Open top menu
Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013
Congratulations to hauntedsunshinegirl, our May On The Rise featured partner

Congratulations to Sunshine of hauntedsunshinegirl, our featured “On The Rise” partner for May 2013. You can find Sunshine’s channel and videos in the spotlight across YouTube today, including on our new On The Rise homepage.

Sunshine began documenting paranormal activity several years ago, when she and her mother moved into a “haunted” house. Sunshine’s channel has evolved from simply exposing the spooky apparitions who haunt her home: she’s even recorded a real-life paranormal investigation into the situation. Sunshine also produced a feature film to illustrate her own exploration to find and understand “Black Eyed Kids.” This channel follows more of a storyline than many YouTube channels, so be prepared to get caught up in the mysterious activity at Sunshine’s house.

 

Here are a few words directly from Sunshine:
Huge thanks to everyone who voted for me for On the Rise! I am so honored and excited to be a part of this amazing group of YouTubers that have been featured in the past. YouTube is such a huge part of my life and I love that more viewers will get to see the videos I work so hard to make! If you are not familiar with my channel, it might be slightly different than what you are used to. I have hundreds of mostly creepy, often hilarious videos about the paranormal world. But that’s not all ... I even have some zombie videos!
If you’ve enjoyed this monthly On The Rise blog series, we encourage you to check out our new On The Rise homepage. You can check out all of our past featured partners on the Featured Partners tab, or nominate a YouTube partner to be considered for the program on the Nominate tab. Feel free to submit nominations for your own channel, or for channels you follow that you think deserve more attention or could be the next YouTube sensation. We’ll continue to feature promising partners who drive YouTube watch time, have fewer than 100,000 subscribers, and produce engaging content on a regular basis.

See you next month!

Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Partner Support, recently watched “まるです5。-I am Maru 5.-”
Read more
Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 62 )




                                            (tiếp theo)




Ay thế rồi một buổi trưa, gã du kích phản bội khai báo sao đó, cơ quan tỉnh uỷ nằm triền đồi tuốt trong rừng cao su bị cả một đại đội Mỹ nhảy dù bao vây. Lúc đó bà vừa bưng cơm lên lán cho ông thì tiếng kẻng báo động , chưa kịp trấn tĩnh bốn phía đạn đã inh tai. Ong lệnh cho bà “thực hiện phương án 2” tức chạy ngay về bếp cùng chị em cấp dưỡng cầm súng chống càn, còn ông lao ra  rừng tới hầm cá nhân của riêng ông. Bà chạy được một quãng ngước lên thấy Mỹ nhảy dù đông như ruồi , sợ quá vội vàng quay lại, chạy theo ông rồi cuống quá cứ ôm chặt lấy ông.

Theo nguyên tắc nội vụ, hầm thủ trưởng tuyệt mật chỉ ông với phụ trách cảnh vệ biết . Nhưng gấp quá, bà lại cứ bám riết, ông đành bật nắp hầm cho bà cùng xuống . Chiếc hầm đào cho một người nay phải chứa tới hai nên ông đành để bà áp chặt vào ông.

Oi cha mẹ ôi, giá ngày thường được cọ xát vầy sướng bằng tiên, đằng này súng trên đầu cứ nổ đùng đùng, tiếng giày đinh, tiếng Mỹ xì xồ tưởng nắp hầm sắp bật tung và một tràng đạn liên thanh sẽ lia xuống. Cái chết gần kề làm ông quên phứt thân hình bốc lửa của bà đang đeo bên ông. Còn bà lúc này hồn vía lên mây , và rồi bất ngờ, ba thứ duy tâm nhảm nhí tưởng chôn chặt trong bà ngờ đâu vẫn còn nguyên đó,  bà bỗng vọt miệng khấn khứa :

” Nam mô a di đà Phật …nam mô a di đà Phật…cứu khổ cứu nạn Quan thế âm bồ tát…”.

Ong trợn tròn mắt. Í trời ơi, tưởng đã qua lớp bồi dưỡng đảng viên, bao nhiêu thứ kinh kệ nhảm nhí đã xoá sạch, ngờ đâu còn lầu lầu . Ong tin gì thần Phật nhưng sợ bà cứ lẩm bẩm vậy nhỡ lọt tai thằng Mỹ nó khui hầm ra nguy to, bởi vậy ông thì thào :

“ Tôi yêu cầu đồng chí không được mê tín dị đoan, ngừng ngay khấn Phật tập trung theo dõi tình hình địch .”    

Cứ tưởng bà thực hiện ngay ý kiến chỉ đạo , nào ngờ bà trừng mắt, gằn giọng :

“ Ong im cái mồm đi cho tôi khấn Phật …”

Rồi bà cứ lầm rầm cầu chư thần chư Phật linh thiêng đuổi thằng Mỹ đi chỗ khác cho bà giữ được mạng sống. Bất chợt ông lạnh toát cả người, có tiếng giày đinh lạo xạo và tiếng cuốc đào lục cục ngay trên đầu . Ong giơ tay bịt miệng bà, quát khẽ :

“ ĐM…thần Phật đâu ra, có thằng Mỹ ngay trên đầu thì có, im cái miệng không chết giờ…”

Bà vùng ra khỏi ông, miệng cuống quít :

“ Con cắn rơm cắn cỏ lậy chư thần chư Phật…thần thông quảng đại làm cho bọn Mỹ có mắt như mù có tai như điếc, rút đi nơi khác cho con được an toàn…”.

Rồi nghe tiếng ông chửi lầu bầu bà vội vàng :

“ Con cúi lậy tứ phương tám hướng xin thần Phật tha tội báng bổ cho thằng Bí thư đảng bộ này…chắc nó nuốt phải rắn nước nên nói năng hỗn láo vầy…”

 Thế rồi lần đó, hoặc do bà thành tâm cầu khẩn, động tới tai chư thần chư Phật hoặc vì chuyện gì đó, đám lính Mỹ không phát hiện ra hầm bí mật, mãi hôm sau, cầm chắc Mỹ rút hết, ông mới đội hầm leo lên hô lớn :

“ Toàn đơn vị tập hợp…quyết hy sinh chiến đấu tới giọt máu cuối cùng…”

Có tiếng cười hô hố vang lên bên tai :

“ Thằng Mỹ nó rút từ tám đời nào rồi thủ trưởng ơi…”

Ong ngẩn ra quê quá, hoá ra mọi người đã ra khỏi hầm từ lâu, đang thu dọn chiến trường . Ong vội chữa thẹn quát giao liên :

“ Báo ngay các đồng chí cấp uỷ tập trung hội ý khẩn cấp…”

Ban chấp hành Đảng uỷ hội ý xong, buổi tối, đến lượt cơ quan họp toàn thể . Ong ghé tai bà dặn thầm :

“ Nhớ đừng lộ ai biết chuyện cô đọc kinh, khấn Phật đấy nha…”

Bà vênh mặt :

“ Anh đã thấy đọc kinh tác dụng chưa?  Lúc đó tôi không cầu Phật ấy à ? Mỹ nó lôi cổ cả anh lẫn tôi lên cho ăn đạn rồi…”

Ông cau mày :

“ Thần Phật đâu ra , chẳng qua là do mình anh dũng chiến đấu, bám trụ quyết liệt nên Mỹ phải rút thôi. Cô là đảng viên còn thời kỳ dự bị mà cứ phát biểu lung tung vậy biết bao giờ mới được chi bộ xét lên chính thức ?”

Ông đã đưa cả đảng ra doạ thì thôi rồi , cố nội đứa nào dám cãi. Năm đó tổng kết trận chống càn thắng lợi, ông thay mặt đảng uỷ cơ quan tuyên dương bà có tinh thần dũng cảm chiến đấu, địch bao vây bắn phá ác liệt mà vẫn anh dũng, mưu trí bám trụ, một tấc không đi một ly không rời, xứng đáng là người đảng viên trẻ mới đứng vào hàng ngũ của đảng. Rồi ông lại thay mặt Đảng uỷ tuyên bố rút ngắn thời kỳ dự bị cho bà, chuyển ngay thành đảng viên chính thức và tự tay ông trao cho bà bằng khen của Bộ chỉ huy miền. Mấy hôm sau, vào giữa đêm khuya ông lại mò xuống lán nhà bếp và chui vô mùng của bà. Ông cười rinh rích :

“ May thiệt may, bữa đó thằng Mỹ tìm được ra hầm bí mật thì lúc này xanh cỏ rồi. Mà lạ thiệt cái lúc đó nó đã đạp giày lên nắp hầm  còn bỏ đi mới kỳ …”

Bà bĩu môi :

“ Cũng là do em khấn Phật  làm mù mắt thằng Mỹ mới không tìm ra đấy thôi, nếu không , chết rục xương rồi. Đã vậy còn lên giọng lãnh đạo cấm  đọc kinh nữa chớ .”

“ Chứ lại không ? Không cấm quen miệng đọc có ngày nó đưa ra chi bộ cảnh cáo, kỷ luật …”

“ Kỷ luật à ? Thì em kỷ luật anh trước đã nè…”

Nói rồi bà đẩy bật ông ra khỏi mùng. Ong trèo tót trở lại, nghiêm giọng :

“ Cấp dưới  mà đòi kỷ luật cấp trên ? Ý thức tổ chức để đâu, phải trên ra trên dưới ra dưới chớ ?”

Ong nói thành thực mà bà lại hiểu khác đi, cười ré :

“ Í mèn ơi, như vầy là trên ra trên dưới ra dưới đó hả ?”

