Open top menu
Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013



                                                                            nhà văn  NHẬT TIẾN

                                                
                           (tiếp theo)

      



Hóa ra trong tiến trình sắp xếp đã xẩy ra một chi tiết bất thường. Số là đám quan khách trên đường đi xuống phía hội trường, lúc ngang qua khu vực dành cho các Tổ lao động thì có mấy vị tò mò muốn ghé qua để quan sát.

Ông Hiệu trưởng trường tôi đã hoan hỉ giải thích mọi sinh hoạt ở đây, nào Tổ Đồng hồ, tổ Ấn loát, Tổ Thêu may, tổ Mành mành trúc . . . . Tất cả đã nói lên sự quan tâm của nhà trường trong công cuộc đề cao tinh thần lao động đối với các giáo viên dới mái nhà trường XHCN.

Với ngần ấy thì giờ bỏ ra để giải thích, thì trong hội trường mọi người đã đánh sạch banh cả tô bún của mình.

Thôi thế cũng đành chứ biết làm sao. Lúc phái đoàn quan khách bước vào thì mặt bàn nơi các giáo viên ngồi bát đũa đã lỏng chỏng, giấy chùi tay vương vãi, tệ hơn nữa là có nhiều vị giáo viên bò luôn buổi họp, chuồn ra sân gọi nhau ì ới lấy xe ra về.

Quang cảnh bừa bãi, tan hoang, chăng còn ra cái "thống chế" gì

Nhưng còn ai biết nói gì hơn ?

                                

                                                   ****



Tuy nhiên những sự thể diễn ra trong một buổi liên hoan như thế, tuy cũng là những điều đáng xấu hổ trong một xã hội văn minh nhưng xét cho cung, con người trong xã hội văn minh đâu có bị dồn ép tới mức cùng kiệt như  những nhà giáo chúng tôi ở thời điểm đó. Hơn nữa, cũng có thể nghĩ rằng sự thể phũ phàng nếu đã xây ra như thế thi nó cũng là cái thước đo lòng quý trọng của các giáo viên chúng tôi đối với đám quan chức nhà nước đến như thế nào ?

Nay ngồi nhắc lại cái kỷ niệm chua xót đó, tôi bỗng muốn so sánh cái nền tảng đạo đức trong ngành giáo dục của ba, bốn chục năm về trước với hiện trạng của ngành giáo dục ở Việt Nam bây giờ. Hồi đó, tức sau ngày 30-4-1975, giáo viên dù nghèo, dù thiếu thốn, dù có đến nỗi húp một tô bún trước giờ khai mạc, nhưng cũng không bao giờ xây ra tệ trạng giáo viên gạ gẫm nữ sinh để đổi tình lấy điểm như đã xẩy ra trong ngành giảo dục ở VN hiện nay.

Hồi đó ông Hiệu trưởng có hống hách đeo súng lục vô trường để dọa dẫm thị uy với mọi người, nhưng không có cái cảnh Hiệu trưởng mua dâm học trò, lại còn tổ chức bán dâm cho đám quan chức quyền uy trong địa phương của mình nữa. Hồi đó nếu học trò có đi báo cáo thầy, cô tới trễ vài phút, bỏ lớp ra ngoài mấy lần trong giờ học, hay nói chuyện hồi xưa thế này, hồi xưa thế khác..v..v. . . thì cũng không cỏ cái cảnh chúng đâm chém nhau trong sân trường, hoặc nữ sinh tác oai tác quái trên hè phố, ngay giữa chốn đông ngời.

Rồi còn biết bao nhiêu thảm kịch xây ra trong nhà trường, trong hàng ngũ giáo chức, trong các lề lối thi cừ và trong các trường thi..v..v. . . với những trò gian lận, trao phong bì, đem phao thi vào trắng xóa sân trường.

Đấy mới chỉ là nói những chuyện trực tiếp trong phạm vi nhà trường.

Nhưng nhà trường là đầu mối của đạo đức gia đình, đạo đức xã hội.

Do đâu mà có kẻ thì vung hàng chục, hàng trăm tỷ đồng trong những lề lối sống xa hoa, phí phạm, ngồi xổm lên nỗi đau của hàng triệu con ngời, trong khi còn có nhiều kẻ thì hãy còn.đang vất vưởng sống cầm hơi bằng những đồng lương chết đói.

Do đâu mà có cảnh con nít hàng năm cứ phải đeo phao bơi qua sông để đến trường học mà từ tai to mặt lớn trong mọi tổ chức Đảng, Chính Phủ, Mặt Trận Tổ quốc cho đến cái Quốc Hội tiêu phí hàng năm cả ngàn tỷ đồng mà không một ai thấy động tâm, nảy lòng thương xót.

Câu trả lời thích đáng cho những thắc mắc kể trên chắc chỉ cần trả lời trong một câu thu gọn.

