(tiếp theo)
.
Những ý nghĩ ấy làm Há chùn chân lại. Nó cảm thấy mệt mỏi khi nghĩ đến những nhiệm vụ ngổn ngang, chồng chất mà nó sẽ phải làm trong những ngày sắp tới. Há thấy nhớ tiếc thuở ngày xưa còn bé, được bắt nạt anh Hoanh, bắt nạt mọi người dưới vòng tay âu yếm, che chở của mẹ. Bây giờ, hình ảnh còm cõi, già nua này như xa lạ với khuôn mặt rạng rỡ của bà hồi xưa. Há muốn tìm một câu nói nào đó thật dịu dàng để vớt vát lại bầu không khí buồn thảm đang vây quanh, nhưng đầu óc của nó rối loạn cả lên. Tiếng khóc nức nở của bà cụ càng lúc càng to, khiến nó bối rối hơn nữa. Sự bất lực ấy đem lại cho Há một cảm giác khó chịu. Nếu phải vào những giây phút khác thì Há đã văng tục, chửi thề một cách dễ dãi để xua tan đi nỗi bực dọc. Nhưng lúc này, Há lại nhìn mẹ một cách lấm lét. Hồi lâu, nó mới cất tiếng rụt rè:
- Thôi, nào đã có ai sao đâu mà má khóc.
Bà cụ không đáp, càng nức nở thêm. Tiếng Thư từ buồng trong vọng ra gay gắt:
- Thì má đã biểu má không đi, tại sao mầy cứ làm phiền cho má khóc hoài vậy!
Mắt thằng Há long lên, nó hét một cách giận dữ:
- Chị câm cái miệng chị đi. Tôi không thèm nói với chị đâu.
Cánh cửa bật mở và Thư xuất hiện với tất cả vẻ dữ dằn. Nàng quát lên:
- Mày nói cái gì, thử nhắc lại nghe coi, Há!
Câu chuyện có vẻ bắt đầu gay cấn thì bỗng có một loạt súng nổ chát chúa ở ngay gần đó và tiếng người vọng lại lao xao. Mặt thằng Há vụt biến sắc, nó kêu lên:
- Tụi nó càn quét giấc chiều. Thôi chào má, tôi đi đây!
Nói rồi không kịp nhìn lại mẹ một lần cuối, Há phóng mình qua hàng giậu. Những tiếng súng lại tiếp tục nổ giòn và lần này có vẻ gay gắt hơn trước. Thư vội vàng kéo tay bà cụ đứng dậy nói lớn:
- Đi vô nhà, má! Ở đây đạn lạc nguy lắm.
Nhưng bà cụ đã giằng tay Thư ra và chạy bổ về phía ngõ. Vừa chạy bà vừa la:
- Kêu thằng Há lại... Trời đất ơi! Nó chạy vô đồng bây giờ thì nó chết ...
Rồi như điên cuồng, bà cụ gào thất thanh:
- Há ơi! Há!...
Một tràng súng chát chúa nổ gần ngay sát nách làm át hẳn tiếng bà cụ. Thư liệng đôi guốc cao gót qua một bên rồi chạy bổ ra. Nàng thấy bà mất hút sau một rặng dây leo đầy hoa đỏ. Thư cố gắng rượt theo. Đường trong xóm vắng ngắt bóng người, nhưng trên những lối đi tắt băng qua các bờ mương, Thư thấy rải rác có bóng dáng của những anh lính quốc gia hay dân vệ. Họ đang lục soát ở những lùm cây, dưới lạch nước hay trong những đống rơm cao ngất ngưởng.
Tới một khoảng đất trống ngay trước lối vào miễu Bà Lớn, Thư bắt kịp mẹ Hoanh. Bà cụ đang đứng lẫn lộn giữa một đám đông người. Nàng nhận ra Trung úy trưởng đồn Phi Mã với đoàn tùy tùng của ông ta. Họ đặt bộ chỉ huy cuộc hành quân lục soát ở đây. Một số đồng bào toàn người già, đàn bà hay con nít được lùa ra tập trung lố nhố trong một chu vi hẹp có lính hờm súng bao quanh.
Bộ phận máy truyền tin hoạt động tới tấp. Những tiếng lóng, những mật hiệu, những khẩu lệnh ngắn được gọi đi rộn rịp làm mọi người hướng mắt tất cả lại với vẻ tò mò, ngơ ngác. Riêng bà mẹ Hoanh vẫn còn đang giằng co trong tay một người lính trước mặt ông trung úy. Thư nghe thấy bà cụ la lên:
- Trăm lậy Trung úy... nghìn lậy Trung úy, xin Trung úy tha cho nó tội nghiệp. Nó là du kích nhưng anh nó là quốc gia. Anh nó có công với chính phủ...
