây nước gì, sáng hôm sau tỉnh dậy, ông giật mình thấy cô con gái ông Phó Ty ytaafn truồng nằm bên cạnh khóc tấm tức. Ong hốt hoảng nhỏm dậy, cuống quít :

“ Chết…chết…sao lại thế này ?”

Cô gái khóc hu hu :

“ Thôi anh làm hại đời em rồi…em bắt đền anh đấy…”

Cô cứ túm chặt lấy ông khóc như cha chết làm ông phải dỗ dành :

“ Anh…anh xin lỗi…chắc tại đêm qua anh uống nhiều quá. Thôi sự thể đã tới nước này thì mình xin phép bố mẹ tổ chức cưới thôi…”

Cô gái  tươi mặt :

“ Nói lời phải giữ lấy lời đấy nhé. Anh mà bỏ em anh chết với em…”



                            (còn tiếp)
Read more
Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013
Meet your August “On The Rise” featured partner - CookingAndCrafting

Please join us in congratulating Beth from CookingAndCrafting, our featured “On The Rise” partner for August 2013. Beth’s channel is in the spotlight on the YouTube home channel and the On The Rise homepage today.

Beth hails from Hawaii and has been creating YouTube videos since 2006! She hopes to inspire people to cook their own meals through her fast and easy approach to cooking and baking. If you’re hungry, Beth can show you how to make the best potato soup you’ll ever eat (no really, the best!), and can help you satisfy that sweet tooth with molten butterscotch cakes. You might be feeling creative today, and Beth’s channel can also walk you through some neat crafts--"Star Wars" fans will love this easy-to-follow tutorial on making a Princess Leia headband. Check out her channel for other fun, family-friendly meal or craft ideas.

 

Here are a few words from Beth:

"I started vlogging in 2006 and as I was vlogging, I would sometimes make a craft while chatting, or take my subscribers into the kitchen with me when making dinner. About three years ago, my sister and I decided that we would open a channel focusing on fast and easy cooking, baking and crafting, sometimes mixing in a little bit of humor and island flavors. I am amazed at how many incredible people from all over the world that I get to meet on a daily basis. I am so thankful to my awesome subscribers and friends who constantly support me through all of my endeavors. You.are.the.best!! Thank you from the bottom of my heart. <3"

If you’ve enjoyed this monthly blog series and are interested in learning more or participating, we encourage you to visit our On The Rise homepage. You can check out all of our past featured partners on the Featured Partners tab, or nominate a YouTube partner to be considered for the program on the Nominate tab. Feel free to submit nominations for your own channel, or for channels you follow that you think deserve more attention or could be the next YouTube sensation. We’ll continue to feature promising partners who drive YouTube watch time, have fewer than 100,000 subscribers, and produce engaging content on a regular basis.

Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Partner Support, recently watched “Black Tie Beach 2013.”
Read more
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 62)




                               (tiếp theo)




Bác Ba Phi im lặng, lắc đầu khiến ông hoạ sĩ kêu lên :

“ Các bác phải năng động lên chớ ? Tôi mà có mấy tấn cá sẽ không để cá chết, tôi sẽ cho người mang ra chợ bán, sẽ mang tới từng nhà hàng hải sản mời chào, thậm chí bỏ cả tiền ra mở nhà hàng chỉ chuyên bán cái thứ cá mình có...”

Bác Ba Phi cười đau khổ :

“ Nói dễ lắm nhưng làm mới khó ạ...các nhà hàng đều có mối riêng mình khó chen vào lắm, còn mở nhà hàng chuyên bán cá của mình ? Khó lắm. Tiền đâu ra ? Địa điểm đâu ? ”

Ông hoạ sĩ kêu lên :

“ Tiền vay ngân hàng chớ ? Mọi thứ khác phải chạy chớ ? Cứ ngồi một chỗ mà than thở sao cứu được cá .Phải chạy ngược chạy xuôi tìm bằng được đầu ra chứ ?”

Bác Ba Phi nhìn quanh phòng thấy tranh treo la liệt, ngổn ngang, bật cười :

“ Thì ngay cả ông cũng có tìm được đầu ra cho những bức tranh kia đâu ?”

Ông hoạ sĩ bật cười :

“ Bác so sánh vậy kể cũng hay .Nhưng tranh của tôi không phải cá basa . Tôi vẽ tranh không nhằm bán ...”

Bác Ba Phi ngạc nhiên :

“ Vẽ tranh không bán thì vẽ làm gì ?”

Ông hoạ sĩ nói giọng tỉnh bơ :

“ Để chơi...để mọi người thưởng thức...tôi mời bác coi tranh của tôi nhé...”

Bác Ba Phi miễn cưỡng theo chân ông hoạ sĩ đi coi những bức tranh lớn nhỏ, đủ mầu sắc và hình vẽ la liệt xung quanh tường. Tới một bức tranh lớn chiếm gần hết bức tường, ông hoạ sĩ dừng lại :

“Bác thử ngắm bức tranh này coi ...”

Bác Ba Phi trợn ngược cả mắt chỉ thấy xanh xanh đỏ đỏ, những đường nét rối bù mặt cứ ngẩn ra.

“ Bác có thấy gì không ?”

Bác Ba Phi trợn cả mắt ngắm cũng chẳng biết , đành lắc đầu.Ông hoạ sĩ kéo tay bác :

“ Bác phải đứng xa ra mới đủ độ lùi coi tranh...”

Bác Ba Phi lại lùi xa ra mấy bước cho tới sát bức tường đối diện rồi trợn tròn cả hai mắt lên ngắm bức tranh. Ông hoạ sĩ lại hỏi :

“ Bác thấy gì chưa ?”

