(tiếp theo)
Trong hoàn cảnh nhà ai cũng có bị ruồng xét như thế thì còn đâu là chỗ an tòan để cất giấu ! Nhiều nhà tưởng đã giấu kín được mớ sách quí sau những đợt tảo thanh kỳ trước, này đâm ra mệt mỏi, thất vọng, chán chường, bèn đem tất cả những tài liệu còn cất giấu được cho vào bếp đun ráo trọi. Ở trong nhà của tôi, bên cạnh bếp lúc nào cũng có sẵn hai bao tải, trong đựng toàn những sách quí mà tôi ký cóp mua lại được ở chợ trời những năm sau này. Tôi chuẩn bị nếu có bị phát giác thì sẽ khai là tôi chỉ dùng những sách cũ này để đun bếp trong khi nhà không còn tiền mua than, mua củi.
Ở trong xã hội C .S. con người phải dối trá hèn hạ như thế đấy, nhưng vì an ninh bản thân, vì sự ràng buộc với những người thân khác, đành là phải nhẫn nhục, và chẳng còn nói được cái gì khác hơn khi phải đối thoại với loại người không còn tâm địa con người. Trong khung cảnh khét lẹt mùi khủng bố như thế, tôi đành phải đem đốt tập ghi chú của tôi vì nhớ đến những cuộc khám xét tỉ mỉ tại những nhà đã bị kiểm kê, dù có ngụy trang cách nào cũng bị cán bộ moi ra bằng hết với những cuộc đục tường, nạy gạch bông ở nền nhà, đào bới từng thước đất, rỡ tung lên cả những chậu hoa ngoài bờ tường, thậm chí có nơi còn bị rỡ cả bồn cầu ra để khám xét nữa.
Cho nên, phải đã trải qua những giờ phút kinh hoàng đó mới thấy rõ được những cố gắng phi thường của anh chị em cầm bút nào vẫn còn có thể âm thầm sáng tác được, vẫn cất giữ được tài liệu ghi chép và may mắn hơn nữa là đã móc nối được để chuyển ra bên ngoài những bản thảo còn nóng hổi tâm tư của mình. Tuyển tập thơ văn, nhạc “Tắm Mát Ngọn Sông Đào” của 7 tác giả miền Nam là một thí dụ điển hình cho những kỳ công đó.
Tuy nhiên khi những áng văn, thơ ở quê nhà đã lọt ra được tới hải ngoại thì một vấn đề cấp thiết phải được đặt ra đối với giới văn nghệ hiện đang hoạt động ở bên ngoài. Đó là vấn đề làm thế nào vừa vẫn tiếp tục duy trì được tiếng nói của anh chị em ở quê nhà vừa không làm tổn hại đến sự an nguy của chính các anh chị em đó. Sự khai thác một cách vô ý thức tên tuổi của một cây bút còn kẹt lại chẳng những xô đẩy một người trở lại trong lao tù mà còn có thể kéo theo cả một sự khủng bố rộng rãi nếu như chúng ta để cho chính quyền CS nắm được những mấu chốt, những bằng chứng cụ thể. Trước đây, hầu hết báo chí ở hải ngoại đã đãng tải tập bút ký trong tù của nhà văn Phan Nhật Nam thể theo chính ước nguyện cáa nhà văn này. Đó là một bịệt lệ, nhưng không thể coi đó là một tiền lệ. Nếú ở địa vị của Phan Nhật Nam, ta phải hiêủ rằng anh ấy đã đi một nước bài xả láng bằng tất cả cuộc đời của mình với sự kỳ vọng rằng thế giới bên ngoài sẽ đấu tranh triệt để để vận động cho anh âý cùng các bạn văn đồng cảnh ngộ được giải thoát cuộc sống lao tù.
Thử hỏi, những tập san, những tạp chí, những tuần báo đã từng đăng tải bút ký cúa Phan Nhật Nam, thì sau đó họ đã tiến hành công cuộc vận động đúng như ước muốn của anh ấy hay chưa ? Thực tế đã cho thấy câu trả lời khá chua chát và buồn thay, sẽ chỉ riêng một mình Phan Nhật Nam sẽ phải trả cái giá vì sự lượng định không đúng mức của mình.
Hỏi như vậy, không phải tôi phủ nhận những công trình vận động của một số Hội đoàn, Tổ chức, và Báo chí đối với trường hợp Phan Nhật Nam, nhưng điều mà tôi muốn đề cập đến ở đây là đáng lẽ công cuộc vận động ấy phải được phát động quyết liệt hơn nữa, liên tục hơn nữa, lâu dài hơn nữa trước số phận của một nhà văn đã đấu tranh xả láng bằng cả cuộc đời của mình.
