Linh mục Joe Devlin
sứ giả của tình thương
sứ giả của tình thương
:
Tôi biết rằng dù mình có diễn tả đến bao nhiêu thì cũng không thể nói hết được tấm lòng của một con người ngoại quốc đã nghĩ đến, đã cảm thông và đã lo toan cho đồng bào ở đây, trại tỵ nạn Songkhla nằm ở miền Nam Thái Lan, ven sát bờ biển và xuống gần biên giới của Mã Lai Á.
Người đó là Linh mục Joe Devlin, một tu sĩ Thiên Chúa Giáo đã từng lăn lộn, chia sẻ với số phận của dân tộc Việt Nam chẳng phải từ bây giờ nhưng ngay từ khi miền Nam chưa mất vào tay CS.
Dấu chân của Ngài đã từng in dấu ở nhiều địa danh miền Nam : Phan Thiết, Long Khánh, Biên Hòa, Vũng Tầu, Bình Tuy, Minh Hải và bây giờ là trại tỵ nạn Songkhla.
L.M Joe Devlin sinh năm 1915 tại Hoa Kỳ. Ngài đậu tiến sĩ Thần học và thụ phong Linh mục năm 1941 tại San Francisco. Ngài đến VN năm 1970, do lời mời của bác sĩ Phan Quang Đán khi đó là Quốc Vụ Khanh đặc trách khẩn hoang, lập ấp. LM Joe đã khởi sự hoạt động tại vùng Đồng Tháp Mười để ổn định đời sống tinh thần cho 10 ngàn đồng bào VN vừa rời khỏi vùng CS về với chính thể quốc gia.
Năm 1974, Ngài xin ra Phan Thiết để lo vấn đề tỵ nạn do các làn sóng trốn tránh CS từ miền Trung và Cao nguyên đổ về. Ngài thường tự hào nói với chúng tôi rằng mình đã làBoat People trước cả những thuyền nhân ở đây.
Từ năm 1975 đến năm 1979, Ngài hoạt động mạnh mẽ tại các trung tâm tỵ nạn ở Hoa Kỳ.
Tháng 11-1979, Ngài tình nguyện qua phục vụ ở trại tỵ nạn Songkhla, Thái Lan.
Như thế, Ngài đã tới với dân tộc Việt Nam để cảm thông và chia sẻ với số phận của một dân tộc nhược tiểu vốn chìm đắm trong khói lửa từ hơn nửa thế kỷ vừa qua. Ngài cũng tới để cảm thông và chia sẻ với dân VN về những nỗi đớn đau, kinh hoàng trước cơn sụp đổ toàn diện của miền Nam cùng với những nỗi đau thương thống khổ mà mọi nguời đã phải chịu đựng dưới sự thống trị bạo tàn của CS.
Và giờ đây, Ngài đã tới với những thuyền nhân vừa chân ướt chân ráo rời con thuyền rách nát lên bờ, quần áo còn tả tơi, khuôn mặt còn chưa phai những nét bàng hoàng vì vừa trải qua những biến cố thảm khốc kinh hoàng trên biển cả. Họ như những kẻ vừa đội mồ chui lên rất cần một bàn tay săn sóc, một sự giúp đỡ dù nhỏ nhặt, và nhất là một sự an ủi tinh thần đối với những tâm hồn đang cực kỳ hoang mang, suy sụp. Linh Mục JOE DEVLIN đã làm được tất cả những công việc đó.
Gần 70 tuổi đời, với thân hình cao lớn, mái tóc bạc phơ, giọng nói ồm ồm như ống lệnh, quần áo giản dị, với một chiếc xe đạp cũ kỹ, Ngài đã mải miết ngày này qua ngày khác, đạp xe đi qua con đường sạn đạo từ tỉnh lỵ Songkhla vào trại tỵ nạn, ở lại với mọi người từ sáng đến chiều, kể cả ngày nắng cũng như ngày mưa.
Vào buổi trưa Ngài cũng không nằm nghỉ để kiên nhẫn đánh vật với một lũ con nít tại lớp học Anh ngữ mà học rò nhiều khi ham vui hơn là ham học. Nhiều hôm lớp học chỉ còn 3,4 đứa nhưng Ngài vẫn nghiêm chỉnh làm công việc của mình với một tấm lòng tận tuỵ hiếm có, sửa từng giọng đọc, nắn từng câu sai.