Bác Ba Phi đành thú nhận :

“ Chịu, tôi nhìn đến rách cả mắt cũng chẳng hiểu bác vẽ cái gì ?”

Ông hoạ sĩ gật đầu :

“ Bác không thấy gì là đúng rồi. Bởi lẽ tôi không vẽ cái cụ thể , tôi vẽ cái...hỗn độn...”

Bác Ba Phi kêu to :

“ Vẽ cái hỗn độn ? hình dáng nó ra sao ?”

Ông hoạ sĩ chỉ tay vào bức tranh :

“ Đó ...hình dáng nó là những gì tôi vẽ đấy...”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Chịu ...từ bé chưa bao giờ nhìn thấy cái hỗn độn cả. Bởi vậy ông vẽ thế này hay vẽ thế khác và bảo đó là cái hỗn độn thì tôi cũng phải chịu...”

Ông hoạ sĩ bật cười :

“ Thôi được rồi...bác đi theo tôi...”

Bác Ba Phi líu ríu theo chân ông hoạ sĩ lên gác.Căn phòng rất rộng, không có bất cứ thứ đồ đạc gì, chỉ thấy trên tường treo la liệt tranh  đủ kích cỡ khác nhau. Và cũng giống như bức “Hỗn độn” treo nhà dưới, những bức này cũng rối mù vậy. Riêng có một bức to bằng nửa bức tường vẽ một người con gái khoả thân đang đứng sau một tấm màn mỏng có rủ xuống những băng vải. Ông hoạ sĩ chỉ tay vào bức tranh :

“ Bác có thấy tôi vẽ gì đây không ?”

Bác Ba Phi ngập ngừng :

“ Có phải ông vẽ người đàn bà đang tắm không ?”

Ông hoạ sĩ gật đầu :

“ Không phải đang tắm mà đang khoả thân giữa trời mưa...”

Bác Ba Phi kinh ngạc :

“ Nhưng có thấy mưa đâu, cứ như đứng trong mùng ?”

Ông hoạ sĩ bật cười :

“ Không phải đứng trong mùng mà đứng giữa trời mưa...mưa axít...”

Bác Ba Phi giật mình :

“ Mưa axit ? Vẽ gì mà kinh vậy ?”

Ông hoạ sĩ gật đầu :

“ Đúng...mưa axít ...bởi vậy trên làn da trắng muốt của cô gái có những vết lở loét do axít ăn mòn ...”

Bác Ba Phi kêu lên :

“ Ông vẽ sao gớm guốc quá vậy ?”

Ông hoạ sĩ  lên giọng giảng giải :

“ Tôi muốn gửi đi một thông điệp về huỷ hoại môi trường. Mưa a xít chính do các nhà máy nhả khói lên trời với nồng độ hoá chất lớn khi gặp mưa sẽ tạo thành a xít...”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Chuyện này chắc chỉ có ở Mỹ...ở Việt Nam chưa có...”

Ông hoạ sĩ kêu lên :

“ Mưa a xít có thể chưa có nhưng môi trường Việt Nam cũng  huỷ hoại khủng khiếp. Nạn chặt phá rừng gây lũ lụt , các dòng sông nhận nước thải chưa qua xử lý...rồi các đập thuỷ điện phá vỡ cân bằng môi sinh...Rồi thì tại các thành phố mật độ xe máy đông khủng khiếp vừa nhả khí độc vừa thả bụi than vào không khí. Ở bên Mỹ này bác có thấy cái xe máy nào không, bởi vậy không khí lúc nào cũng trong lành, đạt tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh môi trường, chứ đâu có giống như ở Việt Nam...”

Bác Ba Phi gật đầu :

“ Hèn chi cô Út nhà tôi ở bên này không sao, cứ về tới Sàgòn là nhảy mũi , rồi ngứa cổ, ho sù sụ...”

Ông hoạ sĩ Tụng đồng tình :

“ Đúng vậy đó...Việt kiều sống trong môi trường trong lành quen nên về Việt Nam sợ nhất là không khí bị ô nhiễm...”

Bác Ba Phi cười cười :

“ Cứ nói Việt kiều về nước sợ đủ thứ, nào không khí, nào thực phẩm, nào công an hoạnh hoẹ...nhưng nói vậy thôi, năm nào cũng cứ gần tết ùn ùn kéo về là sao ?”

Ông hoạ sĩ Tụng gắt :

“ Thì mồ mả cha ông vẫn còn đó nên tết nhất phải về thắp nén nhang chớ...Còn ở bên này, đa số có thờ cúng mấy đâu. Mấy ông bà già may ra còn nhớ giỗ chạp mà cúng kiếng chớ tới lớp trẻ thì  quên sạch...”

“ Sống bên này quen khí hậu tốt rồi hèn chi cô Út nhà tôi mỗi lần về Việt Nam mắt trước mắt sau lại đòi đi Vũng Tàu, Phú Quốc với Đà Lạt...”

Ông hoạ sĩ Tụng rối rít :

“Đúng đấy...tôi cũng vậy đấy...không khí Sàigòn ô nhiễm đã tới mức báo động . Chính quyền không công bố đấy thôi, các chỉ số về mẫu không khí chắc chắn vượt xa giới hạn cho phép ...Tôi về Sàigòn vài ngày người đã khó chịu mặc dù cứ ru rú trong khách sạn máy lạnh, máy làm sạch không khí...”

Bác Ba Phi tròn mắt :

“ Lại có cả máy làm sạch không khí nữa kìa ?”

“ Có chớ...máy hút hết bụi với khí độc hại rồi tạo oxy nên trong phòng lúc nào cũng mát mẻ dễ chịu...”

