Open top menu
Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013




                                                       (tiếp theo)

Rồi lão kể chuyện đời. Hoá ra lão đúng Bắc Kỳ 54, có con trai  vượt biên từ năm 81 nhưng vẫn “thẻ xanh” chưa vô quốc tịch vì “nhậu “ tối ngày, đi làm chỉ cần đủ nhét miệng , chẳng thiết gì  trên đời. Năm ngoái nó mời lão sang chơi, thế rồi có người rủ rê lão ở lại làm thuê , lão bùi tai OK liền…

Bác Ba Phi tròn mắt :

“ Vậy bác nhập cư bất hợp pháp ?”

“ Bất hợp pháp có sao ? Sáng sáng ông cứ ra công viên coi “chợ người” dân Mễ đó. Toàn nhập cư bất hợp pháp như tôi mà “di trú” Mỹ ngó lơ. Hốt hết tụi tôi hả ? Ai chịu “làm trâu làm bò” cho mấy ông bà quý tộc Mỹ ? Nào làm cỏ vườn, nào khuân vác, nào  dọn dẹp nhà cửa…toàn dân nhập cư lậu chứ ai ? Nhưng tôi thuộc loại có việc lâu dài, không phải ra đứng ở cái chợ người đó rao bán sức lao động…”

Bác Ba Phi tò mò :

“ Vậy bác làm gì ?”

“ Có một cha già khoái trồng các loại cây giống Việt Nam như bưởi, chanh, cam, khế, đào…cha lại có trang trại khá rộng, thế là cha rủ rê tôi ở lại trồng trọt …OK…chơi liền…tuổi tôi có về Việt Nam cũng chỉ tối ngày la cà  quán nhậu với ba xị đế mồi trái cóc, ổi cho qua ngày . Ở lại bên này, các thứ đều rẻ, nhậu nhẹt thả cửa mà mỗi tháng còn nhét túi cả ngàn đô chứ ít…”

Rồi lão già kéo bác Ba Phi lại gần :

“ Bác sang Mỹ thấy cái gì sướng nhất ?”

Vừa lúc đó xe buýt tới bến. Tất cả mọi người hối hả xuống xe. Lão già kéo tay bác Ba Phi :

“ Tới trạm cuối rồi. Bác cũng phải xuống xe thôi chứ ngồi đây làm gì ?”

Bác Ba Phi líu ríu theo chân ông già . Lão rủ rê :

“ Vào quán làm ly cà phê rồi muốn đi đâu đi…”

Bác Ba Phi bùi tai OK liền. Lão già kéo bác vào một quán sang trọng chẳng kém gì quán  đường  Nguyễn Huệ, Quận 1 Sàigòn. Lão già giới thiệu :

“Tiệm này kêu bằng Starbuck…nổi tiếng nhất nhì nước Mỹ kiểu Trung Nguyên xứ mình đó…”

Bác Ba Phi còn đang ngơ ngơ ngác ngác như quạ vào chuồng heo, lão già đã ấn ngồi xuống ghế :

“ Ong cứ ngồi xuống đây tôi ra đó xếp hàng lấy cà phê…”

Bác Ba Phi  tròn mắt :

“ Tôi tưởng cứ ngồi tại chỗ nó bưng tới tận nơi ? Vậy ở Mỹ cũng xếp hàng, thua cả Sàigòn ?”

Lão già cười cười , lát sau bưng tới cái ly giấy to tổ chảng trong đựng cà phê đá :

“ Bác thử coi có hơn đứt cà phê Sàigòn không ?”

Bác Ba Phi hít hít rồi thử một ngụm, gật đầu :

“ Cũng ngang ngang Trung Nguyên .”

“ Ay thế mà sáng nào bác cũng uống là ghiền Starbuck đó..”

Bác Ba Phi đưa mắt nhìn quanh toàn dân da trắng mắt xanh lè, đúng Mỹ trăm phần trăm. Quán đông nhưng không ồn ào, ai chơi cá ngựa cứ chơi, ai ngồi gõ máy vi tính xách tay cứ gõ. Ở Mỹ sướng cái là ngay nơi công cộng cũng chẳng ai ngó ngàng tới ai và nhất là tuyệt nhiên không có một sợi khói thuốc. Chẳng bù ở Sàigòn, chỗ nào cũng ồn ồn ào ào.

