Open top menu
Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

                                                                    Nhà văn NHẬT TIẾN

                               (tiếp theo) 


Phải trình bầy sơ qua như vậy để ta thấy các thầy cô quan tâm việc biên chế tới mức nào. Bởi vào "biên chế' tức là vừa được lên lương, lại vừa chính thức được Bộ Giáo Dục tuyển mộ vào hàng ngũ các nhà giáo. Người chưa được biên chế thì chỉ là chân tạm bợ, có thể bị sa thải bất cứ lúc nào. Mà khi bị sa thải thì Phường Khóm tới nhà mời đi Kinh Tế Mới mấy hồi.

Cho nên, trong những sinh hoạt ngấm ngầm ở trường, ngoài chuyện xì xào về kỳ này ai được biên chế, ai chưa được xét tới, lại còn xuất hiện tình trạng phấn đấu , để được vào biên chế. Hai chữ “phấn đấu' vào thời kỳ này quả là ẩn tàng nhiều ý nghĩa. Nó chất chứa nhiều sự việc, mang nhiều hình thái, chứa đựng nhiều mánh khóe, lắm mưu mô và tất nhiên sẽ phát sinh nhiều bi kịch có thể nhớ đời. Cho nên sẽ không có gì là khó hiếu khi nhu cầu biên chế làm nẩy sinh tệ nạn. Vài vị khả kính có thể đã lén lút gặp cán bộ, xầm xì báo cáo việc này việc kia. Nhưng đa số thì biểu lộ bằng hình thức bớt tệ hại hơn, tức là chỉ cứ cong cổ, gồng sức lên làm việc để "trên" nhìn thấy trình độ giác ngộ cách mạng của mình . như vậy, trách làm chi mấy vị bên Chi Hội Nhà Giáo Yêu Nước đẻ chuyện, gây rối cho bà con. Họ cũng cần biên chế như ai vậy, vì nếu không cần thì họ đâu có vội chui vào cái Chi Hội mang tên là Nhà Giáo Yêu Nước này !

Được cái là đối với các giáo viên thuộc bộ môn Khoa học như Toán, Sinh Vật, Vật Lý, Hóa Học . . .thì việc soạn câu hỏi cho các cuộc thi Đố Vui Để Học tương đối là dễ. Kiểu như :

- Bộ phận hô hấp của con cá là gì ? " (đáp án : Là Mang con cá, dùng đế trao đổi không khí).

- Muốn 1 gam nước đang sôi bốc thành hơi thì phải cần thêm bao nhiêu nhiệt ?" (đáp án: 539 calo)

- Hóa trị của Nhôm, và cho biết hóa trị gam của nó ?"( đáp án : Hóa trị của Nhôm là 3- Hóa trị gam của nó là :A/n-27/3=9) .

Cứ theo cái kiểu câu hỏi và đáp án như thế thì người soạn chẳng phải lo toan gì đến chuyện đường lối, chính sách hay lập trường chinh trị gì cả.

Nhưng với môn Văn hay môn Sử thì có khác đấy! Tôi đã thầy các giáo viên thuộc hai Tổ ấy cứ đôn đáo chạy tới chạy lui hói nhau, trao đổi từng câu, từng chữ để hoàn tất các câu hỏi như :

"Bác Hồ đi ra nước ngoài tại đâu, năm nào ?"

Họ cãi nhau ỏm tỏi vì cái đáp án. Người thì cho là ở Nhà máy Ba Son, người thì cho là bến Nhà Rồng. Sau phải hỏi anh Bi thư Chi đoàn thì mới được xác định là bến Nhà Rồng. Còn câu hỏi thì cũng không được nói đi ra nước ngoài trống không, mà phải sửa là đi ra nước ngoài tìm đường  cứu nước  mới đầy đủ. Cho nên đáp án hoàn chỉnh sẽ phái là : "Bác đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước ở bến Nhà Rồng, nãm 1911.

Mấy thầy soạn câu hỏi được một phen toát mồ hôi hột. Đúng lả có đi hỏi thì vẫn có hơn, chứ nếu chỉ nói khơi khơi "Bác đi ra nước ngoài" không thôi, thì chả hóa ra Bác. . . . đi du lịch à ?

Tuy nhiên những câu hói không dính gì tới Bác Hồ thì xuống xẻ và mọi người cảm thấy yên tâm hơn. Thí dụ như :

Đọc câu tiếp theo của câu thơ sau đây : "Từ  ấy trong tôi bừng nắng hạ . . . " và cho biết tác giả là ai ? (đáp án : Câu tiếp theo là “ Mặt tròi chân lý chói qua tim" – tác giả là Tố Hữu)

- "Mặt trận Điện Biên Phủ trên không xây ra ở đâu? năm nào ?" (đáp án: ở Hà Nội và Hải Phòng – năm 1 972) .

Ngoài kiến thức lấy từ bài học ra, Ban tổ chức cũng phải chêm vào những câu hỏi có tính cách khẩu hiệu, nghĩa là cần nhắc đi nhắc lại trong bất kỳ tình huống nào. Thí dụ như:

- Ai đã lãnh đạo nhân dân ta đánh bại hai Đế quốc sừng sỏ thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ ?(đáp án : Dó là Đảng CSVN quang vinh !). Phải nhớ dặn học trò là đừng quên hai chữ "quang vinh". Gặp những câu .kiểu này thì vấn đề thắng-thua chỉ còn là thuộc toán nào nhanh tay bấm nút cho cái đèn bật sáng trưc !