Bác Ba Phi cười cười :

“ Về Việt Nam mà suốt ngày cứ trong phòng máy lạnh thì về làm gì cho tốn tiền máy bay. Cứ ở nhà chẳng hơn ư ?”

Ông hoạ sĩ cũng cười theo :

“ Vậy mới là người Việt Nam đó ạ. Đi đâu cũng không dứt được quê hương bản sở, lâu lâu lại cứ muốn về. Nhưng ở xa thì nhớ chứ về tới quê thì lại chỉ muốn bỏ đi ngay. Phi lý vậy đó...”

Bác Ba Phi thắc mắc :

“ Vậy sao bà con không kéo nhau đi du lịch châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc ... lại cứ chăm chăm  về Việt Nam ?”

Ông hoạ sĩ Tụng cười to :

“ Thì ông cha ta vốn dĩ ngày xưa cũng chỉ quanh quanh cây đa, bến nước, mái đình với luỹ tre xanh vậy thôi. Bây giờ cũng vậy, gọi là sống ở Mỹ nhưng tôi thấy  nhiều ông bà già sinh sống ở Little Saigon này cũng chỉ loanh quanh hết khu Phước Lộc Thọ, sang Lee Sandwich rồi lại đến vườn hoa có tượng đài liệt sĩ Việt Mỹ là hết.”

“ Sao kỳ vậy ? Tôi tưởng sang đây ngày nghỉ cuối tuần đi đây đi đó thuận tiện  lắm ...”

“ Đúng rồi...ở Mỹ đủ thứ giải trí, tiêu khiển cho già đến trẻ. Trẻ thì leo núi, trượt tuyết, chơi banh, chơi nhạc, nhảy nhót..già thì chùa chiền, đánh bạc, lên núi tu thiền...muốn gì cũng có...Vậy nhưng nhiều người lại chỉ thích ngồi túm tụm trò chuyện trong nhà ngoài ngõ đặc biệt là chuyện “hồi ấy”.

Hết mấy lớp tranh treo dưới nhà, ông hoạ sĩ Tụng lại mời bác Ba Phi lên coi tầng trên. Oi chao ôi, tranh đâu ra nhiều vậy, treo la liệt kín bốn bức tường lại còn đặt nằm dưới đất . Tới một bức tranh vẽ một cái bàn dài giống như bàn tiệc trên có nhiều người ngồi, mặt mũi vẫn còn để trống chưa rõ ra là loại người nào . Ong hoạ sĩ giới thiệu :

“ Bức này tôi đang vẽ dở. Bác có biết tôi vẽ gì không ? “

Bác Ba Phi trợn mắt không hiểu ông hoạ sĩ vẽ cái. Không lẽ vẽ quán nhậu ? Mà quán nhậu phải có nhiều bàn chớ, sao chỉ có mỗi  cái.

Ông hoạ sĩ tiếp lời :

“ Bác không biết tôi vẽ cái gì thì cũng đúng thôi. Nếu bác là người công giáo chắc bác sẽ đoán tôi vẽ bức tranh “bữa ăn cuối cùng” hay còn gọi “tiệc ly” của danh hoạ Leonard de VinCi vẽ Chúa Giêxu với 12 ông thánh tông đồ trước khi Chúa bị đóng đanh trên cây thánh giá, trong đó có một ông là Giuđa, phản Chúa . ..”

Bác Ba Phi lẩm nhẩm đếm rồi lắc đầu :

“ Nhưng tranh ông vẽ đâu chỉ có 13 người ? ”

Ông hoạ sĩ gật đầu mỉm cười  :

“ Bác nói đúng đó ...tranh của tôi vẽ những 15 người kia...hay đúng hơn là 15 con ma...ma ăn cỗ ...”

Bác Ba Phi tò mò :

“ Ma đâu ra mà lắm thế ? “

Ông hoạ sĩ Tụng bật cười :

“ Tôi nói thật cho bác biết nha. Tôi bị công an cộng sản  giam 15 năm trong tù cải tạo. Khi được thả gia đình tan tác hết, vợ lấy chồng khác, con bỏ nhà đi bụi đời, nhà  bị cướp trắng. Trong diện HO sang đây, có thể nói tôi là một trong những người căm thù cộng sản nhất. Bởi vậy tôi mới vẽ bức tranh “ma ăn cỗ” này mô tả 15 tên trong Bộ chính trị của Đảng cộng sản đang tham nhũng, đục khoét, ăn tàn phá hại đất nước...”

Bác Ba Phi lè lưỡi :

“ Ông to gan thật. Bức tranh này mà lọt về tới Việt Nam thì ông rũ tù...”

Ông hoạ sĩ Tụng gân cổ :

“ Tù sao được. Tôi là công dân Hoa Kỳ, quốc tịch Mỹ, tôi không mang bom, đạn về khủng bố, giết người, sức mấy được quyền bắt tôi...”

Bác Ba Phi gật gật :

“ Nhưng liệu rồi ông có biết mặt đủ 15 người để vẽ vào đó không ?”

Ông hoạ sĩ Tụng cười hề hề :

“ Cần gì phải vẽ mặt cho giống...mà 15 cái mặt đó mặt nào chẳng giống mặt nào...”

“ Ông nói vậy đâu có được. Mỗi người mỗi mặt chớ ... có ai giống ai đâu . “

Ông hoạ sĩ Tụng cười phá :

“ Bác nói vậy là chẳng hiểu gì nghệ thuật hội hoạ. Tôi có phải thợ chụp ảnh đâu ...có khi vẽ thật đúng mặt mũi từng người lại không ra được cái vẻ “ma ăn cỗ”  nên bôi trắng hết cả 15 cái mặt...”

