Open top menu
Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013
HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 104 ) : Công nhân gì thằng đó ?







Sàigòn mấy hôm liền mưa liên miên cả sáng lẫn tối, trời xám xịt, gió lành lạnh gợi nhớ đầu thu Hà Nội . Quán karaoke vắng khách , ế ẩm sao đó, cô Phượng cave ngồi một đống trong góc quán càphê, mặt chảy dài nom như cái bánh tráng trụng nước. Rồi bất chợt cô cất giọng ảo não ngâm lên hai câu thơ chẳng biết “cọp” đâu :

                    “ Ai mang gió Bắc vào đây…

                 Cho trời thêm lạnh cho mây thêm  sầu “

Thằng Bảy xe ôm nhảy lên  rối rít :

 “ Hay quá..hay quá..thiệt không ngờ chị Phượng lãng mạn cái một. À thôi phải rồi, trời lạnh lạnh thế này chắc nhớ ông bồ Hànội hả ?”

Bà Năm củ cải dài giọng :

“ Nhớ gì cha già ? Nhớ “túi” của chả thì có…”

Bỗng ông đại tá hưu xua xua tay, quát lớn :

“ Im hết…im hết…nghe đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn kìa…”

Hóa ra truyền hình trực tiếp khai mạc Đại hội công đoàn toàn quốc. Cả quán giỏng tai nghe ông Tổng Bí thơ  đọc diễn văn . Nào “xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh…yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”…nào “phát huy vai trò giai cấp lãnh đạo cách mạng , quán triệt thật sâu sắc những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo…”

Thằng Bảy xe ôm nghe mãi sốt ruột quay sang cô Phượng cave :

“ Chị Phượng cave có biết ổng nói gì không ?”

Cô Phượng cave cười ré :

“ Biết chết liền…”

Vừa lúc đó thằng Tới cháu bà Năm củ cải rụt rè bước vào làm thằng Bảy quát lớn :

“ Kìa Tới…mày cũng là công nhân sao không đi họp đại hội công đoàn tới đây làm gì ?”

Thằng Tới mặc bộ quần áo thợ máy dầu mỡ thấy ghê, văng tục :

“ Tôi là thợ bơm dầu, biết cái đ…gì mà họp ?”

Cô Phượng cave trợn mắt :

“ Vậy sao không đi làm ? Vào đây làm gì ?”

Thằng Tới nhìn quanh :

“ Tôi tìm chú Ký Quèn…”

Gã Ký Quèn mải coi tivi, quát :

“ Tao đây…tao đây…chuyện gì ? Lại muốn nhờ thảo thư đòi lương, đòi thưởng hả ?”

Thằng Tới nổi cáu :

“ Nửa năm nay nghỉ chờ việc , lấy  đ…đâu mà có lương, có thưởng. Tôi nhờ chú hướng dẫn rút tiền cái thẻ ATM này …”

Nó rút ra cái thẻ ATM ngân hàng Đông Á mới cứng cựa. Thằng Bảy xe ôm xuyt xoa:

“ Í cha ơi… có cả thẻ ATM…vậy thành tư bổn rồi còn công nhân đâu nữa !”

Thằng Tới lại văng tục :

“ Tiền trợ cấp thất nghiệp, mỗi tháng có 500 thôi…tiền đ…đâu ra mà thành tư bản…”

Gã Ký Quèn cầm cái thẻ ngắm nghía :

“ Chắc mày rút nhẵn củ tỏi rồi nó không cho rút nữa chứ gì ?”

Thằng Tới gân cổ cãi :

“ Đã rút lần nào đâu ? Cứ nhét vào khe máy nó lại đẩy ra, là sao ? Hỏi con kế toán nó bảo rút làn đầu phải đổi…cái con mẹ gì ấy…”

Hóa ra “cái con mẹ” là một hàng số in trong tờ giấy thằng Tới đưa cho gã Ký Quèn. Gã la lên :

Pát uộc bố ạ. Nó cho mày số này, nhét vô máy, đổi “pát uộc”, dùng cái này mới rút được tiền…”

Thằng Tới nổi cáu :

“ Đ…m…ba con tài chánh…bầy đặt rắc rối…Vậy con theo chú ra cột ATM chú đổi giùm con rút tiền mua thùng mì gói…”

Gã Ký Quèn lắc đầu :

“ Phải mồng 6 mới có tiền cho mày rút…hôm nay mới 28…còn 8 ngày nữa lận…”

Thằng Tới chưng hửng, vọt miệng chửi :

“ Đ…c…m…tụi nó, còn những 8 ngày nữa , bố mày húp nước lã à ?”

