Open top menu
Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013


                                               ( tiếp theo và hết )
                                                              Nhà văn Nhật Tiến


Theo tôi nghĩ, đích danh thủ phạm phải là chính sách Giáo Dục ở Việt Nam ! Là một nhà giáo đã từng giảng dạy d­ưới mái nhà trư­ờng XHCN, tôi biết chắc lằng ở đó  khởi sự dạy dỗ con người  biết nói dối và buộc con người  phải nói dối. Mà thê thảm thay, tình trạng dối trá ấy vẫn còn kéo dài cho tới tận bây giờ.
- Xin đơn cử một tài liệu trong ngành giáo dục ở VN vào niên học bây giờ tức năm học 2011 -2012 .Qua tài liệu dễ dàng tìm được trên intemet này, tôi cũng như nhà giáo VN bây giờ vẫn cứ còn phải loay hoay, chìm đắm trong những bản văn tự soạn để giao nộp hàng năm cho cấp trên hẳn là để được an thân dạy dỗ.
Những thứ văn bản có tích cách trình bầy cho cấp trên nhìn thấy sự tu thân của mình nh­ư dư­ới đây, chắc cả người  soạn lẫn người  duyệt, ai nấy đều biết là giả dối.
Nhưng nó vẫn ngang nhiên tồn tại, không chỉ ở một địa phư­ơng mà gần như  đều khắp. Vì tôi thây các văn bản biểu diễn sự tu thân này có vẻ đồng dạng ở nhiều  trường, trong nhiều niên học.
Xin được bỏ tên  trường, tên giáo viên và tên Phòng Sở Giáo dục thuộc thành phố nào :
"Giáo viên . . . . . , sinh năm 197 8 tại . . . , tốt nghiệp Đại Học Sư­ Phạm năm 2000, hiện giảng.dạy ngôn Toán tại  trường ....., tỉnh…
Trích “Kế hoạch Cá nhân năm học 2011-2012", phần "Chỉ tiêu phấn đấu':
Chỉ tiêu phấn đấu : " Thực hiện có hiệu quả chủ đề của năm học : "Chú ý quản lý nâng cao chất lượng giáo dục " và tiếp tục triển khai phong trào thi đua " Xây dựng  trường học thân thiện, học sinh tích cực". Đồng thời thực hiện tốt cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gư­ơng đạo đức Hồ Chíí Minh "; "mỗi thầy giáo. cô giáo là một tấm gư­ơng đạo đức tự học và sáng tạo ". Nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức lối sống bản thân, Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành. Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà  trường và ngành phát động. Không vi phạm đ­ường lối chính sách pháp luật của đảng CSVN và nhà nư­ớc. Vận động gia đình và người  thân đồng nghiệp thực hiện tốt đ­ường lối chính sách pháp luật của nhà n­ước. Thực hiện nghiêm túc nề nếp quy chế của ngành và nhà  trường."
Biện pháp thực hiện:
1 )Tìm hiểu t­ư tư­ởng tấm gư­ơng đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt là tư­ tư­ởng Hồ chí Minh về công tác  giáo dục.
2) từng bư­ớc làm theo tấm gư­ơng đạo đức của Bác Hồ như  cần, kiệm, liêm, chính, chí công công, vô t­ư. Khắc phục mọi khó khăn về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh khách quan, chủ quan để .hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3) Tìm hiểu về cuộc đời và thân thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tham gia các buổi sinh hoạt, tọa đàm và sư­u tầm về tấm gư­ơng đạo đức của Bác đồng thời làm theo lời Bác.
4) Tích cực tham gia phong trào tự học, tự nâng cao kiến thức, viết sáng kiến kinh nghiệm và có ý thức tiết kiệm trong gia đình cũng như  ở nhà  trường.
5) Thư­ờng xuyên rèn luyện, tu d­ưỡng đạo đức nhà giáo. Cụ thể thực hiện tốt theo các tiêu chí trong Chuẩn giáo viên.
6) Tham gia đầy đủ các lớp bồi d­ưỡng chính trị. Luôn trau dồi đư­ờng lối chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nư­ớc, tuyệt đối trung thành với Đảng.
7) Tiếp tục coi phong trào "Xây dựng  trường học thân thiện, học sinh tích cực" là giải pháp đột phá và lâu dài để nâng cao chất lư­ợng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh.  
8) Tăng cư­ờng sự phối hợp giữa nhà  trường với các đoàn thể, xã hội, giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh học sinh (ngưng trích)

