Thuở bé tôi thường có những giấc mơ lạ. Tôi thấy mình lang thang trong những khu vườn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và đầy hoa lá xanh tươi. Trong mơ, tôi có niềm an lạc nào đó mà nếu bất thình lình tỉnh dậy, tôi tiếc lắm. Thậm chí có lúc tôi lại muốn đi ngủ để gặp lại những giấc mơ đẹp như thế. Sau này, khi đọc sách thấy những khu vườn thật gọn gàng, ngăn nắp, mầu sắc hài hòa, tôi lại nhớ những giấc mơ xưa. Có lần tôi kể lại cho một ông bác tinh thông Phật pháp, ông bảo:
- Có lẽ trong những kiếp quá khứ, cháu đã từng sống ở bên Nhật nên hình ảnh còn đọng lại trong tàng thức, là cái kho chứa tâm linh của cháu, vì thế trong mơ nó hiện lên đấy.
Càng thêm tuổi thì những giấc mơ có vườn hoa đẹp càng ít dần. Nhưng tôi vẫn thích những bức tranh có cô gái Nhật mặc kimono bới tóc thật đẹp, hoặc chàng hiệp sĩ Nhật mắt xếch, tay lăm lăm thanh kiếm. Tuổi thơ của tôi chìm đắm trong khói lửa mịt mù của những năm dài kháng chiến chống Pháp.
Gia đình tôi tản cư lưu lạc vào những vùng rừng sâu núi thẳm, người ít cây nhiều. Tôi lớn lên bên những dòng suối trong, những bóng nắng chiếu xuyên qua khe lá, ánh chiều vàng ngả xuống núi, tiếng lá cây cây xào xạc, tiếng chim chóc, khỉ dơi, đủ loại động, thực vật và trong những giấc mơ đẹp đôi khi chợt tỉnh giấc vì tiếng rống của hùm beo đi tìm mồi.
Quen sống với thiên nhiên như thế nên sau này, khi đã trưởng thành, đã có cuộc đời ổn định, tôi thường mơ ước có dịp được đi du lịch để thưởng thức cảnh trí êm đềm với hoa thơm cỏ lạ.
Tôi cũng đã được tới năm bảy quốc gia, tuy vậy, trong lòng vẫn muốn được đi thêm, thấy thêm cho “mở rộng tầm mắt”. Nhưng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm, quỹ hưu trí 401K tự nhiên đã biến mất một phần ba, tôi cũng tự nhủ hãy tạm hoãn mơ ước, chờ lúc kinh tế phát triển trở lại.
Nhưng chuyện đời thường không theo dự tính của mình, mà xuất hiện rất tình cờ, nhà Phật có câu “vô thường” và câu “đủ nhân duyên” thật hay, tôi kinh nghiệm nhiều chuyện như thế đã xảy ra trong đời, như lần này vậy.
- Có lẽ trong những kiếp quá khứ, cháu đã từng sống ở bên Nhật nên hình ảnh còn đọng lại trong tàng thức, là cái kho chứa tâm linh của cháu, vì thế trong mơ nó hiện lên đấy.
Càng thêm tuổi thì những giấc mơ có vườn hoa đẹp càng ít dần. Nhưng tôi vẫn thích những bức tranh có cô gái Nhật mặc kimono bới tóc thật đẹp, hoặc chàng hiệp sĩ Nhật mắt xếch, tay lăm lăm thanh kiếm. Tuổi thơ của tôi chìm đắm trong khói lửa mịt mù của những năm dài kháng chiến chống Pháp.
Gia đình tôi tản cư lưu lạc vào những vùng rừng sâu núi thẳm, người ít cây nhiều. Tôi lớn lên bên những dòng suối trong, những bóng nắng chiếu xuyên qua khe lá, ánh chiều vàng ngả xuống núi, tiếng lá cây cây xào xạc, tiếng chim chóc, khỉ dơi, đủ loại động, thực vật và trong những giấc mơ đẹp đôi khi chợt tỉnh giấc vì tiếng rống của hùm beo đi tìm mồi.
Quen sống với thiên nhiên như thế nên sau này, khi đã trưởng thành, đã có cuộc đời ổn định, tôi thường mơ ước có dịp được đi du lịch để thưởng thức cảnh trí êm đềm với hoa thơm cỏ lạ.