Thằng Bảy xe ôm cười lớn :

“ Ối bác Trọng ơi…giai cấp công nhân yêu nước, yêu  chủ nghĩa xã hội của bác nó đang chửi bậy kìa…”

 Ông đại tá hưu quát  :

“ Công nhân gì thằng đó … thợ thủ công thôi…vô tổ chức…vô kỷ luật …đá cá lăn dưa…đầu đường  xó chợ…”

Ông xổ ra một tràng làm cả quán cười ồ.



31-7-2013






Read more
Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013
MathMeeting is “On The Rise” this month

Congratulations to Chris Seber of MathMeeting, our featured On The Rise partner this July. You’ll see his channel and videos in the spotlight on the On The Rise homepage and the YouTube Spotlight channel today.

School is out for many of us in July, but that doesn’t mean you can’t brush up on the basics. With just under 200 videos on his mathematics-focused channel, Chris may just be the man to help. He’s run this YouTube channel since December 2010, posting tutorials to help mathematicians at every level expand their skill set. Whether you want a refresher on how to multiply fractions or factor trinomials, Chris has videos that can walk you through each step. He might even be able to help you solve that Rubik’s cube you’ve been working on. Math students and teachers alike will appreciate the clear visuals and steady pace that Chris has developed in these videos.

 

Here are a few words directly from Chris:

My passion is to help as many students AND teachers as possible in the subject of mathematics. I do this by making free videos here on YouTube ranging from basic level math through upper level calculus. I do not expect everybody to fall in love with mathematics, but I wholeheartedly believe that everybody enjoys learning when it is taught in a simple, easy-to-follow manner. My simple approach to teaching has received such positive, uplifting reactions from my audience. Your comments and votes have helped me become featured as an “On The Rise” featured partner for the month of July. This is such a humbling achievement that I am most proud of. I will continue making videos to assist you in your mathematical struggles for as long as possible. Thank you, thank you, thank you!

If you’ve enjoyed this monthly blog series and are interested in learning more or participating, we encourage you to visit our On The Rise homepage. You can check out all of our past featured partners on the Featured Partners tab, or nominate a YouTube partner to be considered for the program on the Nominate tab. Feel free to submit nominations for your own channel, or for channels you follow that you think deserve more attention or could be the next YouTube sensation. We’ll continue to feature promising partners who drive YouTube watch time, have fewer than 100,000 subscribers, and produce engaging content on a regular basis.

Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Partner Support, recently watched “Inside the ISS - Hair Raising Hygiene!”
Read more
 nhà văn NHẬT TIẾN : NHẤT LINH năm tháng cuối đời (kỳ 4 )

                      
Giai  Phẩm   VĂN HÓA NGÀY NAY

                   (tiếp theo)