Sau giờ dạy học buổi trưa, Ngài xuống khu Nhà Trẻ Không Thân Nhân để giám sát việc chăm sóc các em rồi đến nhà thờ làm Thánh lễ buổi chiều.
Gần 70 tuổi đời, với thân hình cao lớn, mái tóc bạc phơ, giọng nói ồm ồm như ống lệnh, quần áo giản dị, với một chiếc xe đạp cũ kỹ, Ngài đã mải miết ngày này qua ngày khác, đạp xe đi qua con đường sạn đạo từ tỉnh lỵ Songkhla vào trại tỵ nạn, ở lại với mọi người từ sáng đến chiều, kể cả ngày nắng cũng như ngày mưa.
Vào buổi trưa Ngài cũng không nằm nghỉ để kiên nhẫn đánh vật với một lũ con nít tại lớp học Anh ngữ mà học rò nhiều khi ham vui hơn là ham học. Nhiều hôm lớp học chỉ còn 3,4 đứa nhưng Ngài vẫn nghiêm chỉnh làm công việc của mình với một tấm lòng tận tuỵ hiếm có, sửa từng giọng đọc, nắn từng câu sai.
Sau giờ dạy học buổi trưa, Ngài xuống khu Nhà Trẻ Không Thân Nhân để giám sát việc chăm sóc các em rồi đến nhà thờ làm Thánh lễ buổi chiều.
Khu Nhà Trẻ Không Thân Nhân đuợc xây cất bằng vật liệu nhẹ khởi sự từ một chuyện xẩy ra ở trong trại vào đúng ngày 28-02-1980. Hôm ấy Ngài đạp xe đi trên con lộ duy nhất của trại mà dọc một bên là các dẫy lô lều, phía bên kia là hàng rào kẽm gai ngăn cách trại với bờ biển. Ngài bỗng bắt gặp một bé gái đang đứng khóc một mình ở bên lề đường. Ngài dừng xe lại hỏi han và phát giác ra được rằng đây là một bé gái không có thân nhân nào trong trại, tên Phương Thu Trang, tuổi lên 10.
Thật ra thì đã có nhiều hoàn cảnh như thế ở đây, có em thì vì cha mẹ, anh chị em đã bỏ xác ngoài biển khơi, có em thì gia đình gửi gấm bà con, bạn bè xuống thuyền vượt biển nhưng khi nhập trại vì ai cũng thiếu thốn cơ cực nên không còn thì giờ bận tâm đến những đứa nhỏ đã đi theo mình.
Ngay buổi chiều hôm ấy, trong buổi thánh lễ tại nhà thờ, Linh mục Joe Devlin đã không giảng đạo mà chỉ bầy tỏ sự giận dữ của mình trước sự thờ ơ của mọi nguời đối với những hoàn cảnh trẻ em bơ vơ như bé Phương Thu Trang. Khuôn mặt của ngài đỏ rừ vì xúc động. Vành môi của Ngài run hẳn lên. Ngài cho thấy là mình không thể tưởng tuợng được những chuyện như thế lại có thể xẩy ra. Rồi Ngài kết luận :
- Tôi muốn rằng từ nay có bất cứ trường hợp nào như vậy thì mọi nguời phải thông báo cho tôi. Không thể để cho trẻ em sống vất vuởng một mình được. Tôi nhắc lại : không thể được !
Thái độ của Ngài đã khiến cho nhiều người bưng mặt khóc vì xúc động.
Ngay ngày hôm sau, một nhóm thuyền nhân trong trại hợp tác với Hội đồng Giáo xứ đã nhóm họp để thảo luận và đề ra những biện pháp để giải quyết vấn đề như theo ước muốn của Ngài. Và chỉ hai tuần sau, một Trung tâm Nhà Trẻ Không Thân Nhân đã được thành hình với tiền túi của Linh mục Joe Devlin. Một khu lô lều được sửa chữa lại khang trang, có bếp, có giếng bơm, có chỗ ăn ngủ kể cả một phòng học rộng rãi, sạch sẽ. Hoạt động của Trung tâm này nhắm vào những mục tiêu cụ thể như sau :
- Nuôi ăn các em hằng ngày với khẩu phần gia tăng đầy đủ bổ dưỡng do ngân quỹ của cha Joe đài thọ.
- Dạy các em một số giờ văn hoá như lịch sử, địa dư VN, tập vẽ, học hát, học Việt ngữ và Anh ngữ.