Lão già gợi chuyện :

“ Ban nãy trên xe buýt tôi hỏi bác sang Mỹ thấy cái gì sướng nhất bác nhớ không ?”

Bác Ba Phi cười cười :

“ Sướng nhất cái ở. Mỗi anh mỗi phòng. Mùa hè máy lạnh mát rười rượi, mùa đông máy sưởi ấm khắp châu thân, mặc ngoài trời mưa gió rét cứ đóng cửa phòng là tha hồ thoải mái, dễ chịu…”

“ Cái đó Sàigòn cũng có, cứ gì sang Mỹ…”

Bác Ba Phi cười cười :

“ Ong lại muốn tôi nói sang Mỹ sướng nhất không có công an khu vực với tổ dân phố chứ gì ?”

Lão già cười lớn :

“ Đúng đúng…bác sang đây quanh năm chẳng thấy thằng công an nào nó thò mũi vào nhà bác, cũng chẳng có tổ dân phố nào tới kêu bác đi họp, nhất là tuyệt đối không có cái loa phường cứ sáng bảnh mắt đã réo vào tai váng cả óc. Nhưng với tôi cái đó chưa sướng nhất  đâu ?”

Bác Ba Phi tò mò :

“ Vậy theo bác ở Mỹ sướng nhất cái gì ?”

Lão già đưa mắt nhìn quanh rồi thì thào :

“ Tôi nói riêng bác biết thôi nhá…ở Mỹ sướng nhất là nhìn đéo đâu cũng thấy…mồi !”

Bác Ba Phi tròn mắt :

“ Ong nói sao, ông nói đồ mồi cho dân nhậu ấy à ?”

Lão già cả cười :

“ Chứ còn gì nữa. Bác thử nhìn ra ngoài cửa quán coi. Chim bồ câu đậu đầy mà có ai bắt  đâu. Ở Việt Nam mình mà vậy hả ? Lên đĩa…lên đĩa tuốt …”

Bác Ba Phi nhìn lão già ngờ vực :

“ Ong nói giỡn thôi chớ…xứ Mỹ này ai dám ăn thịt chim bồ câu ?”

Lão già trợn mắt :

“ Ai bảo ông thế ? Người ta chỉ không ăn trong tiệm thôi … ông cứ vào chợ Việt coi…họ bán cả chim cút kìa…”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Tôi nghe con gái tôi nói dân Mỹ nhìn thấy ai ăn thịt chim bồ câu thì họ coi như dân mọi rợ…”

“ Rõ rởm…tôi hỏi ông con gà tây to tổ bố , dễ cũng phải 5, 6 ký chứ ít . Vậy mà vào dịp lễ Tạ ơn, nó đè ra giết hàng loạt,  nhà nào cũng xơi ít cũng một con , trong khi đó chim bồ câu bé tí xíu thì lại không động tới. Vậy là sao ? “

Bác ba Phi cười cười :

“ Tại vì con chim bồ câu nom nó hiền lành, đáng yêu, vậy mới gọi chim  hoà bình chớ ?”

Lão già giọng bí mật :

“ Ở bên này còn một loại mồi nữa, nhiều lắm, nhan nhản mà không thấy ai động dao động thớt ?”

Bác Ba Phi kinh ngạc :

“ Lại còn con gì làm mồi được nữa ?”

Lão già cười  ha hả :

“ Vậy mới nói ở nước Mỹ nhìn đéo đâu cũng thấy..mồi là vậy . Ngoài con bồ câu ra thì chính là ... con sóc đó. Vườn nhà nào cũng có, nó chạy, nó leo trèo nhảy nhót ngay trước mắt mình mới …ngon chớ. Rôti thì phải biết. Vậy mà dân Mẽo có cha nào xơi cái món này đâu ? Rồi lại cả…mèo hoang nữa. Con nào con nấy béo ú mà chả ai dòm ngó tới. Này, bác đã xơi cái món “tiểu hổ” này lần nào chưa ? Ngon đến quắt cả lưỡi lại đó !”

Bác Ba Phi lắc quày quạy :

“ Ong còn muốn sống kiếm tiền trên đất Mỹ phải quên  chuyện đó đi. Hội “bảo vệ súc vật” nó biết nó biểu tình trục xuất ông .