Dịch giả Trương Bảo Sơn sau này góp bài viết trong cuốn “ Nhất Linh, Người Nghệ Sĩ-Người Chiến Sĩ” do Thế Kỷ xuất bản năm 2004, đã nêu nhận xét :
“ Tập Văn Hóa Ngày Nay bán chạy như tôm tươi mấy số đầu, đã bị ế đi. Nhà phát hành độc quyền của chính phủ đã thi hành độc kế không gửi đủ số báo cho các tiệm sách đã đặt mua. Chúng tôi khi buộc báo thành từng bó đã cố ý đánh dấu riêng, khi nhận báo từ nhà phát hành trả về, thấy những dấu ấy vẫn còn y nguyên, tức là nhà phát hành đã không làm đúng nhiệm vụ, đã giữ báo của chúng tôi trong kho, không phân phối đi. Có những tiệm sách đến điều đình mua thẳng báo với chúng tôi để có đủ báo bán, nhưng chúng tôi phải từ chối vì sợ chính quyền gài bẫy. Ðã nghèo lại bị thua lỗ, chúng tôi đành đình bản tờ Văn Hóa Ngày Nay.”
Có thể đấy lý do chính mà tờ Văn Hóa Ngày Nay bị đình bản, nhưng cũng chưa hẳn đó là lý do duy nhất. Dù tờ báo có bị chính quyền cấm cản bằng những thủ đoạn nào thì cũng không thể bỏ qua yếu tố độc giả, là những người cũng đã ít nhiều trực tiếp tham dự vào sự sống còn của một tờ báo. Sau vài số báo, có chăng sự kiện độc giả không còn hứng thú theo dõi VHNN như trước nữa nên báo ế và nhà phát hành có thể đã  kìm hãm những cọc báo không gửi đi các tỉnh cho đỡ tiền cước phí ?
Dẫu sao thì sự sút giảm độc giả hẳn cũng làm nản lòng người chủ trương VHNN. Cũng trong  bài “Người Bác” nói trên, nhà văn Thế Uyên còn cho biết :
“Sau khi Văn Hoá Ngày Nay số 8 phát hành, Nhất Linh tuyên bố với người thân: “Thôi, không làm nữa!”. Bạn bè xúm lại can. Nể người thân, ông chịu để Tường Hùng và Duy Lam tiếp tục. Ra tiếp hai số, ông cương quyết kết liễu Văn Hoá Ngày Nay. “Nó đã làm xong nhiệm vụ!”.
Nếu sự thể đã xẩy ra đúng như vậy thì số báo cuối cùng do Tường Hùng và Duy Lam thực hiện chỉ còn 98 trang kể cả 8 trang quảng cáo, so với số đầu dầy tới 180 trang, tức là về hình thức đã sa sút gần một nửa.
Trong ngót 100 trang của số 11, tức số cuối cùng này, truyện dài Cô Mùi của Nhất Linh chiếm tới 25 trang, tức hơn ¼ số báo, một điều khá kỵ trong kỹ thuật làm báo. Cũng như vậy, truyện ngắn Ả Hầucủa Đỗ Tốn cũng bị chia cắt thành 3 kỳ (khởi đăng từ số 9), cũng làm độc giả bớt hứng thú theo dõi. Cũng trong số này, nhà thơ Bùi Khánh Đản chiếm tới 7 trang Thơ, cũng là một sự thiên vị bất thường. Và theo thông lệ, ngòi bút Duy Lam vẫn giữ vai trò chủ lực. Ông có tới 5 bài, 2 bài bình luận : một về Văn, một về Hội Họa, 3 bài còn lại là văn vui. Tường Hùng chỉ có một bài duy nhất “Kiểu mẫu Thanh Niên”, cũng là văn vui.
Ngoài ra, những sáng tác khác vẫn gồm 4 truyện dài của Nhất Linh, Nguyễn thị Vinh, Linh Bảo và bản dịch truyện của Leon  Tolstoї.


Một số báo như thế báo hiệu sự sa sút rõ rệt về mặt  nội dung, càng là lý do để ta có thể đánh giá mức độ đón nhận của độc giả đối với tờ VHNN ra sao. 
Tuy nhiên, tờ Văn Hóa Ngày Nay đình bản dẫu vì bất cứ lý do nào, kể cả  sự liên đới của nhà văn Nhất Linh đối với vấn đề chính trị lúc đương thời, thì cũng là một điều đáng tiếc  !
Tiếc nhất là VHNN chỉ ra được 11 số nên không còn cơ hội tiếp tục vun trồng và khích lệ những cây bút mới như: Duy Lam, Tường Hùng, Tuyết Hương, Trần Tuấn Kiệt, Lê Tất Điều, Đỗ Phương Khanh, Đặng Phi Bằng.. v.v.. .. và cả chính tôi, Nhật Tiến nữa. Một số người trẻ đã nhờ Văn Hóa Ngày Nay mà có đà để đi được những chặng đường xa hơn.