Oi chao ôi, vào cái thời kỳ hào hùng chống Mỹ cứu nước đó, ông cũng còn vơ vét được đôi chút sung sướng trên cái cơ thể bà còn săn chắc, rừng rực như bếp lửa nhà ăn tập thể. Chứ còn bây giờ, cứ mỗi đêm leo lên giường , bà lại cầm tay ông rờ rẫm người bà làm ông nhắm mắt nhắm mũi, sởn gai ốc cứ như chạm vào cái bèo nhèo của da thịt con cá chết.

Bà cũng thừa hiểu ông chẳng sung sướng gì mỗi khi bà buộc ông thực hiện nghĩa vụ làm chồng đó nên nhiều lần bà tắc lưỡi tha cho ông trốn vào giấc ngủ. Những lúc đó bà cứ nằm tênh hênh trên giường, hai mắt  mở trừng trừng, cố dỗ giấc ngủ chẳng được, trong người  bổi hổi bồi hồi, đầu óc cứ rối bời bời, lăn qua lật  lại mãi hai con mắt vẫn chong chong, đã thế ông chồng nằm bên còn ngáy pho pho. Có lần bà nổi bực , đập ông dậy làm ông mắt nhắm mắt mở hoảng hốt :

“ Chuyện gì ? Chuyện gì vậy ?”

Bà tức ói máu, vợ chồng nằm trên giường còn việc gì quan trọng hơn việc đó, sao lại có thằng cha ngu đến vậy, bà lên giọng doạ:

“ Có thằng phản động tính chui vào phá hoại nội  bộ kìa …”

Ong hoảng hồn, ngồi nhỏm ngay dậy :

“ Vậy để tôi gọi điện cho Giám đốc công an bắt nó  …”

Bà nắm lấy tay ông đặt vào “ chỗ đó” của bà, cười hí hí :

“ Nó chui vào trong này này, ông có bắt thì bắt sao lại sai thằng khác ?”

Ong chợt hiểu ra, thở đánh sượt :

“ Í trời ơi, giữa đêm đang ngủ ngon bà cứ nói cái chuyện tào lao không à ?”

Bà nổi cáu :

“ Tào lao ? Chuyện hạnh phúc vợ chồng mà ông bảo tào lao, thôi thôi rụng hết răng không xơi được thì nhả ra nhường cho thằng  khác nhá ?”

Ong Chủ tịch điếng cả người, í trời ơi, cái con xú phụ này thật coi chồng  không còn ra cái ve chai gì hết, phải giết, ông phải giết . Một sức mạnh của lòng căm thù không thua gì căm thù đế quốc Mỹ ngày xưa đưa ông chồm lên người bà tính bóp cổ chẳng ngờ vòng tay của bà như cái cùm sắt ghì chặt lấy người ông cứng ngắc, không sao cục cựa. Chân tay ông như bị trói chặt, đành cứ để mặc bà ghì xiết, vầy vò khiến ông như chiếc áo bị  giặt  cho tới  khi ông dãy dãy, người ngay đơ bà mới đẩy ông nằm phịch xuống giường  như thể khẩu  mía bà hút hết nước ngọt quăng đi cái  phần bã vậy.

Tuy nhiên tối nay thấy ông uống rượu Minh Mạng, bà lại hiểu khác đi,  bà tưởng ông làm cái việc  “nạp pin” đó  không phải để đi mát mẻ ở đâu mà chính  là giành cho bà,  bà bỗng tan cơn bực, cười toe toét :

“ Thôi xong rồi, tối nay tụi nó cúng kiếng xong cả rồi, ông khỏi lo, mà này, ông uống thứ rượu đó không thấy tác dụng để tôi kiếm cho ông loại rượu khác, gân hươu, mật gấu với cả chục cặp bạc đạn nữa thì í trời ơi…mùa xuân trở lại, mùa xuân trở lại…”

Ong cau mày :

“ Bạc đạn là cái đồ quỷ gì, ai dám ngâm cái đó vào rượu ?”

Bà lôi tay ông cười rinh rích :

“ Là cái ngọc dương con dê, mấy thằng bán rượu nói vậy . Ong uống cái thứ  này tôi…tôi cấp giấy khen cho ông liền…”

Đêm  đó ông Chủ tịch bị vợ quăng quật mệt phờ cả người, sáng ra vẫn phải dậy tới cơ quan để chủ trì cuộc họp giao ban hàng tuần giữa các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh. Như mọi lần, mỗi ông cán bộ đầu ngành phát biểu chừng 10 phút xoay quanh thành tích tuần rồi, những khó khăn, thuận lợi và những quyết tâm, cuộc họp kéo dài lối chừng tiếng rưỡi đồng hồ là kết thúc. Sáng nay, cuối buổi họp, ông Chủ tịch đã mệt đừ cả người,  chỉ mong chóng xong còn ngả cái lưng bù lại  mệt nhọc đêm qua . Không may , vừa định tuyên bố giải tán cuộc họp bất ngờ ông  Trưởng phòng cảnh sát giao thông mặt mày tái mét chạy vào :

“ Nguy to rồi chú Hai ơi…dưới xã Tràm Ruông lái xe chở đất vừa cán chết một con bé nữ sinh lớp 7…”

Ong Chủ tịch cau mày :

“ Lái xe gây tai nạn thì có gì  phải cuống quít vậy …”

“ Nhưng dân  nó vừa đưa đám bà bầu mới chết vì xe đâm lúc trưa thì hai giờ sau lại tới vụ  con bé này . Oi chui choa…ruột gan xổ ra một đống …”

“ Thì tụi bây cứ làm biên bản lưu hồ sơ chứ có gì đâu ?”

“ Nhưng dân nó bức xúc quá xúm vào đánh thằng lái xe te tua ra rồi…”

“ Thì kêu bọn 113 tới giải vây  rồi đưa nó vô đồn công an…”

“ Muộn rồi chú Hai ơi, thằng đó bị dân đánh chết rồi…”



                                        (còn tiếp )
Read more
Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 41 )




                                         (tiếp theo)




Cô áo đó vẫn thắc mắc :

“ Giúp vui thì trai gái bình thường vẫn hát xướng được sao cứ phải pêđê ?”

 “Lão già” đoán :

“ Chắc phải có nguyên nhân gì không lẽ đám ma chỉ có pêđê hát …”

Cô mắt nâu sốt ruột :

“ Thôi đừng nói nữa ...nghĩ tới pêđê em phát khiếp  …”

“Lão già” quay sang cô áo đỏ :

“ Vậy còn cô ? Sao lại vào làm cái nghề này ?”

Hoá ra cô áo đỏ cũng “ hoàn cảnh” lắm. Năm 1980, cô mới 8 tuổi , được tin ba chết trong trại cải tạo, má cô bán nhà vượt biên trong khi cả xóm ăn bo bo. Lênh đênh trên biển một tuần , hai mẹ con được tàu Mỹ vớt, ở trại tỵ nạn ít lâu rồi đi định cư  Mỹ. Sống ở xứ Mỹ thật là sướng, cô được đi học, má cô nhận tiền trợ cấp hàng tháng, rồi vừa đi làm lén chuyên dọn nhà trông con cho người ta tháng cũng thừa tiền mướn nhà và mua trả góp xe hơi, tivi, tủ lạnh…

Năm năm  đầu cuộc sống như thiên đàng, ngày nghỉ, chủ nhật bạn bè của má lại tập trung nấu nướng ăn uống, ôn chuyện cũ mấy năm sống dưới chế độ cộng sản, những gian truân trên biển và nôĩ may mắn khi gặp tàu Mỹ.

Quả thực chỉ có bấy nhiêu chuyện ngày này qua ngày khác, cứ tụ tập là lại hào hứng nhắc đi nhắc lại. Cô thì khác, sống dưới chế độ cộng sản cô còn nhỏ quá, chưa trải nghiệm kinh hoàng như má cô, ngồi trên tàu vượt  biên có má lo lắng hết, bởi vậy cô chẳng nhiều ký ức như người lớn để  nói đi nói lại . Cô có những chuyện mới về bạn bè, ở trường và cả ở nhà với mấy đứa trẻ hàng xóm.Khi người lớn trò chuyện, cô chui phòng riêng nghe nhạc hoặc đọc sách.

Cuộc sống tưởng toàn mầu hồng , bỗng dưng một sáng chủ nhật, mẹ đón một ông khách mới  Việt Nam sang theo diện H.O. Theo lời ông, ngày trước là bạn tù với ba cô. Những chuyện ông kể rất phù hợp với ký ức của má khiến chẳng mấy chốc ông thành người thân thiết và tin cậy . Ông sống bằng trợ cấp HO , người cũng không được khoẻ sau nhiều năm tù tội nên chẳng đi làm đâu hết, hàng ngày cứ ngồi quán đọc báo, bàn chuyện thế sự và tham gia hội đoàn.

Thoạt đầu ông còn tới nhà vào ngày cô nghỉ học và mua cho cô rất nhiều quà. Sau đó ông tới cả vào những ngày thường, chỉ có mình má ở nhà. Và rồi một đêm, cô thức giấc xuống bếp lấy nước trong tủ lạnh , qua phòng má thấy vẫn sáng đèn và cô hoảng lên nghe có tiếng người  rì rầm. Ai vậy nhỉ ? Không lẽ trộm ? Dù ở Mỹ xứ sở yên lành, nhưng đọc báo thỉnh thoảng vẫn thấy bắt cóc tống tiền, đột nhập vào nhà giết người cướp của mà thủ phạm có khi lại là những người đồng hương, đồng chủng với nhau. Bởi thế cô sợ run cầm cập , cố gắng nhẹ nhàng bò tới chỗ điện thoại định gọi  911. Vừa lúc đó cửa buồng má mở tung, bà chạy ào ra giật giọng :

“ Con gọi đi đâu vậy ?”

