Hồ Phong và những uẩn khúc lịch sử
Nhà văn Vũ Huy Quang
(Hoa Kỳ)
(tiếp theo và hết)
Trần Qúy Chung, rõ là bị thư Lỗ Tấn làm thương tổn, viết thêm thư riêng thứ hai, lần này dài hơn, đề cập lại chuyện mặt trận thống nhất, cay đắng trách Lỗ Tấn, thay vì dùng lí luận chính trị về việc này, chỉ dùng lời lẽ tầm thường để vu cáo,”Ông đã lén chen vào lời lẽ vu cáo chúng tôi được người Nhật trả tiền ra báo”, và:
“Không ngờ ông có khả năng lươn lẹo đến thế! Báo Đấu Tranh và báo Tia Lửa của Nhóm Bolshevik-Lêninít (Trốt kýt) chỉ xuất hiện được bằng sự nhịn ăn nhịn mặc của chúng tôi, sống trong những nơi chật chội chỉ để đem chúng được ra ánh sáng. Chắc chắn là chúng tôi không có nguồn tài trợ nào, bất cứ từ đâu. Tờ Tranh Đấu, trước ra hàng tuần, nay sẽ chỉ ra được hàng tháng. Nếu chúng tôi ăn tiền Nhật để ra báo, hẳn chúng tôi cũng có những ấn lóat phẩm như các ông, công khai bày bán hết cuốn này đến cuốn khác, báo này đến báo khác, bày đầy ra trên đường phố…thay vì phải tự in, tự phân phối như hiện nay làm gì.”
Trần đợi trả lời, nhưng không kết qủa. Lá thư của Trần nằm yên trong thư khố Lỗ Tấn trên bốn mươi năm, đến tận tháng Giêng (khỏang 1976-77), mới được in ra, trong “Lỗ Tấn Nghiên cứu Tư liệu”, số 4.
Ngày nay , đã rõ là lá thư đầu trả lời Trần Quý Chung không do Lỗ Tấn viết, mà do Phùng Tuyết Phong, dùng bút danh của bạn, không được bạn đồng ý (lúc đó Lỗ Tấn mê mệt trên giường vì bệnh lao phổi). Năm 1978, trong cuốn sách của Lâu Quốc Hoa (sống ở HongKong) phát hành ở Paris (Centre de publication Asie Orientale) dẫn ra vài chứng cớ tỏ sự nghi của ông về nội dung lá thư, là “do ảnh hưởng suy nghĩ của Phùng Tuyết Phong: Sự phỉ báng không mang tính khí của Lỗ Tấn chút nào, đặc biệt Lỗ Tấn căm ghét thuyết “ăn tiền rúp”, cho nên không bao giờ ông dùng để tấn công đối thủ chính trị. Thêm nữa, cho đến khi qua đời (19 tháng Mười 1936) không bao giờ ông hỏi han gì về việc thư Trần Qúy Chung, nếu có nhắc, chỉ nhắc đến thư trả lời Từ Mậu Dung”, khó mà bảo ông lưu tâm gì về lá thư vu cáo Trần. “Theo kinh nghiệm của tôi, cái bọn vẻ mặt cách mạng, hay vu cáo kẻ khác là “tay trong”, là phản cách mạng, là Tơ rốt kít, thậm chí là Hán gian, phần lớn không phải là người đường đường chính chính, bởi vì họ giết lực lượng dân tộc cách mạng một cách khôn khéo; họ không nghĩ đến lợi ích của cách mạng mà chỉ mượn tiếng cách mạng làm chuyện riêng.”
Ông cũng viết thêm,” Cái chúng ta phải làm trước tiên là loại thải bọn bạo ngược hay phất bảng hiệu như tấm da hổ để ngụy trang cho chuyện lòe thiên hạ; khi thấy ít hiểm nguy nhất, chúng đem “quyền lực” của chúng ra lên án người khác, bao giờ cũng toàn chuỵện gớm ghiếc.”
