Trong việc học tập toàn Thành, các giáo viên cũng được chia thành nhiều Tổ. Mỗi Tổ khoảng 20 người, gồm giáo viên cùng trường chen lẫn với các giáo viên trường khác. Việc ăn nói phát biểu trong sinh hoạt Tổ vì thế cũng phải dè dặt hơn. Ai mà biết được lúc nào thì bị báo cáo về tác phong học tập hay lập trường chính trị chao đảo của mình. Thôi thì cứ chiếu theo tài liệu, sách vở mà phát ngôn. Ai không nhớ câu nào, ý nào thì cứ vừa nêu ý kiến vừa giở giấy ra đọc. Thế cũng còn được đánh giá là có tinh thần tích cực, còn hơn nhiều vị chẳng hiểu mô tê gì hay chẳng muốn hiểu thì cứ làm bộ ngồi lì. Mà càng ngồi, không nghe, không chi chép thì lại càng dễ buồn ngủ. Mà đã buồn ngủ lại phải nghe mấy ông thuyết trình viên lải nhải thì giấc ngủ ùa đến còn dễ dàng hơn. Cho nên ở quanh chỗ tôi ngồi, thỉnh thoảng tôi lại bắt gặp một thầy hay một cô ngủ gục. Cũng được đi, nhưng đừng có ngáy.
Ngủ mà ngáy thì không ai bao che được, cho nên đôi khi phải huých cùi chỏ vào mạng sieờn đương sự để đánh thức. Lại cũng có khi có vị ngủ say thế nào mà đổ nhào sang cả người ngồi bên cạnh, khi choàng tỉnh dậy mới hay biết. May mà hội trường quá đông đúc chất chứa tới bốn, năm trăm người, trên bục giảng thì giảng viên cứ thao thao bất tuyệt, nên dưới "xóm nhà lá" nếu có xảy ra chuyện gì thì cũng chẳng ai quan tâm.
Cái tệ trạng này hẳn Ban tổ chức khóa học cũng hay biết, nhưng cũng phải coi là chuyện chẳng đặng đừng. Bởi vì chúng tôi cũng đã quá mệt mỏi vì phải ôm đồm quá nhiều công tác, đã thế việc ăn uống bồi dưỡng sức khỏe lại cứ ngày càng tồi tệ đi.
Hồi tham dự khóa học tại trường Bồ Đề ở cạnh chợ Cầu ông Lãnh, tôi còn nhớ buổi chiều cứ tan ra là các thầy cô xúm lại hàng bán hạt ngô tẽ, cứ 1 đồng thì người bán xúc đầy 1 lon sữa bò. Người nào cũng mua vài ba lon để dùng cho bữa chiều hay ngày hôm sau. Hạt ngô đem về luộc lại ăn thay cơm hoặc nhà còn gạo thì thồi cơm trộn với ngô. Như thế cũng còn sang hơn là ăn bo bo là thứ vừa khó nhai lại trở ngại trong vấn đề tiêu hóa. Trong tình cảnh ấy mấy ai còn đủ sáng suốt để mà nghe thuyết trình viên dài dòng về những thứ trên trời dưới đất, nào là “ quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản từ cuộc cách mạng Dân chủ Nhân dân chuyển qua Cách mạng xã hội Chủ nghĩa , nào là "Cuộc đấu tranh giai cấp của chúng ta là đưa nền sàn xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn, kết hợp cải tạo với xây dựng mà xây dựng là chủ yếu “ nào là "Chuyên chính vô sản tức là cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ nhằm xóa bỏ giai cấp bóc lột. xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa để mọi thành viên trong xã hội làm chủ tập thể, làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình " ....v...v....”
Đố ai trong những ngày hè nóng như đổ lửa mà phải ngồi trong một hội trường đông nghẹt những người, chỉ có mấy cái quạt trần uể oải quay chậm, rồi lại phải nghe ngần ấy thứ vớ vẩn trong nhiều tiếng đồng hồ mà không thấy nhức đầu, không buồn ngủ thì phải được phong lên làm Thánh.