“ Con tưởng má bị cướp bắt trói nên tính gọi 911…”

“ Oh My God…cúp máy ngay…”bác ấy” đấy mà…cướp đâu mà cướp..”

Có tiếng gọi má . Dù không rõ mặt nhưng cô biết rõ chính ông ta  - người bạn tù của ba cô. Bác ấy ra khỏi phòng má, ngồi an ủi cho cô bình tĩnh lại và tiện thể nói bác yêu mẹ cô , rất cảm thông hoàn cảnh mẹ con cô và bác mong được thay ba – người bạn tù của ba cô – lo toan cho hai má con cô.

Thế rồi “cái gì phải tới đều sẽ tới” . Một hôm sau bữa ăn chiều, má mở đầu rất khó khăn, nói năng ấp úng, thiếu mạch lạc đại ý sắp tới “bác ấy” tới nhà chung sống với má, sẽ thay ba chăm sóc cả hai mẹ con và dĩ nhiên từ nay “bác ấy” trở thành người đàn ông cột trụ trong gia đình – điều bao  năm nay kể từ khi ba cô trong trại  cải tạo, gia đình cô vẫn thiếu vắng cái đó.

Nghe má nói , cô không phản  đối và cũng chẳng vồ vập, nhưng dấy lên nỗi lo mơ hồ nào đó. Thế là nếp sống an bình, vui vẻ , đầy yêu thương giữa hai mẹ con sắp chấm dứt. Người đàn ông lạ hoắc sẽ chen vào giữa và tương lai chưa biết sao ?

Tuy nhiên, có vẻ cô lo hơi thừa, “bác ấy” tới mọi thứ trong nhà khác hẳn. Các thiết bị điện gia dụng  sắp đặt lại gọn ghẽ, ngăn nắp, cái nào hư sửa ngay . Chẳng bù trước đây, cái ấm đun nước siêu tốc cháy có cọng dây bên trong mà vứt đi cả cái ấm Rồi thì nhà cửa lúc nào cũng bóng loáng, không gợn một hạt bụi,  bếp núc nhà vệ sinh sáng choang, sạch sẽ, thơm tho.

Để chính thức hoá “quan hệ”, tuy họ hàng chẳng có , má cô cũng làm một bữa linh đình mời bạn bè thân thiết ra mắt người chồng không hôn thú .

“Bác ấy” ứng xử tuyệt vời. Bất kỳ ai, chỉ qua mấy câu, đã nắm được sở thích  người đó để liệu bề ứng xử . Chẳng hạn với cô, lần nào đi siêu thị bác cũng mua về cho cô những thanh cheese chính hiệu của Ý mà cô rất thích hoặc những DVD  ca nhạc vừa mới ra lò mà cô rất mê.

Tất nhiên, trong “sự kiện” này má cô hạnh phúc nhất. Suốt thời gian dài má cứ như đi trong mơ. Hình như bù đắp lại những thứ trong suốt 5 năm ba đi tù, không mang tới được cho má, “ bác ấy” đã thay ba đền bù xứng đáng khiến mắt má lúc nào cũng ngời ngời, rừng rực ngọn lửa dường như bị nhốt lâu ngày, nay bùng lên.

Thế rồi hạnh phúc được nhân lên gấp bội khi má cô …có bầu.

Đó là ngày “bác ấy” -  từ nay đã trở thành dượng cô, mừng phát điên. Dượng tổ chức một party nho nhỏ, mời vài người bạn thân HO tới chia vui. Má cô rạng ngời hạnh phúc, khi nâng ly  chúc tụng trước khi ăn , má nghẹn giọng xúc động :

“ Đội ơn đức thánh Cha, đức thánh Con và đức Chúa thánh thần  đã mang tới cho tôi con của người hạnh phúc quá đỗi lớn lao, cảm ơn nước Mỹ đã hào hiệp cho chúng tôi dung thân ở xứ sở tự do…”

Mọi người đứng cả dậy, xô ghế tới cụng ly chúc mừng hạnh phúc đôi vợ chồng. Cô cũng vui mừng ôm lấy má, vỗ vỗ vào bụng má :

“ Má ráng sinh cho con một brother  nghen má…”

Dượng cô cười :

“ Dượng lại muốn má con sinh một baby gái sau này cũng xinh đẹp như con kìa…”

Má vui vẻ gạt đi :

“ Thôi thôi …không lẽ nhà lại có tới hai con vịt trời…một  con đủ rồi…nuôi cho đẫy diều rồi vỗ cánh bay đi…”

Sau này nhớ lại, cô lấy làm lạ sao má lại nói một câu dự cảm đúng vào lúc vui vẻ thế. Lúc đó thật nằm mơ cũng không nghĩ tới câu nói của má sẽ trở thành hiện thực trong một thời gian không xa nữa.

Dường như biến cố nào, dù đột ngột đến đâu, cũng đều có dấu hiệu báo trước. Đó là vào một buổi tối khá khuya cô đi party sinh nhật bạn về. Suốt cả buổi tối nhảy nhót la hét, về đến nhà cô cất xe, không kịp gõ cửa phòng má “thưa má con về” như mọi ngày mà nhào ngay vào phòng tắm . Cô vội đến mức quên cài chốt , cứ mặc cánh cửa mở hé, mở khoá cho dòng nước mát mẻ phun lên tấm thân trần trụi. Cô khoan khoái chẳng còn giữ gìn gì nữa cứ thế xoay trở thân hình không một mảnh vải che chắn.

Thế rồi bất ngờ cô bỗng cảm thấy như có ai đang nhìn mình. Cô bỗng giật bắn người khi thấy một nửa khuôn mặt của …dượng lấp ló sau cánh cửa mở hé. Cô như người chết đứng, toàn thân như  bị cả một thùng nước bẩn dội lên mình. Sau cùng cô cũng thốt lên được, giọng run bắn :

“ Kìa…dượng…dượng …sao đứng đó ?”

Dượng cô lui ra, khuôn mặt biến mất sau cánh cửa.  Oh My God… không còn lòng dạ nào tắm táp nữa, cô quàng vội khăn tắm cuốn quanh người tông cửa chạy vội về buồng riêng nằm vật ra giường khóc tấm tức. Phải nói kể từ khi mới lớn, thân thể cô vẫn là một bí ẩn với mọi người, chưa hề lộ thể cho bất kỳ ai, kể cả má . Vậy mà trời ơi, thật không thể tưởng tượng nổi, bí mật thiêng liêng của cô đã lộ ra trước mắt một người già là chồng của má cô, sắp làm cha của em ruột cô.

Sáng hôm sau cô vẫn dậy sớm như mọi ngày và chuẩn bị đi học. Cô cứ tưởng sau vụ bị “bắt quả tang” tối qua, dượng xấu hổ, nằm lì trong phòng chờ cô đi học mới dám chường mặt  . Không ngờ cô vừa bước chân vào phòng ăn, má và dượng đã ngồi chờ sẵn. Cô chưa kịp tỏ thái độ, dượng cô đã lên tiếng ào ào :

“ Sao ? Đêm qua con gái ngủ ngon không ? Dượng đoán tối qua con mải vui không ăn được mấy nên sáng nay phải làm cho con miếng bít tết to gấp rưỡi thường ngày …”

Cô chưa kịp trả lời sao, má cô đã đẩy tới đĩa bít tết thơm phức với những thanh cheese trắng ngần. Cô tắc lưỡi , ăn cái đã, xong rồi tính. Vừa ăn cô vừa sắp xếp trong đầu câu nói cô định huỵch toẹt chuyện đêm qua ; ba mặt một lời cho cả má nữa biết.

Tuy nhiên khi cô ăn xong dượng đã bỏ vào phòng mất tiêu. Chắc sửa soạn ra ngồi quán cà phê. Ngày nào cũng thế, nắng cũng như mưa, dượng cô cứ ngồi cà phê hè đường, đọc bằng hết mấy tờ báo miễn phí rồi quay sang bàn chuyện thế sự với mấy ông bạn HO, chuyện chán quay sang cờ tướng rồi trưa trưa về ăn cơm, má đã nấu sẵn. Dượng sướng nhất nhà, chẳng phải lo kiếm tiền, chính phủ Mỹ đã cho hưởng phụ cấp cho tới chết, tiền bạc không nhiều nhưng đủ sống thong dong. Ðến má cũng phải  “ghen ” với dượng :

“Dượng con là sướng nhất …nhà cao cửa rộng, đi một bước là lên xe hơi, cơm no bò cưỡi , ốm đau đã có bảo hiểm, chẳng phải lo…”get money”..”

Rồi má lại bênh dượng :

“ Lậy Chúa lòng lành, sau mấy năm khổ cực trong tù cộng sản, bây giờ Chúa đền bù cho ổng vậy cũng xứng đáng…”

Cô cãi mẹ :

“ Chúa nào đền bù cho ổng ? Có nước Mỹ thì có…không có Mỹ có khi dượng chết mất xác tận đẩu tận đâu…”

Cô cứ ngồi nhâm nhi ly cà phê chờ mãi không thấy dượng trở ra . Cô tắc lưỡi  tính nói toẹt ra cho má biết nhưng nhìn vẻ mặt ngời ngời hạnh phúc của má, cô lại không nỡ. Có tiếng xe hơi ngoài cổng.

