Trong các loại vũ khí quân sự thì máy bay chiến đấu luôn có một giá rất cao so với nhiều loại trang bị khác.
Liệu có lý do hợp lý nào cho mức giá cắt cổ của các siêu chiến đấu cơ? Câu hỏi này từ lâu đã làm đau đầu các nhà phân tích quân sự, vì một thực tế rằng giá của một chiến đấu cơ hiện đại dường như có khoảng cách rất xa so với các thiết bị quân sự khác.
Một số lý do có thể kể ra là: sự gia tăng về khoảng cách giữa công nghệ quân sự và công nghệ dân sự, khoảng cách này phụ thuộc chủ yếu vào sự chuyên sâu về trang bị và nguồn nhân lực tổng hợp. Các loại chiến đấu cơ như: tiêm kích đánh chặn, máy bay ném bom, máy bay cường kích được thiết kế để hỗ trợ nhau trong tác chiến, chính điều này đã tạo nên sự leo thang về giá cả của chúng. Hơn thế nữa, từ khi thế hệ chiến đấu cơ hiện đại được ra đời với những tính năng như: siêu thanh, tấn công trực diện, thả bom chiến lược và đánh chặn…làm cho giá của chiến đấu cơ tự nhiên được đội lên rất cao.
Trong nhiều trường hợp, còn một phần là do chính phủ các nước (sản xuất) không thực sự quan tâm nhiều đến giá của các chiến đấu cơ đắt hay rẻ. Theo họ, điều quan trọng hơn là chi phí để sản xuất siêu chiến đấu cơ như F-35 không mất đi, mà nó đã làm cho các nhà thầu quân sự giàu có lên và tạo thêm nhiếu công ăn việc làm cho đất nước. Đại diện các nhà sản xuất cũng như các vị lãnh đạo trong hệ thống chính quyền liên quan đến quá trình sản xuất ra các thế hệ máy bay chiến đấu hiện đại đều không khuyến khích việc độc quyền giá cả đắt đỏ mà chỉ có một “nhóm lợi ích” hay một cộng đồng đặc biệt ủng hộ.
Các nhà xuất khẩu lại không muốn bán sản phẩm công nghệ của mình với giá thấp, trong khi đó những cơ hội xuất khẩu luôn tiềm ẩn nguy cơ sút giá. Các yếu tố xã hội lại có tác động lớn đến việc xuất khẩu và giá cả của chiến đấu cơ. Trên thực tế, việc mua sắm siêu chiến đấu cơ thường phục vụ cho mục tiêu phòng vệ quốc gia ít hơn là mục tiêu “trang điểm” cho bộ mặt quốc gia. Cả các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự đều quan ngại khi các nước láng giềng hay các đối thủ của họ sẽ sở hữu và vận hành được các loại siêu chiến đấu cơ đa năng có giá cao. Đây là một phần biểu hiện của sự chạy đua vũ trang giữa các quốc gia.
Thêm vào đó, các quốc gia không chỉ mua chiến đấu cơ hiện đại về chỉ để trưng bày mà quan trọng hơn xuất phát từ nhu cầu huấn luyện, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu lâu dài cho quân đội. Theo họ, mua được máy bay chiến đấu hiện đại đồng nghĩa với việc có được mối quan hệ chính trị tốt với đối tác.
Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp khác biệt như: Brazil quyết định mua máy bay tiêm kích Gripen với giá rẻ lại là một sự thất bại đối với các công ty vũ khí của Mỹ, Brazil lựa chọn một giải pháp an toàn hơn là mạo hiểm cho những dự án đắt đỏ. Iraq và Philippines cũng có sự lựa chọn tương tự khi quyết định mua máy bay T-50 của Hàn Quốc với giá rẻ, điều này làm cho hãng Textron Scorpion phải xem xét lại việc điều chỉnh giá của máy bay trên thị trường quốc tế.
Hơn thế nữa, với sự ra đời của công nghệ in 3D đã mang lại cơ hội thuận lợi cho khách hàng duy trì được việc bảo dưỡng hay sửa chữa cần thiết dễ ràng hơn mà không phải phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp như trước đây. Đã qua rồi cái thời kỳ mà Liên Xô sử dụng khung thiết kế của máy bay MIG-23 cho các máy bay phản lực cùng loại, hay Mỹ sử dụng các hợp đồng bảo dưỡng dài hạn để khuyến khích các hợp đồng mua bán thiết bị phụ khác.
Ngoài ra, trong thế giới đa cực ngày nay, chúng ta đang chứng kiến một thị trường siêu cơ chiến đấu lớn mạnh, cho phép khách hàng có nhiều lựa chọn hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi mà các quyết định mua sắm vũ khí thường liên quan đến trách nhiệm của đồng minh. Thật trớ trêu là, chúng ta đang sống trong một thế giới mà 1/3 số lượng máy bay được giảm thiểu, trong khi có 2/3 các quốc gia lại muốn tận dụng các cơ hội để có được các lựa chọn sở hữu nhiều loại máy bay khác nhau, điều này lý giải rằng các siêu chiến đấu cơ hiện đại vẫn có những “mảnh đất màu mỡ” để sống.
(Kiến Thức)
Tại sao chiến đấu cơ hiện đại có giá “đắt cắt cổ”?
0 nhận xét