Open top menu
Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012


                                                      Nhà văn VŨ HUY QUANG
                                                (Hoa Kỳ)
  
                    (tiếp theo)

Nhưng có những chuyện khó hiểu hơn:

Sự thật là ngay trước khi Đại Hội Đảng thứ mười chin Stalin còn quá mức lỗ mãng với cả Molotov,Voroshilov và Mikoyan, khi nhiều lần bảo vào mặt họ, rằng họ làm gián điệp cho Anh quốc.Ông ta còn nói với Fadeyev rằng Erenburg và Pavlenko cũng là gián điệp. Thêm nữa, trong phiên họp khoáng đại sau Đại Hội Đảng thứ Mười chin, không ai ngờ Stalin còn đòi được cất khỏi nhiệm vụ, lý do ‘tuổi đã cao’. Nhưng buổi họp, đã không chấp thuận Stalin từ chức (trái với Avtorkhanov thêm vào), còn gây ra trong buổi họp một không khí tôi tớ hơn bao giờ hết với lãnh tụ. Khi Stalin loan báo là ông ta muốn được ra đi khỏi chức vụ ‘để nghỉ ngơi’, phản ứng trong phòng họp náo loạn, từ khắp mọi xó xỉnh của phòng họp vang lên tiếng kêu khóc, nào, ‘Stalin thân yêu’, ‘Ôi cha gìa của con’ vân vân. Các Hội viên trung ương ngồi hàng đầu ghế, sụp xuống đất, qùy gối, kêu gào xin Stalin đừng từ chức. Stalin ‘đồng ý’ với họ, cùng lúc tỏ ra sự không hài lòng với vài thành viên trong Bộ Chính trị…” (R.A.M, “On Stalin and Stalism” tr.157)
Nếu Stalin có thể được yêu đến như thế, ngay với người trong cùng một phòng với mình, thi người chỉ ở xa, cũng có thể tả Stalin, “mắt hiền hậu, miệng mỉm cười…” cũng không có gì là khó hiểu lắm. Kiểm soát được sự suy nghĩ quần chúng bằng bộ máy truyền thông khổng lồ, bền bỉ…làm mất đi sự suy nghĩ độc lập trong xã hội là kết qủa của tâm lý tập thể một thời.
Mặt kia của tuyên truyền tán dương, là tuyên truyền phỉ báng. Phỉ báng lâu dài cũng có kết qủa tương tự. Nhưng phỉ báng mà còn tạo ra được cả những tài liệu mạo hóa một cách hệ thống đi kèm, thì phát hiện được sự mạo hóa phải mất một thời gian rất lâu. Rất hiếm người có khả năng, dám lao tâm khổ tứ làm việc này. Làm sáng tỏ sự bôi nhọ bất công, không phải có lợi cho người đã chết, vậy thì để cho ai? Trước hết, chính là để cho những người từng về hùa với sự bôi nhọ mà không tự biết: Về hùa với sự mạo hóa, là duy trì chướng ngại cho sự hiểu biết, chỉ phá vỡ sự tìm hiểu sâu xa của người khác, cùng là tự mình mất dịp học hỏi rằng, chính mình có quyền tự quyết định: Ý chí tự do, suy nghĩ độc lập mới là quyền cao quý nhất của con người.
Thomas .C. Kuo, tác gỉa cuốn “Trần Độc Tú…” là tìm hiểu ngọn ngành nhất về con người mà, “Nói về lịch sử cận đại Trung Quốc, không ai có thể bỏ quên được Trần Độc Tú.”
Điều trùng hợp kỳ lạ của lịch sử, là 3 nhân vật Stalin, Trotsky, Trần Độc Tú sinh cùng năm: 1879. Trotsky khinh Stalin là dốt; Stalin căm ghét Trotsky vì Trotsky nói sự thật; còn Trần theo Cách Mạng Tháng Mười lại bị họa hại vì cùng khuynh hướng chính trị với Trotsky; mà Trotsky đã nửa đời người, còn muốn học thêm tiếng Trung Quốc…để “đọc Trần Độc Tú”! (Trotsky ngoài chuyện viết tiếng Nga, còn viết được tiếng Slav, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý…và vài ngôn ngữ nữa - mà ông tự nhận là “rất tồi”.)
Cả hai đều tự nghiên cứu lịch sử, ngôn ngữ, văn tự rất sớm. (Trần Độc Tú còn là nhà ngữ học xuất sắc). Cả hai đều cùng làm báo rất sớm, cùng họat động cách mạng đồng thời, tuy ở hai nước khác nhau. Cả hai từng là những cây bút nghị luận biệt tài, gây chấn động. Cả hai cùng chung sở thích nghiên cứu và giỏi ngọai ngữ. Cả hai, cùng bị phỉ báng, cùng bị bôi nhọ tột bậc, lâu dài nhất…trong lich sử nhân loại cận đại: Người ăn tiền Đức, người ăn tiền Nhật, cùng phản cách mạng, cùng là gián điệp cho nước ngoài, và cùng phản bội nước mình! Trotsky không được đồng chí cũ nào họat động đồng thời đọc điếu văn sau khi ông qua đời (1940): Các đồng chí bạn đồng hành của Trốt ki đã bị thanh trừng hết; Trần còn được đồng chí - dù bị tù vì cộng tác với mình - mà đến khi được phóng thích, vẫn công khai trân trọng, “được sự lãnh đạo của Trần Độc Tú, là một vinh dự”. Trích:
Chúng tôi tưởng niệm Trần Độc Tú, con người ngọai hạng của chính trị Trung Quốc và thế giới. Để tưởng niệm ông, những người Trốtkít chúng tôi cảm nhận sâu sắc hơn người khác. Chúng tôi nôn nao hồi tưởng lại thời ông còn làm Tổng Bí Thư cho tổ chức của chúng tôi. Đó là điều vinh dự.
(“China’s Urban Revolutionaries” – Gregor Benton, (trang 202) trích lời Trịnh Siêu Lân (Zheng Chaolin) tưởng niệm Trần Độc Tú, - sau khi Trịnh, tù nhân chính trị, nhà họat động Cộng Sản, nhà văn, dịch giả, người đã bị cả hai chế độ Mao lẫn Tưởng bỏ tù tổng cộng 27 năm không tội danh. Sau khi được thả, Trịnh viết những dòng trên khi đã 90 tuổi.)
Những chuyện này xảy ra ở Bác Kinh. Cộng Sản Tàu, xem ra tiến bộ như…Cộng Sản Nga. Vì Nga đã phỉ báng Trốt kít, nhưng chỉ đã rửa tiếng cho Bukharin cùng nhiều người khác, chưa dám rửa tiếng cho Trốtki, cho đến nay, mấy ai dám nhắc gì đến Trốtki. Xem ra, thừa nhận sai lầm trong chính trị, khó hơn cai trị công-nông-binh vạn lần! Ở Trung Quốc, đã rửa tiếng cho Lưu Thiếu Kỳ, Lý Lập Tam…nhưng không đả động gì tới chuyện rửa tiếng cho Trần Độc Tú! Cả hai đều cùng theo con đường của Mác, là con đường quan tâm tới giới lao động nghèo khổ.
Tôi phì cười cho cái những người gọi là “thực tiễn” với sự khôn ngoan của họ. Nếu ai đó muốn thành con bò, thì người đó có thể dễ dàng quay lưng với đau khổ con người, rồi cứ việc chăm sóc cho bộ da của người đó. Nhưng tôi lại coi tôi rất không thực tiễn, nếu tôi chết mà không hòan tất cuốn sách của tôi, ít nhất cũng dưới dạng bản thảo.”
-Karl Marx
Bản tự thuật ghi chữ viết tay của ông, trước khi từ trần 15 tháng sau, trên bản thảo cuốn “Tư Bản Luận”. (Tháng Ba, ngày 14, 1883. London.)
(“CAPITAL”, ấn bản U.S.A 1952. University of Chicago: “I laugh at the so-called “pratical” men and their wisdom. If one want to be an ox one can easily turn one’s back on human suffering and look after one’s skin. But I should have regarded myself as really impractical had I died without finishing my book, at least in manuscript.”