“ Đến giờ đi học rồi con…” – má cô giục.

Thế là cô đành cắp cặp ra xe . Thôi để đến chiều vậy, đến chiều cô lại hoãn đến tối . Buổi tối vừa cơm xong má đã vào phòng ngủ. Rồi  những ngày sau đó cô lao vào hoạt động ngoại khoá, về nhà mệt phờ, má  dượng không chờ được ăn trước và rút vào phòng ngủ. Dần dà cô quên béng chuyện tối hôm đó. Nói cho má biết chỉ tổ má buồn. Còn ông dượng, mỗi lần giáp mặt, ông cứ cúi mặt hoặc quay đi nhìn chỗ khác. Thôi  tha cho ổng, chắc sau lần đó ông tởn tới già tuyệt đối không còn có ý định nhìn trộm nữa.



                                              (còn tiếp)
Read more
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013
NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác ( KỲ 37 )




                                                                        Nhà văn NHẬT TIẾN

                               

                                             (tiếp theo)




Mấy vị trong Chi hội Nhà giáo Yêu nước vốn đã có óc sáng chế ra nào Tổ đồng hồ, Tổ ấn loát, Tổ sửa quạt máy, bàn ủi v.. v…  thấy thế cũng chẳng tỏ ra vẻ gì gọi là tiếc nuối công lao sắp xếp của mình. Chắc họ cũng thừa biết là chính mình cũng chỉ là thứ đèn cù, vẽ vời ra chỉ cốt phục vụ cho những nhu cầu nhất thời.

Nhưng chuyện lao động "giả" thì tém dẹp, chứ lao động thứ thiệt thì không đâu đấy nhé. Thằng Tửu, qua năm học mới tuy đã ngồi vào lớp cấp 3, nhưng nó với thằng Sơn vẫn xoắn xuýt lấy nhau. Tửu bầy cho Sơn một công tác lao động rất kiếm ra tiền, trước thì chỉ cốt cho tiền túi của Sơn có thêm đồng ra đồng vào, nhưng sau công việc khấm khá đến độ kéo theo luôn cả mẹ của Sơn vào việc nữa. Đó là công việc sản xuất thuốc lá cuộn bằng tay cho đám trẻ lau nhau đem bầy lên mẹt, bán ở ngay trên hè phố.

Sau vài năm Sài Gòn đổi chủ, các loại thuốc lá còn tồn đọng từ xưa, nay đã được dân nghiền tiêu thụ hết. Trên thị trường bắt đầu xuất hiện đủ loại thuốc sản xuất từ miền Bắc. Loại rẻ tiền thì có Trường Sơn, Hoa Mai, Công Nhân, Lao Động. Loại đắt tiền hơn thì có Thăng Long, Tam Đảo, Sông Cầu. Ngoài ra còn có thuốc lá sợi Lạng Sơn mầu vàng óng, khi hút phải cuộn bằng tay thành điếu thuốc, khói tỏa ra mùi thơm, được dân ghiền rất ưa chuộng.

Qua uy lực của ông cán bộ cấp cao, tức bố của Tửu, nên Tửu móc nối được những mối hàng chở thuốc sợi từ Bắc vào. Tửu không mua đi bán lại mà bầy cho Sơn cách cuộn thành điếu với một dụng cụ đơn giản nom như  một lá cờ có cán dài. Thuốc cuốn xong, lấy kéo xén hai đầu cho gọn ghẽ là có thể đem bó lại thành bó như  bó củi. Tùy theo giá tiền, mỗi bó có thể là 5 điếu, 10 điếu, 20 điếu. Cứ bó chung lại và cột bằng một sợi thung cao su. Dân ghiền bấy giờ gọi chung là thuốc củi. Thuốc củi bán rất chạy, vì có đủ loại mặt hàng. Thuốc thơm có. Thuốc vừa có. Mà thuốc đắng nghét như hút lá cây phơi khô cũng có, tuy loại này rẻ tiền, chỉ bán cho mấy bác phu xe ba gác hút thuốc suốt ngày như  một thứ ống khói mà thôi.

Chỗ cư trú của mẹ con Sơn biến thành một "cơ sở sản xuất", chỉ trong thời gian ngắn lại có thêm cả vài cô gái hàng xóm ghé vào tiếp tay, cô thì ngồi xé từng tờ giấy quyến to bằng cả tờ nhật báo thành ra những mảnh nhỏ cuốn vừa một điếu thuốc, cô thì thoăn thoắt nhồi thuốc vào dụng cụ cuốn đế làm thành những điếu nom cũng rất đều tay.

Thằng Tửu rất láu cá. Theo nó kể lại thì trước khi khuân những bó thuốc sợi về nhà Sơn, Tửu đã dụ khị được  tay Tổ trưởng Dân phố cũng như  Công an khu vực đi nhậu một chầu thịt chó ở  đường Trương Minh Ký. Rồi nó lại mời nhị vị ghé nhà nó chơi cho biết.

Mà khi biết ra thì hai vị thấy hoảng hồn. Cổng ngoài nhà Tửu có anh lính ngồi gác trên cái ghế kê sát tường. Bên sân trong lại thấy có cái xe con đang có một anh cần vụ cặm cụi lau chùi mặc dù nó đã bóng loáng. Khi hai người rụt rè tiến vào phòng khách thì thằng Tửu cứ rống lên gọi cái ông đang ngồi nghiêm nghị sau cái bàn buya-rô to tổ chảng đến mấy lần để nói huyên thuyên “ Hôm nay con . . . thế này ", “ Hôm qua Bố . . . thế kia ". . .

Nghĩa là cứ bố bố, con con ngậu sị lên làm mắt các vị cứ tròn hết cả lên, thấy rõ là có sự thán phục rằng nó là một thằng con cưng của một ông lớn !

Trình diễn như  thế, sau này thằng Sơn có bầy đủ thứ trong căn nhà thế nào thi cũng chẳng thấy ai còn hó hé kiếm chuyện. Sau đó chừng hơn hai tuần, bà mẹ của Sơn tổng kết vốn liếng, chi phỉ để tinh toán tiền lời. Bà đẩy hẳn một nửa đống giấy tiền sang phía Tửu:

- Bác cám ơn cháu rất nhiều. Không có cháu giúp cho thì chắc chuyến này nguy cả mẹ lẫn con.

 Tửu vội vã xua tay :

- Cháu đâu có chia lời của bác. Mấy tay đầu mối không bán thuốc sợi cho bác thì bác mua của người khác, thiếu gì.

Bà mẹ nhìn Sơn cầu cứu :

- Thì cháu cứ cầm lấy đi. Cứ coi cái cơ sở làm ăn này là của chung, lỗ cùng chia, lãi cùng hưởng.

Sơn cũng tiếp lời :

- Không có đằng ấy thì tụi nó hốt sạch ngay từ đầu rồi . Không chừng còn phải đi kinh tế mới nữa ấy chứ. Thôi cứ cầm lấy đi. cho mẹ tớ yên tâm.

Tửu cười :

- Thôi bác cứ giữ cho cái vốn nó nhiều hơn một tí đi Mai mốt nhà này biến thành hãng sản xuất thuốc củi có trang bị máy móc hiện đại thì cháu sẽ xin chia lời.

Nói vừa xong, chưa ai kịp trả lời thì Tửu lại tiếp ngay:

- Cháu lại vừa xúi dại bác rồi. Ham gì cái cơ chế này mà tính mở hãng sản xuất. Cong cổ lên làm, khi có tí máu mặt là nó tịch thu hết.

Bà mẹ của Sơn chỉ biết nhún vai, thở dài.



                           *

                         * *



Tình cảnh gia đình của Sơn, bọn chúng tôi ai biết cũng mừng. Chỉ ái ngại cho cô Tổ trưởng Tổ thêu may tức cô giáo Hường mà tôi đã có dịp nói đến trong một chương  trước . Hôm ấy, ngoài vẻ bình dị ngày thường với đôi vành môi khô héo không được thoa son, vẻ mặt vẫn thấp thoáng một vẻ phập phồng, e ngại như  lúc nào cũng sợ chuyện gì bất trắc xảy ra với mình, nhưng tôi lại thấy trong khi dọn dẹp đồ đạc của mình, mắt cô hôm nay đỏ hoe như đã khóc nhiều lần. Căn phòng lúc đó có nhiều người ra vô  nên tôi không tiện hỏi, nhưng chiều hôm sau, tôi hỏi thăm một nữ giáo viên đồng nghiệp thì được biết cô không bị ai trong trường chèn ép cả. Cô chỉ vào gặp Ban Giám Hiệu để xin nghỉ việc !