Tôi cũng đã được tới năm bảy quốc gia, tuy vậy, trong lòng vẫn muốn được đi thêm, thấy thêm cho “mở rộng tầm mắt”. Nhưng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm, quỹ hưu trí 401K tự nhiên đã biến mất một phần ba, tôi cũng tự nhủ hãy tạm hoãn mơ ước, chờ lúc kinh tế phát triển trở lại.
Nhưng chuyện đời thường không theo dự tính của mình, mà xuất hiện rất tình cờ, nhà Phật có câu “vô thường” và câu “đủ nhân duyên” thật hay, tôi kinh nghiệm nhiều chuyện như thế đã xảy ra trong đời, như lần này vậy.
***
Một hôm tôi tới hãng du lịch Five Oceans để hỏi giá vé cho người bạn muốn đi hành hương, gặp cô Tanya Diệu Đạt, một Tour Director của hãng này, tính tình vui vẻ, nhanh nhẩu, tận tâm, mà tôi đã cảm nhận qua vài lần đi trong đoàn của cô. Nhìn thấy tôi, cô vừa cười vừa hỏi đùa:
- Bác lúc này trông khỏe mạnh đẹp lão quá, cháu có Tour 2 tháng nữa đi Trung Quốc, bác muốn gia nhập cho vui không?
Tôi cũng đùa lại:
- Đang recession phải keo kiệt, Trung Quốc đi rồi, giá là đi Nhật thì tôi liều mạng thôi.
Nào ngờ cô mau mắn:
- Cháu cũng có Tour đi Nhật nè, 10 ngày nữa thôi, bác đi thật không?
Tự nhiên tôi thấy lòng náo nức, nhưng chưa trả lời mà chỉ cười trừ.
Về nhà, tôi đi tìm passport. Thì ra đã gần hết hạn. Tôi phone lại văn phòng nói cho Diệu Đạt biết là passport chỉ còn giá trị có 3 tháng nữa thôi, vậy thì không được rồi, phải còn thời gian là 6 tháng tính đến ngày trở về cơ mà. Tôi thất vọng hỏi:
- Làm sao bây giờ. Nói đi Nhật làm bác nghĩ tới các Zen Masters tác giả các sách mà bác đã từng được đọc, nhờ thế được hiểu thêm về cốt tủy của đạo Phật. Nay bác muốn đến sờ tay vào đất Nhật để cảm tạ các ngài. Bây giờ passport hết hạn, không còn thời gian để làm kịp, không đi được đâm ra buồn. Bác nhỡ tầu rồi.
Tanya Diệu Đạt trấn an ngay:
- Bác đừng buồn, bác đã muốn đi thì cháu sẽ giúp bác. Để cháu lấy hẹn rồi sẽ tới chở bác lên Los làm passport khẩn cấp.
Qua chuyến đi Hành Hương Trung Quốc mấy năm trước, tôi đã biết sự tận tâm của Tanya, nên mừng
lắm. Đêm đó tôi vào giấc ngủ, lòng náo nức với phong cảnh Nhật Bản mà tôi tưởng tượng trong đầu.
***
Diệu Đạt giữ đúng lời hứa, sáng hôm sau mới 7:30AM, cô đã gõ cửa nhà tôi. Hóa ra cô đã lấy được hẹn gặp nhân viên sở Di Trú lúc 9 giờ nên phải dậy từ 4 giờ sáng để xong thủ tục cần thiết và lái 80 miles từ mãi tuốt gần San Diego đến nhà tôi tại Orange County vào giờ này. Từ nhà tôi lên Los Angeles nếu không kẹt xe thì chỉ 1giờ 30 phút, nhưng nếu vào giờ cao điểm, mọi người đổ ra đường đi làm thì có thế tốn cả 2, 3 tiếng đồng hồ như không. Và như thế chúng tôi sẽ lỡ hẹn với sở Di Trú.
Cho nên chúng tôi vội vã chạy ra xe, may mà tới Los vừa kịp giờ. Nhờ có sự tận tâm giúp đỡ của Diệu Đạt, sau hai buổi xếp hàng làm thủ tục và xếp hàng để nhận giấy, tôi đã cầm được passport mới trong tay.
Nay thì hình ảnh Nhật Bản không còn xa xôi nữa. Thời gian trôi qua thật lẹ, cuối cùng, tôi đã đặt chân lên đất Nhật.
