Open top menu
Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

                                 
                                          (tiếp theo)


                                                                                  Nhà văn NHẬT TIẾN
                                               
                                               21

                                    CHUƠNG CUỐI



Chuyện hứa hẹn với ông bố của Tửu tôi tưởng sẽ thực hiện được lâu dài, nhưng không ngờ cuộc đời lại đưa tôi tới một ngã rẽ mới. Số là hồi trước 1975, tôi có một người  bạn đồng nghiệp, tuy dạy cùng một môn học nhưng lại không cùng trường với nhau. ấy vậy mà chúng tôi lại quen biết nhau là do anh bạn này kết hôn với một học sinh cũ của tôi. Cặp vợ chồng này là người  miền Nam, tính tình rất đôn hậu. Cô vợ lúc nào cũng nhắc nhở đến những kỷ niệm về thầy cũ, trường xưa vào cái thời mà cô còn là một nữ sinh nhởn nhơ cắp sách đến trường trong những năm dài ở bậc trung học. Trước chỉ là quen biết, lâu lâu đi lại, sau trở nên thân thiết hơn, tôi và người  chồng còn soạn chung với nhau những tài liệu giáo -khoa mà cả hai cùng giảng dạy.
Vậy mà sau năm 1975, chỉ có một mình tôi xin trở lại trường. Vợ chồng người  bạn nhờ may mắn, lại cũng quen biết cả những người  đi tập kết trở về nên họ thành lập ngay được một xưởng in dới danh nghĩa một công ty Hợp Doanh. Ở thời buổi ấy, mọi lãnh vực thuộc các ngành nghề sản xuất khác đều có nhiều người  đứng ra tham dự dưới danh nghĩa Hợp Tác xã, Tổ Hợp, Công ty Hợp doanh . . . .nhưng riêng ngành in thì ai cũng ngao ngán, lánh xa. Bởi người  ta sợ in ấn thì có thể bị dính líu đến chuyện chính trị. Chỉ một vài sơ xuất kỹ thuật thôi cũng có thể bị gán ép là có ý đồ phản động, đi tù như chơi.
Nhưng vợ chồng anh bạn tôi lại không ngán ngẩm vì những sự lo xa đến như  thế. Lại thêm nhu cầu in sách cho cả miền Namtrong năm đầu tiên khai giảng niên học mới là một nhu cầu rất khẩn trương và cấp thiết. Những ai dám đứng ra đảm trách đều nhận được sự dễ dãi và hỗ trợ tối đa của ngành Giáo Dục. Đó là lý do mà công việc làm ăn của vợ chổng anh bạn mau chóng phát triển, cung ứng được rất nhiều công ăn việc làm cho những công nhân ngành in vốn đang thất nghiệp và nhất là đem lại chỗ trú an thân cho nhiều gia đình không bị đuổi đi kinh tế mới.
Sau vài năm kinh doanh một cách hợp pháp, đời sống của vợ chồng anh bạn đã thay đổi nhiều hơn xưa. Họ không còn lo phải đắp đỗi bữa ăn qua ngày như  trước, mà trái lại còn có của ăn của để. Thỉnh thoảng, cô học trò cũ của tôi còn mang tới tận nhà cho các cháu ký thịt, hay cho tôi ký đường, cân cà phê . . . .Thật chỉ khi ở vào lúc thật thế, người  ta mới thấy được hết những hương sắc  thơm tho của tỉnh nghĩa.
Rồi bỗng một hôm, khi biết tôi có quen biết một đường dây đáng tin cậy có thể sắp xếp cho tôi ra đi nếu tôi có vài cây vàng đóng trước, phần thiếu sẽ trả sau, thì người  vợ đề nghị rằng nếu tôi muốn ra đi thì họ có thể cho tôi vay cái khoản ứng trước này. Quả là một chuyện bất ngờ. Bởi "đường dây" mà tôi quen biết cũng chỉ là một người  bạn cũ, thời thế đã tạo anh trở nên con người  lang bạt kỳ hồ, giao dịch với đủ mọi loại người  có chung một ước nguyện là vượt thoát để ra đi. Anh bạn này thật ra cũng không giầu có gì. Anh cũng cần có sự đóng góp của tôi dù chỉ là phần nhỏ, còn thì cho thiếu, để trang trải mọi thứ chi phí cho một chuyến đi .Thế là như  một sự trùng hợp ngẫu nhiên, một lúc tôi có cả hai ân nhân mở đường cho tôi vượt thoát khỏi cái đời sống tù túng, chật chội cứ thường xuyên o ép đầu óc và tư tưởng của mình. Trong thời gian tôi vẫn thản nhiên đến trường thì nhà tôi đã âm thầm sắp xếp mọi thứ' với hai phía ân nhân ấy để cho tôi được ra đi.
Tôi cũng giấu kín không cho bạn bè đồng nghiệp nào trong trường hay biết kể cả thằng Tửu, mặc dù tôi cũng đã viết cho nó một lá thư ngắn. Lá thư này tôi đã'bỏ vào thùng thư vào buổi sáng hôm tôi ra xa lộ đón xe đò đi Vũng Tầu với ý định sẽ xa Sài Gòn mãi mãi. Nội dung lá thư chỉ vắn tắt như  sau :