Trong khi trường hợp của nhà văn Phan Nhật Nam vẫn còn nguyên đó thì đã lại có ít nhất hai tờ báo ở miền Nam Cali tung ra thêm trường hợp cúa một nhà văn khác còn ở quê nhà. Thậm chí, một trong hai tờ ở trên còn mở cả một mục chính thức lâý tên của nhà văn này để đăng tải những sáng tác cáa chính tác giả gửi ra từ quê nhà.
Trong một cuộc họp mặt " thảo luận bàn tròn " giữa một số anh em cầm bút được tổ chức trong tuần lễ vừa qua, chúng tôi có thảo luận về vấn đề đó. Rất tiếc rằng một số anh em đã chỉ nhìn trường hợp ấy như một cơ hội để mở một cuộc đấu tranh mới trên mặt trận văn hóa, nhưng trong khi đó thực chất ảnh hưởng của những cuộc đấu tranh vẫn theo cung cách đó như thế nào, thì chỉ cần nhìn vào trường hợp của anh Phan Nhật Nam ta cũng đủ thấy rõ. Một vài anh em khác lại nhìn trường hợp thứ hai nêu ở trên như là biểu tượng của một "anh hùng " và chủ tnrơng phải vinh danh "những anh hùng” đó, với lập luận rằng đặt ra vấn đề an nguy của một anh hùng thì là điều vô lý.
Thật mỉa mai thay cho cái cảnh ngồi bình an ở nước Mỹ để nói chuyện an nguy của những bạn bè còn đang ở tại Sài Gòn. Bởi vì rằng vẫn còn có nhiều anh em hiện đang có tờ báo trong tay mà vẫn chủ trương để tên thật của tác giả đang ở quê nhà nếu một khi có sự đồng ý của các tác giả đó và bởi vì rằng trong cuộc " thảo luận bàn tròn " nêu trên tôi đã cố gắng thuyết phục mà không được, nên tới đành sủ dụng bài báo này như một lời biện núnh thêm nữa cho lập luận của tôi để mong các anh em có báo chí trong tay suy nghĩ lại.
Không phải rằng tôi là loại ngới chết nhát không dám tham dự vào những cuộc vận động, đấu tranh mới cho văn hóa và cho những anh chị em còn kẹt lại ở quê nhà và hơn nữa tôi lại hiện đang cư ngụ bình an ở Hoa Kỳ, tôi không có lý do gì để lo sợ cho an ninh bản thân của mình. Tôi cũng quan niệm rằng chẳng anh chị em cầm bút nào ở quê nhà lại muốn tự khoác cho mình cái nhãn hiệu anh hùng cả. Điều khao khát duy nhất của anh chị em là được cầm bút nói lên những suy tư của mình và gởi gấm được những tâm tư ấy tới đồng bào hải ngoại. Vì vậy điều chính yếu là ta phải duy trì được lâu dài cái tiếng nói quí giá đó dưới những bút hiệu khác hơn là bút hiệu thực sự của tác giả, cho dù tác giả vì lý do đã không đánh giá được thực lực của những nỗ lực bên ngoài nên đã đồng ý cho báo chí hải ngoại nêu tên tuổi đích thực của mình. Tư tưởng, cảm nghĩ, hoàn cảnh xã hội đều nằm trong nội dung của bài viết chứ không nằm ở cái tên của tác giả. Do đó không nhất thiết cứ phải nêu tên thật của người viết thì bài viết mới có giá trị. Vì thế tôi vẫn coi trường hợp của Phan Nhật Nam là một biệt lệ, nhưng khớng thể lấy đó làm tiền lệ cho những trường hợp khác.
Song song với việc tiếp tục phổ biến những tác phẩm như loại “Tắm Mát Ngọn Sông Đào”, giới cầm bút cũng như báo chí ở hải ngoại cũng cần phải đặt vấn đề đấu tranh cho những anh chị em còn đang bị cầm tù một cách rộng rãi và liên tục hơn nữa. Sự thực thì giới cầm bút ở hải ngoại cũng đã có một thực lực rất đáng kể, nếu biết kết hợp trong một chiến dịch vận động ồ ạt, thống nhất, và liên tục thì sẽ thu được nhiều thành quả hơn.
Chúng ta có cả một bó đũa, nhưng xin đừng tự biến mỗi người chỉ là một cây đũa riêng lẻ mà thôi .
NHẬT TIẾN
28-10-1981
******
CHƯƠNG 5
Thời điểm Sài Gòn -Cuối thập niên 70
ÐÃ CÓ MỘT THỜI NHƯ THẾ !
