Open top menu
Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013



                                                   
                                                                   Nhà văn NHẬT TIẾN

                                                         (tiếp theo)




Như vậy nói tóm lại : Khi hô :” Làm Chủ tập thể tức là chỉ có “Nhân dân làm chủ thôi. Nhưng chớ có cắc ké đi hỏi nhân dân là những thằng nào, đúng không ?

- Thì báo, đài chẳng ra rả suốt ngày câu :”Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân dân làm chủ đó sao, mà cứ còn phải thắc mắc.

- Thôi..thôi. . .tớ cũng chẳng thắc mắc làm đếch gì, cái thứ ngôn ngữ chập chờn như  ma quỷ. Chẳng ăn cái  giải gì, cỏ khi lại lụy vào thân ?

                                   

                                   ****

Diễn dịch kiểu nôm na như  ở trên tất có nhiều  người cho là xuyên tạc, thậm chí còn kết tội là phản động nữa. Có thể họ sẽ nại ra lời lẽ của ông Lê Duẩn để lý luận, vì ổng đã nói :

"Trên cơ sở những  đòi hỏi tất yếu của cuộc sống cộng đồng, của quyền làm chủ tập thể, phải tôn trọng và bảo đảm các quyền của công dân, bảo đảm sự phát triển phong phú của nhân cách, bồi dưỡng và phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân, tạo điều kiện cho mọi người tự tìm tòi và sáng tạo trên các lĩnh vực sản xuất , hoạy động khoa học, kỹ' thuật, văn hóa, nghệ thuật".

Hoặc ngay cả bác Hồ cũng nói :

"Không có chế độ nào tôn trọng con  người, chú ý xem xét những lợi  ích cá nhân đúng  đắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa... Trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, thì mỗi người ột bộ phận của tập thể giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao trong xã hội.

Cho nên lợi  ích cá nhân là nằm trong lợi ích tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi  ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới  có điều kiện được thỏa mãn ..”

Lời nào nghe chẳng hay ho. Nhưng hãy cứ thử đem đối chiếu những lời lẽ này với thực tế trong cái xã hội mà quyền làm chủ tập thể đã  được thiết lập trên nửa thế kỷ nay rồi, để sẽ thấy nó ra làm sao.

Chắc ai cũng có thể có câu trả lới chính xác, nếu đầu óc suy nghĩ không bị vẩn lên vì những tính toán lươn lẹo, riêng tư.



                                       ****



Ấy thế mà ở  trường học, cả thầy lẫn trò chúng tôi vẫn phải nhai đi nhai lại những bài học đã quá cũ mòn, ngồi xổm lên mọi trình độ suy nghĩ của con  người. Nó bao gồm nhiều thứ, chỉ xin kể vài chương : .

1/- Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa.

2/- Xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

3/- Xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa.

4/- Xây dng con  người mới xã hội chủ nghĩa.

Nói chung là Nhà Nước C.S nào cũng có cái tâm lý thích nhồi nhét. Mà lại còn tin chắc rằng cứ nhồi nhét mãi đi, thì bất cứ cái đầu nào cũng sẽ trở thành u mê trống rỗng (hay làm như  thể u mê trống rỗng) để rồi ai cũng sẽ nhìn ra  được cái “ chân lý” giống như  ông Tố Hữu đã nhìn thấy qua câu thơ “ mặt trời chân ly chói qua tim “

Nhưng hỡi ơi, ở ngoài Bắc ra sao thì tôi không biết, nhưng ở trong Nam này thì trong bất cứ bài giảng nào ở bất cứ hội  trường nào, với bất cứ  người nói hay người nghe nào, tôi đều chỉ thấy những ánh mắt thờ ơ, vô cảm, cứ như  thể đầu óc ai ai cũng để đi đâu, mặc cho những lời lên gân lên cốt vẫn oang oang qua những cái loa bắt kề ngay ở bên lỗ tai.

Chỉ trong những giây phút chịu đựng cảnh  người nói,  người nghe, chúng ta cùng nhau đóng trò dối trá ấy, tôi mới thấy thấm thía nhớ đến bầu không khí sinh hoạt trong các nhà  trường ở miền Nam trước đây.

