Open top menu
Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012



                                                                  (tiếp theo)


“ Có im không ? Tao táng cái vào mõm giờ.”
Lúc đó gã thư ký mới cất giọng vui vẻ :
“ Thắng lợi rồi, thắng lợi trên cả tuyệt vời rồi …”
Rồi gã huyên thuyên ở đời không gì bằng chui được vào trái tim …đàn bà. Những tưởng phải mất cả tháng mới “tiếp cận” bà Chủ tịch , ai ngờ làm cái rụp, giỏi thiệt, giỏi  thiệt…
Gã thư ký “thuyết trình “ xong lại nhoài ra giường cười lăn cười lộn làm ông thầy cứ ngớ ra, mắt tròn xoe.Cười chán gã mới lên dây cót tinh thần cho ông chú để tiếp tục…” sự nghiệp cách mạng” tiến sâu vào hang hùm đánh quả đậm. Ong thầy giãy nảy :
“ Ôi thôi thôi, tao chịu, mon men tới đó con Kim Anh nó giết …”
“ Giết sao, nó mà giết chú thì má nó ăn tươi nuốt sống. Chú cứ y theo cháu đạo diễn là tiền rủng rẻng…”.
Gì chứ tiền là Tiên là Phật, thầy nào dám cưỡng lại cái “sức khoẻ cho tuổi già” đó. Theo lời thằng cháu ranh ma, ông  trở lại thành phố, leo lên giường đắp chiếu, rên hừ hừ như ốm nặng. Quả nhiên vài ngày sau, bà phu nhân  triệu gã thư ký tới hỏi ông thầy nhân điện đi đâu ? Chờ bà phát sốt vì nóng ruột, gã  mới thủng thẳng :
“ Ong ấy về thành phố rồi .”
“ Sao lại về ? Tao đã bảo đặt kế hoạch cho ổng ở đây dậy…nhân điện cho tao mà ?”
“ Nhưng…ông ấy ốm. Ốm nặng lắm…”
Thế là hôm sau, bà phu nhân tức tốc cùng gã thư ký phóng về thành phố “thăm thầy kẻo tội nghiệp”. Xe tới nơi phải đậu ngoài đầu hẻm, lội bộ vào. Oi trời ôi, đường gập gà gập ghềnh, mùi hôi thối hai bên cống rãnh cứ xộc lên mũi làm bà phu nhân hắt xì hơi liên tục, phải lấy dầu thơm ra xịt khắp mọi chỗ. Lại đến cái nhà của thầy mới thảm , dọc ngang kê vừa đủ cái giường đôi, tường ám khói, mạng nhện chăng đầy, tối om om , hôi hám chẳng khác gì con hẻm bà vừa lội qua. Ông thầy đắp chiếu trên giường , gượng dậy thều thào :
“ Tôi…tôi ốm quá…”
 “ Thày ốm sao ?”
   Chẳng biết bệnh gì, cứ đau hết cả mình mẩy…”
Bà phu nhân xót xa :
“ Oi trời , sao ốm lẹ vậy ? Bữa hổm thầy đang còn…khoẻ mà…”
“ Tại… tại cô Kim Anh…con gái bà đấy…”
Bà phu nhân há miệng :
“ Con Kim Anh ? Con Kim Anh nó làm gì ông ?”
Ong thầy ra giọng mệt nhọc kể lại đầu đuôi, tất nhiên dấu biến chuyện  Tuyết Nhi bắt cởi giày làm bà phu nhân nổi giận :
“ Nó dám láo vầy kia à ? Mai mốt thầy về tôi bắt nó xin lỗi thầy …”
“Oi thôi thôi, tôi hãi lắm, chẳng dám đặt chân vào nhà bà nữa đâu. Cô Kim Anh giết chết tôi…”
“ Thầy lo gì…nó giữ cái thân nó chẳng xong, còn đang nằm viện kìa…”
Hoá ra hôm đó nhảy nhót chán ở vũ trường “Đêm mầu hồng”, tỉnh ra đã 11 giờ khuya, Kim Anh cuống lên đòi về, Tuyết Nhi cười nhạt :
“ Về sao được ? Đi đêm dọc đường cướp nó cắt cổ …”
“ Vậy để tớ điện cho ba tớ đưa xe lên đón…”
“ Thôi đi cô, giờ này còn bắt lái xe đón con gái ông Chủ tịch tỉnh đi nhảy đầm , nó  mà đưa lên báo có mà ầm cả nước . Đi chơi tiếp mai về sớm…”
Kim Anh tắc lưỡi ”ừ thì đi”. “ Sân chơi” này còn bạo hơn, Night Club tầng thượng khách sạn, xung quanh tường cách âm, bắn súng cũng chẳng nghe thấy huống hồ nhạc gào rú, người la hét. Tuyết Nhi kéo tay Kim Anh qua những ghế đôi túm tụm trai gái đang la đà như ngủ gật, trên bàn vứt lỏng chỏng những lon Coca.