Bác Ba Phi thắc mắc :

“ Như vậy ông không vẽ cái miệng ? “

Ông hoạ sĩ Tụng bật cười :

“ Tất nhiên không vẽ mặt thì lấy đâu ra miệng ?”

Bác Ba Phi cũng cười theo :

“ Nhưng không có miệng thì sao mà...ăn cỗ ?”.

Ong hoạ sĩ bật cười ha hả, miệng rối rít :

“ Chí lý...chí lý...chí lý...”

                                                
                    (còn tiếp)












Read more
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
no image

Get sorted with everything from school supplies to study habits with YouTube’s edu, beauty and fashion gurus. Here are 10 ways to get ready for the year ahead, with the advice of some pros.

1. Where to start with school supplies?
It can be a bit overwhelming to work out what you need and where to get it from. Don’t worry--these gurus have you covered. Have a look at StilaBabe09, Make up by Mandy, Mama Mia Makeup and beauty is good for hacks, ideas and awesome supplies.

2. Study like a boss
Now’s the perfect time to get ahead on your study routine. It won’t be long before you’re back on the old ABCs (or much worse!). YouTube gurus have great ideas for studying and memorization - take a look at Macbby11’s thoughts on the subject.

3. All locked up: Organization 101
With everything happening at the start of the school year, it’s easy to forget how to get organized. Thankfully StilaBabe09 and MacBarbie07 have you covered with awesome ways to get your locker into shape. What’s more motivating than a cute locker to see in between classes?

4. Get a private tutor for free
From calculating Pi with real pies to a crash course in world history, there are more than 1,000 education channels in YouTube's Education category, comprising over 850,000 individual videos. Check out lessons, tips and tricks to make Spanish your amigo and to doodle your way to straight As.

5. What’s in your backpack?
So you’ve got your outfit, and your school supplies, but what about your backpack? That’s Heart has some good tips for things to remember to pack, Ava Allan has some great advice on choosing a backpack, and AllyCutie95 decorates hers beautifully. You’re indecisive no longer! Game on, September.

6. What to wear? Wardrobe--check!
It can be tough to work out what to wear each day. Take any stress out of coming up with ideas by sneaking a peek at the experts. My Life as Eva, Make up by Mandy and Clothes Encounters have got some great mix and match ideas for you.

7. Wall organizer and desk accessories
It’s a known fact: a neat, pretty workspace will make you want to hit the books even harder. So don’t delay: check out Anne or Shine and Paper Pastels for some awesome tips for shaping up your space for the school year.

8. Getting techie with it
One of the things you might need to think about at school is buying a new laptop, and it can be a bit overwhelming. Luckily, SourceFedNERD has gone and done the research and they can tell you what to look for and what you might need. Phew!

9. Hairstyles, served up on a plait
Wanting a bit of inspiration after the summer holiday? These hair gurus have you all plaited, braided and stitched up. The imaginative gurus Lilith Moon, Andrea’s Choice and Cute Girls Hairstyles have ideas aplenty, with summer ‘dos looking oh-so-easy.

10. College advice
Advice on colleges can be super tricky. Sometimes it helps to hear about other people’s experiences--you can turn to gurus like Leigh Ann Says and Sarah Belle and see what they recommend and advise in your college years. If you’re kicking off your college experience, here’s our guide to making it a smooth transition to campus life.

Kate Mason, YouTube Communications, recently watched "Janelle Monae - PrimeTime ft. Miguel."
Read more
HẺM BUÔN CHUYỆN  ( KỲ 112) :  Khi sự thật bị hắt hủi  !



