Open top menu
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013



                                     
                                                          Nhà văn NHẬT TIẾN

                             (tiếp theo)


                                      

                                       ***

Xem ra ngôi trường của thầy giáo Nguyễn văn Hàng tuy cũng ở Sài Gòn, nhưng có mòi thảm thê hơn là ngôi trường mà tôi đang dạy rất nhiều. Bởi Hội đồng Giáo viên chúng tôi chưa phải bàn tính tới chuyện nuôi heo, mà vì thế cũng chưa đến nỗi phải chứng kiến cảnh đau lòng:

“ con heo được nhốt vào khoảng trống giữa hai dãy phòng học. Ai có thức ăn thừa mang đến. nhưng khổ nỗi người không đủ  ăn thì làm gì cú thừa cho heo. Nhưng rồi vẫn có nướcvo gạo, ruột cá, gốc rau ... Nhưng nước vo gạo thì trong veo, gốc rau thì cụt ngủn. Con heo con thèm cám như trẻ con thèm sữa."

Đã thế nuôi heo chẳng có lời, các thầy cũng bàn nhau nuôi chó nữa thì mới thật là thê thảm. Tụi đoan chắc vị Hiệu trưởng của ngôi trường mà thầy giáo Hàng đang giảng dạy, khi nêu cái ý kiến này hẳn đó từng đạp xe qua đường Trương Minh Ký, ở đó vào mỗi buồi chiều, mùi chả chó bốc lên ngào ngạt cả một con đường thênh thang dài cả cây số bởi vì hai bền lề đường, tiệm thịt chó mọc lên nhan nhản mà khách lui tới hầu hết là cán bộ ở Bắc vào với túi tiền rủng rằng.

Nghĩ lại cũng thấy ngậm ngùi  cho các nhà giáo ở thời đại này. Trong khi trách nhiệm nặng nề về việc giáo đục con em vẫn đổ lên đầu, lên vai các Thầy các Cô, vậy mà Thầy-cô lại vẫn cũng phải bận tâm chuyện tính toán nuôi heo, nuôi  chó trong trường thì tâm trí đâu mà cũng cầm phấn đứng trước bảng đen.

Nhưng khi nói ngôi trường của thầy Nguyễn văn Hàng thảm thê hơn ngôi trường mà tôi đang dạy, ý tôi chỉ nhắm vào chuyện nuôi hco, nuôi chó trong trường thôi, chứ tôi không ngụ ý cho rằng đời sống của giáo viên ở trường tôi lại sung túc, no đủ hơn những trường khác.

Làm sao no đủ hơn được khi mà tiêu chuẩn dành cho nhà giáo thì ở nơi nào cũng như nhau. Nếu Thầy giáo Hàng có phải vật lộn với chiếc lốp xe suốt đêm với cây kim to và sợi cước dài khiến ngón tay cứ toét ra để hôm sau vào lớp cầm viên phấn không nổi, thì chúng tôi cũng đã chẳng hơn gì. Tức là tay cũng sưng tấy lên vì phải đánh vật với cái xe đạp cũ kỹ, hư hỏng cả lốp lẫn xăm, cả vành bánh đến líp xe, thắng xe, và xích xe. Chúng tôi cũng kinh qua những tháng ngày gạo chỉ lĩnh 3 kí thay vì 13 kí, còn lại thì quy đổi ra bột mỡ, mỡ sợi vụn hay khoai lang với nhiều củ đã bị sùng. . . .

Tuy nhiên tôi cũng lại đoan chắc rằng tập thể giáo viên trong ngôi trường của thầy Hàng cũng như chúng tôi, cứ đến ngày 20- 11 mỗi năm, thì lại nhận được những bó hoa, hay trên ngực được cài một bông hoa. Đó là "Ngày Nhà Giáo VN " nó được chính thức công nhận từ năm 1982 nhằm "thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên; để nêu rõ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trông sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; để phát huy truyền thống của nhân  dân ta luôn luôn tôn trọng, quý mến thầy giảo và cô giáo." (nguyên văn trong Quyết định của Hội đồng Bộ Trưởng ban hành ngày 28-9-1982)

Tôi không hiểu các thầy cô đã nghĩ gì khi đeo trên ngực chùm hoa do học sinh trong lớp cài lên áo, nhưng riêng tôi thì vừa ngậm ngùi vừa cảm ơn tấm lòng chân thực của đám học trò trong lớp. Chúng vẫn nhìn ông Thầy bằng con mắt tin cậy và biết ơn. Chúng cũng nhiều khi bầy tỏ tấm lòng chua xót và cảm thông khi thầy các thầy các cô ăn bận xốc xếch, nghèo nàn bớc vào lớp, mặt mũi vêu vào, dáng dấp mệt mỏi khi cố cao giọng giảng bài.

Làm gì mà chúng không biết là Thầy cô đang đói, vì chính chúng nó cùng với gia đình cũng đang lâm vào tình cảnh bữa no bữa đói, nhưng vẫn kiên trì cắp sách đến trờng. Chỉ có điều là cứ mỗi năm tổ chức một ngày cho học trò gắn hoa lên áo thầy cô để rồi cho rằng đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên" hay "để phát huy truyền thống của nhân dân ta luôn luôn tôn trọng, qúy mến thầy giáo và cô giáo." thì thật không còn gì mai mỉa hơn.