úi cha? Chuyện động trời ? Chen một chân làm giáo viên ở thời buổi này đâu có dễ, lại với cái vỏ nhà giáo thì Phường, Khóm nể vì, ít có lui tới hoạnh họe. Vậy làm sao mà cô xin nghỉ ? Mỗi hoàn cảnh riêng tư tất bao giờ cũng cỏ những lý do riêng không thể cứ đem ra chỗ công khai mà phơi bầy. Cho nên, cô chỉ nói là xin nghỉ việc để dễ bề trông nom con cái. May là cô chưa được biên chế vì còn chồng đang học tập cải tạo, nên không bị ràng buộc theo quy chế nhà nước. Chứ biên chế rồi, cô đâu có thể xin ra, xin vào như  đi mua vé vô một rạp hát. Ban Giám Hiệu, sau nhiều lần khuyên nhủ, cũng đành chấp thuận để cô ra đi. Mấy cô giáo bạn bè thân thiết thì cứ theo cô sát nút để khuyên can. Nhưng cô chỉ lạnh lùng buông gọn một  câu :

 - ý tôi đã quyết rồi. Tôi phải để dành nhiều thì giờ cho con cái mình hơn.

Sau này tôi lại được nghe thêm chi tiết vì sao cô đã bỏ trường ra đi. Thì ra mọi sự chỉ là do câu chuyện xảy ra vào cái hôm cô thay mặt chồng đang trong trại cải tạo  làm giỗ ông bố chồng. Cô nói với mấy con nhỏ:

- Các con vái ông nội đi. Cầu xin ông nội phù hộ  cho bố mau được trở về.

Đứa nhỏ nhất cất tiếng hỏi :

- Bố đi đâu mà sao lâu quá vậy hả mẹ ?

Con chị của nó giành trả lời :

- Bố đi học tập cải tạo. Phải lâu mới về.

Rồi nó quay sang phía mẹ cất giọng rành rẽ:

 - Mẹ khuyên bố nên học tập tốt, lao động tốt, nhà nước sẽ khoan hồng cho mọi tội lỗi để mau mà trở về.

Mặt chị Hường bỗng tái nhợt đi. Chị nhìn đứa con gái của mình như  một thứ quái vật rồi quắc mắt lên hỏi :

- Ai bảo với con rằng bố có tội lỗi chờ nhà nước khoan hồng.

Con bé cãi :

 - Cô giáo nói ! Cô giáo bảo Mỹ Ngụy gây nhiều tội ác nên phải đi học tập cải tạo. Bố cũng là lính Ngụy phải không mẹ .

Chỉ thiếu điều chị Hường hất tung mâm cơm khi đó còn đang đặt trước ban thờ có khói hương nghi ngút.

Nhưng chị đã dằn được lòng nên chỉ chạy tuột vô buồng trong nằm khóc lên rưng rức.

Đối với chị, niềm hy vọng to tát nhất trong lúc này là lo lắng cho con cái được cắp sách tới trường, mong chúng học hành chăm chỉ để gây dựng tương lai. Lại vì quá lo toan trong cuộc sống, chị chỉ có thể gửi gấm chúng nó đến trường chứ ít khi nào có thể tự mình đích thân dạy dỗ chúng nó. Nhưng cứ cái cung cách khoán trắng cho nhà trường thế này, có ai dè là chúng nó sẽ bị nhồi nhét đủ mọi thứ ra ngoài tầm kiểm soát của gia đình. Hèn chi mà trong thực tề đầy dẫy những chuyện con cái thản nhiên quay ra dè bỉu, nhục mạ, có khi cả đấu tố cha mẹ nữa không chừng.

Chúng tôi nghe chị kể lại mà lòng ngao ngán, chỉ lặng lẽ nhìn nhau không ai nói lên lời. Mà cũng chẳng biết an ủi hay khuyên nhủ chị được điều gì hơn. Chúng tôi hoàn toàn cảm thông nỗi phẫn uất của chị trong hoàn cảnh chồng thì vẫn cứ kéo lê kiếp tù năm này qua năm khác tại các trại cải tạo, mà con cái thì hằng ngày vẫn cứ bị nhồi nhét lòng khinh miệt ngay cả đối với bố của chúng nó, ké đã xả thân cho sự an nguy của gia đình cũng như  của toàn xã hội.

 Sao cái thời buổi này lại nẩy sinh ra nhiều chuyện nhếch nhác đến thế !



                                                      ( còn tiếp )


Read more
HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 89 ) : Thế là hết từ nay Nick đi mãi




                    



Mấy hôm nay buổi trưa Sàigòn nóng tới 37 độ, bởi vậy từ sáng sớm, quán cà phê đã đông đủ   tranh thủ uống sớm tránh nắng trưa. Sáng nay  thằng Bảy xe ôm đi khách, bù lại, có thêm thằng Vẻ, con trai bà Năm củ cải, mặt mũi cau có, ngồi mãi góc quán, lầm lì trước ly cà phê làm chị Gái hủ tiếu ngạc nhiên :

“ ủa …gần 9 giờ rồi sao không đi làm , bộ mày dậy muộn nhỡ xe đưa rước rồi nghỉ luôn hả ?”

Thằng Vẻ cằn nhằn :

“ Nhỡ xe hồi nào ? Bữa nay có dậy từ nửa đêm cũng chẳng đi làm được ?”

“ Vậy…mày bị đuổi việc ?”

Thằng con trai trợn mắt :

“ Đuổi đâu mà đuổi , bà này nhiều chuyện ?”

Chị Gái hủ tiếu dịu giọng :

“ Vậy chắc làm ca kíp nhiều nên nghỉ bù chứ gì ?”

Thằng con bà Năm củ cải đổ quạu :

“ Bà này toàn đoán mò. Xí nghiệp lấy đâu ra việc mà làm…nghỉ cả tháng nay rồi…”

Cô Phượng cave cười cười :

“ Nghỉ ăn lương chờ việc , vừa được chơi vừa được tiền…”

Thằng Vẻ cau có :

“ Có mà ăn lương chờ …chết. Đến tiền bảo hiểm nó còn quỵt lấy đâu ra tiền…chờ việc…”

Gã Ky Quèn góp chuyện :

“ Cái đó có chính sách rõ ràng, chủ nó quỵt thì đình công.”

Ong đại tá hưu lên tiếng :

“ Làm gì cũng có tổ chức chớ ? Vậy tụi bay đã báo cáo công đoàn nhờ bênh vực quyền lợi công nhân chưa ?”

Thằng Vẻ nóng mắt, văng tục :

“ Công đoàn  cái con..cặc.Tụi nó với tụi Phòng lao động ăn cánh với nhau  bợ đỡ chủ Nhật, chủ Hàn, chủ Đài Loan … ăn phong bì cả rồi, ở đó mà bênh vực công nhân.”

Ong đại tá hưu quát :

“Thằng này láo, công đoàn là cha là mẹ, luôn lo lắng cho đời sống công nhân sao mày dám chửi bậy ? vậy tao hỏi mày lương tháng mày bao nhiêu ?”

Thằng Vẻ lậu bạu :

“ Tháng có 850 ngàn lương chính , cả phụ cấp vào được triệu chứ mấy ?”

Ông đại tá hưu reo lên :

“ Vậy là mày lương cao quá rồi. Cao hơn nông dân . Nông dân đầu tắt mặt tối hàng tháng thu nhập quy ra tiền chỉ khoảng 300 ngàn thôi chứ mấy.”

“ Nông dân ở dưới quê không phải mất tiền thuê nhà trọ, không phải trả tiền điện, tiền nước rồi bao nhiêu chi phí khác nữa. Ong so sánh vậy sao được. Ong đi mà tới xí nghiệp tôi nói chuyện với công nhân. Nó ném đá vỡ đầu .”

Ong đại tá hưu hoảng sợ né đầu y như có hòn đá ném vào ông . Vừa lúc đó thằng Bảy xe ôm chạy vào quán la lớn :

“ Í mèn ôi…thiệt chẳng kém gì đón Tổng Thống Mỹ Obama..”

Cô Phượng cave láu táu :

“ Đón ai vậy mày …”

Thằng Bảy xe ôm trầm trồ :

“ Chạy từ sân bay Tân Sơn Nhất nào đoàn mô tô hụ còi, nào cả đoàn xe chở toàn cấp cao…”

Cô Phượng cave sốt ruột :

“ Đón ai vậy mày ?”

Thằng Bảy xe ôm vẻ quan trọng :

“ Đón ông Ních Vudixich chứ đón ai ?”

Chị Gái hủ tíu thắc mắc :

“ Ních-vú-xích là ai ?”

Cô Phượng cave ồ lên :

“ À…tưởng ai...cha không chân không tay sang Việt Nam diễn thuyết cho người tàn tật…”

Gã Ky Quèn ngắt lời :

“ Không chân không tay mà nghị lực phi thường. Cha Nick này  đã tới rất nhiều quốc gia và đã gặp 8 nguyên thủ thế giới. Cha được mời tới Việt Nam để nói chuyện cho công chúng nghe chứ không phải để tôn vinh người tàn tật . Chuyến đi của chả nhà tài trợ phải chi tới 34 tỉ đồng chứ không ít …”

Ông Tư Gà nướng trợn mắt :

“ 34 tỉ đồng ? Vậy rồi chả nói những chuyện gì ?”

Gã Ky Quèn cười hể hả :

“ Về tình yêu cuộc sống, về bí quyết vượt qua khó khăn, mặc cảm , về niềm tin  mãnh liệt vào tương lai và trong hoàn cảnh nào cũng không buông xuôi…”

Cô Phượng cave cười rinh rích :

“ Thằng Vẻ nghe chưa ? Dẫu phải làm việc không có lương, phải chờ việc dài dài cũng không được buông xuôi, vẫn phải tin vào tương lai, nghe chưa ?”

Thằng Vẻ văng tục :

“ Tin…tin cái củ cặc…bụng đói, mắt mờ, chân run sao mà tin ?”