- Huớng dẫn các em trong các sinh hoạt giải trí, trò chơi, thể dục thể thao.
- Giới thiệu các em tới các trung Tâm Thiện nguyện , giúp các em theo dõi hồ sơ giấy tờ để xin các Hội bảo trợ các em đi định cư.
Hôm làm lễ khai mạc trung tâm, có tới 60 trẻ em không thân nhân được thu nhận. Cho tới nay (tháng 6-1980), Trung tâm vẫn sinh hoạt đều hòa, đem lại cho các em rất nhiều an ủi cả về vật chất lẫn tinh thần trong hoàn cảnh các em bơ vơ không nơi nương tựa và trong thời gian các em chờ đợi đi định cư.
Trên đây mới chỉ là một trong những công trình mà Linh mục Joe đã thực hiện cho thuyền nhân trong trại này, xuất phát từ một tấm lòng nhân ái, cao cả và một sự cảm thông đến tận cùng về những khổ đau mà dân tỵ nạn đã phải chịu đựng.
Trên áo mặc của ngài luôn luôn có ghi hai chữ SOUTH VIETNAM như đã nói lên rằng miền Nam luôn luôn gắn bó trong trái tim của Ngài. Chính vì sự tận tụy với dân tỵ nạn qua những sự trợ giúp mau chóng và hữu hiệu của Ngài mà thuyền nhân trong trại bất kể là theo tôn giáo nào nều đã tôn vinh Ngài như một Sứ giả của tình thương. Ngài đi tới đâu là lũ con nít cũng ùa đi theo. Đứa níu áo, đứa cầm tay. Chúng đã đến với Ngài bằng tất cả tâm hồn ngây thơ và chân thật của chúng. Nhiều cô gái nạn nhân trên biển, sau những tháng ngày chờ đợi, lúc lên đường đi định cư, đã cầm tay Ngài áp lên khuôn mặt của họ và để cho những giọt nước mắt cứ chẩy chan hoà trên bàn tay của Ngài, những giọt nuớc mắt của những tâm hồn xúc động đến tận cùng vì lòng biết ơn sâu xa đối với những gì mà Ngài đã làm cho họ nhưng họ không thể diễn tả được hết bằng lời.
Nhiều nguời khi cộng tác với Ngài trong các dịch vụ xã hội, lúc có tên lên đuờng đi định cư đã khóc xin Ngài can thiệp để được ở lại phụ với Ngài trong các công tác thêm một thời gian nữa.
Nhưng không bao giờ Ngài chấp thuận cho ai đuợc ở thêm lại. Ngài nói:
“ Phải rời khỏi nơi đây càng sớm càng tốt !”
Rồi Ngài cười vui vẻ:
“ Phải đi cho hết thì tôi mới rời khỏi đây được chứ !’
Đó là lòng tự nguyện của Ngài. Ngài muốn ở lại cho đến khi không còn người nào trong trại. Mỗi năm, Ngài phải xin gia hạn cư trú trên đất Thái một lần. Nếu ở VN không có gì thay đổi thì những năm cuối cùng của cuộc đời Ngài, hẳn Ngài vẫn còn gắn bó với thuyền nhân tỵ nạn ở đây. Chúng tôi vẫn thuờng nói: trái tim của Ngài hừng hực lửa. Ngọn lửa soi sáng cho chính chúng tôi, dạy cho chúng tôi những bài học về tình yêu thương cao cả. Trong các bài giảng của Ngài trên nhà thờ, bao giờ Ngài cũng có một dụng ý sâu xa, đó là phá vỡ cái mặc cảm tự ti của nhiều nguời tỵ nạn. Ngài đã nhắc đi nhắc lại trong hầu hết các buổi rao giảng những lời như sau :
“Chính chúng tôi, những nguời ngoại quốc, phải học tinh thần dũng cảm và sự hy sinh vô bờ bến của các anh chị em. Trong lịch sử của nhân loại, không có một trường hợp nào mà một dân tộc lại phải đối phó với nhiều hiểm nguy đến như vậy trên biển cả để đánh đổi lấy một đời sống tự do như dân tộc của anh chị em . . .” .
Thật ra thì đã có nhiều hoàn cảnh như thế ở đây, có em thì vì cha mẹ, anh chị em đã bỏ xác ngoài biển khơi, có em thì gia đình gửi gấm bà con, bạn bè xuống thuyền vượt biển nhưng khi nhập trại vì ai cũng thiếu thốn cơ cực nên không còn thì giờ bận tâm đến những đứa nhỏ đã đi theo mình.