Trong lúc dưỡng bệnh, khoảng tháng Mười 1936, trong mục “Ghi vội” ở báo Văn Gia, Lỗ Tấn nhắc đi nhắc lại nhà văn phái Tả phải giữ vai trò độc lập của mình trên mặt trận chống Nhật. Dù viết ngắn, nội dung không khác thư Trần Qúy Chung gửi ông. Những câu như:
“Tất nhiên chắc rằng chúng ta phải chống gông cùm ngại quốc. Nhưng chúng ta cũng không được quên cái ý đồ bọn cứ nhơn nhơn rằng,”Chúng ta thà chịu gông cùm đồng chủng vẫn còn hơn. Khi đề ra mặt trận thống nhất, “các nhà văn cách mạng” từng chạy qua phe địch lại xuất hiện trở lại, ra vẻ là tiêu biểu cho khí thế chống Nhật. Thành ra thái độ đầu hàng hèn mọn của họ trước kia nay lại đổi thành tiến bộ và vinh dự.” (5)
Đó là cách đáp lời cho khuynh hướng nhận rằng thà dưới sự độc tài của Tưởng còn hơn dưới ách của Mikado.
Để trả lời cho sự bênh vực Stalin mà người ta dẫn trong thư bảo là của Lỗ Tấn viết, Lâu Quốc Hoa đưa ra chứng cớ thái độ của Lỗ Tấn về chuyện cuốn tiểu thuyết “Trở về từ Xôviết” của André Gide, tác gỉa đã bị gán cho danh hiệu “Chó săn phát xít”. Khi Trịnh Siêu Lân dịch cuốn này ra Trung Văn, 1936, sách liền bị liệt vào danh sách “Cấm”. Nhưng Lỗ Tấn từng lên tiếng, là nếu ông có qua Nga Xô trở về, ông cũng sẽ viết như thế. Thái độ Lỗ Tấn không có tính hẹp hòi, bè phái: Khi Harold Isaacs, người Trốt kýt Mỹ rời Thượng Hải năm 1934, ông làm tiệc tiễn rất ân cần. (Điều này cũng được thuật lại trong hồi ký chuyến trở về Thượng Hải của H.Isaacs: “Re-Encounters in China”)
Không giống lắm đâu!
Trong văn bản ấn hành năm 1984, Hồ Phong viết lại toàn diện tình huống “Lá Thư Lỗ Tấn”. Hồ khẳng định là thời điểrm xuất hiện lá thư, Lỗ Tấn đang trong tình trạng mệt đuối, không ngồi dậy, không nói được. Ông không có sức để bàn về nội dung lá thư nữa. Éo le là, Phùng Tuyết Phong nhận ra Lỗ Tấn đang trong lúc bị áp lực vu cho ông là Trốt kýt, nên muốn bảo vệ ông, trước những người hô hào khẩu hiệu chống Trốtkýt, nên Phùng không đắn đo đưa Lỗ Tấn vào thủ thuật cay nghiệt đối với Trốt kýt. Hồ Phong không có tình cảm gì với Trốt kýt, nên không thể bẻ bác nhận định khách quan của Hồ được.
Trong “Văn Nghệ thực tại”, đăng “Thư Lỗ Tấn gửi người Trốt kýt”, và “Về khuynh hướng hiện đại trong văn nghệ chúng ta”, Hồ Phong viết,
“Hai văn bản có vẻ như Lỗ Tấn đọc cho chép, được sao bản ký là O.V. Thực ra, cả hai đều được thảo ra bởi Phùng Tuyết Phong. O.V có vẻ như để chỉ tôi, nên không ai muốn đóan là có người khác dính vào (như Phùng Tuyết Phong). Ông ta lúc ấy là lãnh đạo của Đảng, nên tôi cũng lặng yên để che cho ông […] Về văn học quốc phòng, có tin đồn là phe chống lại họ là phe Trốtkýt. Phùng trả lời như thế cốt để chứng tỏ phá vỡ tin đồn trên nhắm vào Lỗ Tấn. Khi chúng tôi đọc lại cho ông nghe, Lỗ Tấn nhắm mắt và không nói gì, chỉ gật đầu ra ý là được.