Cô Phượng cave quát :

“ Tầm bậy mày…Chả nói cho cả vạn người đủ chân đủ tay còn tin xái cổ, mày là cái thớ gì  không tin. Chả còn nói gì nữa không ?”

Gã Ky Quèn cười cười :

“ Chả còn nói khi gặp gỡ doanh nhân :” “Hãy nhìn vào Bác Hồ của quý vị, nhìn vào sự can đảm của người khi dám mơ giấc mơ lớn và dám dấn thân, từng bước hiện thực giấc mơ đó”.

Thằng Bảy xe ôm bô bô :

“ Nói vậy hèn chi được trực tiếp truyền hình, được bà Phó Doan ca ngợi…Ủa mà giấc mơ lớn của Bác Hồ là gì vậy cà ?”

Ông đại ta hưu quát :

“ Vậy cũng phải hỏi. Là đưa toàn thể dân tộc ta lên thiên đàng cộng sản chứ còn gì ?”

Cô Phượng cave chợt phá ra cười :

“ Vậy thôi rồi…

 "Thế là hết từ nay Nick đi mãi

Đừng mong chi ngày trở lại Nick ơi ..."

Cả quán cười ồ. Riêng ông đại tá hưu chẳng hiểu chuyện gì cứ ngây mặt…”



28-5-2013








Read more
Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 61 )





                                                       (tiếp theo)




“ Thêm cho nó ba triệu nữa thành tám triệu ?”

Gã thư ký nhét băng ghi âm vào cặp :

“ Nó chẳng chịu đâu chú ơi…”

“ Thôi tròn chục triệu , chục triệu với nó cả đời không dám mơ …”

Gã thư ký tròn xoe mắt nhìn ông Chủ tịch tỉnh. Số tiền trong các tài khoản bí mật của ông phải lên tới con số vài trăm ngàn đô la vậy mà lại mang mạng sống của mình ra mặc cả có vài triệu đồng tiền Việt tính ra có năm trăm đô la Mỹ. Mà chẳng riêng gì ông, loại cán bộ VIP như ông cũng thế cả thôi.

Sau thời bao cấp, sang thời mở cửa không đầy chục năm đã sinh sôi một loại người quá nhiều quyền lực trong tay đến không biết sợ là gì , quá nhiều tiền bạc tới mức không biết tiêu thế nào cho hết , nếu cứ  mỗi đêm là một “nhất dạ đế vương” thì cha truyền con nối đến đời cháu vẫn chưa phá hết được tiền. Vậy mà ngày đêm VIP vẫn đau đáu lo sao có nhiều quyền hơn để có kiếm nhiều tiền hơn nữa. Và rồi VIP sẽ làm gì với cả triệu đô la ăn cắp trong khi VIP cũng chỉ có một tấm thân ngự trên chiếc xe ô tô trị giá bằng cả chục ngàn con trâu, cũng chỉ có duy nhất một cái bao tử tiêu hoá nem công chả phượng và cũng chỉ có 3 vạn sáu ngàn ngày trên cõi dương gian này như bất cứ  thằng dân đen nào ?

Giống con bạc khát nước, lao trối chết vào cuộc đỏ đen dù có thắng cả núi tiền, các VIP  cũng không bao giờ thối lui trong các cuộc đấu đá mưu bá đồ vương và dường như có chung một đức tính là tiền vô thì rào rạt như nước sông Hồng, tiền ra lại thánh thót như giọt mưa thu.

“ Mày nghĩ gì đực mặt vậy ? Chục triệu được chưa ?”

Ong Chủ tich rốt cuộc cũng lên tiếng. Ong hiểu trong các cuộc mặc cả , kẻ nào cân não vững  kẻ đó thủ lợi. Ong biết thằng thư ký chấm mút không ít trong phi vụ này nhưng  ông bấm bụng chấp nhận và ông cũng thừa hiểu cái gía ông đưa ra quá thấp, thật chẳng ngờ gã thư ký vui vẻ :

“ Chắc được nhưng để cháu hỏi lại một tiếng chắc ăn …”

Ong Chủ tịch tỉnh tươi mặt :

“ Vậy mày sắp xếp tao gặp nó ở Sàigòn tao đưa tiền trực tiếp cho nó nghen…”

Gã thư ký trố mắt lên . Lại còn thế nữa kia ư ? Sao mà tham thế ? Nghĩ vậy nó vẫn tươi cười chào ông Chủ tịch ra về. Nhắc tới con bé Gái ông chợt bừng bừng. Con nhỏ này thật lạ, người luôn toát ra mùi gì đó  rất đặc biệt khiến nghĩ tới ông lại thèm. Rồi lại còn hai cái đầu vú hồng hồng  của nó , ôi chao ôi, mê đắm hồn người. Kỳ này gặp lại , ông sẽ không chỉ “bú ti”,  nhất định ông phải đi xa hơn, xa hơn nữa. Hình ảnh con bé Gái trần truồng trong tưởng tượng làm ông cao hứng rót một chén trong bình rượu quý ngâm toàn rắn, mật gấu, bao tử  hươu và các vị thuốc bắc. Thế rồi cơn cao hứng của ông xẹp hẳn khi bà Phu nhân lạch  bạch bước vào. Nhìn thấy ông uống rượu bà cau mặt :

“ Lại sắp đi “dzui dzẻ” sao mang rượu Minh Mạng uống thế kia ?”

Ngụm rượu thơm tho chợt đắng ngắt trong miệng ông :

“ Tuần này Uỷ ban có đoàn khách nào tới đâu mà đi ?”

Bà Phu nhân cười nhạt :

“ Không có đoàn khách nào nhưng có bà Giám đốc Việt kiều Phạm Sương Mai dắt đi chơi đúng không ?”

Ong Chủ tịch tái mặt, mụ vợ ông là ma xó chắc ? Mà sao mụ biết nhanh vậy cà ? Mới tối hôm trước bà Giám đốc Công ty Mai SP mời ông đi chiêu đãi, ăn mừng ông ký giấy giao đất cho bà xây  khách sạn 5 sao 10 tầng ngay trung tâm thị xã. Tiệc tùng xong bà mời ông ghé thăm trụ sở Công ty mới khai trương. Mới đầu ngần ngại, nhưng rồi ánh mắt mê hồn và đôi cánh tay trần mầm mẫm của bà Giám đốc xinh đẹp lôi ông đi.

 Lúc này đê mê bởi  ly rượu tây và những lời bốc thơm tù cái miệng chúm chím của người đẹp. Ừ thì đi, ông là vua một tỉnh , sợ cóc thằng nào. Thời bây giờ có thằng  nào lắm quyền nhiều tiền  chê hưởng thụ , ông còn lạ gì các VIP như ông , ngoài miệng toàn khuyên thiên hạ sống lành mạnh, sống đạm bạc theo gương bác Hồ vĩ đại mà thực chất bên trong chơi bời, hưởng thụ không thua gì bạo chúa.

Phòng làm việc  của bà Giám đốc tại trụ sở Công ty được trang bị tiện nghi chẳng thua gì khách sạn quốc tế Sàigòn. Bà mời ông ngồi ghế sa lông, xin phép đi vào phòng trong lấy đồ uống  Ong còn đang khoan khoái ngồi ruỗi dài trên ghế trong ánh đèn mờ , không khí thơm tho và mát lạnh, từ bên trong bà Sương Mai đã uyển chuyển bước ra với khay rượu trên tay. Ong Chủ tịch bỗng trố mắt nhìn. Í chèn ôi, ăn mặc kiểu gì lạ , quần áo chẳng  thấy đâu chỉ thấy hai băng vải đen căng hờ hững trên người làm nổi bật nước  da trắng nõn. Ong Chủ tịch hồn vía lên mây, chân tay cứng ngắc, toàn thân cứ ngây đơ ra phó mặc cho vòng tay bà Giám đốc vuốt ve, ôm ấp. Nhưng bà chỉ cho ông hưởng tới đó,  dứt khoát không cho dấn thêm làm ông kinh ngạc :

“ Sao vậy ? Em sao vậy…cho …cho anh đi…”

Bà Giám đốc nở một nụ cười tuyệt diệu :

“ Từ từ đã anh…mình để giành tới sau ngày lễ động thổ…”

Mặc cho ông nài nỉ, quỳ cả xuống ôm lấy đùi bà van xin, bà vẫn nhẹ nhàng nhưng kiên quyết đẩy ông ra. Giá như lúc đó không phải bà Phạm Sương Mai mà là con bé Gái thì chắc hẳn ông đã đè nó ra làm ẩu, đoạt bằng được . Nhưng với  bà Giám đốc lịch sự và thơm tho thế này làm vậy đâu có được. Mà lạ thật, con bé Gái chỉ ôm ghì chưa kịp làm gì ông đã thở hắt ra, toàn thân bải hoải, êm ru rồi; nhưng với bà Sương Mai lại khác , càng được bà ôm ấp, vuốt ve ông lại càng thấy khoẻ ra cứ như  uống thuốc tráng dương, đại bổ  thận, người ông tràn trề sinh lực, sẵn sàng lao vào cuộc quyết đấu, ấy vậy mà bị ngăn lại ngang xương mới bực . Dường như hiểu thấu nỗi lòng đồng chí Chủ tịch tỉnh, bà Giám đốc nhẹ nhàng dắt tay ông ra khỏi phòng không quên bóp nhẹ vào chỗ nhạy cảm nhất trên người ông rồi thỏ thẻ lời  tạm biệt :

“ Hẹn sớm gặp lại nha…thương lắm, thương lắm…”

Bà hôn nhẹ lên má ông rồi đóng sập cửa buồng mặc cho ông Chủ tịch tỉnh nghiến răng ken két. “Được rồi, nhớ nhé, làm lễ động thổ khách sạn xong ông sẽ ăn cả xương .”. Ngồi trên xe trở về dinh ông vẫn chưa hết bàng hoàng. Đàn bà như  con mẹ Phạm Sương Mai này dễ mấy tay, tiến tới đâu, thoái đến mức nào, tất cả đều kế hoạch, bài bản . Và suy cho cùng gặp thời thế thế thời phải thế”, cứ để ông Chủ tịch “con ong đã tỏ đường đi lối về”  thì còn lâu ông mới ký giấy phép cho cái lễ động thổ ấy nha.

