Open top menu
Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013


                                                 (tiếp theo)

                                                   nhà văn Nhật Tiến 

Trước tiên là sự thực đời sống miền Bắc lần đầu tiên bị phơI bầy từ chính một con người đến từ miền Bắc. Hai là sự nói năng hăng hái, hùng hồn của những con người.trẻ tuổi thuộc hàng ngũ bộ đội vốn là một tập thê chỉ biết chiến đấu hào hùng mà ai lại có thể ngờ là cũng chất chứa nhiều cung cách ăn nói điêu ngoa, giẫm đạp lên sự thật. Tôi tự hỏi những người trê tuổi này ngay cho đến cái chết ngoài chiến trư­ờng cũng khó khiên lùi bư­ớc, thế thì họ đã phải mang một nỗi khiếp sợ kinh hoàng và ghê gớm thê nào để đến nỗi họ phải uốn cong ba tấc l­ưỡi của mình một cách  thản nhiên và thành thạo đến thế ? ý nghĩ này đã khiên cho tôi bỗng rùng mình ớn lạnh khi nhìn về t­ương lai của dân chúng miền Nam trong những ngày sắp tới.
Tuy đã quá ngạc nhiên về câu nói bỏ nhỏ của Toán, nhưng đồng thời tôi lại thấy như  vừa  được cậu em tặng cho một món quà quý giá không dễ gì có  được vào thời điểm ấy. Đó là một lời nói trung thực chỉ có thể phát xuất từ một tình cảm quý mến chân thành. Tôi đã nhìn thấy ánh mắt chợt long lên của cậu ta khi cậu nói. Tôi cũng đã cảm thấy  được những nỗi niềm uất nghẹn của cậu ta khi cậu chỉ phát ra  được mấy lời ngắn gọn nhưng chất chứa biết bao nhiêu điều dồn nén trong lòng.
Cho nên, lời nói ấy của cậu tuy rất khẽ chỉ đủ cho hai người nghe nhưng nó không khác gì một lời cảnh báo vang lên như  một tiếng sét nổ trư­ớc tất cả những gì đang ồn ào diễn ra ở chung quanh chúng tôi : Những buổi mít tinh, những cuộc diễn hành, những bài ca cách mạng lạc quan, hùng hồn, những khuôn mặt rạng rỡ trong ánh mắt tư­ơi cư­ời của đủ mọi loại tuổi tác cũng như  mọi thành phần xuất hiện nhan nhản trên đài truyền hình, cùng những bài báo hết lời xư­ng tụng đ­ường lối cách mạng đang trong tiến trình đánh gục cái cũ để xây dựng cái mới . . .v . . .v .
Cho đến tận ngày nay, lời của Toán vẫn còn vang vang trong tâm tư­ởng của tôi: "Anh chị đùng tin chúng nó. Giả dối bề ngoài hết cả đấy. " Sau này, khi mọi sự giao thông đã dễ dàng, chúng tôi mới  được biết thêm vài chi tiết về đời sồng của Toán ở miền Bắc.
Gia đình Toán tuy sống tại Hà Nội, nhưng gốc gác thì lại là ở Nam Định. Khi xây ra vụ Cải Cách Ruộng Đất năm 1956, bố mẹ Toán đã bị gọi về quê trình diện do bị truy ra là thuộc thành phần gốc gác có ruộng đất. Vào thời.kỳ đó, du kích và các thành viên cốt cán cải cách ruộng đất còn vác súng vào cả thành phố để lùng bắt địa chủ và con cái địa chủ nữa. Có ba loại địa chủ bị lùng bắt là Địa chủ gian ác, Địa chủ thư­ờng, và Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ gian ác sẽ bị đội Cải Cách bắt và quản thúc ngay lập tức . Thoạt tiên gia đình Toán chỉ bị liệt vào loại "địa chủ thông thư­ờng" thôi, nhưng rồi số l­ượng "địa chủ gian ác trong vùng quá ít, không đủ chỉ tiêu, nên họ bị kích thành phần" lên thành hàng địa chủ gian ác". .Thế là gia đình Toán tan nát trong đau th­ương. Bố bị đấu tố đến chết. Mẹ con Toán thì bị đuối ra khỏi xóm làng, không hộ khẩu, không một mảnh tem phiếu, tất cá đều sống vất vư­ởng bên lề xã hội, hàng ngày lang thang luồn lách trong ruộng đồng hay bìa rừng để mò cua, bắt ốc hay kiếm củi để đồi lấy khoai, sắn đắp đổi qua ngày. Lúc Toán trư­ởng thành thì miền Bắc đã nạo vét hết thanh niên, thiếu nữ vào bộ đội hay Thanh niên Xung phong. Gia đình Toán  được đặc ân cấp hộ khẩu nếu Toán tình nguyện gia nhập bộ đội để vào Nam chiến đấu. Toán chấp nhận hy sinh mạng sống của mình để đánh đổi lấy cái hộ khẩu cho gia đình, vì có hộ khẩu là có tem phiếu mua gạo, mua muối, mua đ­ường..v..v... tức là đuợc phép ngồi vào cái mâm cơm chim èo uột mà Đảng và Nhà N­ước bầy ra cho toàn xã hội.
Sau này nhớ lại, lúc Toán nắm lấy tay chúng tôi để nói lời chân thật hay lúc từ biệt để trở về quân ngũ, chúng tôi đều nhận thấy rằng.da bàn tay của Toán dầy và cứng như­ một thứ mai rùa. Đấy chính là hậu quả của những năm Toán phải triền miên lao động vào rừng đốn củi nuôi gia đình khi bị nhà N­ước hất ra khỏi hàng ngũ các công dân hợp pháp vì lý do gốc gác, lý lịch. Tư­ởng cũng nên nhắc thêm rằng, theo thống kê chính thức của nhà nư­ớc trong dịp "sửa sai" sau này, thì đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, trong đó có tới 123.266 người bị quy sai, tức hơn 70% bị kết án oan ức. Lại cũng theo báo cáo của Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam vào tháng 10 năm 1956 thì tổng số đảng viên bị đấu tố trong cuộc Cải cách Ruộng đất lên tới 84.000 người. Số l­ợng này ch­ưa kể đến thân nhân, gia đình của họ, cũng đã bị cô lập và đối xử phân biệt. Một cơ chế Đảng và Nhà Nư­ớc đã mắc phải tội lỗi tầy trời khiến gây ra biết bao nhiêu thảm cảnh và tiêu diệt biết bao sinh mạng con người như  thế, mà vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay thì là tại những nguyên do nào ?
Dĩ nhiên đại thể thì vẫn là guồng máy cai trị đã sử dụng bạo lực để trấn áp mọi mầm mống chống đối. Nhưng bạo lực không thể tồn tại đơn thuần nếu không có dàn đồng ca của đám văn nghệ sĩ cam tâm vận dụng tối đa chữ nghĩa để nịnh hót, bợ đỡ, hay vo tròn bóp méo, thậm chí cả bịa đặt sự kiện một cách táng tận l­ương tâm để vừa trấn áp d­ư luận, vừa dìm quần chủng vào cái bể triền miên u-tối, trong đó kiến thức của người dân không bao giờ với  được ra ngoài cái vòng kiềm tỏa  mà đám cầm quyền đã hoạch định sẵn.Và cái bầu không khí ô nhiễm ấy lại đã  được nuôi dư­ỡng từ thế hệ này qua thế hệ khác, khởi đi từ chính sách ngu dân bằng cách tiêm nhiễm những điều gian dối vào đầu óc trẻ thơ trong ngành giáo dục. Bài hát sau đây rất thịnh hành cho tới hiện nay trong các tr­ờng mẫu giáo,
chẳng là sự tuyên truyền những điều gian dôi thì còn là thứ gì khác nữa: .
Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ' .
Râu bác dài tóc Bác bạc phơ
Em âu yếm hôn đôi má bác
Vui bên bác làì em múa hát
Hát hài Hồ Chí Minh muôn năm '
Muá bài Hồ Chí Minh muôn năm
Từ năm 1 945, chình tuổi thơ của tôi cũng đã từng nghêu ngao những bài hát có  nội dung nhồi nhét t­ương tự!