Cho nên chúng tôi vội vã chạy ra xe, may mà tới Los vừa kịp giờ. Nhờ có sự tận tâm giúp đỡ của Diệu Đạt, sau hai buổi xếp hàng làm thủ tục và xếp hàng để nhận giấy, tôi đã cầm được passport mới trong tay.
Nay thì hình ảnh Nhật Bản không còn xa xôi nữa. Thời gian trôi qua thật lẹ, cuối cùng, tôi đã đặt chân lên đất Nhật.
Cảm giác đầu tiên của tôi khi bước vào không gian Nhật Bản là một cảnh tượng sạch sẽ, trong trẻo với những lời trao đổi rất nhẹ nhàng. Nhân viên Hải Quan coi giấy tờ, yêu cầu
tôi lăn tay với lời nói êm ả, gương mặt ôn hòa như bạn bè trò chuyện, khác hẳn gương mặt khó đăm đăm của nhân viên ở đâu đó khi tôi về thăm quê hương. Tôi bỗng thấy dường như tinh thần Thiền tỏa sáng từ ngay nơi những người dân thường.
Trong một tuần lễ lưu ngụ tại Nhật, cảm giác đó của tôi càng thêm sâu sắc. Tôi thấy họ rất tự trọng. Từ khi tới cho đến khi trở lại Mỹ, tôi không hề thấy một người hành khất nào, không hề có cảnh người ta lôi kéo mời chào mua hàng và điểm đặc biệt là họ không nhận tiền tip.
Tôi cũng có một kỷ niệm đẹp trong việc “tiền tip” này. Số là, trong một dịp phải leo dốc cao, tôi dùng phương tiện xe kéo. Đây cũng là một điều thú vị mà tôi không ngờ. Có lẽ nước Nhật nhiều danh lam thắng cảnh tọa lạc trên cao nên họ có hãng xe kéo mà chi nhánh gần như khắp nước. Nhân viên kéo xe là những thanh niên có võ, rất mạnh khỏe, nhanh nhẹn. Họ lĩnh lương tháng như công tư chức chứ không giống xe xích lô tại Việt Nam, ngày nào không có khách ngồi xe là đói. Dốc khá cao, thấy cậu thanh niên khòm lưng vất vả quá, tôi trạnh nghĩ tới đứa con trai út, vào những ngày khó khăn khi đất nước mới xụp đổ, nó cũng vất vả ngược xuôi chở đồ, vác giấy, thồ rơm kiếm thêm tiền giúp bố mẹ, cũng cực nhọc như cậu này.
Lòng dưng dưng, tôi móc túi lấy ra tờ giấy bạc dúi vào tay cậu. Cậu ta quyết liệt chối từ, cố gắng giải thích một cách khó khăn bằng tiếng Anh cho tôi hiểu rằng cậu làm việc để kiếm tiền chứ không nhận tiền được cho vì lòng trắc ẩn. Tôi cũng phải dùng thứ tiếng Anh nghèo nàn của tôi để giải thích rằng “đây không phải là tiền tip, mà là gift tôi tặng cậu vì nhìn cậu tôi nhớ tới con trai tôi”.
Thấy cậu ta vẫn khăng khăng không nhận, người bạn đồng nghiệp ghếch xe ngay bên cạnh cậu nãy giờ đứng nhìn, bỗng cúi xuống ghé vào tai cậu nói nhỏ một tràng tiếng Nhật, tôi thấy cậu ta gật gật đầu rồi cười mà cầm lấy tờ giấy bạc “gift”. Tôi đoán có lẽ người bạn đã nói:
- Bà cụ này đi xa nhớ con, anh cầm lấy cho bà vui.
Phải vậy không nhỉ? Thế thì cậu lại nhận tiền vì lòng trắc ẩn đối với tôi rồi.
Chuyến đi Nhật này chỉ có một tuần lễ mà làm cho nội tâm tôi phong phú biết mấy. Tại phi trường Tokyo International Airport, chúng tôi gặp cô hướng dẫn viên địa phương.
Sau này, qua bảy ngày đi với cô, lúc gần chia tay, nhân chỉ có hai người, tôi thì thầm bên tai cô mấy câu “Người đi qua đời tôi, Không nhớ gì sao người...”. Cô tròn mắt:
- Bà hát gì vậy, dịch cho tôi hiểu với.
Tôi bèn dịch ra Anh ngữ, dịch xong, tôi liếc qua thấy mắt cô ướt ướt.