Bà Phu nhân thấy đức ông chồng cứ ngẩn mặt ra liền tức tối :

“ Lại nhớ tới con điếm Giám đốc Công ty ấy hả ? Bữa trước nó mời về trụ sở Công ty chắc nó cho xơi chán chê rồi chứ gì ?”

Ong Chủ tịch vội lắc quày quạy :

“ Đâu có gì đâu, chiêu đãi xong anh em họ mời ghé tham quan trụ sở Công ty giới thiệu nguồn lực của họ cho mình an tâm giao đất đầu tư xây khách sạn mà…”

Bà Phu nhân cong cớn :

“ Giới thiệu nguồn lực ? Có giới thiệu cái con ghệ của nó thì có ấy. Tôi còn lạ gì mấy ông ? Chó chê xương mấy ông mới chê gái…”

Ong Chủ tịch im bặt. Ong thừa kinh nghiệm trong những trường hợp thế này. Càng cãi nhau bà càng xỉa xói, bới móc kỳ cho tới lúc ông không cãi được nữa, ngồi ngây đơ một đống bà mới thôi.

Chờ bà nguôi nguôi, ông Chủ tịch mới lên giọng khuyên răn dẹp vụ chập cheng lên đồng kẻo lọt ra ngoài, mất uy tín ông. Thực ra tối nay mọi việc đã xong xuôi , thằng Bành Trọc đã thu xếp đồ nghề về nhà trọ , lão Thuộc đã nhận đủ tiền và bà còn chỉ nợ hắn mỗi cái chứng minh nhân dân rởm bà hứa khi giải quyết vụ thủ tiêu cái xác ông thầy nhân điện . Tuy nhiên cứ nghe ông càm ràm mãi, bà phát bực trợn trừng mắt :

“ Vì ai tôi phải lập đàn mời thầy về cúng vậy ? Vì tôi chắc ? “

Ong Chủ tịch tỉnh đấu dịu :

“ Tôi biết rồi, tôi biết bà cúng kiếng vậy chẳng qua vì tôi rồi, tôi chỉ  yêu cầu bà tìm chỗ nào kín kín , đừng có làm ngay trong nhà…”

“ Kín kín là thế nào ? Giải hạn cho ông thì phải cúng ngay ở nhà chớ ? Đất có thổ công, sông có Hà Bá, ngay Uỷ ban tỉnh cũng có cái chức Chủ tịch tỉnh của ông,  thằng nào dám qua mặt? Bởi thế vụ ông bị phạm phòng vẫn thoát chết là phải ơn nhờ thổ công, thổ địa nhà này chớ …:”

Ông tròn xoe mắt nhìn bà. Lạ thực, suốt bao năm trên rừng, ông đã cố giác ngộ  cho bà quên đi cái thói mê tín dị đoan, sợ thần sợ Phật cố hữu của người dân quê Việt Nam đến độ hồi đó cái miệng bà lúc nào cũng xoen xoét dăm câu ba điều ông giảng “nước đun sôi 100 độ thì biến thành hơi, đó là lượng biến chất biến, là duy vật biện chứng chứ chẳng phải do thần thánh nào hết”.

Đúng vậy, đã đứng vào hàng ngũ của Đảng thì người cộng sản chẳng còn tin ma quỷ thần thánh , tối cao nhất trên đời này chỉ có Bác và Đảng thôi. Tôn giáo và tín ngưỡng chẳng qua là thuốc phiện ru ngủ quần chúng nhân dân để dễ bề áp bức bóc lột, bà đã được Đảng giác ngộ sáng rỡ vậy.



                               ( còn tiếp )


Read more
Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 40 )



                                    (tiếp theo)




Thế rồi vào buổi trưa cô đang chịu cơn mê điên của lão già cửa phòng bật mở, mụ đàn bà và ba gã đàn ông lực lưỡng ào vào nhấc bổng cô lên, quăng xuống đất và những làn roi cá đuối trong tay mụ già thi nhau quất lên tấm thân trần của cô.

Nghe kể , bác Ba Phi lại kêu toáng :

“ Thiệt không ? Có thiệt như vậy không ? Sao giữa xứ sở tự do , thiên đàng nước Mỹ lại như ở dưới địa ngục vậy ?”

“ Lão già” cười khảy :

“ Thiệt chớ ? Chính cái xứ tự do này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Từ làm phim bêu xấu Tổng Thống,  giáo phái tự tử tập thể, giết người hàng loạt cho tới  án mạng học đường, lạm dụng tình dục…tuốt luốt, gì cũng có hết, chuyện của em gái mắt nâu nhằm nhò gì ?”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Vậy trước nay cứ tưởng bên này chỉ có ăn chơi, nhảy múa, hội hè và hưởng thụ thôi, khỏi lo gì hết trơn , thậm chí của rơi ngoài đường không ai thèm nhặt, xã hội chẳng khác gì thời Nghiêu, Thuấn…”

“Lão già” cười khì khì :

“ Làm gì có bức tranh nào toàn mầu hồng . Một ngày đẹp trời nào đó bỗng dưng ông bị mất job thử gõ cửa bạn bè, lân bang , hàng xóm vay mượn tiền bạc đắp đổi qua ngày chờ cơ hội mới coi, hơi bị khó ạ. Phải công nhận xã hội càng văn minh thì càng hiếm tinh thần tương thân tương ái “ tối lửa tắt đèn có nhau”, anh nào cũng thủ thế, giữ “bộ da” mình trước  đã…”

Cô gái mắt nâu lắc đầu phản đối :

“ Em ngược lại, khi bị đuổi khỏi nhà với hai bàn tay trắng , bơ vơ không nơi nương tựa , mặt mũi nào quay về anh chồng rửa xe, vả lại em cũng chán cái cảnh tù túng trong ga ra nên đánh liều tìm tới  tiệm làm “neo” trước đây thường lui tới. Cứ tưởng khi mình hết tiền mọi người sẽ lạnh nhạt, ai ngờ , chị chủ tiệm cùng mấy cô nhân viên nhiệt tình giúp đỡ . Có chị cũng từ Sàigòn mới sang được ba năm , chuyên làm “neo” nên cũng khá , thuê được  nhà có ba phòng, khá rộng rãi thoáng đãng. Chị ấy em ở nhờ lại còn xin cho chân phụ việc trong tiệm “neo”. Chị ấy bảo cứ chịu khó học nghề, đầu tiên chỉ rửa rồi tiến tới cạo , cắt rồi làm “full”. Những tưởng em sẽ an cư rồi lạc nghiệp với chị ấy  nhưng nào ngờ…”

Cô gái mắt nâu kể tới đó bà chủ quán đã la ơi ới giục lấy thêm đồ mồi . Bác Ba Phi biết ý gọi thêm cái lẩu “sư phụ” cho cả mấy cô cùng nhậu và kêu thêm két bia để nghe cho hết chuyện “tình tự kể” của cô mắt nâu. Khi cô vào bếp bưng mồi, cô áo đỏ mới chép miệng :

“ Con nhỏ này nó “hoàn cảnh” lắm hai “eng” ạ. Cơn ông chưa qua, cơn bà đã tới …. Thiệt cái số nó xui tận mạng…”

Bác Ba Phi kêu lên :

“ Sao kỳ vậy ? Tưởng được cô bạn làm “neo” giúp đỡ vầy thì từ đó thoát cảnh “lão quái vật” hành hạ sẽ sống yên thân làm ăn chớ ?”

Cô áo đỏ lắc đầu :

“ Nếu vậy nó đã không vào làm ở đây. Mấy “eng” làm gì có cơ hội gặp nó ?”

“ Lão già” cười hềnh hệch :

“ Phải đấy, em nói nghe có lý. Nếu em nào cũng may mắn , cũng chồng con đuề huề hết thì còn ai làm bia ôm nữa , đúng không ?”

Cô áo đỏ gật đầu :

“ “Eng” nói đúng đó, đã mang tiếng sang Mỹ sống, ai còn muốn làm cái nghề này nữa ? Chẳng qua là hoàn cảnh nó đưa đẩy vậy thôi …”

  Nồi lẩu “sư phụ” được bưng ra. Khác với lẩu dê Sàigòn thường đặt trên cái bếp lò đất nung, đun than đỏ rực, lẩu dê Cali được đặt chìm xuống bàn, cù lao được đốt bằng cồn đặc, xung quanh  nước lèo, lõng bõng mấy miếng xương dính da . Bác Ba Phi gắp lên một miếng  giơ lên quan sát :

“ Có đúng là thịt dê hay thịt chó ?”

