Open top menu
Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013



                                                                                        Nhà văn NHẬT TIẾN

                                  (tiếp theo)



Nhưng trong cương vị "một giáo viên nhân dân", cô đã thấy mình đang làm chuyện tầy trời. Đã là nhà giáo thì phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối nhà nước không  được móc ngoặc, không  được buôn bán chợ đen chợ trời, phái phát huy tác phong của con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa, một người vì mọi người, mọi người vì một người..v..v. . .Nghĩa là đú thứ trách nhiệm đè lên đôi vai của nhà giáo. Nhưng nếu không dấn thân vào chuyện kiếm chác thêm thì con cái đói. Đó là cái điều mà cô thấy tâm trạng của mình lúc nào cũng bất ổn.

Phải dài dòng như vậy là để thấy cô đã lo lắng như thế nào khi phải viết thu hoạch sau mỗi bải thuyết trình cuả giảng viên. Một lần tan học, cô nán chờ tôi tại chỗ để xe trong sân  trường. Cô rụt rè nói:

- Viết thu hoạch khó quá, thầy ơi !

Tôi nhìn quanh rồi mỉm  cười :

- Họ không đọc bài của cô đâu. Cứ chép đại một đoạn nào đó trong tài liệu rồi đem nộp là xong rồi.

Cô dãy nẩy :

- Không  được đâu ! Nhỡ bị phát hiện, nó lôi ra thì khốn.

- Tôi thấy khối người làm thế. Có sao đâu. Họ đâu rỗi hơi ngồi đọc cả ngàn bài. Chỉ lọc ra những tên tuổi bị nghi là có vấn đề thôi.

- Thôi, thầy giúp tôi đi ! .

Tôi nhìn lại cô một lần nữa. Hình ảnh tiều tuỵ, phu nhân một Thiếu tá đang phải đi học tập cải tạo khiến tôi ngậm ngùi. Nhất là nhìn vẻ mặt của cô, cứ như đang mang một vẻ thất thần của một kẻ chơi vơi giữa dòng trông tìm một cái phao đề níu kéo. Tôi đành chép miệng :

- Thôi  được. Tôi sẽ xào nấu bài của tôi rồi để cô chép lại. Đừng có lo lắng quá.

Bất giác cô nhoẻn một nụ  cười. Tôi hình dung ra  được vài nét tươi trẻ ngày xưa của cô trong nụ  cười ấy. Thế là kể từ hôm ấy, cứ độ vài hôm, vào khoảng chiều tối, cô lại tạt qua nhà tôi để lắy bản nháp.thu hoạch mang về chép lại. Mà tôi thì cũng chẳng mất công gì nhiều. Cái dàn bài "thu hoạch" mà tôi tự thảo ra đã nằm sẵn trong đầu. như khởi đầu thì phải nhắc qua mục đích, yêu cầu của bài mà giảng viên đã trình bầy, rồi tóm tắt nội dung bài ấy trong vài câu, nếu cần thì trích nguyên con vài đoạn. Rồi phía ra vài câu đánh giá mức độ tiếp thu của mình. Sau cùng là liên hệ bản thân rằng "sẽ phấn đấu trong công tác để hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ của người giáo viên dưới mái nhà  trường Xã Hội Chủ Nghĩa". Tất cả cứ tròm trèm 2 trang viết tay khổ giấy đôi là ổn thỏa. Trong suốt khóa học kéo dài 30 ngày, mọi sự cứ thế trôi qua. Nhưng tôi lại không hay rằng mấy bài thu hoạch viết giùm một cách sơ sài như vậy lại  được mấy bà, mấy cô cùng  trường truyền tay nhau đem ra xào nấu lại.

Một cô giáo trong Tổ chuyên môn ghé vào tai tôi thì thào:

- Họ phong thầy làm "họa sĩ '. Chuyên vẽ giáo án, vẽ biên bản, vẽ thu hoạch. . . .

Tôi hoảng hồn: '

- Bảo họ kín mồm không thì chết tui !

Cô ta  cười ngỏn ngoẻn :

- Thầy yên chí đi. Có chết thì chết cả nút chứ đâu riêng gì thầy.

Hóa ra, thỉnh thoảng khi tới  trường tôi  được người này giúi cho gói xôi, người kia thanh kẹo lạc, đó cũng là nhờ các kiểu vẽ vời ấy của tôi.  Tôi không cho những thử quà vặt vãnh đó là những món hối lộ. Tôi chỉ nghĩ rằng đấy là sự biểu lộ tình cảm.của những kẻ đồng hội đồng thuyền. Mà điều này thì lại rất quý trong thời buổi này. Nó sẽ xóa tan đi những mối nghi kỵ, dè bỉu lẫn nhau giữa những con người đang cùng phải chống chọi với đủ mọi thứ khó khăn trong đời sống. Nhất là xỏa đi  được cái sự chụp lên nhau cái mũ của kẻ hèn nhát, giẫm đạp lên nỗi đau của đồng nghiệp để mưu cầu sự bình an cho riêng mình . Những ngày dạy học ở miền Nam xưa, có bao giờ chúng tôi lại phải đối diện với những tâm tình kiểu ấy ! !