                                              
Cả tháng qua, ông bồ già ngoài Hànội bận đấu đá sao đó không thấy vô Sàigòn khiến cô Phượng cave buồn như con chuồn chuồn, tiêu xài kém hẳn . Tối nay ngồi quán cô cất giọng não nề :
“…Tình yêu đã chết trong tôi, nụ cười đã tắt trên môi,chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi, cô đơn, bơ vơ, tiếng hát lạc loài….”
Thằng Bảy xe ôm vỗ tay đồm độp :
“ Í mèn  ôi…chị Phượng cave hát hay quá…Phải bài cô đơn của Nguyễn Ánh 9 không ?”
Cô Phượng cave nhếch mép :
“ Mày cũng biết bài này kia à ?”
Thằng Bảy xe ôm vênh mặt :
“ Biết sao không ? Nghe nói hôm rồi chả chê  danh ca, điva, ca sĩ con mẹ gì chả cũng chê tuốt luốt ?”
Chị Gái hủ tíu tròn mắt :
“ Thiệt không ? Mà chả chê sao ?”
  Ky Quèn chen ngang :
“"Hồ Ngọc Hà đẹp, có vóc dáng sân khấu, chịu khó múa... Cái gì cũng đẹp nhưng giọng hát thì lại không được, giọng yếu lắm, khều khào không à! ". "Mỹ Tâm chỉ nghe vui mắt, vui tai, nghe qua xong rồi thôi, không để lại ấn tượng gì hết".
Cô Phượng cave la lên :
“ Ôi chết chết…chê cả My Tâm kia à ?”
Gã Ký Quèn dài giọng :
“ Mỹ Tâm đã ăn thua gì ? Cả hai diva chả cũng chê . “ Thanh Lam, Mỹ Linh giọng hát rất đẹp, cái gì cũng tốt nhưng đều bị vướng kỹ thuật thanh nhạc nên nhiều lúc nhạc cảm không có, tâm hồn bài hát không có" . Nhưng chê tệ nhất là " Đàm Vĩnh Hưng hồi xưa mà đi hát thì chỉ xứng là ca sỹ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sỹ chính của phòng trà đâu !".
Cô Phượng cave lại kêu :
“ Í trời ôi…fan của nó ném đá chết cha…”
Gã Ký Quèn lại gân cổ :
“ Chưa nói tới fan, ngay Đàm Vĩnh Hưng nó đã “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại  “ . Nào  “chê Đàm Vĩnh Hưng là coi thường hàng triệu khán giả đang nghe nhạc của Đàm Vĩnh Hưng”. Nào “ngụy quân tử”. Nào "Chó sủa thì chó cứ sủa, đoàn người đi thì cứ đi!”.
Ông Tư Gà nướng đập  bàn :
“ ĐM nó… thời buổi công cũng như quạ, cá mè một lứa, cứt lộn lên đầu. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là người của Sàigòn trước 1975, khi văn hóa vẫn còn là văn hóa , Đàm Vĩnh Hưng là sản phẩm của thời đồ đểu TP Hồ Chí Minh sau 1975. Hai người nói hai thứ tiếng khác nhau không tranh cãi được, cũng không so sánh được…”
Thằng Bảy xe ôm thắc mắc :
“ Không biết các nhạc sĩ gạo cội như Dương Thụ, Trần Tiến…có ai lên tiếng bênh vực đồng nghiệp không ?”
Quèn cười đểu :
“ Ngậm miệng ăn tiền hết rồi. Lên tiếng ủng hộ sợ mất cha nó khách. Ngày xưa một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ. Bây giờ, đời nó khốn nạn vậy !”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Bởi thế ngày nay không gọi hát nhạc “tiền chiến” nữa mà hát nhạc “tiền gọi” !
Thằng Bảy xe ôm ngao ngán :
“ Nghe nói nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phải viết thư xin lỗi ?”
Gã Ký Quèn trợn mát :
“ Không xin lỗi hàng trăm fan của nó đến gây rối có mà bán nhà đi ở chỗ khác.  Bởi vậy nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mới than :” Khi sự thật bị hắt hủi!”
Thằng Bảy xe ôm văng tục :
“ Ở cái nước này chỗ đéo nào sự thật chẳng bị hắt hủi. Đón sự thật vào nhà ấy à ? Có mà sập cha nó đảng !!!”
Ông đại tá hưu đập bàn quát :
“ Thằng Bảy xe ôm nói láo, tao gô cổ mày giờ ?”
Thằng Bảy xe ôm gân cổ cãi :
“ Tôi nói không đúng ư… báo đài toàn bốc phét, nói sự thực thì vỡ nồi cơm !”
Vừa lúc đó cô phát thanh trên tivi uốn giọng :” Toàn đảng toàn dân ta hăng hái thi đua lấy thành tích chào mừng ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9 vĩ đại…”
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố :
“ Đó…bốc phét đấy chứ đâu ? Hỏi quán này có ai hăng hái thi đua không ?|”
Cả quán cười ồ trừ ông đại tá hưu .

29-8-2013








Read more
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013
nhà văn NHẬT TIẾN : HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 15)




                                                (tiếp theo)
                                       
                                    CHƯƠNG 7
 
Thời điểm : California năm 1991

NHÀ VĂN NHẬT TIÊN TRỞ LẠI Mỹ
SAU BA TUÂN THĂM VIỆT NAM:
                          
                     Phỏng vấn của NGUYỄN VẠN HÙNG
                                                               
                                                          Nhà văn Nhật Tiến bên cầu Cốc Lếu



SANTA ANA.- Nhà văn Nhật Tiến vừa từ Việt Nam trở lại Hoa Kỳ. Trong thời gian ba tuần lễ,  ông đã ở Sài Gòn và ra Bắc, về Phú Thọ xây mộ thân nhân. Trong cuộc phỏng vấn của ký giả Triều Giang trước ngày lên đường, nhà văn Nhật Tiến cho biết mục đích chuyến đi của ông như sau: “Lý do chính là tôi muốn về để thấy tận mắt, nghe tận tai những vấn đề mà tôi vẫn chọn làm đề tài cho những sáng tác của tôi. Tôi không chú trương tất cả mọi nhà vãn phải trở về. Tùy theo khuynh hướng của mỗi người nhưng nếu một nhà văn vẫn còn gắn bó với đề tài Việt Nam như tôi, thì sự trở về cần thiết cho những phản ảnh trung thực trong sáng của họ. Thú thật, tôi xa Việt Nam đã quá lâu (l0 năm) bây giờ mỗi lần cầm bút thấy khó viết và những vấn đề tôi diễn tả tôi cảm thấy nó không thực. Viết theo trí nhớ thì thấy nó khô cằn mà viết theo tin đồn thì không phải là cung cách làm việc của tôi”.

Chủ nhật vừa qua, chúng tôi đã gặp nhà văn Nhật Tiến. Dưới đây là cuộc nói chuyện về chuyến viếng thăm Việt Nam của ông mà chúng tôi đã ghi lại.

   Nguyễn Vạn Hùng: Khi về Việt Nam, anh nhân danh một người ty nạn du lịch thăm quê hương hay một người có quốc tịch Mỹ ?



   Nhật Tiến: Trên phương diện giấy tờ xin hộ chiếu, tôi là một người tỵ nạn đi về thăm lại gia đình và quê hương. Tuy nhiên,chủ đích chuyến về của tôi là trong tư cách một nhà văn đi tìm chất liệu để sáng tác.



   Nguyễn Vạn Hùng: Thế khi vượt biển anh khai với Hoa Kỳ tư cách gì để xin được định cư.



