Open top menu
Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013





                                                                                         Nhà văn  NHẬT TIẾN

                                            (tiếp theo)

                          
                     



L ời nhận xét hữu lý của anh bạn khiến tôi không cãi thêm được gì. Đã thế, anh còn ghim vào trong đầu óc của tôi một câu hỏi đầy nghịch lý : "Học trò đi học cho lắm, đến khi bị đuổi văng ra đường vì lý lịch, mà như  thế thì nhũng ông thầy như  chúng tôi tại sao còn đến lớp làm gì ? Phải chăng chúng tôi còn tỉnh táo để biết lợi dụng chuyện dạy dỗ học trò làm nơi ẩn náu và kiếm ăn ? Hay là chúng tôi đã trở thành ngu ngơ như  một lũ cừu ngoan ngoãn đang bị chế độ lùa đi từng đàn, bắt vào hàng ngũ chỉnh tề như  mọi thành phần khác trong xã hội.

Thật chư­a bao giờ mà chính tôi đã phải tự cật vấn lư­ơng tâm của mình bằng những câu hỏi như  thế. Mà anh bạn đồng nghiệp ngoài giờ ở  trường còn đi lái xe ôm không phải là một  trường hợp duy nhất, hay hãn hữu gì. Trong hàng ngũ giáo viên, tôi đã được nghe xì xào bàn. tán chuyện thầy này, thầy kia ngoài giờ đứng lớp đã ra lề đường sửa xe, bơm bút bi, ép plastic giấy tờ, tài liệu chạy xe ôm, thậm chí còn lảng vảng ở cổng các bệnh viện để xin bán máu của mình nữa. Rồi vào cái thời ngăn sông cấm chợ, mọi thứ đồ tiêu dùng đều khan hiếm nên giá cả trong thị  trường chợ đen, buôn lậu cứ lên vù vù. Đấy cũng là một cánh cửa mở ra cho nhiều  người cố vư­ợt qua đủ thứ hàng rào ngăn cản, nào du kích, nào dân phòng, nào công an hay nhân viên thuế vụ nhan nhản giăng mắc khắp mọi nơi, để liều mạng mang vào đô thành vài yến gạo, vài chục trứng hay dăm cân thịt bán kiếm lời.

Trong số những  người liều mạng này, tôi biết có cả một vài cô giáo thuộc  trường này, hoặc  trường kia. Nhìn thấy họ, mặt mũi đen thui vì nắng cháy, tóc tai bù sù xơ xác, nụ cư­ời nhí nhảnh đã tắt lịm trên môi, cặp mắt dịu dàng, hiền hậu nay đã trở nên láo liên, dáo dảc, tôi bỗng thấy xót thư­ơng cho thân phận của những người mẹ,  người  vợ,  người em,  người chị đã phải dấn thân vào nơi lầm than cát bụi để thay thế cho c­ương vị của những  người chồng  người cha còn đang giam mình đâu đó trong các trại cải Để kết thúc cho chư­ơng sách bi thảm này, tôi thấy không gì hay hơn là trích đăng lại bài thơ dư­ới đây được thi sĩ Song Hồ ( 1 933-2009) sáng tác ở Sai Gòn vào năm 1981 , đúng thời kỳ nhà nư­ớc đang ngăn sông cấm cbợ.

Bài thơ đánh dấu một thời kỳ bi thương của đất nư­ớc, tuy đã qua đi như­ng nó không thể bị quên lãng trên những trang lịch sử của dân tộc.



HỠI  EM NHỎ CÔ ĐƠN .

Hỡi emi nhỏ cô đơn! '

Đang lang thang ngoài phố.

Em  ơi đi đâu  đó? .

Cho ta hỏi đôi lời:

- Cha đâu? - Bị cái tạo ! ' '

Mẹ đâu? - Buôn chợ trời'.

Anh đâu? - ở Cam Bốt

Chị đâu? V­ượt biên rồi !

- Ong đâu? Đấu tố chết !

- Bà đâu~ - Buồn qua đời !

- Cô đâu? Kinh tế mới !

- Bác đâu? Tự tử rồi!'



Thôi ! thôi ! Không hỏi nữa !

Tim ta quá bồi hồi'

Sao em còn nhỏ tuổi

Đã biết nhiều chuyện đời

Sao mảnh đất nhỏ bé

Xảy nhiều chuyện rụng rời . . . .



SONG HỒ

(1981)



                                                                            

                                                                                 18 .



