Thanh niên diễu hành đòi đốt sách
Đi dép da đừng quên một thời giẫm đất
1.
CHỌN LỰA
Sau 30- 4- 1975, tôi có hai cơ hội chọn lựa để khỏi phải đi kinh tế mới. Một là lui tới thường xuyên Hội Văn Nghệ Giải Phóng để lấy chỗ dựa hơi hòng qua mặt Phường, Khóm khi những nơi này đang lập danh sách các hộ gia đình phải rời thành phố, và hai là quay trở lại ngôi trường mà tôi đã từng dạy học ở đó trên 10 năm.
Dĩ nhiên là tôi chọn lựa việc quay trở lại trường cũ vì quả thực, dù có yêu quý gắn bó thế nào .đối với văn nghệ thì tôi cũng không thể nào chứng kiến thêm nữa những khuôn mặt huênh hoang, phách lối, hay cung cách ăn nói hàm hồ, nhố nhăng của những kẻ nằm vùng như Thái Bạch hay những quan văn nghệ đến từ miền Bắc như Bảo Định Giang, Anh Đức, Mai Quốc Liên..v. . .v. . .trong các buổi học tập mang tên là "bồi dưỡng chính trị" dành cho giới văn nghệ được tổ chức ở ngay trong thành phố Sài Gòn vào dịp hè năm 1976.
Sau cái gọi là khóa "Bồi dưỡng chính trị" này, tôi đã không bao giờ còn đặt chân trở lại trụ sở của Hội Văn Nghệ Giải Phóng hay tham gia bất cứ sinh hoạt nào của họ nữa.
Cũng may mà bộ môn giảng dạy của tôi trong nhà trường cũ không phải là bộ môn Văn. Trong hơn 15 năm cầm phấn, tôi chưa hề phụ trách một giờ Quốc văn nào. Bởi môn chính mà tôi đã từng phụ trách ở nhiều tư thục hồi trước 1975 là môn Vật Lý và Hóa Học . Nhờ tính cách khoa học của hai môn này mà tôi được chấp nhận dễ dàng khi quay trở về trường cũ "đăng ký giảng dạy".
Tôi nghe nói hai môn Văn và Sử thì giáo viên cũ của miền Nam khó mà len được chân vào. Mà có nhờ quen thuộc, thần thế để len được vào, thì những cái mới còn quá mới, những cái cũ thì đang bị lên án, tẩy xóa, như thế thì kiến thức có được bao nhiêu để mà giảng dạy? Điều này càng thể hiện rõ hơn, khi sau này vào khoảng năm 78 hay 79, có lần tôi bắt gặp mấy tên học trò ngồi ở cuối lớp tôi đang giảng dạy, bỗng chui xuống gậm bàn rồi chuồn ra ngoài hành lang. Tôi chạy ra khỏi lớp, túm lại được, thì chúng nó khai :
- Chúng em đi coi cô giáo Văn khóc !
Tôi ngạc nhiên chưa hiểu Ất, Giáp gì thì có đứa giải thích :
- Tại vì tuần này cô giáo giảng về thơ văn Bác Hồ. Cứ tới đúng đoạn đó, chỗ đó thì cô khóc. Không phải khóc ở một lớp mà tại lớp nào cô cũng khóc y như nhau. Vì thế chúng em kéo nhau . . . đi xem ! ? ?
Úi chà ! Dạy Văn mà khó đến thế thì sức nào các thầy cô thuộc chế độ cũ kham cho nổi ! Dĩ nhiên, không phải cô giáo Văn nào cũng bị nhà trường bắt buộc phải "khóc" như thế. Nhưng chỉ cần một hình ảnh như kể trên thôi, cũng đủ cho thấy cái đời sống xã hội ở miền Bắc và con người sinh hoạt ở đó (nhất là trong môi trường Giáo Dục) tất nó sẽ phải ra làm sao rồi !