   Nhật Tiến: Tôi không phải là một nhà chính trị. Tôi chỉ là một nhà văn.



   Nguyễn Vạn Hùng: Báo Sài Gòn Nhỏ tuần qua loan tin có một số nhà văn Việt Nam ở hải ngoại về nước họp với các nhà văn trong nước. Tên những nhà văn này, báo Sài Gòn Nhỏ viết tắl đứng đầu danh sách là NT, có phải là Nhật Tiến không?



Nhật Tiến: Tôi có đọc bản tin này, tôi khẳng định đây là một bản tin hoàn toàn bịa đặt và có ác ý. Bản tin nói là trích dẫn từ tờ Văn Học Nghệ Thuật và tờ Tuổi Trẻ ở Sài Gòn, trong khi đó ở Sài Gòn không có tờ báo nào mang tên Văn Học Nghệ Thuật, còn tờ Tuổi Trẻ thì không được nêu rõ số báo ra ngày nào. Và sẽ chẳng có ai nêu được xuất xứ bởi lẽ tin đó không có thật.



Nguyễn Vạn Hùng: Anh có gặp những nhà văn cộng sản và những nhà văn miền Nam trước 1975 không?



   Nhật Tiến: Vì bị công an Văn hóa theo dõi từng đường đi nước bước nên tôi phải giới hạn tối đa những cuộc gặp gỡ các bạn bè văn nghệ trước 1975. Một vài nhà văn ở phía cộng sản có tự ý đến tìm gặp tôi ở khách sạn nơi tôi cư ngụ trong đó có người thuộc phong trào văn chương phản kháng. Riêng nhà văn Việt Nam trước 1975 tôi được gặp hai người. Tôi có đề nghị xin được gặp thăm nhà văn Doãn Quốc Sỹ (hiện đang ngồi tù) nhưng không được chính quyền cho phép.

  

Nguyễn Vạn Hùng: Việt Nam sau 10 năm anh ra đi, nay trở lại anh thấy những điểm nào nổi bật nhất?

  

Nhật Tiến: Bất công, tham nhũng, thối nát, thất nghiệp trầm trọng và tình trạng xã hội vô luật pháp là những điều gây cho tôi nhiều ấn tượng buồn bã. Có thể ví guồng máy tham nhũng ớ Việt Nam hiện nay như một bầy đỉa xúm xít rút tỉa sinh lực của cả một dân tộc vốn đã nghèo khó kiệt quệ. Và bầy đỉa đó mỉa mai thay, lại nhân danh một đảng vừa có tính cách Stalinist vừa có tính cách Maoist. Một đảng cộng sản đã lỗi thời.



   Nguyễn Vạn Hùng: Hiện tại, theo anh Việt Nam đã có chỗ đứng nào cho các nhà văn muốn tôn trọng sự thật viết theo lương tâm chưa?



Nhật Tiến: Khi chủ trương cởi mở của nhà nước đã khép lại thì không một nhà văn nào ở Việt Nam còn được tự do phổ biến công khai những tác phẩm mang trọn vẹn nội dung mà mình muốn viết. Tuy nhiên, tôi vẫn được đọc một vài tài liệu mới đánh máy và phổ biến một cách hạn chế. Điều đó có nghĩa là tâm tình và khát vọng tự do của những người cầm bút chân chính vẫn còn mạnh mẽ và âm ỉ.



   Nguyễn Vạn Hùng: Dưới con mắt nhà văn, anh thấy xã hội Việt Nam hiện nay thế nào?

.

   Nhật Tiến: Việt Nam là một quê hương của nghèo đói, chậm tiến và bất công, được cai trị bởi một thiểu số đầy tham vọng về quyền lực.



   Nguyễn Vạn Hùng: Anh có nghe gì về phong trào Nguyễn Đan Quế khi anh về thăm nhà?



   Nhật Tiến: Theo sự hiểu biết của tôi, trong thời gian hạn hẹp trong ba tuần, tôi không thấy có một ảnh hưởng nào trên mặt nổi, đối với đồng bào trong nước.



   Nguyễn Vạn Hùng: Những người làm văn học trong nước nghĩ gì về những người làm văn học nghệ thuật hải ngoại?



   Nhật Tiến: Tôi nghĩ rằng mọi người muốn nói: “Hãy nhìn cho rõ thực trạng và những vấn đề thiết thực của quê hương trước khi làm bất cứ một nỗ lực nào để cứu quê hương ra khỏi cảnh lầm than, kiệt quệ như hiện nay”. Đừng bỏ qua động lực kinh tế hiện nắm một vai trò quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Tôi nghĩ rằng khi bao tử còn trống rỗng hoặc đời sống quá thấp kém ở mức chỉ đủ để sinh tồn, người ta khó có điều kiện phát huy nhu cầu tinh thần cao xa khác. Ngoài ra cũng xin đừng quên rằng bao vây kinh tế địch là mục tiêu tuy chính đáng nhưng đồng thời cũng có tác dụng đầy đọa  thêm đời sống vốn đã  khốn khổ của mọi người, bởi chính  người dân chịu đựng hậu quả trước tiên và trực tiếp nhất.



   Nguyễn Vạn Hùng: Như anh vừa nói, anh có ý thăm những nhà văn miền Nam trước 1975 đang ở trong tù?



   Nhật Tiến: Vâng. Dù muốn tôi cũng không được phép. Điển hình là nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Tôi có đề nghị xin đi thăm nhưng bị từ chối.



   Nguyễn Vạn Hùng: Về vụ “Văn nghệ phản kháng” , sau khi anh về  thăm quê hương, anh có  ý nghĩ gì khác so với trước đây ?