                                                            ***


Do quen biết với gia đình nhà văn Nguyễn thị Vinh nên sau khi VHNN đình bản, tôi còn có vài cơ hội gặp gỡ nhà văn Nhất Linh ở nhà in Việt Liên, đường Gia Long Sài Gòn do bà Nguyễn thị Vinh làm chủ. Có một buổi gặp gỡ mà mãi sau này trong ký ức của tôi vẫn thấy như là mới mẻ, đó là buổi tối của hôm trước khi xẩy ra cuộc đảo chính ngày 11-11-1960. Nhà tôi, Đỗ Phương Khanh thì đã lên lầu trò chuyện với anh chị Trương Bảo Sơn và Nguyễn thị Vinh. Ở tầng dưới, nhà văn Nhất Linh  ngồi trầm ngâm bên một cái bàn nhỏ, chung quanh đầy những cột ram giấy của nhà in chất cao nghệu.
Thấy tôi, ông mỉm cười và rủ tôi chơi bài domino. Thế là tôi xà vào bên ông, vui vẻ đổ cỗ bài lên mặt bàn và ngắm nhìn ông xếp những con bài nhựa bằng đôi bàn tay đã bắt đầu hơi run run. Có lẽ đấy là lần đầu tiên tôi có cảm giác gần gũi với ông nhất. Bởi vì sự liên hệ giữa tôi và ông lúc này chỉ là hai con người trong một trò giải trí chứ chẳng phải là  giữa một nhà văn vốn đã lừng lẫy trong suốt một chiều dài của lịch sử Văn học Việt  Nam  với một thanh niên mới chỉ có 24 tuổi đời, vừa chập chững đi vào thế giới của văn chương. Tôi nhớ là mình đã “gí” ông tận tình và rất thích thú nhìn đôi lông mày rậm của ông nhíu lại, vầng trán cao ngất phảng phất nhiều nếp nhăn, và mỗi khi phản công lại thì ông mỉm cười, nụ cười nom rất hiền từ và bao dung khiến tôi thấy lòng mình như ấm áp hơn lên.
Trong những giây phút thân ái đó, tôi thật đâu có ngờ là đầu óc của ông lại còn đang suy tưởng về một cuộc đảo chính sắp sửa xẩy ra, chỉ trong vài giờ sau đó !
1 giờ 30 sáng ngày 11-11-1960, tiếng súng bắt đầu rộ lên trong thành phố. Tiếng súng của phe đảo chính !
Cuộc đảo chính mà sau này nhiều người cho là ông không trực tiếp tham dự nhưng biết  trước và có ủng hộ tinh thần. Tôi cũng muốn đồng ý như vậy, bởi vì nếu ông là người có dính líu đến nội vụ thì hẳn tối hôm trước, ông đã chẳng ngồi chơi domino với tôi như thế.  
Thế nhưng một đồng chí của ông, dịch giả Trương Bảo Sơn trong bài “Những kỷ niệm riêng với Nhất Linh Nguyễn Tường Tam” in trong cuốn “Nhất Linh, người chiến sĩ - người nghệ sĩ”, do Thế Kỷ 21 xuất bản năm 2004, thì lại cho biết về việc làm truyền đơn trong biến cố 11-11-1960 này như sau :
          “ Khi thảo truyền đơn, trong danh sách những người ký tên, chúng tôi đã để tên Nguyễn Tường Tam lên đầu, rồi mới tới tên các cụ Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Trần Văn Văn, Nguyễn Xuân Chữ v.v... Ông Tam đã sửa lại để tên ông sau tên ông Chữ. Trước sự ngạc nhiên của tôi, ông giải thích: “Anh đừng quên người ta vẫn nói miền Nam của người Nam, mình là người Bắc di cư, phải lưu tâm và tôn trọng điều đó.”