                                        VẬT  VÃ THEO HỌC KỲ



Vẫn theo như cung cách từ xưa, nhà  trường bây giờ cũng chia mỗi niên học thành hai học kỳ, nhưng gọi là Học Kỳ 1 và Học Kỳ 2 thay vì tên cũ là Đệ Nhất và Đệ Nhị Lục Cá Nguyệt. ở cuối mỗi học kỳ, học sinh các lớp cũng phải làm bài thi cho tất cả các bộ môn để lấy điểm trung bình toàn năm, sau đỏ sẽ  được xét cho lên lớp hay phải học lại.

Ngày trước, việc ra bài, chấm bài của các học sinh thi hai Lục Cá Nguyệt đều do các thầy cô đảm trách, nhà  trường không lý tới. Miễn là có thi, có chấm bài và giao bảng điếm cho vị Giám thị là xong việc. Còn bây giờ, tuy tính cách của kỳ thi thì vẫn thế, nhưng nỏ lại  được rầm rộ thổi phồng lên, nào họp hành, nào thông cáo, nào quy trình nào ôn tập, nào phụ đạo . . .cứ rối tinh lên, tạo nên một bầu không khí khẩn trương đối với cả thầy lẫn trò. Nhưng cũng vì thế mà nó cũng làm tăng thêm ấn tượng tốt đẹp của mọi người về sự quan tâm hết mức của Ban Giám Hiệu đối với học sinh.

Cho nên, cả tháng trước khi tới ngày thi, các thầy các cô đã đôn đáo hết buổi họp này đến buổi họp khác. Họ phải trình lên ban Giám Hiệu kế hoạch ôn tập trước  khi thi, kế hoạch dạy thêm giờ phụ đạo cho các học sinh kém, rồi lại phải mở tung sổ điểm các tháng trước đó để lấy điểm trung bình trên các bài vở của học sinh. Sau đó lả ]ập bảng phân loại, đứa nào thuộc con em chế độ cũ, đứa nào ở A vào hay ở Rừng ra, điểm trung bình nửa năm học của mỗi đứa bao nhiêu để dựa theo đó mà phân biệt: loại giỏi, loại trung bình, loại kém.

Những đứa còn kém thì lên lịch dạy "phụ đạo". Những đứa từ miền Bắc tức ở A vào, mà lại thuộc loại kém thì phải lập danh sách riêng để Ban Giám Hiệu tính toán việc nâng điềm sao cho kết quả kỳ thi nom đừng tệ hại quá Và nhất là việc xét điểm lên lớp thì tuyệt đối không thể có đứa nào ở A vô mà bị tụt lại. Trong giờ ôn tập, thầy cô phải soạn trước các đề thi thử để cho học trò làm quen với các câu hỏi trong đề. Rồi ở mỗi câu hỏi, người soạn cũng phải viết đầy đủ đáp án đi kèm để Ban Giám Hiệu xem xét, đánh giá hoặc uốn nắn sao cho câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh cũng như đáp ứng nhu cầu về lập  trường chính trị.

Lắm lúc bị nhồi vào đầu nhiều thứ việc quá, một anh bạn đồng nghiệp của tôi bỗng nổi cáu, văng tục :

- Thi Học kỳ trình độ phổ thông cơ sở chứ có phải Cử nhân, Tiến sĩ ớ. đâu mà cứ ngậu sị cả lên.

Một cô giáo đáp lại:

 -Chẳng Cử nhân, Tiến sĩ gì nhưng nghe nói có đại diện Phòng Giáo Dục Quận xuống thanh tra các buổi thi nên ông Hiệu trưởng nhà ta mới ngậu sị lên thế.

Người văng tục lúc nãy lại lên tiếng hậm hực :

- Mấy thằng Quận thì biết cái đếch gì mà thanh tra.

Rồi anh kể :

 - Bữa nọ một tay ở đó xuống đây. cắp đít đi đi lại lại trên hành lang, vừa lúc tôi xớ rớ đi qua nên tôi mới bị  kêu lại hỏi là: "Thầy dạy môn gì?" Tôi đáp tôi dạy môn Lý, cấp 2. Hắn lại hởi:         

"Chư ơng trình Thầy dạy tới đâu rồi, có bị trễ tiết nào không ?”