Tiếng la của bà cụ bỗng bị chìm bẵng đi trong một dây đạn nổ giòn ở mé bên kia bờ mương. Chợt có tiếng người thét lớn:
- Nó đấy! Nó đấy!.. Thượng sĩ coi chừng, nó có súng ...
Những băng đạn khác lại ào lên, nổ chát chúa. Rồi bỗng có tiếng reo hò và tiếng chân chạy rậm rịch. Thư bủn rủn cả chân tay và nàng muốn khuỵu xuống. Bên tai nàng, tiếng bà mẹ Hoanh gào lên thảm thiết:
- Con ơi! ... Ới con ơi ...
Bây giờ thì bà đã nằm sóng sượt trên mặt đất. Mái tóc bạc trắng của bà xổ tung ra. Hai bàn tay khẳng khiu, cằn cỗi của bà cào thành từng vết sâu trên lớp đất bùn nhớp nháp....
Những ý nghĩ ấy làm Há chùn chân lại. Nó cảm thấy mệt mỏi khi nghĩ đến những nhiệm vụ ngổn ngang, chồng chất mà nó sẽ phải làm trong những ngày sắp tới. Há thấy nhớ tiếc thuở ngày xưa còn bé, được bắt nạt anh Hoanh, bắt nạt mọi người dưới vòng tay âu yếm, che chở của mẹ. Bây giờ, hình ảnh còm cõi, già nua này như xa lạ với khuôn mặt rạng rỡ của bà hồi xưa. Há muốn tìm một câu nói nào đó thật dịu dàng để vớt vát lại bầu không khí buồn thảm đang vây quanh, nhưng đầu óc của nó rối loạn cả lên. Tiếng khóc nức nở của bà cụ càng lúc càng to, khiến nó bối rối hơn nữa. Sự bất lực ấy đem lại cho Há một cảm giác khó chịu. Nếu phải vào những giây phút khác thì Há đã văng tục, chửi thề một cách dễ dãi để xua tan đi nỗi bực dọc. Nhưng lúc này, Há lại nhìn mẹ một cách lấm lét. Hồi lâu, nó mới cất tiếng rụt rè:
- Thôi, nào đã có ai sao đâu mà má khóc.
Bà cụ không đáp, càng nức nở thêm. Tiếng Thư từ buồng trong vọng ra gay gắt:
- Thì má đã biểu má không đi, tại sao mầy cứ làm phiền cho má khóc hoài vậy!
Mắt thằng Há long lên, nó hét một cách giận dữ:
- Chị câm cái miệng chị đi. Tôi không thèm nói với chị đâu.
Cánh cửa bật mở và Thư xuất hiện với tất cả vẻ dữ dằn. Nàng quát lên:
- Mày nói cái gì, thử nhắc lại nghe coi, Há!
Câu chuyện có vẻ bắt đầu gay cấn thì bỗng có một loạt súng nổ chát chúa ở ngay gần đó và tiếng người vọng lại lao xao. Mặt thằng Há vụt biến sắc, nó kêu lên:
- Tụi nó càn quét giấc chiều. Thôi chào má, tôi đi đây!
Nói rồi không kịp nhìn lại mẹ một lần cuối, Há phóng mình qua hàng giậu. Những tiếng súng lại tiếp tục nổ giòn và lần này có vẻ gay gắt hơn trước. Thư vội vàng kéo tay bà cụ đứng dậy nói lớn:
- Đi vô nhà, má! Ở đây đạn lạc nguy lắm.
Nhưng bà cụ đã giằng tay Thư ra và chạy bổ về phía ngõ. Vừa chạy bà vừa la:
- Kêu thằng Há lại... Trời đất ơi! Nó chạy vô đồng bây giờ thì nó chết ...
Rồi như điên cuồng, bà cụ gào thất thanh:
- Há ơi! Há!...
Một tràng súng chát chúa nổ gần ngay sát nách làm át hẳn tiếng bà cụ. Thư liệng đôi guốc cao gót qua một bên rồi chạy bổ ra. Nàng thấy bà mất hút sau một rặng dây leo đầy hoa đỏ. Thư cố gắng rượt theo. Đường trong xóm vắng ngắt bóng người, nhưng trên những lối đi tắt băng qua các bờ mương, Thư thấy rải rác có bóng dáng của những anh lính quốc gia hay dân vệ. Họ đang lục soát ở những lùm cây, dưới lạch nước hay trong những đống rơm cao ngất ngưởng.