Mặc dù có liên quan hay không thì ông vẫn bị chính quyền quản thúc tại gia và đưa ra tòa xét xử vào ngày 11-7-1963. Thế nhưng, ngày 7-7-1963 ông đã dùng độc dược quyên sinh vì đời ông, ông chỉ chịu để cho  lịch sử phán xét.
Sự ra đi của ông là một mất mát lớn lao cho văn giới.
Không mất mát lớn lao sao được khi một nhân tài lỗi lạc như thế đã không còn nữa.
Một nhân tài mà quý nam của Nhất Linh, ông Nguyễn Tường Thiết đã tóm gọn một câu về cuộc đời của thân phụ ông trong cuộc phỏng vấn do ký giả Lê Quỳnh Mai thực hiện trên Tạp chí Hợp Lưu số tháng 7 & 8 năm 2008,  như sau :
“Tôi suy nghĩ về toàn thể cuộc đời ông. Từ hồi ông có bài thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn năm ông mới 16 tuổi, cho đến ngày ông mất năm ông 57 tuổi. Ông đã sống một đời lỗi lạc, làm được quá nhiều việc trong một đời ngắn ngủi. Một người bận rộn như thế, nổi tiếng như thế, thì làm gì có được một cuộc sống thanh thản, bình dị, như cuộc đời nơi mỗi chúng ta?”
Và ông Thiết đã kết luận chính xác như đã nói thay cho mọi người rằng  :
“ ...Tôi tin rằng sự nghiệp của cha tôi sẽ trường tồn không phải đơn thuần nhờ vào văn tài của ông mà còn nhờ vào sự ngưỡng mộ và quý trọng về cả con người, cuộc đời và cái chết của ông nữa. ”
Còn riêng đối với tôi, một người cầm bút sau Nhất Linh cả một thế hệ, khi ông mất đi, tôi vừa thấy đã mất một nhà văn lão thành, vừa mất một nguồn khích lệ lớn lao trên con đường văn nghiệp của tôi vì ông đã khuyến khích tôi rất nhiều sau khi đọc xong bản thảo cuốn truyện dài đầu tay của tôi. Rồi ông lại dành chỗ trang trọng để đăng tải những truyện ngắn của tôi trên Văn Hóa Ngày Nay, tờ báo tiếp nối công trình của Phong Hóa và Ngày Nay. Ông cũng lại ân cần giới thiệu tôi vào Trung Tâm Văn Bút, nơi mà tôi đã có dịp được sinh hoạt liên tục trong suốt gần 20 năm sau đó, cho đến khi miền Nam mất vào tay CS. Có thể nói tóm gọn, con đường đi vào thế giới Văn chương Chữ nghĩa của tôi đã có được sự khích lệ của nhà văn Nhất Linh rất nhiều.
Để có cơ hội viết bài này, tôi cũng xin cám ơn nhà văn Phạm Phú Minh và những vị trong ban tổ chức Triển lãm và Hội luận về hai tờ báo Phong Hóa - Ngày Nay. Nếu không có lời mời tham dự của quý vị thì tôi không có dịp ngồi ôn lại những kỷ niệm trong lãnh vực văn chương ở vào thuở khai sinh Việt Nam Cộng Hòa mà khi đó mọi người đã cùng gắng công vun đắp một Miền Nam Tự Do với vô vàn sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng mà sức lan tỏa vẫn còn cho đến tận ngày nay.
                                                                  
                                                                                     NHẬT TIẾN
                       Garden GroveCalifornia ngày 20 tháng 5 năm 2013

                            (còn nữa)

hật Tuấn



Read more
Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 76 )






                                                 (tiếp theo)




Hôm sau, để Yến Nhi ở Phú Quốc, gã cằm bạnh và Kim Anh bay về tỉnh. Ong Chủ tịch tỉnh phái gã thư ký đánh xe con đón tận sân bay Tân Sơn Nhất. Vừa nhác thấy thằng cằm bạnh, gã thư ký đã thầm reo lên , ối mẹ ôi sao giống bố nó đến thế . Thực ra gã thư ký đã bao giờ có vinh dự được gặp đồng chí Chín kính mến, địa vị và uy tín của đồng chí ấy chỉ cho phép gã được  nhìn thấy đồng chí, nghe đồng chí phát biểu ở trên… ti vi thôi. Tỉnh gã đang làm thư ký cho ông Chủ tịch thuộc vùng sâu vùng xa Nam bộ, ngoài thế mạnh là “tiêu” và “điều” với vài trăm ngàn héc ta cao su, tỉnh được  coi nghèo nhất đồng bằng sông Cửu Long, bổng lộc ít, phong bì cũng mỏng, bởi vậy chưa bao giờ đồng chí Chín ghé thăm tỉnh  gã. Thật chẳng bù các tỉnh và thành phố lớn như  TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai….đồng chí Chín cứ ghé thăm xoành xoạch , nghe nói mỗi lần  vậy,  tỉnh uỷ và Uỷ ban lót tay đồng chí qua đám tháp tùng không dưới năm tỷ. Bây giờ ông Chủ tịch tính dùng thằng  cằm bạnh tiếp cận đồng chí Chín thật không khác gì đánh bạc đặt tiền vào cửa…tù mù. Nghĩ vậy gã thư ký vẫn vồn vã :

