Open top menu
Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012



                          (tiếp theo)

Không thấy tác giả kể cuộc gặp gỡ ấy ra sao, chỉ thấy Núp “đi gặp người Kinh “  về khoe với cả làng :
” Ô…người kinh này tốt lắm. Con mắt hiền lành đen  lắm. Ít nói …Cái áo mầu đen, thường thôi, không đẹp đâu. Đi dép làm bằng bánh xe lấy được của Pháp…”.
Cũng giống lần trước đi gặp cách mạng , Núp chẳng mang  được  nắm gạo, hạt muối nào về, lại vẫn chỉ những câu chuyện về bok Hồ.
Thế bok Hồ ở đâu ?”-lũ làng hỏi.
Núp nhìn quanh , suy nghĩ, rồi đứng dậy đi ra cửa quay về phía ông sao giống cái bánh lái của người Kinh , đưa tay chỉ vào đêm tối mờ mịt:
“ Bok Hồ ở phía này…”
Tất cả đều ra cửa nhìn. Ong sao bảy cái  nhấp nhánh và rất sáng.
“ Bok Hồ ở phía này”
“ Phía này có một ông sao quanh năm không bao giờ thay đổi chỗ ở. Sáu ông sao lớn chạy quanh ông sao đó…”
Ông sao đó chính là bok Hồ “ không bao giờ lặn nữa trong lòng đồng bào Kông Hoa.”. Lạ nhỉ ! “Ông sao 7 cái “ thì đúng “đại hùng tinh rồi”, nhưng tìm đâu ra “một ông sao quanh năm không đổi chỗ” và lại có những “sáu ông sao lớn chạy quanh” để tượng trưng cho bok Hồ ?  Lỗi kiến thức này không thuộc anh thanh niên người Thượng mà chính do tác giả đã nhét vào đầu anh ta. Vả lại, hình ảnh “ngôi sao dẫn đường” chỉ dành nói về Đảng thôi , còn nói về Bác thì phải dùng hình ảnh “cha gìa dân tộc” kìa, vậy mới đúng là kiểu nói chính thống.
Nói chuyện bok Hồ xong rồi, tất nhiên phải nói tới chuyện…Đảng. Chuyện này “trừu tượng” chứ không cụ thể như chuyện bok Hồ, làm sao nhét được vào đầu anh thanh niên “bán khai” đây ? Cái sự “giác ngộ về Đảng “ cho người dân tộc này xem ra khó quá, nên tác giả đành lờ đi cái quá trình mà chỉ trình bầy cái kết quả.
Anh cán bộ Thế nói :
“ Người  mình đánh Pháp cứ thua mãi, thua mãi. Cho đến khi có Đảng chỉ huy mới thắng được tới bây giờ. Đánh Pháp ngày nay là do Đảng chỉ cho đấy…”
“ Ô…thế Đảng là Bok Hồ phải không ?”
“ Bok Hồ cũng là người Đảng đấy. Nhưng còn nhiều người Đảng khác…Ai người nghèo khổ , căm thù Pháp, căm thù người bóc lột , làm ăn tốt…người đó là người Đảng…”
Chỉ có thế thôi, anh chàng Núp đã “giác ngộ Đảng “ rồi .
“ Suốt đêm đó Núp không ngủ. Chung quanh thấy toàn sao là sao…”.
Vậy là “mặt trời chân lý”  đã “chói qua tim” anh người Thượng, thức trắng đêm là phải rồi, thật chẳng bù cho mấy anh trí thức, học đi học lại mãi mấy kỳ chỉnh huấn mà vẫn tơ lơ mơ chưa hiểu Đảng là gì.
Thế rồi sau “ gần bốn năm sương mặn của núi Chư Lây đã làm đen sạm hết chín mươi  khuôn mặt lũ làng. Gần bốn năm nay , chưa một ngày nào chín mươi người đó được ăn đủ no, đủ mặn. Thịt trong người teo lại. Má hóp xuống…”, sau cùng anh Thế, người của Đảng cũng đã trèo lên bản mang theo…9 cái rìu rựa tặng  lũ làng. Ôi chao ôi, quà của bok Hồ chỉ có bấy nhiêu thôi, mà già làng đã “ múa tay, trợn tròn hai con mắt” :
“ Bok Hồ gửi anh Thế mang lên cho bốn cái rựa, năm cái rìu …ơ cái no cũng mới tinh cả, sáng như là ông trăng, như thế cũng bằng cho người Kông Hoa…mấy cái ?Hai cái à…cũng chưa phải đâu…ba bốn năm sáu bảy…một trăm cái tay đấy…hà hà hà…”
Anh chàng Núp cũng cầm cả 9 cái rìu rựa đưa lên cao mà rằng :
“ Bây giờ có anh Thế mang rìu rựa của người kinh, của bok Hồ gửi cho mình đây, mình càng làm rẫy giỏi nữa , ăn no nữa, nhất định thằng Pháp phải chết trước mình…”
Chỉ mất có 4 con dao và 5 cái rìu mà đã lôi  kéo được cả làng người Thượng đi theo cách mạng, đánh Pháp đến cùng thì “công tác vận đồng quần chúng trong các dân tộc ít người” quả thực là quá…”siêu”.