NHẬT TIẾN
LTS Việt Tide số 209 tháng 7-2009 :
Nhà văn Phan Lạc Tiếp, một thành viên nòng cốt của Ủy ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S Committee - thành lập ở San Diego từ năm 1980 do Giáo sư Nguyễn Hữu Xương làm Chủ tịch) dự tính từ năm 2005 là sẽ cho ấn hành một cuốn sách do ông biên soạn nhằm tổng kết những công việc do Ủy Ban đã từng vận động cho thuyền nhân từ năm 1980 cho đến khi Ủy Ban chấm dứt nhiệm vụ (1990). Cuốn sách mang tựa đề VỚT NGƯỜI BIỂN ĐÔNG, sẽ do Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, một tổ chức tiếp nối công trình của Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển có trụ sở ở miền Đông Hoa Kỳ, ấn hành. Trong tiến trình biên soạn, tác giả có mời tôi tham gia một bài viết vì tôi cũng là một thành viên của Ủy Ban đã giải thể, hơn thế nữa, còn là một trong những nhân chứng đã trở thành nguyên nhân để Ủy Ban được thành lập.
Bài viết này đáng lẽ chỉ ra mắt độc giả khi cuốn VỚT NGƯỜI BIỂN ĐÔNG được phát hành, nhưng vào thời điểm cộng đồng VN đang sôi nổi tranh đấu chống lại vụ nhà cầm quyền Cộng Sản áp lực hai chính phủ Nam Dương và Mã Lai phá bỏ những tấm bia tưởng niệm thuyền nhân ở Pulau Bidong và Galang, nên với sự chấp thuận của hai nhà văn Phan Lạc Tiếp và Trương Anh Thụy (đại diện Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển), tôi cho đã đăng tải trên báo Việt Tide trước đây và nay xin đưa vào tập tài liệu này, như một đóng góp vào những nỗ lực đấu tranh mà cộng đồng VN đã và đang thực hiện. Việt Tide
Cho đến bây giờ, vào thời điểm 2005, con số vừa tròn để có thể nói là hai mươi lăm năm nhìn lại, tôi chỉ coi thảm kịch trên đảo Kra trong vịnh Thái Lan là một khúc phim cũ mòn đã bị khoả lấp bởi sức sống vươn lên mạnh mẽ của thuyền nhân tỵ nạn và bởi thời gian bao giờ cũng làm tăng lên sự phai nhoà của trí nhớ.
Nhưng không lẽ một thảm kịch như thế, trong đó đã chất chứa không biết bao nhiêu nỗi đau thương, nghẹn ngào, cũng như đã chôn vùi biết bao nhiêu cái chết đớn đau tức tủi của những con người vô tội lại không còn được nhắc đến?
Nếu mà như thế thì lịch sử đâu có lý do để tồn tại? Và nếu thế hệ mai sau muốn tìm lại dấu chân của các bậc cha anh, họ sẽ lấy gì để mà soi rọi? Rồi thêm nữa, những kẻ trong nhiều năm đã từng gây nên nguyên nhân sâu xa của thảm kịch thuyền nhân, gián tiếp xô đẩy hàng triệu con người ra biển cả chẳng lẽ lại được phủi tay, vỗ trắng trách nhiệm, dù chỉ là trách nhiệm tinh thần ?
Chỉ mới nêu ra ngần ấy câu hỏi đã thấy dù là thuyền nhân hay chưa từng là thuyền nhân, cũng không ai muốn để cho những thảm kịch đã xẩy ra ở biển Ðông phải chịu số phận chôn vùi trong lớp bụi quên lãng của thời gian.
Cho nên việc ôn lại những đau thương của thuyền nhân tỵ nạn trong muôn ngàn nỗi đau thương của bao nhiêu con người khác nữa kể từ sau biến cố 30-4-1975 sẽ chẳng phải là việc khơi lại hận thù, nhưng là chuyện cần thiết phải làm. Làm để dựng lại một mảnh gương lịch sử cho đời sau, để gìn giữ những chứng tích trước công lý ngõ hầu sau này trả lại công bằng cho mọi thành phần dân tộc trong ngày phán xét của lịch sử. Và thêm nữa, một mai, khi bình minh ló dạng trên quê hương, những tượng đài gian dối, những danh nhân biển sắt đầu đường bất xứng, những tên tuổi được ca ngợi một cách xảo trá trong sách vở mà trong nước đã in ...tất cả sẽ nhờ những công việc nhắc nhở này mà được sắp xếp lại. Tính chất vàng thau không thể vì nhu cầu chính trị nhất thời hay riêng tư mà lẫn lộn trong những trang sử của dân tộc vì chúng ta chỉ có thể trân trọng gửi lại cho con cháu những trang sử ghi chép sự thật mà thôi !
Trong những ý nghĩ như thế, tôi hoàn toàn tán đồng và khích lệ các cựu thành viên của Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S Committee) biên soạn và ấn hành cuốn sách mà bạn đọc đang cầm trên tay. Về phần cá nhân, tôi xin đóng góp bài viết nhỏ này trong cương vị của một trong những nhân chứng đã trở thành nguyên nhân để Uỷ Ban nói trên được thành lập.
(còn tiếp)
0 nhận xét