Nhật Tiến: Không. Nó chỉ khẳng định những điều mà chúng tôi đã thực hiện ở ngoài này, chẳng hạn ấn hành tuyển tập “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương”, là đúng ! Phong trào văn nghệ phản kháng  là có thực và những người cầm bút trong nước tham dự phong trào ấy là những người cầm bút can đảm và trung thực. Tuyệt đối không có vấn đề văn nô viết theo chỉ thị. Đấy là một nhận định thô thiển và hẹp hòi.



   Nguyễn Vạn Hùng: Về cuốn phim “Chuyện Tử Tể”, anh nghe như thế nào ở trong nước?



   Nhật Tiến: Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện ở Tây Đức, chính đạo diễn Trần văn Thủy, tác giả của cuốn phim đã cho biết, cuốn phim Chuyện Tử tế  đã gặp nhiều khó khăn  khi thực hiện. Tuy nhiên nó vẫn được ra mắt vì hai lý do.Một là nó được ẩn giấu dưới dạng phim tài liệu (phim tài liệu dễ dàng được cho phép hơn phim truyện), hai là nó được lén đưa đi tham dự Đại Hội Điện Ảnh ở Đông Âu và đã giật được Huy chương vàng ở đấy. Với vinh dự công khai này, nhà nước không có lý do gì mà cấm trình chiếu. Dĩ nhiên khán giả hoan nghênh nhiệt liệt vì nội dung đầy tính chất dân lộc và nhân bản của nó.



   Nguyễn Vạn Hùng: Theo anh Việt cộng chủ trương gửi văn hóa phẩm ra nước ngoài nhằm mục đích gì?



   Nhật Tiến: Vừa tuyên truyền vừa khai thác lợi nhuận.



   Nguyễn Vạn Hùng: Khi.về nước, anh có nghe có những sách báo từ hải ngoại gửi về không? Nếu có, phản ứng như thế nào?



   Nhật Tiến: Số sách báo gửi từ nước ngoài về trong nước rất hạn hẹp, chưa gây được tiếng vang nào đáng kể trong quần chúng. Có lẽ hầu hết tin tức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở nước ngoài chỉ lọt về Việt Nam qua đài BBC và VOA, trước đây qua tờ Đoàn Kết ở Pháp, Đất Mới ở Canada.

(Ghi chú của người phỏng vấn: Đoàn Kết và Đất Mới là hai tờ báo của Việt cộng hải ngoại).



   Nguyễn Vạn Hùng: Anh có biết người dân trong nước nghĩ gì về các cuốn có nội dung “phản kháng” như Ly Thân, Những Thiên Đường Mù?



   Nhật Tiến: Tôi không có cơ sở để đánh giá những cảm nghĩ của độc giả, ngoại trừ được biết tất cả những tác phẩm kể trên đều đã được bán hết trong một thời gian ngắn. Riêng cuốn “Ly Thân” thì bị tịch thu chỉ sau ba ngày vừa được phát hành. Tôi không thể kiếm cả hai cuốn đó ở Sài Gòn.



   Nguyễn Vạn Hùng: Những văn nghệ sĩ miền Nam trước năm 1975 hiện sống ra sao?



Nhật Tiến: Một số thất nghiệp, sống bằng tiền viện trợ của gia đình ở nước ngoài. Một số ra lề đường sống bằng đủ mọi thứ nghề như bán sách “son”, buôn thuốc lá lẻ, đạp xích lô, làm yaourt. bồi bàn... Một số khác sống bằng ngòi bút núp dưới những tòa soạn báo như “Sân Khấu “, “Điện Ảnh”...

  

   Nguyễn Vạn Hùng: Như thế thì việc xuất bản ở trong nước hiện không còn hoàn toàn trong tay nhà nước kiểm soát?



   Nhật Tiến: Trên danh nghĩa thì nhà nước hoàn toàn kiểm soát. Nhưng có nhiều khe hở để cho thấy tư nhân đã nhúng tay vào trong thực tế. Khi có được giấy phép xuất bản một số sách, tư nhân có thể thuê in và tự phát hành. Một ví dụ cụ thể, nhà văn Nguyễn Thị Hoàng (trước 1975) đã vừa cho in một tác phẩm dày 500 trang có tựa đề “Nhật Ký Của im Lặng” và do nhà Phù Sa xuất bản. Nội dung cuốn sách là những tâm tình hoàn toàn cá nhân riêng tư, không mảy may liên hệ đến nhà nước. Tôi có mang ra ngoài được một cuốn, nếu anh muốn “điểm” cuốn sách này, tôi có thể cho mượn. Tuy nhiên, nó được độc giả đón tiếp rất thờ ơ vì nội dung lạc lõng của nó. Ngay cả những cuốn sách khác có nội dung rất đặc sắc mà ở ngoài nước chưa có cũng vậy, thí dụ như cuốn “Hành Trình về Chân Lý” của Trần Đình Bá, “Người Đẹp Tỉnh Lẻ” của Lê Quốc Minh, “Tiếng Kêu của Loài Chim Gõ Kiến” của Trúc Chi và Nguyễn Công Thắng. Một số tác phẩm dịch của những nhà văn phản kháng Liên Xô cũng rất khó kiếm.



   Nguyễn Vạn Hùng: Vậy có nghĩa là nhà văn trong nước cũng có tự do sáng tác theo những chủ đề và những đối tượng mà họ chọn lựa?



   Nhật Tiến: Viết hay không là tùy sự chọn lựa của mỗi người. Nhưng việc phổ biến công khai lại là chuyện khác. Cho đến nay, không có sự tự do sáng tác dành cho tất cả mọi người cầm bút.