Viết như thế, người Pháp đọc được chắc phải tiếc hùi hụi vì đã bỏ ra biết bao tiền của cho các sắc tộc Tây Nguyn mà vẫn bị họ căm thù, đánh cho tơi tả thì là sao ? Ở đây ông nhà văn không muốn vạch ra cái “bí kíp” của cách mạng đó, chắc sợ người Pháp học được dùng nó lôi kéo lại người Thượng thì rầy rà hay là trong thực tế chuyện giác ngộ Đảng  cho anh thanh niên dân tộc không diễn ra xuôi xẻ như ông nhà văn tưởng tượng khiến ông phải làm qua loa chiếu lệ vậy thôi.
Cảm hứng ca ngợi quá đà tình cảm “Kinh-Thượng” cũng đã đưa ngòi  bút Nguyên Ngọc diễn tả một thằng bé người Thượng lưu luyến anh cán bộ người Kinh chỉ về huyện họp có dăm ngày đến mức…”buồn cười” :
“Bữa nay anh Thế về huyện. Nói  ngồi trong mãi . Tay nó cầm sợi dây có cột nhiều gút. Anh Thế hẹn đi về huyện năm ngày thì trở lên. Mỗi ngày thằng Ngứt thắt một gút trên sợi dây . Sáng nay ngủ dậy , nó đem ra đếm , thấy đã đủ năm gút, nó ra ngồi chờ mãi, sao anh Thế không thấy lên ? Nó ngồi trên ngưỡng cửa , ai hỏi gì cũng không nói, chị Liu đi ra rẫy cũng không đi theo, con mắt cứ ngó chăm chăm phía suối Đất Hoa…”
Ôi chao, cái thứ nhớ nhung “bổi hổi bồi hồi, như đứng đống lửa như ngồi đống rơm “ thế này là thứ tình cảm trai gái đang yêu, ông nhà văn nỡ lòng nào nhồi nhét cho một thằng con nít người Thượng đang tuổi ham chơi ?
Cứ  phải chịu đựng một thứ cảm hứng “ca ngợi quá đà” như thế, người đọc phải kiên nhẫn lắm mới theo được Nguyên Ngọc dẫn dắt câu chuyện anh chàng Núp đi vận động các làng xung quanh : Đê ta, Đê ô, Đê mô, Đê lanh, Kông giàng…đi theo cái làng Kông hoa của anh đứng dậy đánh Pháp. Rồi Núp vào Đảng, Núp thành cán bộ xã, cán bộ huyện, thành Chiến sĩ thi đua, thành Anh hùng Quân đội…và đi ra Bắc tập kết để tiếp tục đánh Mỹ- Diệm và được gặp bok Hồ.
Anh chàng Núp và mọi nhân vật trong “ Đất nước đứng lên” được vẽ bằng toàn  một mầu hồng đỏ chói không mảy may gợn một chút bụi trần của con người phàm tục. Đó toàn là những  con người “ nghe theo người Kinh” cam chịu đóng đanh trên cây thập giá của chiến tranh với nỗi ham muốn tột bực chỉ là gặp…bok Hồ . Nguyên Ngọc đã nhào nặn tuốt luốt những con người Thượng nhỏ bé, đầu óc giản đơn , chất phác , sống hoà hợp với thiên nhiên thành những kẻ say máu, chém giết bằng những vũ khí dã man như tên độc, chông đất, chông trời…và đưa họ vào bảng phong thần thành những thánh nhân của cách mạng.
Tại sao vậy ? Đó là vì :  
“Tháng 8-1955, tôi được triệu tập về trại sáng tác về Anh hùng Quân đội , ở đây tôi được phân công viết về đồng chí Núp. Tôi viết “Đất nước  đứng lên “trong dịp ấy, trong sách đó , tôi gửi tất cả những mong ước ca ngợi những người anh hùng Tây Nguyên mà từ trước đến nay tôi chưa thực hiện được  qua mấy lần thất bại…”
                          ( Nguyên Ngọc – Thư gửi ngày 9-11-1960 cho Tổ văn học hiện đại Trường đại học Tổng hợp Hà Nội)
Vậy đã rõ, “Đất nước đứng lên” được viết trong “trại sáng tác về anh hùng quân đội, chỉ nhằm ca ngợi những người anh hùng chứ không nhằm phản ánh hiện thực các sắc tộc  Tây Nguyên trong những năm chiến tranh của thập kỷ 1950. “Và bởi  mục tiêu rõ ràng và rành mạch như vậy nên bức tranh mà Nguyên Ngọc dựng lên trong suốt hơn 200 trang giấy còn lâu lắm mới tiếp cận tới những sự thực dữ dội của đời sống người Thượng trên cao nguyên mà chỉ không đầy nửa thế kỷ sau đã rùng rùng nổi lên chống thu đất, thu rừng.