Mà như thế cũng vẫn cha xong đâu. Điều ngán ngẩm nhất mà ai cũng phải trải qua là sau mỗi bài giảng, các thầy cô còn phải chia Tổ thảo luận rồi về nhà viết thu hoạch" để hôm sau nộp cho ban Tổ Chức khóa học nữa.
"Thu hoạch" ! Nhà nông mà tới lúc này thì hằn ai cũng tràn đầy vui vẻ. Nhưng lũ giáo viên chúng tôi thì lại cho đây là một khoản mà mọi người ai cũng ngán nhất, đặc biệt là các cô giáo miền Nam cũ. Vào thời điểm này, tôi thấy các cô có vẻ thân thiết với nhau hơn là ngày xưa. Hình như những khắt khe của thời thế đã trở thành chất keo gắn bó họ lại với nhau hơn.
Họ chia với nhau từng nắm xôi, tấm bánh, chỉ bảo tận tình cho nhau về cách xài miếng thịt, con cá khi lãnh ở trường về, nh chiên xào cách nào cho có lợi nhất, hoặc là cung cách tận dụng những miếng mỡ hiếm hoi tách ra từ lạng thịt. .
Họ như đang cùng với nhau đi trên một quãng đường đời xa lạ, lại có chung một hoàn cảnh là phải mang gánh nặng gia đình khi chồng không có mặt hoặc vì thất lạc lúc di tản hoặc đang bị giam cầm đâu đó trong nhà tù cải tạo Những nỗi nhọc nhằn mà họ đang phải chịu đựng khiến mặt họ trở nên khó đăm đăm, mà lại hay lãng trí, đang nói chuyện với người đối diện mà đầu óc cứ để đi đâu, nhiều khi cứ ngớ ra không biết mình đang bàn luận về câu chuyện gì. Ay thế mà khi túm năm, tụm ba ở riêng một chỗ thì họ lại cười đùa rả rích về những chuyện khôi hài, ngớ ngẩn trong nếp sống bây giờ. Thì ra cái cốt cách hồn nhiên, tươi tre của họ ngày xưa vẫn không bị thời thế làm cho tàn lụi đi. Chúng chỉ lặn sâu vào bên trong tiềm thức của mỗi người.
Nói cho đúng ra, "thu hoạch" chỉ là một bài viết theo đúng cung cách của một con vẹt. Con vẹt khi nói thì nó đâu có nghĩ gì. Nhưng chủ của nó lại rất thích. Các nhà lãnh đạo bây giờ cũng cùng chung cái tâm lý đó Đọc một bài 'thu hoạch", họ biết thừa là giả dối, nhưng vẫn mang ra bình phẩm với nhau để cùng gật gù thỏa mãn. Nói cho ngay, chính lhọ cũng đang giả dối với nhau đấy. Đâu có vị nào dám bầy tỏ ý -kiến là thôi vứt quách cái chuyện viết thu hoạch đi cho rồi, bọn chúng nó chỉ nói vuốt đuôi đấy thôi.
Thì ra từ kẻ có quyền xuống tới bàn dân thiên hạ, ai ai cũng đều sống giả dối hết, mà lạ thay, .họ lại cùng nhận biết ở nhau là đã giả dối, vậy mà đời sống vẫn cứ tiếp diễn năm này qua năm khác y nh thế thì mới là kỳ chứ !
Tuy nhiên, nói cho cùng thì chuyện viết thu hoạch không hẳn là hoàn toàn không có tác dụng gì. Nó là thước đo sự chống đối của chế độ. Trong hàng ngàn bài viết chất cao thành từng đống, sẽ có một vài bài được đặc biệt moi ra để xăm xoi từng chữ. Đó là bài viết của một số người đã có tên trong danh sách bị nghi ngờ là có đầu óc phản động hay chống đối. Tất nhiên họ sẽ chẳng kiếm được âm mưu gì trong những trang giấy vô tri đó. Nó chỉ chứa toàn những lời lẽ đầu môi chót lưỡi. Cũng chẳng sao, nội dung cứ bẻo lẻo, giả dối đi, nhưng ít ra nó cũng là dấu hiệu của sự phục tùng. Kê không phục tùng đời nào chịu viết những lời như thế. Vậy ít ra nó cũng làm thỏa mãn lòng tự ái của những kẻ đang cầm quyền.