   Nguyễn Vạn Hùng: Anh có nghe hoặc có nhìn thấy những tác phẩm không do nhà nước cộng sản in ở trong nước không?



   Nhật Tiến: Rất nhiều. Phần đông là những tác phẩm trước 1975 nay do tư nhân bỏ tiền tái bản (kể cả sách Quỳnh Dao, sách kiếm hiệp. Riêng cuốn “Bố Già “ có tới 4 nhà xuất bản cho tái bản). Về sách sáng tác mới thì tôi thấy cuốn “Nhật Ký của Im Lặ ng “ của Nguyễn Thị Hoàng, một tác phẩm dày 500 trang, do nhà Phù Sa ấn hành. Tuy nhiên tình trạng tư nhân tự in lại nay đã tạm ngưng vì chính quyền đã hạn chế việc cấp giấy phép.



   Nguyễn Vạn Hùng: Anh có gặp những nhà văn mà anh gọi là “phản kháng”? Hiện họ có bị làm khó dễ gì không?



   Nhật Tiến :Tôi được gặp 4 người trong số đó. Họ không bị  trở ngại gì trong sinh hoạt hàng ngày nếu họ biết ngưng phổ biến những tư tưởng phản kháng sau khi sự cởi mở bị khép lại. Tuy nhiên tôi được biết Dương Thu Hương bị cô lập ở miền Bắc sau một buổi thuyết trình ở Sài Gòn trước gần 1,000 trí thức, văn nghệ sĩ thành phố (và tin tức buổi thuyết trình này không được báo chí đăng tải). Một nhà văn khác cũng đang gặp khó khăn vì bài thuyết trình có tư tưởng chống đối trong một dịp khác, rất gần đây. Khi tôi rời Việt Nam, tôi không rõ nhà nước sẽ áp dụng biện pháp gì đối với nhà văn này.



   Nguyễn Vạn Hùng: Trong cuốn “Trăm Hoa Văn Nở Trên Quê Hương “ có phần đóng góp của anh, có tới 79 tác giả trong nước. Nay họ vẫn tiếp tục “phản kháng”?



   Nhật Tiến: Một số trong 79 người đó nay đã rút về khuynh hướng bảo thủ sau khi bị nhà nước khép lại chủ trương cởi mở. Tuy nhiên su thế của phong trào văn nghệ phản kháng không vì thế mà bị ảnh hưởng. Nó chỉ rút vào bóng tối để chuẩn bị có cơ hội là vùng lên.



   Nguyễn Vạn Hùng: Trước khi lên đường về nước, anh nói là đi tìm những vấn đề làm đề tài cho những sáng tác mới. Vậy, xin anh cho biết nội dung sáng tác mới đó.



   Nhật Tiến: Tôi vừa mới trở về từ Việt Nam trong vòng không đầy một tuần cho nên sẽ là quá sớm để hoạch định cho một nội dung tác phẩm mới. Tuy nhiên tác phẩm mới của tôi sẽ viết về Việt Nam với thời điểm hiện tại.



   Nguyễn Vạn Hùng: Anh là người Việt hải ngoại, vừa đi thăm cả miền Nam lẫn miền Bắc, theo anh giữa ba khối Nam, Bắc, và hải ngoại có cần phải đặt ra vấn đề thống nhất dân tộc không?



   Nhật Tiến: Thống nhất tình tự dân tộc là một nhu cầu cấp bách và có tính cách chiến lược, lâu dài, đòi hỏi sự vận dụng nhiều phương cách, nhiều nỗ lực để làm việc đó. Dĩ nhiên những tác phẩm văn học nghệ thuật sẽ đóng góp rất hữu hiệu vào công việc này.  

  

Nguyễn Vạn Hùng: Là một nhà vãn kiêm nhà giáo, anh nhìn thế hệ trẻ Việt Nam trong nước ra sao?



   Nhật Tiến: Đó là những thành phần ưu tú, có khả năng, nhưng rất tiếc với tình trạng giáo dục hiện nay và với hoàn cảnh kiệt quệ của đất nước, rất đông thành phần trong giới trẻ không có cơ hội phát triển tiềm năng của mình. Trong lần về thăm quê nhà, tôi đã thấy rất nhiều thanh niên thiếu nữ đã tốt nghiệp đại học thuộc đủ loại ngành nghề, kể cả kỹ thuật mà không có công ăn việc làm. Một tình trạng phi lý bi đát không thể chấp nhận được.



   Nguyễn Vạn Hùng: Anh có dự anh trở về thăm Việt Nam nữa không?



   Nhật Tiến: Việc trở về Việt Nam đòi hỏi tốn kém tiền bạc và thời gian. Tôi  phải để dành 2 năm để có 4 tuần nghỉ phép. Do đó, trong tương lai gần tôi chưa thể có dự tính trở lại Việt Nam.



   Nguyễn Vạn Hùng: Thế anh có khuyến khích những người khác nên về thăm Việt Nam?



Nhật Tiến: Tôi không khuyến khích mọi nhà văn nên về Việt Nam. Nhưng nếu vị nào chọn Việt Nam làm đề tài sáng tác thì rất nên về một chuyến. Không có gì lợi cho sự phong phú của tác phẩm bằng cách quan sát tại chỗ. Một nhà văn mà không trực diện với sự thực thì sẽ không còn là nhà văn nữa.

                                                 NGUYỄN VẠN HÙNG

                                                                        (28-2-1991)



(Đã in trong cuốn “Việt Nam qua lăng kính 24 Nhân vật thời đại” do Thời Luận ấn hành ở Los Angeles, Nam Cali, năm 1996)

Read more