                                                      ****
      Cho nên, khi đầu óc các nhà lãnh đạo trung ­ương chỉ loay hoay với những tấm tem phiếu, những chế độ phân chia cao thấp trong quyền lợi  được h­ưởng thụ và những mô hình kinh tế rị mọ kiểu Tổ hợp hay Hợp tác xã v v thj toàn dân vẫn còn đắm chìm trong khốn đốn. Trong tình cảnh ấy, các giáo viên tr­ước còn giữ kẽ không dám làm điều gì đi ra ngoài tác phong mô phạm cố hữu của mình, nhưng khi cái túng thiếu đã tới gõ cửa từng nhà rồi thì chăng còn lý do gì để mà phải gìn giữ nữa. Ở góc đư­ờng Tr­ơng Minh Ký và Huỳnh văn Bảnh, kế bên đư­ờng rầy xe lửa số 6 tôi đã thấy một đồng nghiệp dựng xe bên lề đư­ờng, ngồi đón khách cần đi xe  ôm. Tôi tiến lại gần anh bạn, mỉm một nụ c­ười cay đắng rồi cất tiếng hỏi :
 - Có khi nào gặp học trò không ?
Anh bạn nhún vai :
- Học trò thì không nhưng phụ huynh học trò thì ủi da ! Cái đó còn gay hơn. .
- ăn nhằm gì. Bố mẹ học trò cũng khốn đốn nh­ư ai. Biết nhau quá đi rồi.
Tôi cãi :.
- Nhưng biết nhau .kiểu này thì ai còn dám tin vào ông thầy. Sức lực đổ mẹ nó hết vào cái xe ôm rồi, còn dạy dỗ gì nữa.
Anh bạn c­ười hề hề :
- Thì ai bảo cứ đi học. Học cho lắm, mai mốt nó coi lý lịch, xếp thành phần, có giỏi cách mấy thì cũng đến văng ra đư­ờng mà lái xe ôm thôi !

                                         (còn tiếp)

0 nhận xét