                                                    ****

Vốn cũng là một giáo viên, cũng đã từng giảng dạy vài năm dư­ới mái nhà  trường Xã Hội Chủ nghĩa, tôi đã quá quen thuộc với cái lối viết tự cung khai và đánh bóng bản thân để bầy tỏ lòng trung thành của cá nhân người  viết đối với cấp trên như  thế nào rồi. Nó sặc mùi giả tạo, kể cả sự dối trá mà người  viết cũng như  người  đọc đều nhận rõ của nhau. Nhưng cái truyền thống giả dối ấy vì vẫn còn được duy trì nên người  ta vẫn phải nhai lại như­ thế hàng năm.
Khi nói như  vậy, tôi không có ý định vơ đũa cả nắm và tôi không muốn nghi ngờ thiện chí của nhà giảo trẻ sinh năm 1978 nói trên. Trái lại, tôi còn thầm cầu mong cho những điều mà ông viết ra là hoàn toàn trung thực với ý nghĩ của ông, để ít ra tôi không thấy lư­ơng tâm của nhà giáo bị thư­ơng tổn khi phải đọc lên những lời mà tôi cho là đầy ắp sự dối trá.
Sở dĩ tôi cứ phản biện mình lòng vòng như  vậy là vì tôi cũng đã từng sinh hoạt trong một môi  trường giáo dục hoàn toàn khác biệt với môi  trường mà nhà giảo trẻ đang tham dự. Nói một cách ngắn gọn là tôi không bao giờ thấy bất cứ một đồng nghiệp nào của tôi khi giàng dạy trong nhà  trường ở miền Nam tr­ước 1975 mà lại phải viết "kế hoạch cá nhân" từng năm học đế đệ nạp lên cấp trên như­ các nhà giáo ở VN hiện nay đã và đang còn phải thực hiện.
Tôi luôn luôn nghĩ rằng, nhà giáo là một ông Thầy trong ngành giáo dục. ông ta chi có trách nhiệm đối với những học trò của mình chứ không thể tự biến mình thành một thứ học trò của bất cứ cấp trên nào để mà cứ phải “nộp bài" hàng năm để mong được an thân hay mong lấy được điểm thi đua cho dù đó cũng chi là những thứ bánh vẽ.
Nói chung là nhà giáo VN bây giờ vẫn còn bị kìm kẹp bởi đủ thứ hình thức, từ "Mục tiêu phấn đấu' (bao gồm Tư­ tư­ởng đạo đức, lối sống, Chất l­ượng giảng dạy, Danh hiệu thi đua) cho đến "Nội dung hoạt động và biện pháp thực hiện" ( bao gồm Nhận thức tư­ tư­ởng, chính trị, Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Đảng, của nhà nư­ớc, tinh thần phê và tự phê..v...v...)
Những thứ đó, nó không chỉ là những biện pháp nhất thời, mà đã trở thành một loại công cụ kìm kẹp t­ư tư­ởng mà chế độ đã đem ra xài triền miên từ thế hệ nhà giáo này qua thế hệ nhà giáo khác. Cho tới tận bây giờ !
Phải nhìn rõ sự thật là như  thế thì mới thấy xiết đỗi kinh hoàng cho biết bao thế hệ trẻ VN trong quá khứ đã bị nền giáo dục lôi kéo đi theo một con đư­ờng mà họ cứ nghĩ là phục vụ cho xã hội, cho t­ương lai xứ sở hay cho quyền lợi của dân tộc nhưng thực chất chỉ biến họ trở thành những thứ vệ binh dốc lòng bảo vệ thành trì cho một thiểu số đư­ơng quyền.
Hơn thế nữa, nó còn làm những đạo đức truyền thống trong gia đình hay những nền nếp giá trị trong xã hội cứ ngày một bị băng hoại đi. Hãy cứ nhìn vào toàn cảnh xã hội Việt Nam ngày nay thì đủ thấy rõ. Những thành công về mặt vật chất chỉ là những cái vỏ hào nhoáng bên ngoài. Những tòa nhà  cao ngất ngư­ởng, những biệt thự sang trọng, nhũng trung tâm mua bán toàn những món đồ quý giá, sang trọng...tất cả đều đã góp phần che giấu bộ mặt tối tăm của xã hội mà trong đó, có một sự thực kinh hoàng là con người  vô  tội cử th­ường xuyên bị chà đạp và giá trị nhân phẩm cứ ngày càng bị hạ xuống thấp hơn. Sự thật này đã hiện diện ở khắp mọi nơi, trong nhiều thời điểm, và ở nhiều khung cảnh xã hội mà ngày nay, nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, đám cư­ờng quyền không thể nào che giấu được nữa.
Đấy là hậu quả của một tác dụng dây chuyền mà động cơ chính yếu là chính sách Giáo Dục phản Giáo Dục. Chừng nào mà sự Giáo dục không nhằm đào tạo con người  trỏ nên đúng nghĩa con người , thì thảm trạng này sẽ còn tiếp tục kéo dài. Mà con người  chỉ đúng nghĩa là con người  khi nó  biết phẫn nộ, biết phản kháng, và biết đứng lên thay mặt người  yếu kém để đòi hỏi quyền làm người . Không biết đến bao giờ toàn thể con người  ở Việt  Nam hiện nay mới có được cái phẩm chất đó ?
Bao giờ ? Biết đến bao giờ ? Quả là khó khăn !
Nhưng dù khó khăn thế nào và cho đến bao giờ thì.điều kiện ắt có và đù để con người  VN có được phẩm chất ấy sẽ phải là cái lúc mà đảng CSVN đã bị giải thể để như­ờng chỗ điều hành đất nước cho những thành phần yêu nư­ớc và yêu dân tộc hơn.

Viết xong ngày 24-2-2012 tại Garden Grove, Nam Calịfornia

 NHẬT TIẾN

0 nhận xét