                                                                   Sài Gòn muôn ngả rẽ





Chuyện ngăn sống cấm chợ không chỉ xảy ra ở Sàigòn . Nhưng đầu óc thiển cận của đám lãnh

đạo trung ư­ơng Đảng CSVN lúc nào cũng sẵn sàng chôn vùi cả nư­ớc vào sự nghèo đói chỉ vì cứ mù quáng tin theo mớ lý luận sẵn sàng có trong đám sách vở kinh điển : “ Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ triệt để mọi hình thức chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất - vốn là cơ sớ của sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng nhau - do đó. Cũng xóa bỏ tình trạng đối kháng cá nhân với xã hội."

Cho nên, nhiều năm tr­ước đó, dân chúng miền Bắc cũng đã nếm mùi "ngăn sông cấm chợ" do xã hội chi có hai hình thức kinh tế: Sở hữu Tập thể (tức Hợp tác xã) và  Sở hữu Toàn dân (tức Quốc doanh).  Dân chúng làm ra được thành phẩm như  lúa, gạo, heo, gà, rau, trái, thì sau khi đóng thuế sẽ lại bị Hợp tác xã thu mua với giá rẻ như  bèo, nhiều khi chi bằng nửa hay một phần tư­ giá cả ngoài thị  trường. Vì thế mới có cảnh  nhân dân phải giấu giếm bớt hàng hóa của mình tr­ước khi bị thu mua để sau đó tuồn theo mọi ngõ ngách chui nhủi đem ra bản ở các chợ chui trong thành phố hay đô thị. Đấy là lý do làm cho nhà nư­ớc phải thực thi việc "ngăn song cấm chợ" để truy lùng hàng lậu, hàng chui, hàng giấu giếm cho dù đó chỉ là những thành quả lao động của chính  người dân đã nai lưng làm ra. Kết quả là  người dân đi đâu xa, nếu có mang theo ít thực phẩm làm quà hay dùng khi đi đường thì cũng phải làm đơn xin trong đó kê khai những thứ mình mang theo với lý do chính đáng.

Đời sống như  thế quả là tối tăm, rị mọ. Một ông bác của tôi khi vào Nam kể lại rằng có lần xếp hàng cả tiếng đồng hồ mới chen vào mua được lạng muối. Nhưng khi ở nhà b­ớc ra, lại quên mang theo cái đựng. Đến lúc cô mậu dịch viên đong xong bát muối mới quát hỏi:

- Có cái gì đựng không.

Ông này luýnh quýnh, vội vã trật ngay cái mũ đang đội trên đầu xuống để hứng bát muối được đổ vào. Về nhà cử ngồi vừa nhặt từng hạt muối vừa tiếc rẻ nhúm muối đã vư­ớng trong từng khe chỉ hay tan thấm vào lớp vải đã đẫm mồ hôi.

Rồi lại còn những thảm kịch đau thư­ơng xảy ra chung quanh cái đời sống cứ­ phải bám riết lấy những tập tem phiếu hay sồ sách mua hàng phân phối. Kinh hoàng nhất là cuốn Sổ Gạo. Mất Sổ Gạo là coi như  mất nguồn sinh sống hàng ngày. Đã có lần, một thằng bé mới 13 tuổi đầu được nhà sai cầm sồ gạo đi xếp hàng giành chỗ tr­ước. Nào ngờ nó ngủ gục ngay giữa đám  người chen chúc, dồn nén nhau chật như  nêm cối. Khi choàng tỉnh dậy thì cuốn Sổ Gạo đã mất. Sau đó là một màn ông bố nổi cơn điên đánh đuổi thắng bẻ chạy đầu làng cuối xóm mà vẫn không tha. Sau nỏ chui tọt được sâu vào gầm gi­ường. ông bố  không còn cầm cái roi nữa mà bây giờ ông sử dụng cái đòn gánh nư­ớc để chọc tía lia vào gậm cho thằng bé chui ra. Nhưng không bao giờ nó còn chui ra được nữa cả. Những cú chọc của đầu đòn gánh thúc điên cuồng vào trong gậm giư­ờng như  đòn thù đã khiến nó tắt thở trư­ớc khi ông bố có thể nguôi giận mà ngư­ng tay.

Những thảm kịch như  thể này, tội ác của ông bố chỉ có một phần. Phần lớn chính là phải quy về cái đám lãnh đạo không còn tình  người đã tạo nên những tình thế xô đẩy con  người phải nhúng tay vào tội ác như  thế !

                            

                                               ***

Sài Gòn sau 1975 cũng diễn ra cái thảm cảnh ngăn sông cấm chợ. Nhưng dân chúng miền Nam không dễ dàng khuất phục như  dân chúng miền Bắc.

Đời sống khó khăn bị dồn đến đường cùng, khiến nhiều bà mẹ chiến sĩ tr­ước đây đã từng che giấu cán bộ đã phải kêu lên :

- Nếu biết tụi bay bất nhân như  vầy thì trư­ớc đây tau đâu có mở cửa hầm cho mà chui xuống.