Riêng về cô giáo dạy môn Văn, chuyên viên khóc đúng chỗ này, thật tình tôi không nhớ tên nhưng hình ảnh của cô thì vẫn còn y nguyên trong trí nhớ của tôi. Cô trạc khoảng ngoài ba mươi, đến từ miền Bắc, ăn mặc rất giản dị tứ thời chỉ có chiếc áo sơ-mi trắng và cái quần dài đen. Tóc cô cắt ngắn đủ che sau gáy và hai bên tai. Khuôn mặt của cô hơi thô, mang vẻ cứng cáp, dằn dõi nên hơi thiếu cái nét truyền cảm của nữ tính. Ít khi tôi thấy cô cười dù chỉ là một nụ cười góp trong một đám đông trò chuyện ồn ào. Cô không ưa giao dịch, cũng không dòm ngó hay soi mói ai. Nhìn bề ngoài, tôi thấy cô tỏ vẻ miễn cưỡng mỗi khi được xếp đứng chung trong hàng ngũ của đám cán bộ nhà trường. Cái tâm lý này cũng dễ hiểu vì tôi cũng đã rõ tâm trạng của nhiều người như cô : So khả năng với đám giáo viên chế độ cũ thì quả là mình yếu kém, nhưng so về thành tích chiến thắng thì bọn họ lại thua xa. Hẳn sự giằng co giữa hai trạng thái đối nghịch này đã khiến cho cô cứ như phải nhấp nhổm, dè chừng để đối phó với ngay chính bản thân mình.
Dĩ nhiên hành động khóc trong lớp đủng lúc, đúng chỗ của cô không làm cho tôi mất cảm tình đối với cô bởi vì chuyện khóc" như thế không phải là điều gì quá mới mê đồi với tôi. Có một lần , tôi tiếp một bà bác ở Hà Nội vào chơi, khi kể đến đám tang ông Hồ hồi năm 1969, bà chép miệng :
- ôi dào ! Trời thì mưa nhé, mà dậy sớm từ tờ mờ để đi xếp hàng vào đám tang. Ai cũng khóc như cha chết!
Tôi hỏi ngay : .
- Khóc thật không, hay giả vờ ? '
Bà bác trợn mắt :
- Ai thì tao không biết. Chứ tao thì khóc thật, gào thật ấy chứ ! Nó như cái bệnh lây lan. Lại thêm, cứ nghĩ không khóc thật, gào thật, có đứa báo cáo thì bỏ mẹ ! ! !
Thì ra cái sự giả dối trong xã hội miền Bắc nó đã lan tràn khắp cả mọi nơi, trong gia đình, ngoài xã hội và dĩ nhiên ở cả ngay trong nhà trường là nơi dạy dỗ uốn nắn con người kể từ khi còn bé. Bài hát "Đêm qua em mơ gặp bác Hồ “ mà trẻ con hát leo lẻo hàng ngày chăng phải là một sự dạy con nít quen thói dối trá hay sao ?
Hồi cán bộ mới đến tiếp thu ngôi trường tôi đang dạy này, tôi thấy Quận gửi xuống toàn thành phần cán bộ của Mặt Trận Giải Phóng. Người đại diện Ban Giám Hiệu là một anh nghe đâu trước học ở Đại học Vạn Hạnh SàiGòn. Sau, anh rút ra bưng và bây giờ trở về trong vị thế của kẻ chiến thắng. Ấy vậy mà tôi không thấy vẻ nhố nhăng dù chỉ một câu nói hay cử chỉ nhỏ nhặt nào khi anh tiếp xúc với đám giáo viên tới trình diện để trở lại trường. Theo kinh nghiệm của tôi, tôi chỉ thấy cái đám văn nghệ sĩ đến từ miền Bắc, tham gia khóa bồi dưỡng chính trị cho đám văn nghệ sĩ miền Nam là hung hăng, phách lối như Bảo Định Giang, Mai văn Tạo, Phan Đắc Lập, Nguyễn Quang Sáng nhưng mục hạ vô nhân, nhố nhăng nhất phải kể tới Anh Đức và Mai Quốc Liên. Chính Mai Quốc Liên đã tuyên bố một câu hết sức hỗn xược khi trả lời Nguyễn thị Hoàng :
“ Miền Nam của các anh chị làm gì có văn hóa !"
Phụ tá cho Ban Giám Hiệu, và sau này mang chức danh Hiệu Phó, tất cả có hai người. Một người là một thanh niên trạc hai bốn, hai lăm, khá đẹp trai, tính tình nhã nhặn, biết nghe, biết ăn nói chừng mực, nhưng trình độ giác ngộ cách mạng của anh ta thì phải nói là siêu việt. Bởi anh ta bỏ cả gia đình, bỏ cả học hành để ra bưng hoạt động. Khi trở về thành, anh dành tất cả thì giờ riêng tư cho công cuộc gây dựng ngôi trường mà tôi đang dạy trở thành một nhà trường Xã Hội Chủ Nghĩa. Điều đó có nghĩa là anh ăn ngủ ngay tại trong trường và việc gì cũng tham gia, cũng để tâm tới và góp phần trong những quyết định sau cùng. Anh sống cũng rất giản dị, tứ thời đánh chiếc sơ-mi trăng may bằng vải nội hóa không ủi, cái quần ka ki mầu xanh bộ đội và đôi dép râu hẳn anh cũng tha nó từ trong rừng về.
