Open top menu
Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013



                                                                                 nhà văn NHẬT TIẾN
                                                  (tiếp theo)

 Nghĩa là chớ đem chuyện công bằng ra để phân bì ai hơn, ai kém, ai có, ai không. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tôi đã phải chứng kiến một cảnh tư­ợng hết sức bất ngờ, tư­ởng chằng bao giờ có thể xây ra được ở trong một ngôi trường.

Buổi sáng hôm đó là một sáng Chủ nhật. Học sinh không tới trường nhưng Chi Đội, Chi Đoàn vẫn sinh hoạt. Trong phòng nghỉ của giáo viên lác đác có vài ba thầy cô tới làm việc theo lịch trình của Tổ Lao Động. riêng tôi thì cần xem lại điểm tổng kết của học sinh trong vài cuốn sổ được lưu giữ tại trường nên sáng hôm ấy cũng có mặt.. Qua vài câu chuyện trao đôi với mấy thầy, tôi được biết d­ới khu nhà sau, Ban Tiếp Liệu cũng đang bận rộn chia thịt cho các Tổ, ngoài tiêu chuẩn. Tiếng chặt thịt, tiếng bàn tán xôn xao xen lẫn với tiếng cười nói ồn ào khiến cho dù là ngày Chủ Nhật nhưng ngôi trường cũng mang vẻ ồn ào, rộn rã như đang chuẩn bị liên hoan, tiệc tùng.

Bỗng tôi nghe thấy tiếng quát lên thật to :

- Cái đó của tôi. . ..Cái đó của tôi..

Rồi lại có tiếng chân huỳnh huỵch chạy. Tôi vội vã tiến lại phía cửa sổ đế nhìn ra sân trường. Phía cuối dây hành lang, tôi trông thấy một Thầy đang xách một túi nylon hãy còn dây máu đỏ lòm chạy vội vã lại phía bờ tư­ờng, chỗ để xe. Hớt hải chạy theo phía sau là một thầy khác, hai tay vị này vừa khua lên trời và miệng vừa quát tháo :

- Cái đó của tôi . . . Cái đó của tôi . . . .Tôi đăng ký rồi...

Để đáp lại tiếng gào thét này, Thầy chạy tr­ước đã phóng lên được yên xe, ném túi thịt vào cái giỏ xe phía trư­ớc và cong cổ đạp qua bề ngang của sân trường cũng nhanh nhẹn không kém, thầy chạy sau nhẩy lên một cái xe đạp của ai dựng gần đô và phóng đuôi theo, miệng còn la bái hải : tốp ! Tốp lại? Tốp lại ngay?".

Vì cổng trường luôn luôn khóa vào ngày Chủ Nhật, việc ra vô phải đi ngách phía sau, nên ngư­ời đạp xe đằng trư­ớc không có lối phóng ra. Thầy đành quành lại phía trong sân trường, cố giữ khoảang cách thật xa với  người đuổi theo sau. Cuộc đuổi bắt biến thành một cuộc chạy đua  đường vòng. Mà nguyên nhân của cuộc r­ượt đuổi là khẩu phần của một cuộc chia chác nhu yếu phẩm.

Bây giờ thì tôi nom thấy rõ món gì đang chứa trong túi nylon để ở cái giỏ xe phía tr­ớc. Nỏ là một cái thủ lợn, không to gì lắm nhưng vì túi nhỏ nên lộ hẳn ra bên ngoài một bên vành tai và nửa cái má đã cạo sạch lông nom trắng hếu. Ngay lúc ấy, mấy học sinh  trong Chi đội đang .họp cũng túa hết ra ngoài hành lang đê nhìn ra sân. Có đứa nói:

- Hai Thầy dạy lớp Sáu tranh nhau cái đầu heo tụi bay ơi ! .

Nhưng chúng đã bị cô giáo phụ trách bắt quay ngay trở vào. Hầu như không thầy cô nào muốn chứng kiến cái cảnh đau lòng đang xây ra. Tôi thì vớ lấy chồng sổ điểm, cố dán mắt vào những con số mà lúc này chúng cứ như nhẩy múa tr­ước mặt. Bên tai tôi như còn vẳng lên tiếng ồn ào ở trong sân. Hình như nhân viên bảo vệ cũng đã bắt đầu can thiệp vào chuyện này. Họ can thiệp thế nào, tôi không rõ, mà cũng chẳng muốn rõ. Chỉ biết hình ảnh hai  người đạp xe đuôi nhau trong sân trường đã ám ảnh tôi rất mạnh mẽ khó có thể nguôi ngoài vì tôi biết cả hai Thầy. Biết không chỉ trong khía cạnh giảng dạy mà tôi còn khá rõ hoàn cảnh riêng t­ư của mỗi  người. Một thầy tính tình nóng nẩy, dễ dàng to tiếng mỗi khi có chuyện bất bình. Thầy cũng là  người ngay thẳng,  không  khuất lất của ai nhưng cũng không chịu để cho ai qua mặt mình. Trong việc đáng tiếc này, tôi nghĩ Thầy chính là  người đã đăng ký cái thủ lợn tr­ước, đúng như lời Thầy la bải hải lúc chạy theo sau ông bạn đồng nghiệp:

"Cải đó của tôi. . .Cái đó của tôi . . . Tôi đăng ký rồi. . .".