Sony Tsai, tôi nhớ cô quá, bẩy ngày trời, em luôn cặp chặt cánh tay tôi vì sợ rằng tôi, một bà già ngoại quốc đi đứng loạng quạng sẽ ngã, hoặc sẽ lạc vào rừng người xa lạ.
Trong một tuần lễ lưu ngụ tại Nhật, cảm giác đó của tôi càng thêm sâu sắc. Tôi thấy họ rất tự trọng. Từ khi tới cho đến khi trở lại Mỹ, tôi không hề thấy một người hành khất nào, không hề có cảnh người ta lôi kéo mời chào mua hàng và điểm đặc biệt là họ không nhận tiền tip.
Tôi cũng có một kỷ niệm đẹp trong việc “tiền tip” này. Số là, trong một dịp phải leo dốc cao, tôi dùng phương tiện xe kéo. Đây cũng là một điều thú vị mà tôi không ngờ. Có lẽ nước Nhật nhiều danh lam thắng cảnh tọa lạc trên cao nên họ có hãng xe kéo mà chi nhánh gần như khắp nước. Nhân viên kéo xe là những thanh niên có võ, rất mạnh khỏe, nhanh nhẹn. Họ lĩnh lương tháng như công tư chức chứ không giống xe xích lô tại Việt Nam, ngày nào không có khách ngồi xe là đói. Dốc khá cao, thấy cậu thanh niên khòm lưng vất vả quá, tôi trạnh nghĩ tới đứa con trai út, vào những ngày khó khăn khi đất nước mới xụp đổ, nó cũng vất vả ngược xuôi chở đồ, vác giấy, thồ rơm kiếm thêm tiền giúp bố mẹ, cũng cực nhọc như cậu này.
Lòng dưng dưng, tôi móc túi lấy ra tờ giấy bạc dúi vào tay cậu. Cậu ta quyết liệt chối từ, cố gắng giải thích một cách khó khăn bằng tiếng Anh cho tôi hiểu rằng cậu làm việc để kiếm tiền chứ không nhận tiền được cho vì lòng trắc ẩn. Tôi cũng phải dùng thứ tiếng Anh nghèo nàn của tôi để giải thích rằng “đây không phải là tiền tip, mà là gift tôi tặng cậu vì nhìn cậu tôi nhớ tới con trai tôi”.
Thấy cậu ta vẫn khăng khăng không nhận, người bạn đồng nghiệp ghếch xe ngay bên cạnh cậu nãy giờ đứng nhìn, bỗng cúi xuống ghé vào tai cậu nói nhỏ một tràng tiếng Nhật, tôi thấy cậu ta gật gật đầu rồi cười mà cầm lấy tờ giấy bạc “gift”. Tôi đoán có lẽ người bạn đã nói:
- Bà cụ này đi xa nhớ con, anh cầm lấy cho bà vui.
Phải vậy không nhỉ? Thế thì cậu lại nhận tiền vì lòng trắc ẩn đối với tôi rồi.
Chuyến đi Nhật này chỉ có một tuần lễ mà làm cho nội tâm tôi phong phú biết mấy. Tại phi trường Tokyo International Airport, chúng tôi gặp cô hướng dẫn viên địa phương.
Sau này, qua bảy ngày đi với cô, lúc gần chia tay, nhân chỉ có hai người, tôi thì thầm bên tai cô mấy câu “Người đi qua đời tôi, Không nhớ gì sao người...”. Cô tròn mắt:
- Bà hát gì vậy, dịch cho tôi hiểu với.
Tôi bèn dịch ra Anh ngữ, dịch xong, tôi liếc qua thấy mắt cô ướt ướt.
Sony Tsai, tôi nhớ cô quá, bẩy ngày trời, em luôn cặp chặt cánh tay tôi vì sợ rằng tôi, một bà già ngoại quốc đi đứng loạng quạng sẽ ngã, hoặc sẽ lạc vào rừng người xa lạ.