Vị Hiệu Phó thứ hai là một "cựu nữ lao công" của nhà trường tù trước 1975. Bà này đã ngoài 50, ít học dĩ nhiên, vì bà làm lao công trong trường chúng tôi dạy từ nhiều năm trước đó. Bây giờ, trong cương vị mới, nom bề ngoài của bà thì có vẻ tươm tất hơn. Nghĩa là tuy cũng quần thâm, áo cánh trắng nhưng không nhếch nháp, cực nhọc vì phải làm việc như xưa. Bây giờ bà đã ngồi tham dự tất cả các buổi họp, tôi thấy bà cũng hí hoáy ghi chép nhưng cam đoan đấy chỉ là những con giun loằn ngoằn vì đã có lần bà sơ ý để cuốn sổ lộ ra và chính mắt tôi đã nhìn thấy. Bị cột vào cái cương vị này, tôi có cảm giác như bà ta bị miễn cưỡng. Bởi nếu là kẻ có tham vọng quyền lực mà bỗng nhiên trời cho rớt xuống một cái ghế Hiệu Phó như thế, hẳn bà ta phải huênh hoang, phách lối và mục hạ vô nhân như nhiều kẻ tiểu nhân đắc chí khác. Đằng này tuyệt đối không, tôi không thấy bà ta công khai “hỏỉ giấy" ai, nạt nộ ai hay dậm dọa gì ai. Bà chỉ lẳng lặng đóng đúng vai trò trên đặt đâu thì ngồi đó, chẳng cần ý kiến, ý cò gì hết, bởi nhiều khi nếu cứ sốt sắng quá lại ra đâm hỏng hết việc.
Với một "bộ sậu' điều hành như vừa kể, lại thêm đám học trò của miền Nam cũ quay về xin học lại hầu như chiếm toàn bộ sĩ số học sinh toàn trường, nên việc dạy dỗ của chúng tôi cũng đã diễn ra trơn tru, không có gì trở ngại, ngoại trừ cái vụ phải giảng bài theo giáo án là chuyện vô cùng nhức đầu mà tôi sẽ đề cập trong một chương tới.
Vào năm đầu tiên thuộc niên khóa của "nhả trường Xã Hội Chủ Nghĩa", tức mùa Thu năm 1976, tôi lại ghi nhớ một kỷ niệm khó quên. Suốt mùa hè năm đó, mọi sự chuẩn bị từ danh sách giáo viên, thời khóa biểu các lớp đến tài liệu giáo khoa, giáo án, tất cả dưới tài điều khiển lanh lẹ và khôn ngoan của anh Hiệu Phó, đều đã xong xuôi hết. Đám giáo viên chúng tôi sau khi đã phải tập trung ở trường Tabert cả tháng trong mùa hè để học chính trị, nay cũng đã trở lại trường chuẩn bị cho Lễ Khai Giảng. Dĩ nhiên là phải có Chào Cờ, có Thông Điệp của Nhà Nước, có diễn văn của đại diện Sở Giáo Dục, có phát biểu cảm tưởng của đại diện Hội Nhà Giáo Yêu Nước..v..v. . .
Phần tiến hành thủ tục chào cờ được trao cho một Thầy vốn là giảng viên Thể Dục Thể Thao của nhà trường cũ trước đây. Học sinh xếp hàng ra sao, tiến lui theo nghi lễ thế nào, vào lối nào, ra lối nào, hô hoán khẩu hiệu gì v..v. . . Thầy đều cho tập rượt kỹ lưỡng.
Ấy thế mà chính Thầy lại bị vướng phải một lỗi chết người.
Đó là cái lúc khi trong khi toàn trường và đông đủ quan khách tuyệt đối im lặng nghe hiệu lệnh của Thầy, thì thầy hô :
- Chào cờ chào . . .Này công dân ơi quốc gia đến ngày giải phóng. . .
Ôi trời ơi là trời ! Thì ra Thầy quen miệng hát lên bài quốc ca của chế độ cũ !
Cả học sinh lẫn các thầy cô đều chết sững ra trong vài giây, rồi những tiếng nhốn nháo bắt đầu dấy lên ở mọi chỗ.
(còn tiếp)
0 nhận xét