“ Cô cậu đi máy bay có mệt không ?”

Gã cằm bạnh chun mũi vẻ ghê tởm câu hỏi của tên lạ mặt chẳng hiểu sao cứ sấn  tới gã “thấy sang bắt quàng làm họ”. Cô tiểu thư Kim Anh vội vàng :

“ Em xin giới thiệu, đây là anh thư ký của ba em, còn đây là anh Hàm, bạn thân của em…”

Gã thư ký rối rít giơ tay ra bắt, mắt không rời cái cằm bạnh của thằng con trai đồng chí Chín, cằm như vậy thảo nào bố mẹ nó đặt tên là “hàm”. Tất nhiên không phải “hàm én , mày ngài” như cụ Nguyễn Du tả Từ Hải, mà “hàm bạnh” , kéo cái trán thấp xuống làm gương mặt gã thoạt nhìn đã xếp ngay vào loại xuất thân…hạ tiện. Quả nhiên, câu trước câu sau, gã cằm bạnh đã văng tục :

“ ĐM, nóng quá hí…Giờ phải về ngay khách sạn nghỉ ngơi đã hí…”

Gã thư ký vờ vâng dạ rồi ngầm gọi điện cho ông Chủ tịch . Theo đúng kế hoạch từ nhà, gã  phải đưa hai người về thẳng dinh ông Chủ tịch, vợ chồng ông đã bày tiệc đón tiếp.  Tuy nhiên ý của quí tử đồng chí Chín là ý trời, gã thư ký được lệnh  cứ theo cậu mà thi hành. Thế là gã đành cho xe chạy thẳng tới khách sạn du lịch Sàigòn.  Xe vừa đậu trước cửa , gã cằm bạnh hất hàm :

“ Ghé đây làm gì ?”

Gã thư ký cười  nịnh :

“ Thì theo yêu cầu của anh,  em đưa anh tới nghỉ khách sạn cho mát mẻ đã…”

Gã cằm bạnh hất  hàm :

“ Nghỉ đây à ? Nghỉ nhà trọ à ? “

Gã thư ký vội vàng :

“ Không không, đây là khách sạn du lịch 5 sao  chứ đâu phải nhà trọ…”

Gã cằm bạnh buông một câu gọn lỏn :

“ Lên Niu Uôn…”

Oi mẹ ôi, New World là khách sạn Mỹ, nơi Tổng Thống Clinton đã nghỉ lại trong chuyến thăm Sàigòn, vào đó nó chặt đẹp một đêm vài trăm đô chứ giỡn. Gã thư ký tuyệt vọng đưa mắt nhìn Kim Anh để cầu cứu. Chẳng ngờ cô tiểu thư cũng hùa theo gã cằm bạnh :

“ Phải đây, mình lên Niu Uôn nghỉ lại mai về, ở khách sạn Sàigòn làm gì, “dơ” thấy mồ tổ…”