Tới một khoảng đất trống ngay trước lối vào miễu Bà Lớn, Thư bắt kịp mẹ Hoanh. Bà cụ đang đứng lẫn lộn giữa một đám đông người. Nàng nhận ra Trung úy trưởng đồn Phi Mã với đoàn tùy tùng của ông ta. Họ đặt bộ chỉ huy cuộc hành quân lục soát ở đây. Một số đồng bào toàn người già, đàn bà hay con nít được lùa ra tập trung lố nhố trong một chu vi hẹp có lính hờm súng bao quanh.
Bộ phận máy truyền tin hoạt động tới tấp. Những tiếng lóng, những mật hiệu, những khẩu lệnh ngắn được gọi đi rộn rịp làm mọi người hướng mắt tất cả lại với vẻ tò mò, ngơ ngác. Riêng bà mẹ Hoanh vẫn còn đang giằng co trong tay một người lính trước mặt ông trung úy. Thư nghe thấy bà cụ la lên:
- Trăm lậy Trung úy... nghìn lậy Trung úy, xin Trung úy tha cho nó tội nghiệp. Nó là du kích nhưng anh nó là quốc gia. Anh nó có công với chính phủ...
Tiếng la của bà cụ bỗng bị chìm bẵng đi trong một dây đạn nổ giòn ở mé bên kia bờ mương. Chợt có tiếng người thét lớn:
- Nó đấy! Nó đấy!.. Thượng sĩ coi chừng, nó có súng ...
Những băng đạn khác lại ào lên, nổ chát chúa. Rồi bỗng có tiếng reo hò và tiếng chân chạy rậm rịch. Thư bủn rủn cả chân tay và nàng muốn khuỵu xuống. Bên tai nàng, tiếng bà mẹ Hoanh gào lên thảm thiết:
- Con ơi! ... Ới con ơi ...
Bây giờ thì bà đã nằm sóng sượt trên mặt đất. Mái tóc bạc trắng của bà xổ tung ra. Hai bàn tay khẳng khiu, cằn cỗi của bà cào thành từng vết sâu trên lớp đất bùn nhớp nháp....
CHƯƠNG CUỐI
Thư đứng ở trên một gò cao nhìn về phía có những cột khói đen lớn. Không gian mờ mịt với một khoảng trời u ám, ẩm sũng. Ấp Vĩnh Hựu, cầu chợ Lùng, Đồn Phi Mã và những vùng phụ cận nằm trọn ở đấy.
Trận đánh ác liệt đã xẩy ra từ hồi đầu tuần đến bây giờ vẫn chưa chấm dứt. Tiếng súng lớn ầm ì vọng lại hầu như liên miên bất tận. Trong bầu trời dầy đặc những đám mây xám xịt mầu chì, tiếng động cơ máy bay rền rĩ suốt đêm ngày. Thỉnh thoảng một dây bom lại được trút xuống làm rung chuyển cả mặt đất. Nhìn khung cảnh tàn phá trước mặt, Thư không ngờ mình lại dửng dưng đến thế. Không một kỷ niệm nào đem lại cho nàng đôi chút xao xuyến. Hình như bom càng lớn, cột khói càng lên cao, thì dĩ vãng càng mau chóng thi nhau tan biến trong tâm trạng thờ ơ của nàng.
Bởi vì còn gì có thể nhớ tiếc khi tất cả đều đã bị hủy diệt trong khoảnh khắc. Cây đa không còn, mái bếp cũng không, sân đất nhỏ hẹp với chum nước mưa cố hữu mà Thư vẫn thường tắm về đêm cũng đã hoang tàn. Ngay cả những con đường thân thuộc với bụi duối dại mọc hai bên lề cũng bị cầy nát. Sự mất mát xảy ra quá nhanh, quá phũ phàng khiến cho lòng mọi người như trơ lại.
Đã có lúc ngồi dưới mái lều trong trại tạm trú, Thư lên tiếng hỏi bà cụ mẹ chị Lầu:
- Nhà tan cửa nát, cụ tiếc không?
Bà cụ giương đôi mắt gần như mù lòa, hướng về chốn cũ rồi thở dài:
- Người còn chẳng tiếc được, tiếc chi nhà cửa, đất cát.