Nhà  trường hồi đó êm ả dưới bóng những lùm cây, bầu không khí trang nghiêm trong giờ học đôi lúc chỉ nghe thấy tiếng sang sảng giảng bài. Trong giờ chơi hay giờ tan  trường, học trò vui vẻ túa ra đường phố với những vẻ mặt hồn nhiên, vui vẻ như  những bầy chim non ùa ra khỏi tổ.

Và dù là trường Công hay  trường Tư, sinh hoạt giảng dạy trong nhà  trường không bao giờ có chuyện bị chính quyền thô bạo xen vào, bắt thầy cô phải dạy điều này điều kia ra ngoài phần chuyên môn đã  được ấn định từ cả vài chục năm trước. Đấy mới chỉ một chuyện nhỏ nhoi về bầu không khí nhà  trường. Nhưng trong suốt cả những ngày dài đằng đẵng bây giờ, dù ai có tất bật cách mấy thì cũng không tránh  được niềm hoài vọng những gì đã có từ ngày xưa, những thứ chẳng phải là vật chất xa hoa, giầu có hưởng thụ gì mà chỉ là những cái rất tầm thường, ai cũng có thể có . Đó chính là một tâm trạng bình an, một niềm vui thanh thản khi sáng ra, biết một ngày nữa bắt đầu trong đó mọi sự lại cũng sẽ chỉ diễn tiến bình thường theo dự tính . Còn bây giờ, sự bình an không bao giờ còn ngự trị trong lòng của bất cứ ai, vì mọi bất trắc lúc nào cũng cứ sẵn sàng ụp xuống. Mọi  người đều đã cảm nhận rõ như vậy. Họ tự biết Sài Gòn đâu phải là thành phố  được giải phóng. Nó đang bị chiếm đóng, và nhân dân trong thành phố ấy đã và đang còn bị giầy xéo, hành hạ vì cái gốc “Ngụy “  của mình.

Ghê gớm thay cái trò sử dụng từ ngữ của đám cầm bút chỉ biết phục vụ cho cường quyền, dù biết nó đang là một thứ ác quyền. Bọn cầm quyền không thể đẻ ra  được chữ "Ngụy". Nó phải là sản phẩm của một chuyên viên cầm bút. Rõ ra là chỉ có một con chữ ấy thôi, Nhưng cũng đã nung sôi ]ên  được biết bao nhiêu bầu nhiệt huyết của nhiều  người nhẹ dạ để bây giờ, nhiều kẻ  trong đám  người  nhiệt huyết ấy, với súng ống rầm rộ vào thành, sẵn sàng xả hết mọi nỗi căm thù vốn đã  được nuôi dưỡng từ bao nhiêu năm lên mọi ngóc ngách sinh hoạt của dân thành phố. Và sau này,  người ta chỉ bừng tỉnh khi nhận ra rằng, chính.mình đã bị nhồi nhét căm thù để hành xừ như  những con rối sẵn sàng thiêu thân. Thủ phạm làm cái việc nhồi nhét ấy, chính là những kẻ cầm bút tình nguyện làm tay sai cho bạo lực ?

Trở lại nỗi niềm tiếc nuối nhỏ nhoi đôi khi nó lén trở lại tâm hồn của mỗi  người, có khi đó chỉ là một hồi tưởng, nhớ lại những dáng  người nhộn nhịp đi lại trên hè phố, quần áo mang nhiều sắc mầu rộn rã, kiểu cách thì đủ hình đủ vẻ, mà cung cách đi đứng, nói năng cũng chất chứa vẻ tươi cười, bình thản. Những thứ đó, ngày xưa không ai hề nghĩ rằng đấy là những tài sản vô cùng quý giá mà mọi  người đang có. Chỉ đến khi tất cả đã qua đi rồi, bây giờ trước mắt chi là những khuôn mặt đăm chiêu, những nụ cười héo hắt, những bộ quần áo nhuộm đen, nhuộm chàm đầy tính chất của sự đồng phục . . . mọi  người mới thấy trong lòng sao vô cùng xót xa, tiếc nuối. vẻ tiếc nuối này hầu như  tôi còn bắt gặp ở ngay cả một vài cán bộ vốn đã bỏ  trường, bỏ lớp ra khu nay đã trở về như  anh Thành,  người cán bộ đầu tiên đã đến tiếp thu ngôi  trường mà tôi đang giảng dạy.