Có điều là trong hàng ngũ giáo viên, nào có ai tự nghĩ mình không phải là thành phần đang bị theo dõi, ngoại trừ thầy, cô nào có thân nhân là cán bộ từ miền Bắc vô Nam tăng cường công tác. Số này cũng có, nhưng không nhiều. Phần còn lại, hầu như ai cũng có cảm giác như đang có lưỡi gươm lơ lửng trên đầu. Nhà giầu là có tội Chân tay mũm mĩm không dấu vết chai sạn vì lao động cực nhọc cũng mang mặc cảm là lớp người đi bóc lột. Ngày trước, nếu giao du quen biết với những giới có chức, có quyền thì cũng ngán ngẩm không biết khi nào bị moi ra để bị buộc vào tội đã dính líu đến một vụ việc vu vơ nào đó. Đặc biệt là các bà có chồng đang đi học tập cải tạo thì hầu như đã sống trong sự nhủi chui, dè dặt, chi mong đừng có ai để ý tới mình. Như trường hợp cô Hường ở trường tôi, tôi biết khá rõ. Từ nhiều năm trước, cô cũng là một đồng nghiệp của tôi, chuyên dạy môn Nữ Công, Gia Chánh. Về trình độ học vấn thì cô có vẻ như chỉ qua một hai năm đầu bậc trung học, nhưng về nữ công, gia chánh thì cô lại rất giỏi. Vì thế cô vẫn được tuyển dụng để dạy cắt may, nấu nướng cho nhiều lớp trong toàn trường. Sau tháng T -1975, chồng cô là sĩ quan cấp Tá phái đi học tập cải tạo. Cô ở nhà chèo chống lo nuôi một bầy con nhỏ. Ngày xa cô khá đẹp, lúc nào cũng thuần nhã từ cung cách ăn nói cho đến cử chỉ giao tiếp bên ngoài. Nhưng nay thì khó tìm ra được nhân vật cũ trong con người của cô bây giờ. Chiếc áo dài xưa không còn nữa. Quanh năm chỉ thấy cô bận chiếc áo cánh nâu, chiếc quần thâm vải dầy và vai lúc nào cũng khoác một cái bị mang đầy ống chỉ, vai thêu, mẫu thêu và những cuốn sổ ghi chép. Rất ít khi thấy cô mỉm cười, nụ cười với hai bên má lúm đồng tiền ngày xa nay tắt ngủm trên đôi vành môi khô héo không được thoa son. Đôi mắt trong veo của cô bây giờ đã thấy vẩn đục. Nó thấp thoáng một vẻ phập phồng, e ngại như lúc nào cũng chờ đợi chuyện bất trắc xây ra cho mình. Sau này tôi mới hiểu lý do tại sao cô lại cứ phơi mang cái tâm trạng bất an ấy. Bởi vì ngoài chuyện dạy may cắt trong trường, cô còn lo chạy hàng xách kiếm tiến nuôi con. Mà nói cho đúng ra, chuyện buôn bán của cô chẳng có gì to tát. Bà cán bộ này cần mua cái quạt máy, ông cán bộ kia đang kiếm dàn loa hay cải tủ lạnh. Cô chỉ lâ người trung gian móc nổi người mua, kẻ bán kiếm lời. Trong nhà của cô tuyệt đối không chứa chấp một món hàng gì. Khách hàng lại cũng không ở cùng Pưhờng, cùng xóm. Mối lái mà cô có được là nhờ bạn bè quen biết rỉ tai mách giùm.
( còn tiếp)
0 nhận xét