Sau khi chúng tôi ra về, Phùng cảm như phải nói rõ thêm về lý thuyết “văn học quần chùng”, nên ông thảo thêm bài,”Cuộc vận động văn học của chúng ta hiện nay”, rồi hôm sau quay trở lại đọc cho Lỗ Tấn nghe. Lúc ấy Lỗ Tấn còn yếu hơn hôm qua nữa, còn như không nói được nữa, chỉ gật đầu, nhưng cũng có lúc tỏ ra bồn chồn. Khi chúng tôi ra về, Tuyết Phong đột nhiên bảo tôi: Tôi thật không ngờ Lỗ Tấn khó như thế, ông ta không dễ chịu như Gorki; Gorki thì nhận định nào về chính trị đều do bí thư của Đảng chỉ định cho ông ta viết, Gorki chỉ có việc ký thôi.”
Như vậy, chúng ta thấy hai văn bản như nhập một, không tách rời ra được. Nhất là khi vấn đề lý thuyết chen vào, Lỗ Tấn là người luôn luôn khó khăn với nguyên tắc, nên ông tỏ tỏ vẻ “bồn chồn” […] Ông ta như Romain Roland, Bernard Show…và những người gọi-là-bạn với Xô viết, những người văn học, không phải chính trị…thường có thái độ như thế, nhất là ở thập niên 1930. Ông ta không muốn và cũng không thể tách khỏi nhóm Stali-niêng và QTCS, vì với tình hình lúc ấy, là biểu tượng độc nhất trên thế giới cho cách mạng.
Sau 1949, “Thư Lỗ Tấn” là một vũ khí mạnh cho chế độ Mao sử dụng trong chiến dịch chống Trốt kýt, vu là hợp tác quân xâm lăng, phản cách mạng và (tột bậc) là để cảnh cáo thế hệ trẻ chớ học đòi ly khai bất cứ hình thức gì. (Cho nên đã nhiều thập niên, “Thư Lỗ Tấn” được in trong sách giáo khoa cho chương trình dạy cấp Cao Trung trên toàn quốc. Điều trớ trêu, là văn phong không phải của Lỗ Tấn đã đành, nội dung cũng không đúng nữa.) Thăm bệnh Lỗ Tấn trong lúc bệnh nhân tỏ vẻ tỉnh táo, Hồ Phong nhắc với ông rằng Phùng Tuyết Phong đã nhái văn của ông rất khéo, thì Lỗ Tấn cười khô héo, gượng bảo,”Không giống lắm đâu”!
Cho đến những phiên họp thứ 11 của Trung Ương, phiên Khoáng Đại lần Ba, Trần Độc Tú được rửa tiếng phần nào, các sử gia sau cùng phải thừa nhận là phải hủy bỏ sự tố cáo Trần đã “nhận tiền trợ cấp hàng tháng của Nhật”, thì lá thư trên vẫn còn được giữ trong chương trình giáo khoa, lại trở thành sự bối rối tột bậc cho Đảng. (Sự lúng túng đến nỗi câu viết “bọn Trốt kýt làm gián điệp cho Nhật” phải cắt bỏ trong ghi chú của ấn bản 1991 trong “Mao Tuyển”.)
Ngoài những ảnh hưởng gián tiếp, trên những nhà văn như Lỗ Tấn qua dịch bản Văn Học và cách mạng của Trốtky, và trực tiếp, trên Hoàng Thạch Vệ cùng những nhà trí thức phê bình phê bình từng lập lờ giữa tính không-sai-lầm của Đảng và Đối Lập, những người Trốt kít Trung Quốc đã đóng góp số lượng lớn lao trên “văn hóa dấn thân” với những ấn lóat phẩm mọc như nấm tại Thượng Hải sau 1929. Những học gỉa chọn con đường chính trị của Trốtky cuối thập niên ’20 đã từ bỏ con đường thuần văn nghệ làm chính, nhưng để kiếm sống và có phương tiện sinh họat chính trị, họ tiếp xúc nhiều với giới xuất bản, đặc biệt để dịch sách tư tưởng nước ngoài về bộ môn khoa học xã hội.