Í mèn ơi, chẳng ngờ cô tiểu thư cũng lên giọng “làm sang” vậy. Thật chẳng bù cho cái hồi tỉnh mới được “giải phóng”, gã vừa được nhận về làm thư ký cho ông Chủ tịch tỉnh. Hồi đó cô Kim Anh mới học cấp 1, người gầy gò ốm yếu như con mèo hen, sáng ra đạp xe  đi học  sau khi lót dạ bằng mẩu bánh mì và ly sữa đậu nành, thời đó sang trọng lắm rồi. Vậy mà bây giờ, ngay đến khách sạn 5 sao Sàigòn cô cũng còn chê “dơ” thì thật đúng là …cách mạng thiệt rồi, đổi chỗ bà chủ xuống làm con hầu và con hầu nhảy ngay lên địa vị bà chủ. Thực ra “bà chủ” làm con hầu thì ít thấy mà con hầu nhảy lên làm bà chủ cứ nhan nhản trong xã hội. Khắp nơi nơi , đâu đâu cũng thấy những ngôi biệt thự xinh đẹp toạ lạc giữa vườn cây um tùm, nơi ở của những “con anh Sáu, cháu anh Ba…”, bên trong không thiếu tiện nghi hiện đại nào, từ bồn tắm có máy tạo sóng đến ti vi màn hình tinh thể lỏng, máy nghe nhạc âm thanh surround; chỉ có điều phần lớn chủ nhân của chúng đều chỉ dùng để nghe nhạc sến hoặc hát cải lương qua dàn máy karaoke hoặc coi phim bộ Hồng Kông, Hàn Quốc. Bởi thế cô tiểu thư có thể bấm thang máy nhoay nhoáy đưa gã cầm bạnh lên lầu nhận phòng nhưng những chương trình ti vi các đài phương Tây cô cho qua hết mà chọn ngay chương trình “Vầng trăng cổ nhạc “ của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh mở oang oang làm gã cằm bạnh cũng phải kêu lên :

“ Nghe cải lương làm gì, buồn bỏ mẹ, chuyển sang  MTV đi…”

Hoá ra thằng cằm bạnh vốn gốc người miền Trung nhưng sinh ra ở Hà Nội vào lúc gia đình nó đã hưởng chế độ cung cấp đặc biệt theo tiêu chuẩn trung ương của bố nó nên  mặc dầu con người nó chưa dứt hẳn gốc gác nhà quê nhưng cũng đã nhiễm máu thị dân biết ăn chơi, hưởng thụ khá hơn cái đám con anh Sáu cháu anh Ba trong  miền Nam chỉ mới đổi đời từ ngày có kinh tế thị trường cha mẹ bắt đầu moi được tiền từ các dự án và ăn của đút của đám doanh nhân mới hình thành.

Tối hôm đó theo lệnh ông Chủ tịch, riêng tiểu thư Kim Anh và gã cằm bạnh ở khách sạn Mỹ còn gã thư ký và bác lái  xe phải trọ khách sạn Việt Nam, tuy rẻ gấp mấy lần nhưng cũng có đủ cả máy lạnh, ti vi…không thiếu gì . Hôm sau tới  khách sạn New World thanh toán tiền, gã tá hoả lên vì  cái hoá đơn hơn ba ngàn đô la. Thì ra đêm qua cậu cằm bạnh chơi toàn rượu tây, xơi toàn thức ăn ngoại hạng và nhất là cậu cũng mò vào đủ các dịch vụ tắm hơi, massage, cắt tóc…chẳng thiếu thứ gì trong khách sạn. Gã phàn nàn với cô tiểu thư :

“ Cô cậu xài một đêm hết mẹ nó cả một gia tài của dân cạo mủ cao su…”

Cô tiểu thư không lạ gì tính đốt tiền trong túi người khác của thằng cằm bạnh, cô ghé tai gã thư ký, nói nhỏ :

“ Tiền ba đầu tư chiều sâu đó, mai mốt trúng cử khoá mới thu hồi vốn mấy hồi…”

Gã thư ký cười nhạt :

“ Chẳng biết có chắc ăn không ? Tiền mất ghế cũng bay …”

Cô tiểu thư liếc nhìn thằng cằm bạnh từ trong khách sạn đi ra, nói khẽ :

“ Cho xe chạy lẹ lên  không ảnh đòi ăn trưa ở Sàigòn thì lại tốn nữa…”