“Lão già” cười cùng cục :

“ Ong ơi ở Mỹ tuyệt đối không có thịt cày đâu mà ông lo “treo đầu dê bán thịt chó” ?”

Cô mắt nâu nhanh tay pha nước chấm. Hoá ra Mỹ cũng có chao, có ớt sào, xả bằm….không thua gì Sàigòn. Cô lựa miếng thịt nạc gắp vào bát bác Ba Phi :

“ Anh này nói đúng đó…bên Mỹ này thịt dê thì có chứ thịt chó tuyệt đối không. Anh ăn  thử một miếng coi. Có đúng là thịt “sư phụ” không ?”

Bác Ba Phi ăn thử gật đầu :

“ Đúng dê thiệt…chỉ khác Sàigòn…”

Bác bỏ lửng không nói tiếp làm cô áo đỏ hỏi dồn :

“ Khác Sàigòn sao hả “ eng” ?

“ Khác nhất là cái lẩu này  ở Sàigòn chỉ giá 120 ngàn, tức 6 đôla, ở đây các cô giã những 40 đôla tức 800 ngàn lận. Đắt gấp 6 lần, khác gì cắt cổ…”

Cô mắt nâu láu táu :

“ Giá rẻ vậy nhưng có tiếp viên không anh ?”

Bác Ba Phi trợn mắt :

“ Có chớ…có tiếp viên ngồi cạnh không chỉ tiếp mồi với lau mặt cho khách mà còn…”

Cô áo đỏ cười  cười :

“ Còn sao nữa hả “eng” ?

Lão già quát :

“ Còn…ôm nữa chứ sao ? Con nhỏ này hỏi gì hỏi kỳ ?”

Cô mắt nâu lắc quày quạy :

“ Ở đây tụi em chỉ có tiếp mồi, rót bia, lau mặt thôi…cô nào cho khách ôm là chủ đuổi liền…”

Lão già cười cười :

“ Om ở chỗ khác được không ?”

Cô áo đỏ vội trả lời :

“ Cũng còn tuỳ…các “eng” chơi đẹp thì muốn gì chả được…”

Bác Ba Phi giật mình . Í chết mẹ, “chơi đẹp” theo mấy cô chắc cháy túi , bác vội vàng lảng chuyện :

“ Thôi thôi…cụng ly cái …chúc các cô trẻ mãi không già sớm gặp được nửa kia xây dựng hạnh phúc gia đình …”

Hai cô cười ré làm bác Ba Phi ngạc nhiên :

“ Sai hai cô lại cười ?”

Cô áo nâu vẫn còn cười hắc hắc vừa nói vừa thở hổn hển :

“ “Eng”nói như mấy cụ cố nội dặn con cháu trong dám cưới …”

Bác Ba Phi chợt nhớ ra :

“ Cô kể tiếp chuyện cô đi. Xui tận mạng thế nào ?”

Cô mắt nâu kể rằng gặp được chị làm “neo” tốt bụng cho về tá túc , ngày ngày chị kèm cặp đi làm “neo” cô tưởng từ nay đã cắm được chân trên đất Mỹ thật không ngờ cái số xui vẫn chưa buông tha . Nghe tới đây, “lão già” đoán già, đoán non :

“ Chắc thằng bồ chị ta để mắt tới em chứ gì ? Lẽ ra em phải cự tuyệt quyết liệt bảo vệ hạnh phúc cho ân nhân, ngược lại, khuyến khích  thằng cha kia tiến tới rồi giật bồ của chị ấy chớ gì ? Thế rồi giữa giờ làm em trốn về với thằng chả làm chị kia sinh nghi cũng bỏ về nhà và bắt quả tang  đánh cho một trận đuổi khỏi nhà chứ gì ?”

Quả thực trí tưởng tượng của “lão già” không thua gì nhà biên kịch phim truyền hình nhiều tập. Chỉ có điều lão trật lấc, chẳng dính dáng gì  tới hoàn cảnh cô mắt nâu . Hoá ra câu chuyện của cô hoàn toàn khác . Cô ta kể :

“ Không phải đâu, chị ấy chẳng có bồ bịch gì hết, không có bạn trai, thậm chí còn tỏ ra rất khó chịu với những anh chàng tán tỉnh nữa kìa. Lúc đầu chị ấy quý em như đứa em nuôi. Chị ấy cho em ở căn phòng đẹp không thua gì phòng của chị ấy. Mỗi chiều đi làm về, chị chở em trên xe hơi , ghé siêu thị mua những món khoái khẩu, rồi khi về nhà, chị bắt em nằm nghỉ để chị vào bếp nấu nướng. Tình chị em cứ thế là thêm thắm thiết. Cho đến hôm có anh thợ tóc đến mời em đi chơi. Hôm đó anh ta chỉ rủ em đi ăn cơm tàu , coi phim Mỹ rồi tối đưa em về vậy mà em vừa đặt chân vào nhà, chị ấy nhảy xổ ra chửi bới, xua đuổi anh kia rồi quay sang khóc lóc van xin em cắt đứt với anh ta làm em hết hồn.”

Bác Ba Phi đoán già đoán non :

“ Chắc lo em ăn quả lừa, mắc phải thằng Sở Khanh như thằng cha “luật sư rởm” trước đây ?”

Lão già bật cười  khanh khách :

“ Không phải , nếu lo vậy chỉ cần chờ chàng kia về trò chuyện tỉ tê, bình tĩnh khuyên can , chứ việc gì phải đánh đuổi người ta rồi lại còn khóc lóc, van xin em gái  ?”

Bác Ba Phi ngẩn người :

“ Chắc chị ta không có em gái nên nhận cô này làm em nuôi hẳn thôi …”

Cô gái mắt nâu lắc đầu :

“ Không phải , càng sống em càng thấy cái tình chị em nuôi ấy biến dần thành tình…trai gái …”

Bác Ba Phi giật mình :

“ Tình trai gái ? Nhưng cả hai cô đều là nữ cả mà, có ai là nam đâu mà  gọi là tình trai gái ?”

Lão già cười cợt :

“ Tại bác chưa biết . Tình yêu mấy cô lesbian còn mạnh hơn cả tình yêu trai gái nữa kìa. Mấy cô một khi đã ghen thì phải biết, kinh hồn, có khi còn giết cả tình địch  …”

Bác Ba Phi bán tín bán nghi :

“ Tôi chưa thấy bao giờ. Có điều phải bình tĩnh, sáng suốt không lại nghi ngờ oan tình cảm chị em của người  ta…”

Cô áo đỏ nhảy vào góp chuyện :

“ Phân biệt cái đó chẳng khó . Chị em gì nửa đêm xông vào buồng của nó rồi đè nó ra y như là đàn ông với đàn bà ấy …”

Bác Ba Phi tròn mắt :

“ Vậy thì không khéo chị ta thuộc loại “đồng cô , bóng cậu “ rồi, trời bắt tội đấy, cũng chẳng nên trách người ta…”

Cô mắt nâu cười buồn bã :

“ Em cũng đâu có trách . Chỉ có điều em phải dọn đi , tìm chỗ làm khác. Mà cũng chẳng dễ gì dứt ra ngay được đâu. Chị ấy tìm tới tận nơi khóc lóc, van xin em quay về . Em hoảng quá phải trốn biệt thật chẳng khác gì tội phạm tránh lệnh truy nã….”

Bác Ba Phi tò mò :

“ Vậy bây giờ chị ta đối với cô ra sao ?”

Cô mắt nâu lắc đầu :

“ Lâu lắm em cũng chẳng biết tin . Em trốn xuống Cali, chị ấy mãi trên Texas, xa nhau cả mấy giờ bay. Chị ấy cho người đi tìm, đăng báo, nhắn trên đài, xin lỗi và mong em quay về chị ấy lo toan săn sóc , vậy nhưng em không hồi âm , mặc kệ chị ấy héo hon, gầy mòn vì em…”

Lão già hất hàm :

“ Ông đã thấy tình yêu đồng giới mãnh liệt và dai dẳng chưa, gấp mấy lần tình yêu trai gái ấy chớ…”

Cô áo đỏ đồng tình :

“ “Eng” nói đúng đó, chị ta mà biết con nhỏ ở đây thế nào cũng mò tới . Mà theo em nhận xét  ở các tiệm làm “neo” thường hay có chuyện đó . Ở Việt Nam có nhiều không “eng” ?”.

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Thường thường ở các đám tang mấy cậu “giả gái” kéo nhau đến nhảy nhót, hát xướng , thi thời trang suốt đêm cạnh người chết thôi…”

Cô áo đỏ kêu lên :

“ Sao kỳ vậy “eng”. Khi người thân chết thì người ta phải khóc lóc tiếc thương chớ ? Sao lại nhảy nhót, hát xướng rồi lại cả thi thời trang nữa là sao ?”

“ Lão già” lên tiếng :

“ Tại em vượt biên sang đây lúc còn nhỏ quá không biết  . Ngày  xưa ở Sàigòn pêdê đã tới hát trong đám tang rồi, bao giờ họ cũng mở đầu bằng bài hát “ Ba nén hương trầm”. Bây giờ phát triển lên cả nhảy nhót, thi thời trang cũng là chuyện thường. “

Cô áo đỏ vẫn ca cẩm :

“ Người chết nằm đó mà hát múa vậy coi sao được ?”

“Lão già” cãi :

“ Chính có người chết nằm đó mới phải hát múa cho vui nếu không quàn quan tài ba đêm liền  buồn muốn chết…”



                                                         (còn tiếp)
Read more