Ngay buổi chiều hôm ấy, trong buổi thánh lễ tại nhà thờ, Linh mục Joe Devlin đã không giảng đạo mà chỉ bầy tỏ sự giận dữ của mình trước sự thờ ơ của mọi nguời đối với những hoàn cảnh trẻ em bơ vơ như bé Phương Thu Trang. Khuôn mặt của ngài đỏ rừ vì xúc động. Vành môi của Ngài run hẳn lên. Ngài cho thấy là mình không thể tưởng tuợng được những chuyện như thế lại có thể xẩy ra. Rồi Ngài kết luận :
- Tôi muốn rằng từ nay có bất cứ trường hợp nào như vậy thì mọi nguời phải thông báo cho tôi. Không thể để cho trẻ em sống vất vuởng một mình được. Tôi nhắc lại : không thể được !
Thái độ của Ngài đã khiến cho nhiều người bưng mặt khóc vì xúc động.
Ngay ngày hôm sau, một nhóm thuyền nhân trong trại hợp tác với Hội đồng Giáo xứ đã nhóm họp để thảo luận và đề ra những biện pháp để giải quyết vấn đề như theo ước muốn của Ngài. Và chỉ hai tuần sau, một Trung tâm Nhà Trẻ Không Thân Nhân đã được thành hình với tiền túi của Linh mục Joe Devlin. Một khu lô lều được sửa chữa lại khang trang, có bếp, có giếng bơm, có chỗ ăn ngủ kể cả một phòng học rộng rãi, sạch sẽ. Hoạt động của Trung tâm này nhắm vào những mục tiêu cụ thể như sau :
- Nuôi ăn các em hằng ngày với khẩu phần gia tăng đầy đủ bổ dưỡng do ngân quỹ của cha Joe đài thọ.
- Dạy các em một số giờ văn hoá như lịch sử, địa dư VN, tập vẽ, học hát, học Việt ngữ và Anh ngữ.
- Huớng dẫn các em trong các sinh hoạt giải trí, trò chơi, thể dục thể thao.
- Giới thiệu các em tới các trung Tâm Thiện nguyện , giúp các em theo dõi hồ sơ giấy tờ để xin các Hội bảo trợ các em đi định cư.
Hôm làm lễ khai mạc trung tâm, có tới 60 trẻ em không thân nhân được thu nhận. Cho tới nay (tháng 6-1980), Trung tâm vẫn sinh hoạt đều hòa, đem lại cho các em rất nhiều an ủi cả về vật chất lẫn tinh thần trong hoàn cảnh các em bơ vơ không nơi nương tựa và trong thời gian các em chờ đợi đi định cư.
Trên đây mới chỉ là một trong những công trình mà Linh mục Joe đã thực hiện cho thuyền nhân trong trại này, xuất phát từ một tấm lòng nhân ái, cao cả và một sự cảm thông đến tận cùng về những khổ đau mà dân tỵ nạn đã phải chịu đựng.
Trên áo mặc của ngài luôn luôn có ghi hai chữ SOUTH VIETNAM như đã nói lên rằng miền Nam luôn luôn gắn bó trong trái tim của Ngài. Chính vì sự tận tụy với dân tỵ nạn qua những sự trợ giúp mau chóng và hữu hiệu của Ngài mà thuyền nhân trong trại bất kể là theo tôn giáo nào nều đã tôn vinh Ngài như một Sứ giả của tình thương. Ngài đi tới đâu là lũ con nít cũng ùa đi theo. Đứa níu áo, đứa cầm tay. Chúng đã đến với Ngài bằng tất cả tâm hồn ngây thơ và chân thật của chúng. Nhiều cô gái nạn nhân trên biển, sau những tháng ngày chờ đợi, lúc lên đường đi định cư, đã cầm tay Ngài áp lên khuôn mặt của họ và để cho những giọt nước mắt cứ chẩy chan hoà trên bàn tay của Ngài, những giọt nuớc mắt của những tâm hồn xúc động đến tận cùng vì lòng biết ơn sâu xa đối với những gì mà Ngài đã làm cho họ nhưng họ không thể diễn tả được hết bằng lời.
Nhiều nguời khi cộng tác với Ngài trong các dịch vụ xã hội, lúc có tên lên đuờng đi định cư đã khóc xin Ngài can thiệp để được ở lại phụ với Ngài trong các công tác thêm một thời gian nữa.