Đêm đầu tiên tại khách sạn, tôi ngơ ngác trước những chỉ dẫn cách sử dụng đồ điện tử toàn bằng tiếng Nhật. Có lẽ người Nhật đề cao tự ái dân tộc quá lố nên không dùng ngoại ngữ. Nhưng Anh Ngữ đã thành tiếng quốc tế, chẳng nên tị hiềm mà không dùng, gây phiền phức cho khách mà cũng mất thì giờ của nhân viên. May mà họ đáp ứng rất nhanh, tôi vừa điện thoại xuống văn phòng yêu cầu cử nhân viên chỉ dẫn thì chỉ mới khoảng hơn một phút đã nghe tiếng gõ cửa rất nhẹ rồi một cậu thanh niên xuất hiện cúi chào và nói nhỏ bằng tiếng Anh xin được giúp giúp đỡ điều tôi cần.
Nhìn phong thái ôn hòa, trầm tĩnh của cậu và tiếng khép cửa nhẹ nhàng như tiếng mỏ chim gõ vào thân cây khiến tôi nhớ lời vị thiền sư căn dặn học trò:
- Ông đóng cửa nhè nhẹ thôi, trước là người chung quanh không bị giật mình, sau là những con sâu mọt trong cánh cửa không sợ chết điếng.
Ứng xử như thế quả thật đã nói lên tinh thần bình đẳng và tôn trọng muôn loài chúng sinh của nhà Phật.
Nước Nhật nhỏ bé, xinh xắn, không như Trung Quốc, nên khi di chuyển trong nội địa, chúng tôi dùng phương tiện xe hơi. Đoàn chỉ có 10 người nhưng cô trưởng đoàn yêu cầu hãng cung cấp xe 24 chỗ để chúng tôi ngồi cho thoải mái. Đi xe hơi như thế, chúng tôi thấy được rất nhiều cảnh đẹp, từ những rừng hoa mênh mông, những dòng suối uốn lượn, cảnh ánh mặt trời phản chiếu lóng lánh trên đỉnh núi Phú Sĩ, những căn nhà cổ xưa mà tôi tưởng như trong đó còn đang có những phụ nữ mặc kimono quỳ gối cởi giầy cho chồng.
Tôi nói lên điều này làm cho mấy bác trong xe cười lăn ra:
- Thôi đi bác, ngày nay mà mơ mộng vợ cởi giầy cho thì có mà chết, nó cởi xong tiện tay nó xách ngay giầy phang cho bể mặt.
Những người bạn đồng hành vui tính và thật là dễ mến của tôi trong những ngày tươi đẹp đó, này là bác Tịnh Trang, tôi còn nhớ hình ảnh bác lui cui lục giỏ tìm kẹo ho mỗi khi nghe tiếng khục khặc của tôi, cảm ơn bác, thật ấm lòng biết mấy, này là cô bé Ngọc Dung dễ thương ơi là dễ thương, một tay thọc túi quần một tay cầm máy thu hình cha mẹ, hình các bác trong đoàn. Gọi là “cô bé” vì cô xinh xắn đáng yêu quá mà thôi chứ dường như cô là giám đốc một hãng nào đó bên Texas thì phải. Còn mẹ cô thì, ôi, ước gì tôi có được nét hiền hậu, tươi tắn của bà!
Tôi đã từng đi vài tours với Tanya Diệu Đạt, chưa bao giờ tôi có bất cứ phiền lòng nào. Tanya đúng là có khiếu trưởng đoàn du lịch trời sinh.
Cô ấy plan những địa điểm thăm viếng, nơi ăn uống ngủ nghỉ rất chu đáo hài hòa, bảo đảm sức khỏe thành viên trong đoàn từ lúc ra đi tới khi trở về đều không hề mất sức. Nhất là về vấn đề bệnh hoạn bất thình lình xảy ra cho các vị lớn tuổi, cô ấy rất thành thạo khi giải quyết.
Phần lớn các khách sạn đoàn lưu ngụ đều thuộc hạng cao cấp, để có thể sẵn sàng có bác sĩ hoặc chuyên viên y tế trong nội vi.
Tôi còn nhớ chuyến đi Hành Hương Trung Quốc năm 2005, đoàn rất đông và có nhiều vị lớn tuổi hoặc có những bệnh của người già như tiểu đường, cao máu, bệnh tim. Dù lớn tuổi, dù bệnh, quí vị đó muốn đi hành hương chiêm bái Phật tích nên Tanya rất hoan hỉ sửa soạn sẵn cho những tình huống khẩn cấp. Quả nhiên là một tối kia vào lúc 9 giờ, chuông điện thoại phòng trưởng đoàn Tanya reo, tiếng đầu dây bên kia hốt hoảng báo tin bác ngụ chung phòng bị khó thở.
