(tiếp theo)
Bác Ba Phi cười gượng gạo :
“ Tôi chắc trước sau nó cũng phải đền thôi. Rõ ràng nó xả nước hoá chất ra sông làm chết cá của bà con thì nó phải đền chứ ? Chỉ có điều người ta phải xác định được mức thiệt hại của từng hộ nuôi cá thì đền bù mới thoả đáng. Bởi vậy phải cần có thời gian, mình muốn nó đền ngay đâu có được ?”
Ong hoạ sĩ cười lớn :
“ Bác đừng có trông cậy gì nó đền . Như thằng Vedan giết sông Thị Vải rồi lại có cả Hội nông dân đứng ra yêu cầu đền bù thiệt hại mà mấy năm nay nó có bỏ ra cắc nào đâu. Cái chính là nó đã bỏ tiền ra mua hết các cấp lãnh đạo từ Bộ xuống tới tỉnh rồi. Thế bác không thấy mặc dầu thằngVeđan chưa bỏ ra một cắc nào đền bù mà thằng cha Bộ trưởng Bộ Môi trường đã rối rít khen kỳ này phải tặng bằng khen cho VEDAN kìa…”
Bác Ba Phi vọt miệng chửi :
“ D…M…nó, ông nói thiệt không ? Sao lại tặng bằng khen cho cái thằng kẻ cướp sang đây phá hại nước mình là sao ?”
Ong hoạ sĩ nói rành rọt :
“ Tôi nói chính xác đó. Báo chí trong nước đăng đàng hoàng chớ bộ, chính ông Bộ trưởng Bộ môi trường tuyên bố vậy mà…”
Bác Ba Phi thở dài :
“ Nếu vậy thì loạn thiệt rồi ông ạ. Ai đời thằng đó sang mình gây tổn hại cho hàng trăm gia đình ngư dân, giết hại cả một con sông, vậy mà chưa thấy nó khắc phục đền bù được cái gì đã nhăm nhe trao giấy khen cho nó thì cái Nhà nước này dân nó chửi cho là tham nhũng cũng không oan…”
Ong hoạ sĩ gật đầu :
“ Thì đúng vậy chứ còn gì …nếu thằng Vedan không rải phong bì khắp từ xã lên huyện, rồi từ huyện lên tỉnh, rồi lại từ tỉnh lên Bộ, lên Chính phủ thì bố nó cũng không dám làm tàng như vậy…”
Bác Ba Phi trừng mắt :
“ Vậy rồi cái bè cá của vợ chồng thằng Đậu bị chết hết bởi Nhà máy xả hoá chất ra sông thì rồi ai sẽ đứng ra đền ? Nhà nước có đền cho dân không ?”
Ong hoạ sĩ cười khảy :
“ Sức mấy….Nhà nước này nó có coi dân ra gì ! Nhãn tiền như vụ sân gôn kìa. Tụi nước ngoài nó toàn nhắm những nơi khí hậu tốt, mưa thuận gió hoà, bờ xôi ruộng mật để mở sân gôn rồi lấy đất cất nhà bán giá cao. Người nông dân bị giải toả, bị cưỡng épgiao đất cho Nhà nước thực chất là cho các Công ty chỉ được đền bù bằng giá tượng trưng, trong khi tụi nó bán đi theo giá trên trời. Thế là cả triệu nông dân mất ruộng, mất nơi sinh sống . Bao nhiêu năm nay họ cứ lũ lượt kéo nhau đi khiếu kiện nhưng có kết quả gì đâu. Cả một bộ máy cảnh sát, công an, quân đội nó dè bẹp mọi cuộc biểu tình cho dù là đòi quyền lợi chính đáng đi chăng nữa…”
Bác Ba Phi đập tay xuống bàn :
“ Vậy chẳng lẽ cứ cam chịu cho nó cướp nhà cướp đất à ? Uýnh bỏ mẹ nó đi chớ. Ngày xưa nghe nói mít tinh biểu tình chống Mỹ , chống hai ông Thiệu Kỳ dữ lắm kìa…”
Ong hoạ sĩ cả cười :
“ Ngày xưa khác, ngày nay khác… ngày xưa tha hồ biểu tình mệt nghỉ, nào văn nghệ sĩ đi ăn mày nào sư tự thiêu…cứ ầm ầm Sàigòn…Bây giờ hả …có mỗi ba anh dân chủ vừa trèo lên bực nhà hát lớn giương ra cái khẩu hiệu chống Tàu công an đã lôi cổ đi hết rồi..”