Lão già cười cùng cục :

“Hội “animal right “ hả ? An thua mẹ gì, bò, lợn, gà vẫn cứ bị giết dài dài….. Mà này, lấy búa đập đầu bò, lấy dao thọc tiết lợn như dân ta so với lấy điện gí vào người cho chết thì có khác đek gì nhau, suy cho cùng đều là sát sanh cả ….Vậy nhưng thử hỏi, nếu mấy trăm triệu dân Mỹ đều là hội viên “ animal right”, đều ăn chay không ăn thịt ăn cá thì rồi cái ngành chăn nuôi và đánh bắt hải sản của nước Mỹ sẽ ra sao ? Hàng triệu anh Mẽo làm nghề đó đói nhăn răng  à ?”

Bác Ba Phi ngập ngừng :

“ Ong nói nghe cũng có lý. Giả dụ toàn dân Mỹ ăn chay cả thì bao nhiêu thịt cá đổ hết xuống sông xuống biển ô nhiễm môi trường à ? Mà nếu không giết mổ thì phải nuôi  báo cô, nuôi làm cảnh cả gia súc gia cầm lẫn tôm cua cá thì tiền đâu ra ?”

“…Chưa kể nếu con người không ăn thịt nữa thì một số loài gia súc sẽ bị tuyệt diệt làm mất cân bằng sinh thái. Chẳng hạn mèo chết hết thì chuột tha hồ sinh sôi nảy nở..lúc đó mới chết .”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Nói vậy thì nói thôi, tôi nghe con Ut nhà tôi nói dân Mỹ thương súc vật lắm, ai hành hạ nó cảnh sát tới phạt liền…”

Lão già cười cười :

“Mình cứ cắt tiết kín trong bếp thì có làm thịt…người nó cũng mù. Ở xứ Mỹ này sống tách biệt,  hàng xóm láng tỏi chẳng ai dòm sang ai, bởi vậy có những ông bà già chết thối trong nhà cả tuần mới phát hiện ..”

Bác Ba Phi rút tiền ra định trả, lão già ngăn lại :

“ Khỏi khỏi, tôi trả rồi .Bây giờ tôi hỏi bác ? Bác có rảnh không ?”

Bác Ba Phi ngập ngừng :

“ Rảnh…nói thiệt tôi sang thăm vợ chồng con  Ut . Nó đi làm từ sáng sớm tới chiều tối, cha con ít thời gian trò chuyện, bởi vậy suốt ngày rảnh rang, la cà có việc gì đâu ?”

Lão già reo lên :

“ Vậy tốt lắm. Thực ra chẳng cần hỏi han nhiều, cứ nhìn cái mặt bác tôi cũng biết dù bác là tía nó nhưng nó cũng chẳng coi bác ra cái đekgì, đúng không ?”

Bác Ba Phi ngạc nhiên :

“ Sao ông rành quá zdậy ? Tôi mới gặp lần đầu, đã tâm sự gì đâu ?”

Lão già cười  khà khà :

“ Thì tôi cứ suy tôi ra chứ gì. Lòng vả cũng như lòng sung. Ở bên này nhiều người vẫn còn phân biệt lắm. Bắc kỳ 54 vượt biên khác hẳn Bắc kỳ 75 sang chơi rồi “dạt vòm” ở lại nha. Rồi thì kẻ có quốc tịch người mới có thẻ xanh. Anh lính mới anh lính cũ…Ôi dà dà…bác có là bố nó nhưng trong mắt nó bác vẫn là thứ phó thường  dân, công dân hạng hai, đék phải Việt kiều cao quý như nó…”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Tôi không tin, tôi không tin, không lẽ máu mủ ruột thịt còn phân biệt vậy ?”

Lão già cười phá :

“ Tôi nom cái bản mặt buồn rười rượi của bác là tôi hiểu ngay rồi. Cũng “hoàn cảnh” như tôi vậy thôi. Bác cũng đang mau mau muốn chuồn chứ gì ? Kể ra cũng đúng thôi , sang Mỹ sướng nhất là cái ăn, cái ở, cái đi lại mà bác lại không chịu hưởng thì bác sống trên cái đất Mỹ làm đék gì ? Về quê sống có bà con chòm xóm lại chả hơn ?”



                                                       (còn tiếp)

0 nhận xét