"Tửu thân mến,
Thầy đã quyết định rời xa Sài Gòn và rất tiếc là không cho Tửu  biết trước để thày trò cùng nhau ăn một bữa tiễn biệt tại quán bà Hoa ở ngã tư Bẩy Hiện. Cảm ơn Tửu  về sự ân cần, quý trọng mà Tửu đã dành cho thầy.
Qủa là thầy trò mình đã có đủ mọi thứ  kỷ niệm vui  buồn trong suốt mấy năm vừa qua. Thày  sẽ không bao giờ quên Tửu và mong trò cũng vẫn còn ghi nhớ những điều thầy dặn dò hay chỉ bảo. Cho thày gửi lời xin lỗi tới Ba của Tửu . Chúc tất cả mọi người  đều bình an may mắn và hẹn ngày gặp lại dù là rất vô vọng hay xa vời. Thầy Tiến. "
Sau một cuộc hành trình khá gian nan vào cuối năm 1979, rút cục tôi cũng đã tới được bến bờ tự do. Tính từ buổi sáng hôm đó, cái hôm mà tôi che giấu mình trong bộ đồ rách rưới và cái mũ nỉ úp chụp trên đầu, len lén đi ra khói ngõ từ lúc còn tinh mơ để đi ra xa lộ Biên Hòa đón chuyến xe chạy bằng than củi đi Vũng Tầu, cho đến nay đã là 33 năm !
Trong suốt thời gian dài dằng dặc kể trên, dài hơn cả thời kỳ tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội (1 8 năm) hay trưởng thành ở Sài Gòn (2 1 năm), thỉnh thoảng tôi vẫn còn nhớ lại những ngôi trường cũ và những bạn đồng nghiệp hay những học trò xa xưa. Tôi không rõ những cô Thu, cô Hờng, thầy Hải, thầy Vinh. . .hay những trò Sơn, trò Tửu bây giờ ra sao, cuộc đời trôi nổi đã hướng họ đi tới những ngã rẽ nào. Tất nhiên mọi con người , mọi hoàn cảnh sau ngần ấy năm đều cũng đã thay đổi. Có khi vài người  trong số đó đã nằm xuống, hay vẫn còn vất vưởng với cuộc sống khốn khó, chật vật, nhưng hẳn cũng có một số người  nay trở thành những đại gia, những kẻ có chức cô quyền, chiếm lĩnh một giai tầng ăn trên ngồi chốc trong một xã hội mà xét ra nó còn tồi tệ gấp bội phần cái xã hội vốn đã bị lật đổ vào thời điểm tháng 4-1 975.
Bởi vì trước năm 75, dù đất nước có lâm vào hoàn cảnh chiến tranh ngặt nghèo, dân quê có tan tác bó nhà lên tỉnh để tránh cảnh bom đạn cầy nát xóm làng, thì cũng chẳng bao giờ những cô gái quê hiền lành chất phác lại phải chịu cảnh lõa lồ xếp hàng cho đám đàn ông nước ngoài xăm xoi, lựa chọn. Sự ô nhục này chỉ xuất hiện sau khi miền Bắc chiếm trọn miền Namđể thống nhất đất nước và quyền cai trị vẫn chỉ nằm trong tay độc quyền của Đảng CSVN. .
Ba mươi ba năm đằng đẵng. Sau ngần ấy năm, nhà nước CSVN đã làm được những gì ?
Dĩ nhiên là trên cả nước đã mọc lên đầy dẫy những tòa building cao ngất ngưởng, những trung tâm bách hóa mua bán đồ tiêu dùng hiện đại không thua kém gì các nước phơng Tây, hay ngay cả những xa lộ thẳng băng đang dần phủ kín các khu vực thiết yếu trên khắp mọi miền đất nước.
Nhưng những thành quả vật chất đó đâu phải là những thành tích đáng đem ra để tự hào. Bởi chỉ cần một tập đoàn tư bản ngoại quốc xuất ra một cái vốn đầu tư vài tỷ bạc thì building cao cỡ nào xa lộ dài cỡ nào, shopping center to cỡ nào, tất cả rồi cũng sẽ có hết.
Cái mà tiền bạc không thể nào mua được phải là những giá trị tinh thần mà nhả nước phải tạo dựng nên sau ngần ấy năm cầm quyền. Nhưng khi nói về những giá trị ấy thì ôi thôi, sao thấy quá não nề. Thôi không cần trích dẫn những lời chỉ trích của đám "ngụy dân" thuộc chế độ cũ. Ta hãy chỉ cần nghe người  trong cuộc phát biểu cũng đủ thấy thực chất nó ra làm sao. Đây là lời nhận xét của GS Hà Văn Thịnh- một nhà giáo đang ở Huế  qua tường thuật của báo, đài :
" Trong bản chất xã hội VN có sự giá dối, vô cảm, ích kỷ,  sự tàn nhẫn. Đó là tất cả những gì biểu hiện của văn hóa VN hiện nay . Nỏi ra chẳng ai thích đâu . Nhưng đó là sự thật Vì sao ? Vì giờ người  ta giả dối tù A tới Z, từ trên xuống dưới . Ai muốn làm gì thì làm, ai muốn lừa ra sao thì lừa , muốn tự tung tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được . Một xã hội như vậy làm sao không loạn được."
Vì đâu mà gây nên nỗi thảm thê như  vậy ?


                                         (còn tiếp)

0 nhận xét