Bác Ba Phi buồn không nói được nữa. Cứ nghĩ tới vợ chồng thằng Đậu ở quê nhà bác lại thấy xót xa như xát muối vào lòng. Bác mới đi có hơn tháng mà ở nhà đã xảy ra bao nhiêu chuyện tày trời. Nào không lo kịp tiền thức ăn cho cá phải bán tống bán tháo, lỗ vốn mà cũng phải bán, rồi lại đến dự định nuôi ba ba bác cứ hứa mượntiền cho tụi nó rồi cũng chẳng đi đến đâu, giờ lại thêm vụ nước sông ô nhiễm làm chết cả bè cá nữa thì biết xoay xở ra sao ?
Nhìn vẻ mặt chảy dài của bác Ba Phi , ông hoạ sĩ thấy động lòng thương. Ong thấy cái vụ giỡn bác bán bức tranh bác vẽ nhằng nhằng lấy 3000 đôla Mỹ quả thật là ác. Ong đành lên giọng an ủi :
“ Thôi bác ạ…sự thể nó đã ra thế rồi có nghĩ ngợi cũng đến thế mà thôi…Thôi thì lấy rượu giải buồn là tốt nhất. Tôi đã mua 2 pounds tôm hùm đây. Ta nướng lên rồi đánh chén chẳng hơn cứ ngòi thở dài thườn thượt sao ?”
Bác Ba Phi đành gật đầu :
“ Ừ thì nhậu cho quên buồn chứ còn biết làm sao ? Chiều nay chắc nhà cô Ut vẫn chưa về…”
Ong hoạ sĩ lắc quày quạy :
“ Chưa…chưa…cô Ut phải ngoài lễ thì mới về. Ỉt ra là 3 ngày nữa. Bác cứ yên tâm ở đây…”
Bác Ba Phi sốt ruột :
“ Tôi nóng lòng về Việt Nam quá rồi. Tình hình này phải về coi tụi nhỏ nó mần ăn sao chớ cứ phóng cho tụi nó có ngày nó cầm cả ruộng đi mà ăn…”
Ong hoạ sĩ an ủi :
“ Bác đừng lo quá vậy ! Không có bác vợ chồng tụi nó cũng làm ăn được chớ bộ. Nhà có ruộng có vượn , có hồ lo gì chết đói…”
“ Chết đói thì chẳng chết được, có điều sợ bế tắc quá rồi tụi nó làm liều vay nóng với lãi cắt cổ rồi lãi mẹ để lãi con thì chết…”
“ Bác yên tâm, tôi chắc nó muốn vay mượn làm ăn sao nó phải điện hỏi bác chớ ? mà giấy tờ nhà đất đứng tên bác , bác không ký làm sao mà vay ?”
Bác Ba Phi nghe ra , giọng nguôi nguôi :
“ Thôi được rồi, chuyện vợ chồng nó xếp lại, nhậu cái đã…”
Ong hoạ sĩ lôi trong chậu ra con tôm hùm mầu nâu có hai cái càng khổng lồ . Rất nhanh nhẹn và thành thạo, ông cắm con dao nhọn vào bụng con tôm cho tiết chảy xuống cái đĩa, cắt phần thân tôm, cho vào lò nướng. Lát sau ông lôi ra con tôm chín vàng , thơm phưng phức. Bác ba Phi tròn cả mắt. Gớm cái giống tôm hùm này là thứ đồ cao cấp chỉ có trong các nhà hàng sang trọng nhất Sàigòn thôi. Dân quê và dân thợ nghèo thì cả đời chẳng được sờ tới cái râu của nó nói gì tới chuyện thưởng thức con tôm khổng lồ kia. Bác thắc mắc :
“ Loại tôm này chắc nhập ở Việt Nam. Tôi thấy mạn Quy Nhơn, Khánh Hoà người ta nuôi ở ngoài các hòn đảo rồi xuất đi đâu ấy, dân mình có được ăn đâu ?”