Con đường vào chủ nghĩa Mác của Trần Độc Tú.

Sau Thế chiến I, Hội nghị Hòa bình thế giới đưa đến kết qủa chủ nghĩa quân sự thắng thế (các nước thắng trận chia chác nhau), nên Trần kêu gọi người Trung quốc phải mở rộng con đường đấu tranh, không nên chỉ lấy ái quốc làm phương châm, mà lấy tranh đấu cho nhân phẩm con người và công chính quốc tế (tr. 76-78) thay vì chỉ có biết chống Nhật (Trần Độc Tú, “Những sản phẩm của Nhật chúng ta nên bài bác” (Tháng Giêng , ngày 1, 1920). Chán chường với “dân chủ” Tây phương, Trần lắng nghe ý kiến của John Dewey, với ý niệm dân chủ kiểu Mỹ, là các thành phố độc lập, phát huy theo địa phương, các “hội phường dân chủ” sản xuất để phát triển kinh tế. Với cách mạng Nga thành công, Trần là người Trung quốc đầu tiên hiểu ra thông điệp Bolshevik, và ảnh hưởng của Trần trên sinh viên, trí thức thật lớn. Sau Thế chiến, với ê chề của Hòa Ước Versailles mà các cường quốc chia chác với Nhật trên đất Trung quốc, làm biến cố Ngũ Tứ nổ bùng, do sinh viên Đại Học Bắc Kinh xuống đường phản đối chính quyền Đoàn Kỳ Thụy, rồi thành phong trào tiến tới Xã hội chủ nghĩa khởi đầu từ đó. Trần thấy Lênin đối với Trung quốc còn bình đẳng hơn khi so Tây phương đối với Trung quốc. Lý Đại Chiêu có lẽ là người đầu tiên nhận thức rằng chiến thắng của người Bolshevik là chiến thắng của giai cấp lao động và là chiến thắng của lao động tòan thế giới, cùng khai màn cho làn sóng cách mạng thế giới. (Lý Đại Chiêu, “Chiến thắng của chủ nghĩa Bolshevik”, Tháng Mười, 15, 1918.)
Theo Trương Quốc Đào, Trần quyết định tổ chức ĐCSTQ trước khi Voitínsky đến Trung Quốc, Khi đến Voitínsky đến Trung Quốc, đã tiếp xúc được với Lý Đại Chiêu, qua viên giáo sư Nga dạy ở Đại Học Bắc Kinh, là Sergei A. Polevoy, để sau đó được giới thiệu đến Trần Độc Tú.