Bộ cứ để cho nhân dân nhìn thấy "Con heo được nhốt vào khoảng trống giũa hai dãy phòng học" là đã phát huy truyền thống của nhân dân luôn luôn tôn trọng thầy . Mà không phải vì nhà nước ở chỗ quá cao, không với được xuống thấp để thấu rõ hoàn cảnh thiếu thốn của Thầy cô nơi học đường.

Kỷ niệm về một bữa liên hoan mà tôi kể lại dưới  đây, đối với tôi thật đã để đời.

Số là nhân một dịp ăn mừng và phát huy thành quả chi đó, có thể là sau cuộc bầu cử Quốc Hội thống nhất cả nước, trường tôi có tổ chức một buổi liên hoan cho Thầy cô toàn trường lại có sự tham dự của một phái đoàn hùng hậu tư trên Phường, trên Quận xuống nữa.

Theo tin từ Ban Giám Hiệu thì nội dung buổi tổ chức gồm nhiều tiết mục như báo cáo diễn tiến những công tác do nhà trường đã tham dự, công bố danh sách những giáo viên, công nhân viên nhà trường đã tích cực tham gia công tác, phát Giấy Khen Cá Nhân và cuối cùng là "hiểu dụ" của Cán bộ lãnh đạo tới tham dự. 

Đặc biệt, lại còn có cả món Bún Sườn Heo nấu với Dọc Mùng được chiêu đãi ngay trong buổi lễ nữa. Ấy, cái vụ ngoại lệ này xem ra lại được hoan nghênh hơn cả vì ngay từ sáng đã có những tiếng xì xào: " Chiều nay có mít tinh sau buổi học, bà Thu chiêu đãi cả món Bún.".

Ai kia chứ, chị Thu thì được lòng tin cậy của mọi người ở chỗ không xà xẻo, không thiên vị, không trù ếm ai trong thời gian chị lo công việc phân phối nhu yếu phẩm trong trường. Con người ấy đứng ra lo chuyện ăn uống liên hoan thì tất nhiên là phải "có chất lượng" rồi.

Ngay từ buổi chiều, chúng tôi đã cùng những học trò lớp lớn lo kê dọn bàn ghế và căng biểu ngữ trong hội trường. Thầy cô ngồi ghế học trò kê trước những cái bàn dài, quay mặt cả về phía bục diễn giả. Gần bục của diễn giả thì có kê thêm bàn vuông, ghế có lưng dựa dành cho Ban Giám Hiệu và quan khách. Trên mặt bàn của tất cả mọi chỗ ngồi, bát đũa cũng đã bầy sẵn sàng chờ đợi được đong đầy những sợi bún trắng muốt được để sẵn trong những cái rổ đặt trên một cái kệ ở sát tường. Phía cuối phòng, qua cánh cửa sổ mở rộng nhìn ra phía ngoài hành lang, mọi ngời đã thấy mấy nồi nước dùng đang bốc khói nghi ngút và tóa ra một mùi vừa béo, vừa ngậy lại vừa thơm đến lạ lùng.

Gần tới giờ khai mạc thì nhân viên của chị Thu đã đơm bún vào tô sẵn sàng. Chỉ cotn chờ tới khi quan khách đi từ văn phòng Ban Giám Hiệu ở mé trên đi xuống là chia nhau đi rót thêm nước dùng vào tô nữa là tiệc liên hoan có thể khởi sự ngay. Theo chị Thu thì ăn như thế vừa nóng, vừa đúng lúc bụng dạ ai cũng đã đói, mới ngon, lòng dạ mới phấn chấn, tinh thần mới "hồ hởi" mà lắng nghe những lời huấn thị hoặc tham dự mọi diễn tiến của buổi tổ chức.

Cũng vì tính toán như thế nên chị đã dặn sẵn toán trực, là hễ thấy quan khách bắt đầu từ văn phòng Ban Giám Hiệu ở trên ấy đi xuống khu hội trường là phải thông báo ngay đề đầu bếp kịp thời phục vụ.

Mọi sự diễn tiến theo đúng như dự liệu. Các thấy cô đã tề tựu đông đủ trong hội trường. Mặt mũi ai cũng tuơi tỉnh vừa vì có quan khách tới thăm trường. vừa do cái mùi Bún Sườn cứ ngào ngạt xông lên điếc mũi.

Rồi bỗng có tiếng người reo lên :

- Xuống rồi . . . xuống rồi . . . . .”

'Thế là các cô phục vụ ùa nhau đi từng bàn múc nước dùng đổ đầy từng tô bún.

Kể ra theo phép lịch sự thì phải chờ tất cả mọi người đông đủ và chủ tọa tuyên bố khai mạc rồi mới bắt tay vào cuộc. Nhưng bát bún đã để trước mặt rồi, lại đã đói mềm người sau một buổi dạy mệt rã rời, mấy ai cưỡng nổi cái múi hấp dẫn của tô bún. Thành ra, nhiều vị thì vẫn thản nhiên chờ, nhưng cũng đã có nhiều vị khác bưng tô bún lên húp sì sụp.

ủa ! Mà sao quan khách thì chưa thấy ai vào hội trường? Tại cái tên háu ăn nào hô hoán láo hay có sự cố chi bất thường? Chị Thu mặt xanh lét, vừa trông ra ngoài hành lang chờ đợi vừa quay lại nhìn một cách bất lực các thầy, cô bây giờ đã trở thành đa số trong hội trường đang húp sùm sụp phần bún của mình, dù chưa có mặt quan khách. Thế có chết người không !



                                                (còn tiếp)

0 nhận xét