Tôi đáp là tôi theo đúng giáo án. trong giảo án có ghi cả ngày dạy, lẫn đề bài. Đó là bài "ảnh thật và ảnh áo trong Thấu kính Hội tự'. Xin cứ mở ra coi .

Đến đây anh  cười hề hề:

 - Chắc hắn nghe thấy tiếng . .tụ. . .tụ .. nên hắn giật mình tưởng tôi nói bóng gió lãnh tụ gì đó bèn nghiêm mặt  mà nói: thầy nói cái gì ? ảnh nào chả là ảnh, sao lại có chuyện thực với ảo ở đây?"

 Mọi người cứ ré lên  cười, sau lại có người hỏi :

- Rồi thầy trả lời ra làm sao ?

- ông nội tôi ơi ? Lại còn phải trả lời nữa kia à ?

Tôi thì tôi ngả ngay cái nón ra, vái hắn ta một vái rồi tìm cớ chuồn một mạch !

Những mẩu đối đáp như thế cũng làm cho chúng tôi quên mệt và thì giờ qua mau. .

Nhưng công việc thì chẳng vơi thêm chút nào. Trong những lúc tháo luận hào hứng, Ban Giám Hiệu nhà  trường lại còn chấp thuận cho Chi Đoàn  được phát động phong trào thúc đẩy học sinh tham gia cuộc thi "Đố Vui Để Học" dành cho các lớp Cấp 2. Đây là sáng kiến của mấy Thầy trong Chi hội Nhà Giáo Yêu Nước “cọp giê" nguyên văn chương trình "Đố Vui Để Học" của đài truyền hình số 9 VNCH mà người sáng tạo ra nó là anh Đinh Ngọc Mô, người đã sớm qua đời mấy năm trước đây. .

Dĩ nhiên hình thức học tập nào hay ho, có ích lợi cho việc học của học trò thì rất nên phục hồi và gìn giữ." ông Hiệu trưởng đã nói thế và chỉ tiếc là ông chỉ tuyên bố câu nói ấy trong có mỗi dịp này. Tổ chức một cuộc thi Đố Vui, nghe thì đơn giản, nhưng cũng nảy nòi ra đủ thứ linh tinh. Trước hết là về việc soạn câu hỏi cho các thí sinh dự thi. ông Hiệu trưởng đã ra rất nhiều chỉ thị theo kiểu  dặn dò về việc này. Nào các thầy cô phải bám sát lập  trường chính trị, phải theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước cũng như quy chế của ngành giáo dục. Rồi nội dung các câu hỏi cũng phải có tính cách nâng cao tinh thần giác ngộ cách mạng, phù hợp với trình độ kiến thức của học sinh, và không ra ngoài phạm vi sách vở đã  được Bộ Giáo Dục chuẩn y ...vân vân và vân vân..

Khi ngồi soạn những câu hỏi sao cho phù hợp với các yêu cầu đó hẳn cũng đã có nhiều thầy cô oán thán mấy ông trong Chi hội Nhà Giảo Yêu Nước lắm. Trong khi mọi sự cũng đã rối bời lại cử đẻ thêm chuyện để làm  gì không biết nữa. Một vị chợt lên tiếng an ủi và giải thích:

= Mình bận thì các cha ấy cũng bận theo, chứ có ngồi không chỉ tay năm ngón đâu. Nhưng họ đang phấn  đấu đế  được vào biên chế đấy. Lương đang ba chục lên ngay sáu chục, mấy hồi.

- ôi ? Cái vụ Biên Chế này mới chính là mối quan  tâm của các thầy cô. Bởi nó là đầu mối chấm dứt giai đoạn "tạm dung".  được biên chế 1à  được chính thức công nhận vào hàng ngũ của các nhà giáo trong nhà  trường XHCN. Chẳng thế mà trong trường đã có tiếng xi.xào bàn tán với nhau, kỳ nảy những ai thuộc diện biên chế, những ai đang  được xem xét, chưa quyết định xong. Người có tin sắp  được biên chế thì lại phấp phỏng không biết sẽ ở bậc lương mấy chục đồng. Đang ba chục mà lên bốn  chục, bốn mươi lăm thì chẳng ăn nhằm gì. Giá lên  được bậc năm mươi, sáu mươi thì tốt hơn. Nhưng có người lại tỏ ra thành thạo phát biểu :

 - Làm gì ra có chuyện "sáu mươi" ! "Năm mươi ' hai" là hết cỡ. Bên mấy  trường kia đã như thế rồi.

Thế là lại có tiếng chép miệng :

- Thôi mấy thì mấy, miễn là cứ biên chế cho chắc ăn cái đã ?



                                                     (còn tiếp )

0 nhận xét