Những lời phát biểu bất mãn nhiều khi có thể nghe được công khai ở những lều quán rải rác đầu làng, cuối óm hay các ngõ hẻm trong thành phố. Và  người ta không chỉ bất mãn xuống. Cuộc vật lộn trong m­ưu sinh đã diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ nhiều khi rất quyết liệt chứng tỏ dân chúng miền Nam không chỉ toàn là một lũ cừu non để cho đám cán bộ nhà n­ước mặc tình sai bảo. như  việc tiến hành hợp tác hóa Nông nghiệp, nông dân trong Nam phần lớn đều đã có ruộng đất nên không ai muốn vào tập thể. Nhà n­ước trư­ớc còn khuyến dụ, sau áp dụng biện pháp cư­ỡng chế như  truất hữu ruộng đất tịch thu máy cày, máy bơm nư­ớc, trâu bò... Nông dân nổi giận giết trâu bò, gia súc trư­ớc khi bị tịch thu. Đó là chư­a kể những hành vi phá hoại khác như  khi cây lúa, có những phụ nữ đã lấy móng tay bấm vào thân mạ cho gầy đi trư­ớc khi trồng xuống ruộng nư­ớc. Những thái độ chống đối này hẳn cũng có sự đồng tình ngấm ngầm của nhiều cán bộ thuộc Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, đặc biệt là những chiến sĩ gái trong đội quân tóc dài của chị Ba Định, một tên tuổi lừng lẫy trư­ớc đây nhưng sau này ít ai còn nghe nhắc tới nữa.

Chính sách thu mua sản phẩm, ngăn sông cấm chợ nhằm tiêu diệt việc buôn bán tư­ nhân đã khiến cho tình hình kinh tế cứ dần dà bị suy sụp thê thảm thêm. Cực chẳng đã ông Võ Văn Kiệt, Bí th­ư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phải phá lệ, cho phép Công ty thu mua l­ương thực đi về miền Tây mua lúa của nông dân mà không theo giá rẻ do nhà nư­ớc quy định, trả tiền ngang bằng giá thị  trường. Nhờ đó, hơn ba triệu dân Sài Gòn mới có gạo ăn, nông dân cũng bản được lúa trữ.

Các tỉnh khác ở miền Nam cũng làm theo cách đó khiến cho chính sách thu mua nếu còn tồn tại ở miền Bắc thì đã bị phá sản ở miền Nam. Đám lãnh đạo ở Trung ­ương Đảng CS trư­ớc tình trạng căm phẫn của quần chủng, đành cứ lẳng lặng làm ngơ. Trở lại ngôi  trường mà tôi đang giảng dạy, hầu nh­ư  bầu không khí o ép ngày tr­ước bây giờ cũng thấy lơi đi. Ban Giám Hiệu ít triệu tập giáo viên họp hành hơn. Các Tổ lao động cũng thấy lơi là, đặc biệt là Tổ mành mành trúc không thầy đi thu mua thêm những bó trúc ch­ưa qua  cắt, mài.

Học trò vì thế cũng bớt giờ lao động và giáo viên nhờ thế cũng được nghỉ ngơi. Duy chỉ có điều là tình hình tài chính của các Tổ lao động này ra sao thì không thấy ai đả động tới. Trong vài năm liền, lực l­ượng lao động của  cả thầy lẫn trò đổ vào đó hẳn không biết bao nhiêu là công sức Nhưng thành quả của nó ra sao ? Tính ra thành tiền thì là bao nhiêu ? Tuyệt nhiên không có một văn bản tổng kết nào được công bố. Thế là cả nhiều ngàn giờ lao động do thầy trò đóng góp trong ngần ấy thời gian cứ coi nh­ư nước lã ra sông, mà trên lãnh vực nhận thức, cũng chẳng ai tìm thấy sự vinh quang nào trong những ngày lao động ấy cả . Mà tại sao chế độ này lại cứ thích cái chữ "vinh quang" nhỉ, trong khi lao động chỉ là một bổn phận tất yếu của mọi thành viên trong xã hội. Hoàn tất một công tác lao động là hoàn tất một nhiệm vụ được giao phó. Có gì ghê gớm đâu mà nói tới chuyện vinh quang.

Có lẽ cũng vì những ý nghĩ ấy mà thầy trò chúng tôi vẫn nói đùa với nhau một câu đầu l­ưỡi trư­ớc khi làm công tác lao động :

- Lao động là vinh quang . . . Lang thang là chết đói Thôi, bắt tay vào việc đi ?

Bây giờ thì những thứ lao động bầy trò chỉ cốt là để lấy thành tích như  thế coi như  đã bị tém dẹp.



                                      (còn nữa )

0 nhận xét