Nhưng không bao giờ Ngài chấp thuận cho ai đuợc ở thêm lại. Ngài nói:
“ Phải rời khỏi nơi đây càng sớm càng tốt !”
Rồi Ngài cười vui vẻ:
“ Phải đi cho hết thì tôi mới rời khỏi đây được chứ !’
Đó là lòng tự nguyện của Ngài. Ngài muốn ở lại cho đến khi không còn người nào trong trại. Mỗi năm, Ngài phải xin gia hạn cư trú trên đất Thái một lần. Nếu ở VN không có gì thay đổi thì những năm cuối cùng của cuộc đời Ngài, hẳn Ngài vẫn còn gắn bó với thuyền nhân tỵ nạn ở đây. Chúng tôi vẫn thuờng nói: trái tim của Ngài hừng hực lửa. Ngọn lửa soi sáng cho chính chúng tôi, dạy cho chúng tôi những bài học về tình yêu thương cao cả. Trong các bài giảng của Ngài trên nhà thờ, bao giờ Ngài cũng có một dụng ý sâu xa, đó là phá vỡ cái mặc cảm tự ti của nhiều nguời tỵ nạn. Ngài đã nhắc đi nhắc lại trong hầu hết các buổi rao giảng những lời như sau :
“Chính chúng tôi, những nguời ngoại quốc, phải học tinh thần dũng cảm và sự hy sinh vô bờ bến của các anh chị em. Trong lịch sử của nhân loại, không có một trường hợp nào mà một dân tộc lại phải đối phó với nhiều hiểm nguy đến như vậy trên biển cả để đánh đổi lấy một đời sống tự do như dân tộc của anh chị em . . .” .
Nhật Tiến
(Bút ký viết từ Songkhla - 1980)
(Bút ký viết từ Songkhla - 1980)
PHỤ CHÚ :
Năm 1990, LM Joe Devlin hồi hưu và cư ngụ tại Los Gatos, thuộc miền Bắc California. Đã có hàng trăm đồng hương VN sống quanh đó, vốn là thuyền nhân và đã được Ngài trợ giúp, nghe được tin về Ngài đã kéo nhau tới thăm hỏi, mừng tủi và ôn lại những gì mà Ngài đã thực hiện ở trại tỵ nạn.
Ngài mất vì bệnh ung thư và nghẽn động mạch vào ngày 23 tháng 2 năm 1998, trước sự thương tiếc của thân nhân Ngài gồm một em gái và ba người em trai, trong số đó có L.M Raymond Devlin cũng cư ngụ ở Los Gatos. Nhiệm vụ của ngài được giao phó trước khi Ngài mất là chủ trì Thánh lễ cho các giáo dân VN và Phi Luật Tân tại nhà thờ Nữ Vương Hoà Bình (Our Lady of Peace Church) ở Santa Clara.
Tuy Ngài đã được yên nghỉ đời đời nơi cõi vĩnh hằng, nhưng hình ảnh của Ngài, tấm lòng cao cả vô biên của Ngài mãi mãi thuyền nhân VN sẽ không bao giờ quên.
Năm 1990, LM Joe Devlin hồi hưu và cư ngụ tại Los Gatos, thuộc miền Bắc California. Đã có hàng trăm đồng hương VN sống quanh đó, vốn là thuyền nhân và đã được Ngài trợ giúp, nghe được tin về Ngài đã kéo nhau tới thăm hỏi, mừng tủi và ôn lại những gì mà Ngài đã thực hiện ở trại tỵ nạn.
Ngài mất vì bệnh ung thư và nghẽn động mạch vào ngày 23 tháng 2 năm 1998, trước sự thương tiếc của thân nhân Ngài gồm một em gái và ba người em trai, trong số đó có L.M Raymond Devlin cũng cư ngụ ở Los Gatos. Nhiệm vụ của ngài được giao phó trước khi Ngài mất là chủ trì Thánh lễ cho các giáo dân VN và Phi Luật Tân tại nhà thờ Nữ Vương Hoà Bình (Our Lady of Peace Church) ở Santa Clara.
Tuy Ngài đã được yên nghỉ đời đời nơi cõi vĩnh hằng, nhưng hình ảnh của Ngài, tấm lòng cao cả vô biên của Ngài mãi mãi thuyền nhân VN sẽ không bao giờ quên.
Nhật Tiến
0 nhận xét