(Kênh 13) – Trong thời gian qua, khi tin tức đăng tải về việc Google mua lại hãng sản xuất máy điều nhiệt Nest với mức giá 3,5 tỷ USD, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: tại sao một hãng công nghệ lại bỏ ra từng ấy tiền để mua một hãng sản xuất thiết bị? Câu trả lời lại đơn giản đến bất ngờ: Bởi vì họ cần làm vậy và nếu không mua trước, sẽ có hãng khác “nẫng tay trên” của Google.
Đứng dưới góc độ kinh tế, con số 3,5 tỷ USD dành cho một công ty đang trên đà phát triển cho dù nó mới được định giá khoảng 2 tỷ USD trong hai tuần trước đó dường như hơi “quá tay” đối với một tập đoàn lớn như Google (kể cả khi lợi nhuận của hãng đã tăng gấp đôi so với năm trước nhưng lượng sản phẩm xuất xưởng mới chỉ đạt 10.000 đơn vị/tháng – theo trang tin tức công nghệ GigaOm).
Theo dữ liệu thống kê của năm 2013, lượng tiền có thể huy động của Google xấp xỉ 55 tỷ USD. Khi đó, hãng đã quyết định mua lại hãng sản xuất robot Boston Dynamics với mục tiêu đón đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất người máy. Nest ngày nay giống như một bước tạo đà đối với hãng vươn tới mục tiêu: tiến thêm một bước gần hơn tới nơi ở của người dùng. Nói theo cách khác, đây là cách để Google đến với nhận thức của con người.
Chúng ta đều biết rằng, Google không chỉ là tập đoàn cung cấp dịch vụ tìm kiếm lớn nhất hành tinh mà còn là một trong những công ty quảng cáo lớn nhất thế giới. Họ kiếm tiền từ những mẩu quảng cáo liên quan tới kết quả tìm kiếm của bạn hay những bức mail bạn gửi cho bạn bè của mình. Trong khi đẩy mạnh việc sản xuất thiết bị di động Motorola hay tìm kiếm những đối tác phù hợp cho dự án sản xuất Nexus thì Google vẫn tiếp tục tìm cách thâm nhập vào ngôi nhà của bạn bằng những sản phẩm thông minh của mình.
Trước tiên là Google TV. Hơn 3 năm trước, khi mọi người chưa thấy được tiềm năng của sản phẩm, Logitech đã từ bỏ dự án, LG cho rằng hệ điều hành TV webOS có tiềm năng hơn. Thiết bị truyền tải nội dung số Nexus Q thì sao? Chưa bao giờ được nhắc tới như một sản phẩm hoàn chỉnh và không nhận được bất cứ đơn đặt hàng nào. Kính thông minh Google Glass, vẫn chưa hoàn thiện, vẫn rất viển vông nhưng lại được xã hội hưởng ứng. Vậy còn Chromecast? Bán rất chạy, giá tương đối rẻ, nhưng số lượng hạn chế nhưng lại cũng có “hơi hướng” giống với Apple TV hay các sản phẩm cùng loại khác.
Nếu chúng ta tạm bỏ qua những thiết bị tiện ích kế trên của Google thì nhà ở chính là mục tiêu mới của hãng công nghệ này trong tương lai gần. Theo hướng phát triển này, mục tiêu của hãng không chỉ là mua bán thiết bị nữa, thay vào đó sẽ là thiết bị tìm hiểu người dùng. Theo đó, mọi dữ liệu về đời sống của người dùng sẽ giúp các phương tiện quảng cáo của Google hiểu sâu hơn về bạn.
Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt đối với Google trong việc phát triển thiết bị gia dụng lại không phải là công nghệ của sản phẩm mà lại là kiến thức của họ về người dùng. Và Nest chính là lời giải cho bài toán này. Mặc dù hãng sản xuất thiết bị này có những sản phẩm không mấy nổi trội trong thị trường nhưng cái giá 3,5 tỷ USD lại là số tiền bỏ ra để mua thế mạnh duy nhất của Nest – hiểu về các vấn đề liên quan tới con người và biết cách để giải quyết nó theo một hướng phù hợp.
Trước đây, Google cũng từng phát triển một số sản phẩm theo hướng tiện ích cho người dùng. Điển hình như máy nhắc nhở dựa trên địa điểm “Nhớ nhắc tôi thắt dây an toàn cho trẻ nhỏ khi đi trên đường,…”. Hãy thử tưởng tượng khi các thiết bị trong nhà của bạn có thể tự cảnh báo cho người dùng trực tiếp thay vì gọi qua điện thoại. Với máy điều nhiệt thông minh của Nest, nó có thể cảnh báo nguy cơ mắc bệnh cúm của người sử dụng hay thông báo khả năng gây cháy nổ trong nhà của bạn mỗi khi có biến đổi bất thường về nhiệt độ.
Có thể, Google không mua lại Nest để sản xuất máy đo nhiệt độ trong nhà hay chuông báo cháy (mặc dù cả hai đều có tiềm năng về lợi nhuận vào một ngày nào đó), nhưng Google cần Nest để định hình cho các ý tưởng xây dựng sản phẩm khi cuộc chiến sản phẩm thông minh sắp đến ngày khai cuộc.
(Trí Thức)
Đằng sau 3,5 tỷ USD của Google là âm mưu gì?
0 nhận xét