Thoạt đầu thì anh vui lắm. Mặt anh rạng rỡ, ánh mắt vui mừng khi thấy có vị giáo viên nào tới gặp anh để hỏi han công việc. Anh sốt sắng trả lời hay giúp đỡ tận tình, làm như  nhĩmg  người tới hợp tác với anh đã góp phần giải tỏa cho anh cái mặc cảm rằng anh là kẻ nằm vùng. Mang trong  người cái mặc cảm này, chính là vì anh cũng đã hấp thụ  được phần nào tinh hoa của nền giáo dục miền Nam VN trước đây. Một trong những nét tinh hoa ấy là kính thầy, quí bạn, trọng tình nghĩa và không hề có tâm địa phản trắc.

Dĩ nhiên, khi quyết định rời bỏ Sài Gòn để ra bưng là anh đã đi theo tiếng gọi lý tưởng của mình. Anh muốn làm cách mạng để thay đổi cuộc sống mà anh thấy còn nhiều nỗi bất toàn. Đấy là bầu nhiệt huyết đáng khen của tuổi trẻ. Và giả sử nếu anh thực hiện  được điều ước muốn, tức là đem lại cho dân chúng miền Nam một đời sống tốt đẹp hơn, thì anh đã trở thành một thứ anh hùng mà không mang một chút mặc cảm tội lỗi nào.

Nhưng cái chế độ mà anh chọn lựa nay cho thấy nó ngày càng tồi tệ hơn cái thể chế mà anh đã rời bỏ. Nó đã xây dựng vinh quang bằng sự nuôi diwỡng và kích động lòng căm thù. Nó đã phá tan hoang đời sống của biết bao con  người, làm tróc gốc nhiều truyền thống gia đình tốt đẹp của cha ông và làm đảo lộn mọi trật tự trong xã hội. Chạy ra bưng để rồi trở về nhìn thành quả chiến thắng đã ra đến nông nỗi ấy, thì trong tâm tưởng làm gì anh chẳng thấy mình là một kẻ phản bội gia đình, anh em, bạn bè, thầy cũ. . . .Đó là thứ tâm trạng e dè, hụt hẫng, hối tiếc mà tôi đã nhìn thấy ở nhiều  người quen biết khi họ đã lộ diện là kẻ nằm vùng. Rồi thêm một nhân vật nữa tôi mới có dịp quen biết do anh Thành giới thiệu, mà theo anh gọi là để mở rộng việc giao du trong những ngày mọi  người còn nhìn nhau bỡ ngỡ. Đó là anh Tư Đồng,  người đang sinh hoạt trên Thành Đoàn. Tên thực anh là gì, tôi không biết, nhưng  mọi  người thì gọi anh theo bí danh là Tư Đồng. Cái tên này, theo anh giải thích thì đấy là bốn điều kiện để anh lập gia đình.  người phối ngẫu của anh phải cùng chủng tộc (không là  người nước ngoài), cùng giai cấp, cùng lý tưởng CS và cùng tham gia phục vụ đất nước. Bốn điều ấy gọi là bốn điểm tương đồng, chỉ cô nào “ đồng” với anh 4 thứ đó thì anh mới chịu lấy làm vợ. Đó là lý do anh trở thành  người mang bí danh Bốn Đồng hay Tứ Đồng. Vì “ kén chọn “ như  thế, nên cho đến nay, anh vẫn còn độc thân vì chưa tìm ra  được đối tượng nào có đủ bốn  cái “ đồng” như  anh mong muốn cả.

Anh Tứ Đồng say mê lý tưởng CS chắc cũng giống như  nhiều trí thức thiên tả khác. Anh đã đọc nhiều tài liệu sách báo C.S. để thấy những điều vạch ra trong mớ lý thuyết ấy đã rất phù hợp với lý tưởng của mình. Có lần anh say sưa nói với tôi :

- Còn gì tốt đẹp hơn là một xã hội trong đó “ Một người vì mọi  người- Mọi  người vì một  người. “

Tôi thừa dịp chen vào :

- Thì xã hội cũ cũng có những con  người sống vì mọi người. Tôi thấy nhiều bà , nhiều cô trong các tổ chức từ thiện vẫn tới các viện Cô nhi , giúp đỡ các quả phụ…”



                                       (còn tiếp)

0 nhận xét