Khởi thủy hợp tác QDĐ và ĐCSTQ:

Có 3 lần QDĐ và ĐCSTQ hợp tác: Lần 1, ngày 26 tháng Giêng 1923, Tôn Văn và Joffe ký chung tuyên cáo. Lần 2 ngày 5 tháng Tư 1927, Trần Độc Tú và Uông Tinh Vệ ký chung tuyên cáo. Lần 3, sau sự biến Tây An ngày 29 tháng Chạp, 1936 cả hai đồng ý thành lập “Mặt trận quốc gia thống nhất” không ký văn bản. “Bát lộ quân” thuộc Hồng quân chính thức gia nhập khối quân đội của QDĐ ngày 10 tháng Chín, 1937. (tr.334, H.R.I)
Theo Thomas C. Kuo, cũng thừa nhận hợp tác QDĐ và Liên minh Xôviết, vào ngày 26 tháng Giêng 1923, và hợp tác QDĐ-Cộng sản thành hình qua tuyên cáo chính thức Tôn Văn-Joffe ở Thượng Hải, nhưng sau biến cố chiến hạm Trung Sơn của Tưởng ở Quảng Châu, 20 tháng Ba, 1926, Trần Độc Tú đề nghị võ trang lực lượng Cộng Sản để tự vệ trước Tưởng Giới Thạch, Comintern từ chối đề nghị này. Trần đề nghị đổi chính sách “hợp tác nội bộ đảng” thành “liên minh nội bộ đảng” (hai đảng “nhập một”, khác với hai đảng “liên minh” – hoạt động cùng, nhưng riêng rẽ) cũng bị bác. Moscow gửi Voitínsky lần nữa qua để thi hành chính sách “hợp-tác” như cũ. Sau đó Tưởng mở cuộc tàn sát Thượng Hải. Trần bị tố cáo là phản bội đồng chí. Bị QTCS truất chức bí thư. Sau đó Trần bị điềm chỉ, QDĐ bắt được đưa ra tòa, kết án 13 năm rồi vào tù ở Giang Tô. Đến khi có biến cố Lư Cầu Kiều, Trần thành ra được tạm thích (parole) năm 1937.
Ngày 25 tháng Chạp 1936, Tưởng được thả sau “sự biến Tây An”. Tháng Giêng 1937, một thỏa thuận hợp tác mới, có tên “Mặt trận thống nhất” để chống Nhật giữa QDĐ và CS, thành hình. Tháng Tám 1939, Moscow ký hòa ước với Đức. Hitler chiếm Ba Lan, mở đầu Thế chiến II. Trần thấy thế, coi chế độ Stalin không khác chế độ toàn trị quân sự của Hitler.
Tháng 7 ngày 31, Trần vẫn tin tưởng vào “dân chủ vô sản” (chuyên chính vô sản) vẫn là nền tảng chính cho chủ nghĩa Lênin, qua một văn bản gửi cho người bạn (Lien-ken). Suốt năm 1941, Trần bệnh nặng.
Mùa xuân 1942, sau khi viết 3 văn bản cuối cùng bày tỏ ý kiến riêng về tình hình quốc tế, sự tham gia vào nghĩa vụ quốc tế sau Thế chiến, Trần qua đời (bệnh sơ gan) tại nhà riêng ở Thường Xuân (Chiangchin), Trùng Khánh ngày 27 tháng Năm, 1942.Thọ 63 tuổi.
Cả ba lần hợp tác với QDD Trần không những không đồng ý, đã bị động, đầy thiện ý, còn vướng vào tình thế khó xử, mà vẫn lãnh trách nhiệm trước những tổn thất nặng nề của Cộng Sản, thay cho mọi trốn chạy trách nhiệm của Stalin. Ngày 1 tháng Tư, 1927 bản hợp tác Quốc Cộng được ký ở Thượng Hải giữa Trần Độc Tú và Uông Tinh Vệ. Ngày Tưởng tàn sát Thượng Hải, 27 tháng Tư 1927, thì Trần đang ở trên đường đi Vũ Hán giữa 12 đến 16 tháng Tư, (Thomas C. Kuo, tr. 279) lúc cao triều cách mạng trong Đảng đang xuống. Thế mà khi Tưởng bắn giết công nhân, lùng bắt cán bộ Cộng sản, thì từ Comintern lẫn Đảng CSTQ đều lên tiếng cáo buộc ông…(về sau, thì cả QDĐ cũng bắt Trần cho vào tù). Tất cả tội vạ đổ cho Trần Độc Tú.

                                       (còn tiếp)
Tagged

0 nhận xét