Vì thế, việc bấm nút các toán viên dự thi cũng phải thực tập. Phải vùa nhanh tay, lại vừa chính xác, nghĩa là chộp xong được cái nút rồi thì phải nhấn mạnh tay để bảo đảm mạch điện được nối thì chuông mới kêu, đèn mới nháy. Vốn là những dụng cụ chỉ do chế biến, nên chuông, đèn không được nhậy lắm, mặc dù cũng phải kể đó là một công trình vận dụng óc sáng tạo của các Tổ viên Tổ Đồng Hồ. Vào thời điểm đó, lại chỉ là một trường trung học cấp Quận trong Thành Phố thì ai lấy đâu ra được những bộ phận tinh vi như đã từng có ở Đài truyền hình số 9 trước  đây Cho nên các Thầy đã sáng chế ra một hệ thống bấm nút cho các nhóm dự thi, mỗi nhóm 4 người bằng những cái chuông đồng hồ báo thức nối mạch với 4 cái bóng đèn, thông qua 4 cái nút chuông điện thường có ở cổng các ngôi biệt thự. Đồ tuy han gỉ, xộc xệch, nhưng được mài giũa, chùi rửa kỹ lưỡng thì cũng đủ xài. Chinh ông Hiệu trưởng trường tôi đã đích thân xuống xem xét cái hệ thống nhấn chuông dự thi này. ông .xăm xoi từng mạch điện, ngắm nghía từng cái đồng hồ còn có khà năng reng chuông, rồi lại thử bấm đi bấm lại nhiều lần từng cái nút nhấn. Mà lần bấm nào thì đèn cũng nháy nháy, chuông cũng kêu reng reng, làm ông toét miệng ra cười. Xem ra ông rất hài lòng mà cũng khâm phục lắm ? Đây là một sự kiện hiếm thấy ờ nơi ông khi ông công khai bầy tỏ các thầy giáo ở miền Nam cũng có nhiều khả năng và kiến thức.

Cuộc thi Đố Vui Để Học đã diễn ra rất xuống xẻ. Trong hội trường, tiếng vỗ tay cổ võ, tiếng la hét biểu lộ sự vui mừng chen lẫn với tiếng chuông kêu rèn rét, rèn rét . sau khi mỗi câu hỏi được đọc lên làm bầu không khí trở nên rất vui nhộn. Thật hiếm khi nào mà Ban Tổ chức và người tới tham dự lại cùng chia sẻ với nhau niềm vui một cách chân tình như thế. Mẳy vị cán bộ ở Phòng Giáo Dục trên Quận cũng xuống tham quan, khen ngợi, lại còn hứa viết phúc trình lên Thành ủy để xin "nhân" cái hình thức tổ chức này ra tới nhiều trường khác nữa. Mặt mũi ông Hiệu Trưởng vì thế cứ tươi rói, và đây cũng là một điều rất họa hoằn, ít khi ông chịu biểu lộ ra. Các Toán dự thi tất nhiên là được ban thưởng. Ở Toán thắng giải, mỗi người đều được một tờ giấy khen. Hai Toàn Nhất và Nhì lại có thêm một gói to tướng, bao giấy bóng kính đỏ chói, bên trong có đủ thứ để mang về chia nhau nữa. Một cô giáo tò mò hỏi cô bạn trong Ban Tiếp Liệu :

- Các gói ấy có gì bên trong thế ?

Cô bạn nhẩn nha trả lời :

- Bút chì, tập vở, sổ ghi, kẹo cứng, . . . cả mì gói nữa ?

- Vậy Nhất, Nhì như nhau à ?

- Đâu có ! Giải Nhất còn thêm bột ngọt.

- úi cha ! Có cả bột ngọt thì ngon quá cỡ rồi !

                              

                                          ***

Tới hôm tổng kết điểm thi của học trò tại Tổ Chủ Nhiệm Lớp, một cô giáo nói rụt rè:

- Lớp em chỉ có trên 60% đạt điểm trung bình. Còn thì toàn điểm 4 với điểm 3 thôi.

Một vị khác nói:

- Thế còn ngon chán. Cái lớp của tôi có đến hơn 10 tên thuộc loại cá biệt, chúng nó tạo ảnh hưởng xấu trong việc học nên chi có trên 30% là đủ điểm lên lớp thôi.

Có người kêu lên:

- Chết ! như thế thì 'vớt" làm sao ?

Tôi mỉm cười :

- Đừng có lo. Cứ theo chỉ thị của Ban Giám Hiệu mà làm.

Một cô chép miệng:

, Tình huống này thì phải nâng điểm đến cả nửa . .lớp mất thôi.

Những băn khoăn thắc mắc của mọi người chỉ kéo dài có vài hôm. Qua tuần lê được coi là kỳ hạn các giáo viên phải nộp bảng tổng kết sĩ số học trò được lên lớp, thì ngay đầu tuần, tôi được gọi lên văn phòng Ban Giám Hiệu để gặp ông Hiệu Trưởng cùng bà Hiệu Phó. Bà Phó lên tiếng trước :

Tình hình các lớp của thầy tới đâu rồi. Đã có bảng tổng kết chưa ?

Tôi đáp:

- Về điểm chính thức thì chúng tôi đã cộng xong hết rồi, nhưng cha vào sổ vì còn chờ coi chủ trương của nhà trường lấy vớt là bao nhiêu ?

- Lớp mà thầy làm Chủ nhiệm có tỷ lệ bao nhiêu đứa được lên lớp ?

- Năm mươi lăm phần trăm.

Ông Hiệu Trưởng bây giờ mới lên tiếng :

- Sao ít thế ? Thầy dạy dỗ ra sao mà kết quả ra nông nỗi ấy ? Có giáo án đầy đủ không ? Có dạy phụ đạo không ? Trước ngày thi có ôn tập không ? Có nghỉ ốm ngày nào không ?”



                                         (còn tiếp)

0 nhận xét