Vừa nói bà cụ vừa nâng thằng Hòa lên với vẻ xót xa. Nó bụ bẫm như một thiên thần, thằng thiên thần mồ côi ngay từ khi còn đỏ hỏn. Khi tiếng súng đầu tiên nổ ở ngoài cánh đồng, bà cụ vẫn không có ý định rời bỏ chốn cũ. Ba mẹ con, bà cháu rúc xuống hầm đất dưới gậm giường. Chị Lầu ngơ ngẩn:
- Chắc có anh Lầu đi ngoài vuờn.
Bà cụ im lặng không nói. Chị trao thằng Hòa cho mẹ chồng rồi bò nhoài lên miệng hầm. Bà túm ngay áo chị, cố kéo lại. Chị cằn nhằn:
- Sao má không để con ra đón ảnh. Thế nào ảnh cũng ghé về thăm nhà mà, má!
Bà cụ gắt lên:
- Nó về sao được. Nó còn mắc đi hành quân. Mày chui ra bây giờ, mũi tên hòn đạn dữ dằn thế kia, làm sao mà tránh.
Chị Lầu ngoan ngoãn ngồi vào một góc. Bóng tối lờ mờ từ trên hắt xuống soi thấp thoáng khuôn mặt võ vàng của chị. Ngày xưa chị ít nói, từ ngày anh Lầu bị thằng Đực phục kích chết, chị càng ít nói hơn. Rồi bỗng nhiên chị sinh ra cái tật chỉ đối thoại với chính mình. Chị thủ thỉ như có anh Lầu đang ngồi âu yếm bên cạnh chị. Những lúc đó, hai mắt của chị rực sáng, vẩn lên những tia máu đỏ ngầu. Nhưng cơn điên khùng của chị chỉ ở trong mức độ nhẹ nhàng ấy thôi. Chị lôi quần áo của anh Lầu ra may vá. Nhiều hôm chị kêu anh ở dơ rồi mang tất cả quần áo của anh ra giặt giũ ngoài bờ mương. Một lần ông Năm Điếc đi thăm mộ thằng Dụng trở về, trông thấy bèn ngừng lại hỏi:
- Chị Lầu làm chi đó?
Chị ngẩng lên cười sung sướng:
- Con giặt đồ bác ơi!
Lão tiến lại gần chị, chỉ trỏ vào những bộ quần áo đàn ông:
- Tổ cha mấy thằng du kích, bắt dân hầu hạ đấy có phải không?
Chị Lầu nhớn nhác:
- Đâu? Du kích đâu hả bác? Chết rồi! Bác bảo anh Lầu trốn đi.
- Mày nói cái gì?
- Cháu lậy bác. Bác đừng chỉ chỗ anh Lầu ở đây nghe không.
Chị Lầu vội vùi đống quần áo xuống bùn sâu rồi ngỏn ngoẻn đứng dậy, cầm cái chổi làm bộ quét sân. Lão Năm trố mắt ra nhìn. Bà cụ Lầu từ trên thềm cao bỗng trõ xuống nói:
- Nó khùng, đừng có chấp nó, ông Năm.
Lão Năm Điếc quay lại nhìn. Trông thấy bà cụ, lão mỉm miệng cúi đầu chào. Bà cụ tiếp:
- Ngó vậy mà nó không dữ dâu, ông Năm.
Ông Năm gật đầu lia lịa:
- Phải, phải.. tôi thấy cả đoàn xe súng lớn đi qua cầu. Nhưng như thế thì không dữ sao được. Liệu mà chạy đi thôi.
Rồi ông hấp háy cặp mắt nhìn về phía quốc lộ. Người ông cao lêu đêu, mái tóc bạc trắng gần đụng chùm hoa xoan lả ngọn xuống gần bờ mương. Quần áo của ông đầy bùn và đất, ống quần được xắn lên ngang đầu gối để lộ hai cẳng chân khẳng khiu trắng bệch như hai ống sậy. Một trận gió ào qua lùm cây. Những giọt nước mưa còn đọng lại rớt xuống đất lộp bộp. Ông khẽ rùng mình, vội giương cây dù rách lên cao. Rồi ông vừa đi vừa nói lớn:
- Thằng Dụng rồi. Thằng Sách rồi. Thằng Há rồi. Thằng Lầu rồi. Sao mãi chẳng tới lượt mình đây?
*.