Và như vậy, suy cho cùng, “Đất nước đứng lên “ cũng chỉ thuộc loại bút ký dùng để giáo dục chính trị tư tưởng trong một thời kỳ lịch sử .
Các sinh viên khoa văn chắc không ai là không biết truyện ngắn “ Trao kiếm” cũng của Nguyên Ngọc bởi lẽ nó đã được đưa vào  giáo trình giảng dậy.
“ Trao kiếm” viết vào những năm đầu thập kỷ 50 vào lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang loang rộng.“ Cụ Cư, 58 tuổi, nghèo xơ xác, chân lại có tật ở một thôn đất cát…” . Vì nhà nghèo, cụ được coi là nòng cốt cách mạng, nhà cụ được chọn để du kích dùng làm nơi “thảo luận tổ” trong khoá học “ du kích gương mẫu của Tỉnh mở”. Từ lúc đó, “cụ ngồi nép một bên phản nghe anh em thảo luận”, rồi mải mê quá, lúc đầu cụ còn ngồi một góc phản, lần lần anh em thảo luận hăng quá, cụ rút một chân lên, rồi rút cả hai chân lên ngồi nghe…”. Cứ như thế, cụ tự biến thành học viên  và cũng giơ tay “Tui xin có ý kiến”. Cụ kể rằng năm 1949 giặc đổ bộ lên Tam Quan, cụ nằm dưới hầm nhìn thấy “ 4,5 thằng đi qua, xí lô xí là lia bừa cả súng , giựt nhau  một miếng dừa mà ăn…giành nhau trã cá…ngủ bỏ cả súng …tui xin ý kiến là giặc sở hở lắm…”.
Lính Tây mà giựt nhau cả một miếng dừa, tranh nhau ăn trã cá thì không hiểu “khẩu phần lê dương” của nước Cộng Hoà Pháp thằng nào ăn mất, các vị du kích chẳng cần đánh đấm, cứ ho một cái là địch bỏ chạy, khỏi cần tiến lên chính quy hiện đại. Từ đó cụ Cư biến thành học viên của khoá đào tạo “ du kích gương mẫu” , lên lớp cho tất cả mọi người :
” Cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, nghèo giàu gì cũng kháng chiến cả, chỉ có số ít nhà giàu chưa giác ngộ …”
 làm anh em du kích cứ há cả mồm ra nghe. Nắm vững sách lược “đoàn kết toàn dân “vậy, không khéo ông cụ Cư là bác Hồ cải trang chăng ?  Nhưng mà không, hàng ngày cụ vẫn đi cuốc đất, luộc khoai, bưng nước cho anh em, chỉ có buổi tối cụ mới tham gia “có ý kiến”. Thế rồi hôm kết thúc lớp học, thật bất ngờ, cụ vào buồng lấy ra một thanh kiếm trao cho một anh du kích :
” Ai ? Ai nói không có kiếm giết Tây ?…Cây kiếm này, lần trước nó vô đổ bộ Chợ Cát, sau tôi mới sắm đây. Tôi giữ rất kỹ, thường ngày lau chùi luôn, định chờ địch đổ bộ lên đây lần thứ hai, chặt đứt đầu nó…”.
Cụ Cư trao kiếm cho du kích còn căn dặn :
” Tôi nghèo chớ giàu thì mua cho anh khẩu súng. Anh cứ về, nếu địch lên anh chặt đầu nó cho tôi. Nếu thắng tôi sẽ thưởng anh, nếu đánh không được tôi cũng xuống coi tại sao anh đánh không được ?”.
Ông lão nhà quê mà ghê chưa , thật đúng là nhân dân ta rất anh hùng ? Nhà nghèo toàn ăn khoai, ngủ đất  chẳng hiểu cụ già lấy tiền đâu ra mà sắm hẳn một cây kiếm để chặt đầu Tây?
Trong chuyện cổ nước ta, có một anh bốc phét :” tôi nhìn thấy một con trâu khổng lồ, liếm một cái hết ba sào mạ…” làm người nghe phải kêu lên :” Có nhẽ đâu thế ?”