“ Tụi nó đang “phê” đấy, đám này chỉ “hít” thôi, buồng bên kia mới  “trích” cơ…”
Kim Anh lo sợ :
“ Tìm chỗ khác đi, ở đây tớ…ngán lắm…”
“ Tụi mình chơi trò khác kìa, có hít trích  gì đâu mà lo…”
Nói rồi Tuyết Nhi lôi tuột Kim Anh sang phòng khác. Vừa lách cửa  vào, đã kinh hoàng. Giữa phòng chiếc màn hình lớn đang chiếu phim con heo, trên đệm dưới đất la liệt trai gái đang “hành sự” không thua cảnh diễn ra trên màn hình. Kim Anh chưa kịp tháo lui đã bị lôi tuột vào một đám lẫn lộn con trai con gái. Oi chao ôi, “đêm đó đêm gì”, Kim Anh rơi vào một cuộc chơi mà lúc đầu còn rụt rè, sau rồi phấn khích và tiếp đó là kinh hoàng cho tới khi ngất lịm . Mãi trưa hôm sau cô mới tỉnh , thấy mình đang nằm  giường bệnh, băng bó đầy mình, một chai nước gì đó đang nhỏ giọt . Có tiếng Tuyết Nhi reo lên :
“ Tỉnh rồi hả ? May quá…”
“ Tớ đang ở đâu đây ?”
“ Phòng mạch bác sĩ Phát…ĐM, đêm qua tụi nó chơi bạo quá…”
Kim Anh tấm tức khóc, Tuyết Nhi lau nước mắt cho cô, cất giọng an ủi :
“ Tại cậu mới chơi lần đầu chưa quen . Phải bạo liệt vầy mới đã…”
“ Ba má tớ mà biết thì chết…”
“ Khỏi lo , để tớ điện cho má cậu, coi như  bị tông xe . “
Nhận được tin bà phu nhân tức tốc lên thành phố. Vừa nhìn thấy con gái nằm giường bệnh, bà đã la lối :
“ Oi trời ôi đi đứng sao mà ra vầy ? Có gãy xương sống, chấn thương sọ não gì không ”
Kim Anh  lắc đầu, nước mắt chứa chan làm bà phu nhân nổi giận :
“Thằng nào, thằng nào đụng con để má điện cho ba gô cổ nó lại…”
Tuyết Nhi vội  đỡ lời :
“ Tối quá nó chạy mất tiêu rồi thím ơi. Cả sáng nay công an người ta lùng khắp không ra. Thôi để mai mốt về tỉnh con nói ba con mở …cuộc điều tra…”
Trong khi chờ Giám đốc công an tỉnh vào cuộc, bà phu nhân điều tra chính con gái bà. Bà nắn tay nắn chân tiểu thư, khi thấy những dấu vết cào cấu trên người , bà ngờ ngợ :
“ Tông xe gì mà đầy những vết như răng cắn thế này ?”
Kim Anh hoảng lên đưa mắt cầu cứu bạn. Tuyết Nhi cười xuê xoa :
“ Thì té xuống đất phải xây xát chớ ?”
“ Té cách gì mà chỗ nào xây xát lung tung vầy. Thôi thôi các cô đừng có bịp tôi. Oi trời ôi, các cô chơi bời sao mà để tụi nó dầy vò đến thế này ? ối con ơi là con ơi…”
Tuyết Nhi vội chạy ra đóng sập cửa :
“ Thím cứ la hét người ta nghe thấy, loang chuyện ra thì mất …uy tín Chủ tịch tỉnh…”
Bà phu nhân chợt hiểu ra tình thế . Thôi đành ngậm bồ hòn làm ngọt  cho qua chuyện chứ còn biết làm sao . Bà đành phải nghe Tuyết Nhi chấp nhận một cuộc đụng xe , rồi cho gọi bác sĩ tới  “dặn dò”.