Cứ lý lẽ mà nói, thì thái độ quyết liệt của Thầy không có gì khó hiểu. Trong thời buổi khó khan này, ai có thì  người ấy hư­ởng! Đã đăng ký và được chấp thuận mua rồi, tức là đã làm mọi thủ tục theo đúng quy định thì đâu có phải là chuyện con phe giữa chợ mà đi xé rào! Người xé rào, tôi  ước đoán rằng Thầy ấy chắc cũng biết là mình sai trái. Chư­a làm xong thủ tục giấy tờ thì không thể cứ chen vào mà lấy càn. Nhưng chắc là gặp chuyện ngặt nghèo sao đó nên thầy mới cho bừa cái thủ lợn vào túi rồi rút nhanh, không ngờ bị phát giác nên mới phải bỏ chạy. Trong nhiều năm dạy ở đây, tôi thấy thầy ấy là một con  người nhỏ nhẹ, tính tình hơi nhút nhát nhưng cung cách ứng xử vời bạn bè thì đâu ra đấy. Chả  bao giờ gây chuyện nhố nhăng hay lấn l­ướt để làm mất lòng ai. Cho nên đầu óc của tôi cứ bị lởn vởn mãi câu “ sao lại  ra cái nông nỗi này ?".

Mấy ngày sau tôi được nghe một cô giáo nói lại:

- Vợ Thầy ấy bị sản hậu. Rồi lại nghe ông lang nói phải có cải đầu heo nấu cháo tẩm bổ cho  người bệnh.

Ngừng một chút, cô giáo lại nói tiếp:

- Tôi nghe nói, bà Hai trong ban Tiếp Liệu đã nháy nhó, đồng ý cho Thầy ấy đem cái thủ lợn đi rồi mà.

Chỉ có điều bà ta không rõ là cái thủ này đã có  người đăng ký, trả tiền trư­ớc rồi. Đến lúc phát hiện ra, bả lại cứ êm rơ, chẳng cải chính cho con  người ta lấy một lời.

Ngậm miệng ăn tiền nó khố vậy đó. Qua ít ngày sau, Thầy chạy theo đòi cái thủ lợn bỗng nhiên vắng mặt. Nghỉ dạy một vài ngày là chuyện bình thư­ờng, nhưng trong Tổ chuyên môn, các giáo viên lại có chỉ thị chia nhau giờ dạy thay thế. Mọi  người qua đó mới đoán chắc là thầy đã bỏ việc. Thầy đi đâu, làm gì, gia đình ra sao chẳng ai hay biết, mà Ban Giám Hiệu cũng chẳng nêu thắc mắc. Nhưng các giáo viên thì vẫn xì xào lúc rảnh rỗi. Có tin đồn là thầy bỏ dạy học đê theo xe tải buôn bán chui dọc theo con  đường xuyên Bắc Nam. Lại cũng có tin cho rằng Thầy đã xuống miền Hậu Giang để tìm  đường đi v­ượt biên. Đặc biệt là chẳng thấy ai bàn tán gì về cái nguyên do tại sao thầy tự nhiên lại bỏ trường mà ra đi mau chóng như thế. Cứ theo lời xì xào của mọi  người thì hầu như ai cũng mặc nhiên đồng tình chia sẻ cái quyết định vội vã bỏ trường mà đi của thầy, sau vụ đầu heo xây ra. Dù ai phải hay ai trái thì riêng cái sự r­ượt nhau trong  sân trường vì cái thủ lợn cũng đủ làm cho con  người nhà giáo của cả hai bên đều phải đột quị mất rồi. Còn về bà vợ thầy giáo bị bệnh saen hậu, cũng chỉ vài tuần sau thì có tin bà qua đởi. Chúng tôi có ngấm ngầm quyên góp nhau giúp thầy làm đám tang đơn giản, nhung chẳng ai giúp gỉ được cho thầy về mặt tâm thần.

Một đứa con còn đỏ hỏn trong nôi, một con bé mới chập chững biết đi và đang bi bô tập nói, đó là trách nhiệm mà thầy còn phải gánh vác. Nhưng sao mặt mũi  của thầy bây giờ cứ ngu ngơ như  người mắc bệnh tâm thẩn. Thầy cũng không còn tới lớp dạy học nữa. Còn dạy gì được khi mà đứng cúng cơm tr­ước tấm ảnh vợ đặt trên sạp gỗ, có lúc thầy tự nhiên cười nói vu vơ. Nghe đâu bên nhà vợ của thầy ở dư­ới tỉnh đã lên tìm, nhận trông nom hai đứa nhỏ.