Ngay lập tức Tanya báo cho khách sạn và chưa đầy 5 phút, bác sĩ và y tá đã tới với bệnh nhân. Đêm đó Diệu Đạt và cô y tá thức cho tới sáng luôn. Bà cụ nằm nghỉ một ngày, qua hôm sau lại vui vẻ tiếp tục hội nhập vào với đoàn chúng tôi đi vãn cảnh chùa chiền.
Tanya tâm sự:
- Có người nói đưa các cụ già hoặc có bệnh kinh niên đi rất mệt. Nhưng cháu lại thấy rất nên đưa các cụ đi, vì càng ngày các cụ càng già thêm, càng bệnh thêm, chẳng lẽ các cụ không còn được đi hành hương, đi du lịch, không còn được thấy cảnh đẹp bốn phương nữa hay sao?
Trong chuyến đi Nhật lần này, kỷ niệm đẹp thì tôi giữ trong tâm nhiều lắm, chẳng thể nói cho hết lời. Nhưng có vài nơi đem lại cho tôi nhiều ấn tượng đặc biệt. Đó là quang cảnh khu chùa Thanh Thủy Tự (Kiyomizu Dera Temple) thuộc Duy Thức Tông, là một trong những ngôi chùa thờ Phật lớn nhất nước Nhật dựng trên gần đỉnh núi do sức chống của những cây cột gỗ quí gắn vào nhau bằng những khớp gỗ, không dùng đến đinh sắt, cho nên trải qua nhiều trăm năm mà không bị đinh sắt han gỉ gây hư hoại đến sự vững vàng uy nghi.
Sát bên là ngôi đền danh tiếng Jishu-Jinja Shrine, đền thờ Thần Tình Yêu, nơi có 2 tảng đá dựng cách nhau chừng 60 feet, được gọi là tảng đá tình yêu. Hai nơi thờ tự thuộc hai niềm tin khác biệt lại sánh vai hài hòa sừng sững tôn nghiêm trong cùng một khu, nói lên tinh thần hòa đồng tôn giáo tại Nhật, người đi lễ tới chùa Phật tọa thiền cho tâm hồn an lạc, thanh tịnh, rồi bước qua đền thờ Thần cầu nguyện cho tình yêu thăng hoa, được cùng người yêu lý tưởng đi trọn đường đời.
Ngoài ra, cảnh đẹp thần tiên mà tôi sẽ còn nhớ lâu là “Con đường của triết gia” (Philosopher’s Path).
Con đường thật tuyệt vời! Ở giữa là dòng suối nhân tạo nước trong veo nhìn suốt tận đáy. Mỗi bên dòng suối là hai dẫy đá tảng xếp liên tục làm lối đi, song song với hai hàng cây anh đào hoa nở rộ rợp bóng, chạy dài hàng cây số, vun vút tít mù xa.
Gió nhè nhẹ mơn man rung rinh rừng anh đào, những cánh hoa lả tả theo gió la đà xuống dòng suối bập bềnh trôi, người lữ khách bâng khuâng nhớ về quê hương xa xôi, có gia đình yên vui bên ánh lửa hồng trong căn nhà êm ấm.
Một điểm son dành cho giới khách sạn Nhật Bản là trong số sáu nơi tôi lưu ngụ, có hai khách sạn để sẵn cuốn The Teaching of Buddha ngay trong ngăn kéo bàn đầu giường, bên cạnh cuốn Kinh Thánh của đạo Thiên Chúa.
Chỉ có một tuần lễ trên đất Nhật mà chan chứa trong lòng tôi biết bao nhiêu kỷ niệm, với những người bạn đồng hành, với người hướng dẫn viên bản xứ, với người tài xế và chú kéo xe tử tế, với những sự dịu dàng ưu ái của mọi người chung quanh. Nhưng ý nghĩa nhất chính là niềm vui tôi được tới tận miền đất đã sản sinh ra các thiền sư uyên thâm Phật học, mà những sách luận giải của các ngài đã giúp tôi hiểu được cốt tủy của đạo Phật.
Xin cảm ơn đời, cảm ơn người, cảm ơn những danh lam thắng cảnh, những hoa thơm cỏ lạ mà tôi đã được thưởng thức trong một tuần lễ trên đất Nhật.
ĐỖ PHƯƠNG KHANH
( LIÊN HƯƠNG )
0 nhận xét