 Bác sĩ Phát nguyên công tác ở bệnh viện “ Bà mẹ  Trẻ em” ngoài Hà Nội, dính dáng tới tham ô thuốc tây nước bạn viện trợ , may chưa đi tù chỉ “xử lý nội bộ” đuổi ra khỏi ngành, đành biệt xứ vào Sàigòn mở phòng mạch lậu chuyên nạo thai con gái nhà giàu , vá trinh con gái nhà nghèo. Nghe tin  phu nhân Chủ tịch tỉnh muốn gặp, biết  đụng thứ dữ, bác sĩ Phát vội bỏ cả việc thăm thai, tới ra mắt bà ngay lập tức. Bà phu nhân nhìn ông thầy thuốc từ đầu tới chân rồi mới lên giọng :
“ Nghe nói phòng mạch tư của bác sĩ làm ăn phát tài lắm ?”
Bà phu nhân nhấn mạnh câu “phòng mạch tư” làm ông bác sĩ giật thót người :
“ Dạ dạ..cũng nhì nhằng..lấy công làm lãi ạ…”
“ Hình như khách hàng của bác sĩ toàn các cô gái lỡ làng…”
“ Dạ, dạ…cũng là để giúp các em ổn định tư tưởng, ổn định tinh thần …yên tâm học tập thôi ạ…”.
Biết ra oai vậy đủ rồi, bà phu nhân rút túi ra một tập tiền dày cộp :
“ Mọi chuyện nhờ bác sĩ lo cho cô Kim Anh nhà tôi mau mau phục hồi sức khoẻ…”
Ong bác sĩ rối rít :
“ Dạ được, dạ được, cứ để cô nằm đây, tôi sẽ phục vụ tận tình chu đáo…”
“ Nhưng phải thật kín ! Không có ghi tên ghi tuổi gì hết, lọt chuyện ra ngoài, chắc ông biết cái gì sẽ tới với ông ?”
Ong thầy thuốc xanh mặt, thề sống để dạ, chết mang đi, cam đoan không gây tai tiếng cho gia đình. Cầm cọc tiền , ông cười xởi lởi :
“ Bà yên tâm đi…nghề của tôi mà…”
Chờ bác sĩ ra khỏi phòng, bà phu nhân mới gọi điện báo cho chồng. Ong Chủ tịch đang chủ trì Hội nghị phát động “Phong trào xây dựng xã, ấp văn hoá” vội lui vào phòng riêng. Sau một hồi văng tục bằng thứ ngôn ngữ ngược hẳn với thứ vừa dùng trong hội nghị, ông mới hét vào máy :
“ Bà cứ cho nó điều trị ở đó, khi nào thật khoẻ hẵng về. Cấm tiết lộ cho ai biết, kể cả thằng lái xe…”
Thế là cô tiểu thư phải nằm lì phòng mạch bác sĩ Phát cho tới khi bà Phu nhân tới thăm ông thầy nhân điện, cô vẫn còn nằm  đó. Ngay hôm đó, bà phu nhân tức tốc thuê một căn buồng khác , tiện nghi đầy đủ, lại có một cái sân nhỏ để thầy Ba Tạ tối tối ngồi luyện nhân điện. Gã thư ký thật tài ba, cứ như đi guốc trong bụng bà , khuân về toàn những thứ bà ưa thích, nào giường ngủ , màn tuyn, đèn ngủ kể cả một chiếc bàn phấn xinh xinh cứ như giành cho vợ chồng mới cưới chứ không phải cho ông Ba Tạ. Trao chìa khoá phòng cho bà phu nhân, gã hóm hỉnh :
“ Con đánh hai chiếc, thím một thầy một, tuỳ nghi sử dụng. Thôi con tranh thủ đưa xe đi công chuyện rồi chiều con ghé đón thím nha…”…”
Gã vừa ra khỏi phòng, bà phu nhân đã cài nghiến ngay chốt cửa , quay sang ông thầy lúc này đang ngồi ngẩn ngơ ở bộ xa lông mà có nằm mơ thầy cũng chẳng dám mong. Ong lắp bắp :
“ Mua sắm thế này…tốn kém cho bà quá…”
“ Nhằm nhò gì. Tốn nữa tôi cũng chiều ông.”
Nói rồi bà đi tới ôm lấy cổ ông thầy, cười khanh khách :
“ Vậy còn ông…ông có chiều tôi không nào ?”
Tất nhiên là ông phải chiều rồi. Hoá ra ông thầy chẳng ốm đau gì, được nằm chỗ, ăn uống ngủ nghỉ mấy hôm liền, thầy còn khoẻ hơn cái hôm mới tới nhà bà nữa kìa, rồi lại còn áp dụng đủ các “chiêu thức”thầy đọc được trong sách tàu làm bà phu nhân hồn xiêu phách lạc, cứ rống lên như lợn bị chọc tiết.

                      (còn tiếp)
Tagged

0 nhận xét