Cho đến khi bị tan tác vào năm 1931, (bị sát hại trên 2,000 người) người Trốt kít Trung Quốc ấn hành nhiều văn chương Mác xít còn hơn là cơ quan chính thức của Đảng dịch ra. Họ còn dịch số lớn sách lịch sử (kể cả của Trốtky lẫn của Kropotkin), và về cách mạng Âu châu. Từ đầu ’30, ban Nghiên cứu tư tưởng của ĐCSTQ nhận định:
“Bọn Trốt kít ấn hành số lượng lớn đề tài cùng sách vở để loan truyền ‘Lý thuyết” sai lầm của chúng về bản chất xã hội Trung Quốc cùng cách mạng Trung Quốc, làm nhiều người Mác xít và cán bộ Cộng Sản Trung Quốc lâm vào tình trạng bút chiến nghiêm trọng với bọn chúng trên phương diện mị dân của chúng, hầu giảm ảnh hưởng tiêu cực mà chúng tạo ra.”(5)
Những người Cộng Sản Trung Quốc sơ thời biết rất ít hay không biết gì hết về lý thuyết Mác. Chỉ sau năm 1937 các lãnh đạo Đảng mới có chút ý thức sau khi được tài liệu từ Xô viết gửi về. Nhưng lúc ấy, sự phê phán không còn tập trung vào lý thuyết triết học, biện luận về lý tưởng nữa, chỉ dồn năng lực vào chuyện chứng minh rằng sự đúng đắn của quan liêu độc tài kiểu Stalin mà thôi. Đó là kiểu Mác xít mà Mao dùng, qua Ngãi Thư Kỳ, chấp nhận, và dùng làm khí giới để đàn áp bất cứ thách thức nào dám đụng đến vai trò lãnh đạo của Mao, của Đảng, qua hiện tượng Vương Minh vu cáo Trần Độc Tú trong những năm bắt đầu chống Nhật.
Cho nên người Trốt kít tập trung vào việc dịch thuật trong thời kỳ này nhiều nhất, tuy họ vẫn viết tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu sử, nghiên cứu xã hội, và lịch sử. “Bát cơm” sinh họat văn học của chúng tôi chiếm vai trò không nhỏ cho việc truyền bá cùng đào sâu sinh họat trí thức trong xã hội Trung Quốc,” Hoàng Phần Du đã công nhận như thế.
Kể về trên 140 đầu sách xuất bản được giữa 1929 đến 1949, ít nhất là 61 cuốn được viết và dịch từ những người Trốt kít gồm sách lịch sử cách mạng ngọai quốc; nghiên cứu kinh tế; nghiên cứu ngữ học; triết lý Kant; phong trào giải phóng phụ nữ; đế quốc Nhật; chiến tranh Âu châu; thuyết Darwin; khoa học và khoa học xã hội; các dịch phẩm từ Mác, Ăng ghen, Trotsky, André Gide và John Dewey; cùng vài cuốn của Trần Độc Tú.(7)
Những người Trốt kít giữ vai trò quan trọng không nhỏ cả trên báo chí lý luận nữa. Từ 1930, đã có tờ “Động Lực”, rồi “Độc gỉa Tạp Chí” năm 1931, là những chứng cớ về diễn đàn của Trốtkít về xã hội, chính trị, triết học. Trong khi người Cộng Sản Stali-niêng còn cho rằng xã hội Trung Quốc chỉ có nền tảng căn bản là xã hội phong kiến, những người Trốt kít lại nhận định rằng đó là kết qủa hiệp đồng giữa phong kiến và tư bản, và tư bản có ảnh hưởng cả trên thành phố lẫn nông thôn. Về đường dài, thì những người Trốt kít giỏi nhất đã bị cho vào tù, hoặc bị giết, chỉ còn những người - như Diêu Linh Phong, Nhân Thư – vẫn còn những nhận định (mới đây) về Trốt kít, là “nay chỉ còn lại toàn là người “từng là Trốt kít” (ex-Trotstkyst), hoặc chỉ là loại “Trốt kít hạng hai”, để trỏ những người bị Quốc Dân Đảng bắt được, đầu quân theo QDĐ…Những người như thế đích là Trốt kít cả, với mục đích cốt để chà đạp toàn diện.
Vũ Huy Quang.
(15 tháng Tám, 2012. - Kỷ niệm 99 năm sinh nhật Tiền bối Nguyễn Hữu Đang.)
0 nhận xét