Ong hoạ sĩ cười cười :
“ Tất nhiên rồi…tính ra tiền Việt Nam thì phải với vài triệu đồng một ký lận.Dân nghèo lấy đâu ra tiền ăn thứ cao cấp này. Mà loại tôm này không phải tôm Việt Nam, tôm Việt Nam có mầu xám nhạt như tôm thường. Tôm hùm phải ăn lúc nó còn sống kìa, chứ không được đông lạnh như các loại tôm khác nên Việt Nam không xuất được sang đây. Loại này là tôm hùm Mỹ hay còn gọi là tôm hùm Maine (Tôm hùm Đại Tây Dương) chỉ sống tại những bãi đá ngầm, nước lạnh buốt, trong xanh nên thịt tôm trắng tinh, từng thớ giòn mềm, mọng nước ngọt ngào và hương thơm quyến rũ. Tôm hùm Mỹ là món ăn khoái khẩu của các đại gia. Vì ngoài việc thưởng thức vị ngon của tôm, người ta còn được hưởng cảm giác lặn sâu xuống biển….”
Bác Ba Phi lè lưỡi :
“ Vậy chắc phải tới mấy trăm đô một ký tôm này…”
Ong hoạ sĩ lắc đầu :
“ Thôi thôi ..đừng nói tới tiền bác không thì ăn mất ngon đi. Nào…mời bác…”
Bác Ba Phi ăn thử một miếng sụn. Oi chao ôi sao cái vị của nó ngọt thế, khác hẳn cái vị tôm hùm Việt Nam, hèn chi ông hoạ sĩ cứ quảng cáo tôm hùm Mỹ ngon nhất thế giới.
Bác Ba Phi nghĩ bụng phải ghi nhớ cái loại tôm hùm Mỹ này để về Việt Nam kể cho vợ chồng thằng Đậu nghe. Ngay đến tôm hùm Việt Nam cả đời tụi nó cũng chưa được biết tới huống hồ tôm hùm Mỹ. Nhưng ăn vầy bằng ăn tiền chứ còn gì ? Chèn đéc ôi, con tôm này phải mấy trăm đô, tính sang tiền ta thì một mẩu tôm thế này chắc phải cả trăm ngàn đồng. Bác Ba Phi bỏ tọt miếng tôm vào miệng, tợp ngụm rươự rồi lim dim mắt nhai tóp tép thưởng thức cho hết cái vị ngon thơm của thịt tôm Mỹ.
Nhìn bác Ba Phi ăn tôm một cách long trọng, ông hoạ sĩ bật cười :
“ Sao ? Bác thấy sao ?”
Bác Ba Phi gật gù :
“ Ngon…ngon thiệt…nhưng mà tiếc…”
Ong hoạ sĩ tròn mắt :
“ Sao tiếc ? Bác tiếc gì ?”
“ Tôi tiếc tiền…giá tiền mua tôm này đừng mua tôm cứ đưa tôi thì đỡ tiếc …”
Ong hoạ sĩ ngạc nhiên :
“ Bác cần tiền như vậy kia à ?”
“ Cần chứ sao không cần . Vợ chồng thằng Đậu kỳ này không khéo kéo nhau đi ăn mày. Cả một bè cá bị chết coi như mất trắng vốn liếng…Giờ phải vay được tiền nuôi ba ba mà gỡ lại…”
Ong hoạ sĩ trợn mắt :
“ Sao không vay ngân hàng bên đó. Tôi đọc báo thấy nông dân được khuyến khích vay tiền mà ?”
Bác ba Phi thở dài thườn thượt :
“ Oi trời ôi...vay ngân hàng…thủ tục đầu tiên là tiền đâu, phải lót tay cho cán bộ tín dụng xã..rồi còn mang sổ đỏ ra thế chấp…rồi còn chờ xét…chán chê mới vay được tiền chứ đâu có dễ…”.
Bác Ba Phi buồn bã :
“ Mấy hôm trước tôi cứ trông vào việc nhờ ông bán cho tôi bức tranh…lấy tiền gửi về cho tụi nó…”
Ong hoạ sĩ ấp úng :
“ Chưa…chưa bán được …bác chịu khó chờ…”
Bác Ba Phi xua xua tay :
“ Thôi thôi…ông đừng có bịp tôi nữa…tôi đã tìm thấy bức tranh ông vứt trong sọt rác kìa…ông có gửi nó đi bán ở đâu ?”