 Đọc truyện ngắn “Trao kiếm”  nghe nhà văn Nguyên Ngọc  tả lính Tây, cụ lão nông bỏ tiền mua kiếm, người ta cũng phải tự hỏi :”Giới cầm bút trong nước ít ai không biết “ Đất nước  đứng lên” là tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Ngọc, còn các sinh viên khoa văn Đại học Sư phạm không ai là không biết truyện ngắn “ Trao kiếm” cũng của nhà văn này bởi lẽ nó đã được đưa vào  giáo trình giảng dậy.
“ Trao kiếm” viết vào những năm đầu thập kỷ 50 vào lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang loang rộng.“ Cụ Cư, 58 tuổi, nghèo xơ xác, chân lại có tật ở một thôn đất cát…” . Vì nhà nghèo, cụ được coi là nòng cốt cách mạng, nhà cụ được chọn để du kích dùng làm nơi “thảo luận tổ” trong khoá học “ du kích gương mẫu của Tỉnh mở”. Từ lúc đó, “cụ ngồi nép một bên phản nghe anh em thảo luận”, rồi mải mê quá, lúc đầu cụ còn ngồi một góc phản, lần lần anh em thảo luận hăng quá, cụ rút một chân lên, rồi rút cả hai chân lên ngồi nghe…”. Cứ như thế, cụ tự biến thành học viên  và cũng giơ tay “Tui xin có ý kiến”. Cụ kể rằng năm 1949 giặc đổ bộ lên Tam Quam, cụ nằm dưới hầm nhìn thấy “ 4,5 thằng đi qua, xí lô xí là lia bừa cả súng , giựt nhau  một miếng dừa mà ăn…giành nhau trã cá…ngủ bỏ cả súng …tui xin ý kiến là giặc sở hở lắm…”.
Lính Tây mà giựt nhau cả một miếng dừa, tranh nhau ăn trã cá thì không hiểu “khẩu phần lê dương” của nước Cộng Hoà Pháp thằng nào ăn mất, các vị du kích chẳng cần đánh đấm, cứ ho một cái là địch bỏ chạy, khỏi cần tiến lên chính quy hiện đại. Từ đó cụ Cư biến thành học viên của khoá đào tạo “ du kích gương mẫu” , lên lớp cho tất cả mọi người :” Cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, nghèo giàu gì cũng kháng chiến cả, chỉ có số ít nhà giàu chưa giác ngộ …”  làm anh em du kích cứ há cả mồm ra nghe. Nắm vững sách lược “đoàn kết toàn dân “vậy, không khéo ông cụ Cư là bác Hồ cải trang chăng ?  Nhưng mà không, hàng ngày cụ vẫn đi cuốc đất, luộc khoai, bưng nước cho anh em, chỉ có buổi tối cụ mới tham gia “có ý kiến”. Thế rồi hôm kết thúc lớp học, thật bất ngờ, cụ vào buồng lấy ra một thanh kiếm trao cho một anh du kích :
” Ai ? Ai nói không có kiếm giết Tây ?…Cây kiếm này, lần trước nó vô đổ bộ Chợ Cát, sau tôi mới sắm đây. Tôi giữ rất kỹ, thường ngày lau chùi luôn, định chờ địch đổ bộ lên đây lần thứ hai, chặt đứt đầu nó…”.
Cụ Cư trao kiếm cho du kích còn căn dặn :
” Tôi nghèo chớ giàu thì mua cho anh khẩu súng. Anh cứ về, nếu địch lên anh chặt đầu nó cho tôi. Nếu thắng tôi sẽ thưởng anh, nếu đánh không được tôi cũng xuống coi tại sao anh đánh không được ?”.
Ông lão nhà quê mà ghê chưa , thật đúng là nhân dân ta rất anh hùng ? Nhà nghèo toàn ăn khoai, ngủ đất  chẳng hiểu cụ già lấy tiền đâu ra mà sắm hẳn một cây kiếm để chặt đầu Tây?
Trong chuyện cổ nước ta, có một anh bốc phét rằng :” tôi nhìn thấy một con trâu khổng lồ, liếm một cái hết ba sào mạ…” làm người nghe phải kêu lên :” Có nhẽ đâu thế ?”. Đọc truyện ngắn “Trao kiếm”  nghe nhà văn Nguyên Ngọc  tả lính Tây, cụ lão nông bỏ tiền mua kiếm, người ta cũng phải tự hỏi :” Có nhẽ đâu thế ?”

                      HẾT PHẦN NGUYÊN NGỌC

      “ Chân dung hay chân tướng nhà văn” , tạm dừng ở đây, xin nghỉ một thời gian. Cảm ơn bạn đọc .                                                                                            
Tagged

0 nhận xét