*
Đời sống trốn tránh, thập thò dưới hầm trú ẩn kéo dài được đúng ba ngày. Đến mờ sáng thứ tư thì lửa bắt đầu cuồn cuộn bốc ra từ một đám cháy sau một loạt súng lớn nổ rung chuyển khắp khu vực Đầm Tròn. Những cuộn khói đen bị cuốn đi bởi những cơn lốc quây tròn càng làm ngọn lửa bốc cao hơn, nom xa như một con con rồng lửa. Mọi người chạy túa ra ngoài như những đàn chuột bị hun khói. Tiếng chân chạy rầm rập xen lẫn tiếng kêu gào, la khóc nhiều lúc chìm lỉm đi dưới những tiếng nổ kinh hoàng làm rung chuyển bờ cây ngọn cỏ. Đoàn người tị nạn ùa lên nằm la liệt bên bờ đê ven quốc lộ. Không gian sáng rực như ban ngày vì ánh hỏa châu xen lẫn với những làn chớp sáng rực của từng quả đạn xé tan bầu trời.
Ở trong ấp Vĩnh Hựu, căn nhà của mẹ Lầu bị lửa phát cháy ngay trên đầu hồi. Khói mù mịt tuôn xuống miệng hầm sặc sụa. Chị Lầu nổi cơn điên túm chặt lấy thằng bé không rời chỗ nấp và nói luôn mồm:
- Để chờ ba nó tới đón đi.
Hai mẹ con vật lộn giằng co. Bà cụ xốc được thằng bé lên tay và đạp cửa chạy thốc ra được bờ mương. Chị Lầu kẹt trong đám khói không thoát ra được. Như vậy, cuối cùng chị đã thoả mãn ước nguyện:
- Để chờ ba nó tới đón đi.
Bây giờ ngồi nhắc lại thảm kịch kinh hoàng đó, bà cụ lại khóc lên nức nở:
- Phải chi tôi kéo được nó theo tôi. Phải chi tôi rủ nó đi sớm. Phải chi nó đừng giở chứng bất thần...
Và còn cả trăm lý do khác nữa bắt đầu bằng tiếng “phải chi” đó gậm nhấm tâm hồn già nua, cằn cỗi của bà cụ, khiến cụ như thấy mình bị giam hãm suốt đời trong tiếc hận.
*
Đời sống trốn tránh, thập thò dưới hầm trú ẩn kéo dài được đúng ba ngày. Đến mờ sáng thứ tư thì lửa bắt đầu cuồn cuộn bốc ra từ một đám cháy sau một loạt súng lớn nổ rung chuyển khắp khu vực Đầm Tròn. Những cuộn khói đen bị cuốn đi bởi những cơn lốc quây tròn càng làm ngọn lửa bốc cao hơn, nom xa như một con con rồng lửa. Mọi người chạy túa ra ngoài như những đàn chuột bị hun khói. Tiếng chân chạy rầm rập xen lẫn tiếng kêu gào, la khóc nhiều lúc chìm lỉm đi dưới những tiếng nổ kinh hoàng làm rung chuyển bờ cây ngọn cỏ. Đoàn người tị nạn ùa lên nằm la liệt bên bờ đê ven quốc lộ. Không gian sáng rực như ban ngày vì ánh hỏa châu xen lẫn với những làn chớp sáng rực của từng quả đạn xé tan bầu trời.
Ở trong ấp Vĩnh Hựu, căn nhà của mẹ Lầu bị lửa phát cháy ngay trên đầu hồi. Khói mù mịt tuôn xuống miệng hầm sặc sụa. Chị Lầu nổi cơn điên túm chặt lấy thằng bé không rời chỗ nấp và nói luôn mồm:
- Để chờ ba nó tới đón đi.
Hai mẹ con vật lộn giằng co. Bà cụ xốc được thằng bé lên tay và đạp cửa chạy thốc ra được bờ mương. Chị Lầu kẹt trong đám khói không thoát ra được. Như vậy, cuối cùng chị đã thoả mãn ước nguyện:
- Để chờ ba nó tới đón đi.
Bây giờ ngồi nhắc lại thảm kịch kinh hoàng đó, bà cụ lại khóc lên nức nở:
- Phải chi tôi kéo được nó theo tôi. Phải chi tôi rủ nó đi sớm. Phải chi nó đừng giở chứng bất thần...
Và còn cả trăm lý do khác nữa bắt đầu bằng tiếng “phải chi” đó gậm nhấm tâm hồn già nua, cằn cỗi của bà cụ, khiến cụ như thấy mình bị giam hãm suốt đời trong tiếc hận.
(còn nữa)
0 nhận xét