Ong hoạ sĩ cười gượng :
“ Bác …bác tìm thấy bức tranh bác vẽ trong sọt rác à ?”
“ Chứ còn gì nữa…vậy mà ông cứ xạo tôi bảo gửi đi bán rồi…”
Ong hoạ sĩ đớ người :
“ Tôi xin lỗi…tôi xin lỗi bác…tôi trót lỡ lời…đùa chơi vậy thôi…”
Bác Ba Phi trừng mắt :
“ Ong đùa vậy chết người ta. Tôi tưởng thật điện cho vợ chồng thằng Đậu khiến nó cứ dài cổ ra chờ. Tôi bảo thiệt lúc đầu tôi giận ông quá tính uýnh cho ông một trận. Sau rồi cũng nghĩ thương hoàn cảnh của ông…”
Ong hoạ sĩ trợn mắt :
“ Thương hoàn cảnh của tôi ? Hoàn cảnh của tôi làm sao ?”
Bác Ba Phi ngập ngừng :
“Hoàn cảnh của ông thì ông biết đấy…vượt biên đắm thuyền sao đó chỉ còn lại mình ông ?”
Ong hoạ sĩ há hốc miệng :
“ Trời đất ơi ! Làm sao bác biết ? Cô Ut nói chuyện à ?”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Không không…đời nào con Ut kể cho tôi những chuyện riêng tư của ông, nhất là hình như ông muốn giấu thì phải…”
Ong hoạ sĩ gật đầu :
“ Đúng rồi…chuyện gia đình tôi bao năm nay tôi có cho ai biết đâu ? Ngay cả cô Ut cũng không biết. Vậy sao bác biết nhỉ ?”
Bác ba Phi rụt rè :
“ Tại tôi coi cái tranh ông vẽ…”
Ong hoạ sĩ giật mình :
“ Tranh nào ?”
Bác Ba Phi đi tới phía sau tủ, rút từ trong tường ra bức tranh bám bụi vẽ chiếc thuyền vượt biên sắp chìm trong cơn sóng dữ trên đó có gia đình ông hoạ sĩ đang sợ hãi nép vào nhau và dường như đang cầu trời khấn phật cho tai qua nạn khỏi. Ong hoạ sĩ giật phắt bức tranh trong tay bác Ba Phi quắc mắt :
“ Sao bác tự tiện vậy ? Tôi đã giấu nó vào đây còn lôi nó ra…”
Mắt ông hoạ sĩ chợt vằn đỏ, gương mặt ông trở nên hung dữ như muốn đấm vào mặt bác Ba Phi. Bác biết mình gây lỗi lớn vội vàng lắp bắp :
“ Tôi xin lỗi…tôi xin lỗi…tôi không ngờ bức tranh tự tay ông vẽ ra lại làm ông căm ghét nó đến thế !”
Câu nói của bác Ba Phi bất chợt làm ông hoạ sĩ sững lại. Vẻ hung dữ chợt biến mất, thay vào đó là một nỗi đau làm khuôn mặt ông trở nên rúm ró. Ong chợt quát vào mặt bác Ba Phi :
“ Bác bảo tôi căm thù bức tranh này ấy à ? Không, tôi vẽ ra nó việc gì tôi phải căm thù nó ? Tôi căm thù cái đứa gây ra thảm trạng vượt biên dẫn tới cái chết tức tưởi của vợ con tôi. Thủ phạm tội ác đó chắc bác đã biết thừa, chỉ vì tham vọng bám chặt lấy quyền lực để mưu lợi cá nhân, chúng nó đã gây ra bao nhiêu tội ác với nhân dân. Nào phát động cuộc chiến huynh đệ tương tàn trong mấy chục năm gây nên cảnh núi sông xương máu, nào cải cách ruộng đất, nào bắt cả triệu người đi học tập cải tạo, o ép dân chúng khiến họ hết đường sống phải kéo nhau trốn chạy ra biển…”
Bác ba Phi lè lưỡi :
“ Oi chết chết…những lời lẽ này bác nói ở Việt Nam thì chắc chắn công an sẽ còng tay bác cho vào nhà đá…”
(còn tiếp)
0 nhận xét