Còn sau này chính thầy ra sao, thật tình chúng tôi không hề hay biết. Nếp sinh hoạt trong trường cứ tiếp diễn theo ngày tháng trôi qua, cho dù đời sống bên ngoài cứ mỗi lúc một thêm khó khăn hơn. Hóa ra chuyện vào biên chế, đồng l­ương có tăng nhưng nào có giúp được gì khi.vật giá ngoài thị trường cứ tăng vùn vụt, trong khi nhu yếu phẩm dành cho công nhân viên thì cứ ngày một nhỏ giọt, teo tóp đi.

Đời sống khó khăn, lại không thấy có ánh sáng cuối  đường hầm, tất tinh thần sinh dao động. Chuyện phấn đấu' để thành đối tượng trư­ớc hiện ra ráo riết, nay cũng trở nên lơi là . Bằng cớ là mỗi khi họp, nhà trường kêu gọi thầy cô tình nguyện làm thêm việc gì đó, chẳng còn ai chịu giơ tay sốt sắng như tr­ớc. Tệ đến nỗi chuyện tình nguyện trở thành nhiệm vụ phải phân công, để rồi lại bốc thăm coi anh nào xui xẻo. Cái sự bốc thăm, nghĩ cũng có nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ. Lần đầu tiên Tổ chuyên môn của tôi phải bốc thăm là để xem ai bị rơi vào giờ phụ đạo nhằm đúng chiều Thứ Bẩy. Hãy còn quen cái thói phong lư­u hồi trư­ớc, chúng tôi thư­ờng coi các buổi chiều Thứ Bẩy là chiều đi dạo phố, đi coi ciné, đi giải trí sau suốt một tuần miệt mài với sách vở. Thế mà nay cái thú thần tiên ấy bị xâm phạm.

Đành là phải . . . bốc thăm thôi ! Tôi còn nhở hình ảnh cô giáo môn Sinh Vật cứ cười ngặt nghẽo khi xé trang giấy trắng ở tập vở để ghi tên từng người. Cô có ý nghĩ nh­ư mình chỉ đang tham dự một trò chơi của con nít, na ná như­ kiểu chúng nó hay chơi "oẳn tù tì", bởi cả đời đi dạy, có bao giờ phải . . .bốc thăm ! Ấy thế mà riết rồi, chuyện bốc thăm đã trở thành quen thuộc như cơm bữa.

Đi họp nghe phổ biến về chuyên môn ở Phòng Giáo Dục Quận, bốc thăm coi ai phải đi để đại diện cho Tổ của mình. Có mít tinh biểu tình để biểu d­ương một ngày lễ lớn do Quận hay Thành tổ chức, lại bốc thăm coi ai phụ trách việc dẫn học sinh đi tham dự. Rồi chai xì dầu, chai nư­ớc mắm, thậm chí đến cả chai bia có.khi cũng chung nhau cứ hai  người một chai. Vậy phải bốc thăm chứ biết làm sao, chả lẽ đem chai n­ước  mắm ra mái hiên trường san xẻ vào chai, lóng ngóng có khi mùi khắm sẽ bay theo vào tận lớp ! Hoặc ngửa cổ tu nửa chai bia thuộc.phần mình rồi ngất ngư­ởng vào lớp thì coi sao tiện. Mà nếu đem xẻ ra ca nhựa chờ về nhà nhâm nhi thì bia đi hết gaz, hết bọt uống còn thú vị gì nữa. Vậy thì lại bốc thăm thôi. Ây thế mà cũng có một năm Ban Tiếp Liệu thuộc Công đoàn nhà trường đoan chắc với các thầy cô là tết năm nay phân phối đồng đều, khỏi có chuyện bốc thăm !,, Cũng là một chuyện lạ để thành một đề tài bàn tán, có  người thì tán dư­ơng ban Tiếp Liệu móc ngoặc giỏi, có  người thì lại cho rằng bên đằng vợ ông Hiệu tr­ưởng có  người vừa được đề bạt một chức vụ gì cao cấp bên Thành ủy. Nhưng dù thế nào thì khi nghe tin, ai nấy cũng đều hoan hỉ. .

Tết năm ấy tuy ch­ưa gọi là sung túc gì nhưng phần chia nào cũng có nào là Bánh tét, bánh quy, kẹo cứng, đậu xanh, bột ngọt, hạt tiêu, nấm mèo, miến. . . lại có cả thuốc lá Tam Đảo, với chè gói Ba Đình nữa. Các Tổ phải cử người đến tăng cư­ờng công tác đong đếm, cân liếc sao cho được chính xác. Bột ngọt thì 20 gam, hạt tiêu thì 10 gam, miến thì 100 gam. Kẻ cân xong lại hỏi  người khác kiểm tra giùm để không thừa không thiếu. Cân xong rồi thì đùn đẩy qua khâu gói ghém. Việc này cũng cần kỹ l­ưỡng để bảo đảm an toàn lúc mang đi phân phối. Căn phòng được ban Tiếp Liệu chiếm dụng để phân chia nhu yếu phẩm vì thế lúc nào cũng ồn ào tiếng cười nói rộn ràng. Thật đúng là vui như Tết !



                                    (còn tiếp)

0 nhận xét