Đó là cái chế độ Giáo Dục xây dựng trên nền tảng đã dựng sẵn: "Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý , Nhân dân làm chủ đã tạo dựng nên cái xã hội VN ngày nay. Vì Đảng lãnh đạo nên Đảng ngồi xổm lên mọi nỗi đau của con người và sử dụng bạo lực để trấn áp bất cứ kẻ nào muốn chống đối. Nhà nước lãnh việc quản lý thực chất chỉ là những tên tay sai đắc lực của Đảng đã thi hành những chính sách ám muội nhằm phục vụ uy quyền của thiểu số nằm quyền lãnh đạo.

Còn Nhân dân làm chủ thì chỉ là cái bánh vẽ đã bốc mùi hôi thổi. Bởi bất cứ người dân nào cũng đều thấy mình chẳng bao giờ có cơ hội làm chủ hết, mà tất cả đều chỉ là những nạn nhân đã bị guồng máy cai trị bóc lột từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tôi tin rằng cứ triệt bỏ cái nguyên tắc phản dân chủ bao gồm "ba vế xác định sẵn" như nó đang còn hiện diện trong thể chế chính trị ở VN, thì mọi sự rồi sẽ đâu vào đấy hết?



                 



                                                  16



                                  Làm chủ tập thể



Trong 3 điều nói  về vai trò của Đảng, Nhà Nước và Nhân dân thì tôi thấy cái vế thứ ba là khó

nắm được nhất.

Thế nào là Nhân Dân làm chủ ? .

Vào thời gian ấy, nghĩa là sau khi Sài Gòn đổi chủ, dân chúng Sài Gòn cũng như các công nhân viên chức đều đã được liên tục học tập đề hiểu rõ vai trò của mình. Riêng tôi, trong cương vị một giáo viên, ngoài các buổi học tập chính trị do nhà trường tổ chức, tôi còn đọc thêm những tài liệu khác để tìm hiểu xem thế nào là "nhân dân làm chủ”.

Để tiện việc theo dõi hay khỏi mất công diễn giải dài dòng, tôi thử đặt công việc tim hiểu của tôi vào nội dung cuộc đối thoại giữa hai người dân trong vùng mới được “giải phóng" như sau :

Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý thì rõ rồi.

Nhưng nhân dân làm chủ là thế nào nhể ? Làm chủ cái gì?

Đi lấy của ai về mà đòi làm chủ?

- Làm chủ nói nôm na ra là của mình. Giải phóng rồi thì mình có tất cả. Đất đai này, của cải vật chất này, các cơ xưởng, các xí nghiệp sản xuất này . . . . Tuốt tuột đều về tay mình cả nên mình làm chủ những thứ đó.

- Vậy mình làm chủ thì mình có được lấy đem về nhà xài không?

- ấy ! Đâu được ? Cái này là của chung mà. Đã là của chung sao có thể khuân về nhà làm của riêng được .

- Vậy ra còn có cái vụ làm chủ chung với làm chủ riêng nữa à ?

- Giải phóng rồi, phải tập dùng chữ nghĩa cho nó hợp thời. Có đấy! Nhưng làm chủ riêng thì gọi là tư hữu, tư sản . Làm chủ chung thì gọi là Làm chủ tập thế .

- Chết ! Tư sản đang bị đánh tơi bời. Vậy mình không còn có quyền làm chủ riêng cái gì nữa sao?

- Có chứ. Mình cứ làm chủ những thứ nhỏ nhỏ thì được chấp nhận. Như trong nhà mình có cái bàn, cái ghế, cái giường, cái chiếu . . . . nhà nước sẽ không động tới. Nhưng nếu mình lại đi có cửa hàng, có cơ sở máy móc sản xuất ra đồ dùng mà lại phải thuê công nhân đứng máy, thì cái đó gọi là tư sản bóc lột. Bị tiêu diệt là cái chắc rồi.

- Vậy những thứ cửa hàng, cơ sở máy móc sản xuất ấy sẽ về tay ai ?

- Về tay mình chứ còn tay ai !

- Rõ dấm dớ !

- Không dấm dớ đâu. Tại về tay mình nhưng không phải của mình. Mình chỉ "làm chủ tập thể" thôi ?

- Vậy tập thể là những thằng nào ?

- Là toàn thể nhân dân ! Có cả cậu lẫn tôi trong đó nữa.

- Thôi thế thì tôi hiểu rồi ! Nhân dân là cái đại thể trong đó có mình. Cái gì hễ cứ nhân danh nhân dân tất cũng là nhân danh cả cho mình. Nhưng riêng một mình mình thì mình không thể coi là nhân dân được. Đúng không ?

- Đương nhiên. Có mỗi một cá nhân thôi mà lại đòi làm nhân dân !

- Vậy mình có làm chủ tập thể thì cũng chỉ là danh nghĩa thôi. Chứ mình có quyền đếch gì trong cái tập thể gọi là nhân dân đó. Đã thế, mấy thằng có chức, có quyền thì cứ nhân danh nhân dân" lôi mình ra ghè, bắt phải thế này, thế kia mà mình đâu dám há mồm ra cãi.

- ý nghĩa trong thực tế thì nó là như thế. Nhưng này, chớ có mở mồm nói ra, Công an Nhân dân nó còng cổ.



                                  (còn tiếp)

0 nhận xét