Gã thư ký OK liền, giục mọi người lên xe và hối bác tài chạy mau về tỉnh. Chiếc xe Mẹc sang trọng chạy qua các phố trung tâm, gã thư ký nóng ruột, chỉ mong thoát cho nhanh khỏi cái thành phố mà chỉ mới qua một đêm gã đã phải chi cả ba ngàn đô la cho cái máu 4C - “con cháu các cụ” của thằng cằm bạnh. Lúc này hắn đang ngồi băng sau cạnh Kim Anh, mặt lạnh như kem, mắt lờ đờ như con nghiện đói thuốc, có trời cũng chẳng biết hắn đang nghĩ gì. Nghe đồn thằng này học hành dang dở từ năm lớp 7, bị đuổi học vì giở trò mất dậy với đám con gái; bố mẹ nó vội tống đi Úc học. Suốt hai năm học chung với đám trẻ con Việt kiều vượt biên , chứng kiến các cuộc mít tinh, biểu tình phản đối Việt cộng, khi được về nước nghỉ hè, nó thắc mắc, hỏi bố :” Cộng sản là cái thứ gì mà bên đó người ta chửi quá trời vậy bố ?”. Ong cán bộ cao cấp sợ toát mồ hôi, cứ để nó học hành bên đó, giao du với đám con cái nguỵ có ngày  bị lôi kéo phản lại sự nghiệp cách mạng của bố nó. Thôi đành cho nó học “bậy bạ” trong nước, cốt có chỗ sau này lấy cái bằng đại học. Tuy nhiên hắn học thì ít mà quậy phá ở các khu ăn chơi thì nhiều, mấy lần nhậu say đánh lộn bị công an bắt về đồn, thư ký của bố nó lại phải tới bảo lãnh về. Nhìn ông con lớn tướng suốt ngày lêu lổng chẳng chịu học hành, bà mẹ khuyên răn :

“ Con không chịu theo gương con trai các đồng chí cao cấp bạn bố con. Chẳng hạn anh Ty con đồng chí Phan văn Khải, anh Tuấn con đồng chí Nông Đức mạnh, rồi cả con trai đồng chí Trần Đức Lương nữa ? Anh nào cũng giỏi giang, người thì làm Chủ tịch thanh niên, người thì làm lãnh sự, người làm Tổng Giám đốc…Bây giờ cái đám con cháu các cụ đều được cất nhắc làm to cả. Con phải cố gắng học hành sau này còn nối nghiệp bố chớ ? ”

Hắn cười cười :

“ Nối nghiệp bố làm cái gì ? Sau này bố chết mình cứ tiêu cho hết tiền của bố để lại đến đời cháu đời chắt cũng chưa hết…”

Nghe cậu quí tử nói năng “khẩu khí” vậy, ông cán bộ cao cấp trợn mắt :

“ Mày dự định thế tao sẽ cắt xuất mày. Tao sẽ di chúc  không chia cho mày một xu .”

Nói vậy thôi, sau mấy năm quí tử học hành thi cử chẳng ra sao, ông bố vẫn chạy cho cậu cái bằng tốt nghiệp đại học xây dựng và tìm cho nó một chỗ thuận lợi nhất để khởi nghiệp nối dõi ông sau này. Vào ngành xây cất theo đúng văn bằng của nó ư ? Không được, giao việc đó cho nó khác nào giao mỡ vào miệng mèo, nó rút ruột hết bê tông sắt thép, công trình xây cất xong chỉ vài năm là đổ sụp rồi liên luỵ cả tới ông thì nguy. Cho nó đi theo con đường chính trị làm công tác thanh niên như con trai đồng chí Nông Đức Mạnh ? Cũng không được, thằng con ông đầu óc tăm tối, tính nết phổi bò sao lãnh đạo được  thanh niên ? Hay  cho nó đi theo con đường làm cán bộ ngoại giao như con trai đồng chí Trần Đức Lương ? Cũng chẳng xong, thằng con ông câu trước câu sau là văng tục, chửi bậy làm ngoại giao sao được.

Sau cùng ông đành  xếp cho nó một ghế Trưởng phòng điều độ ở một Công ty du lịch cỡ nhỏ. Ông tính nó cứ kiên trì làm ở đó vài ba tháng, ông sẽ đưa nó vào Đảng, một hai năm sau  kéo về ngành của ông để đích thân ông kèm cặp, đào tạo cho nó “nối tiếp bước cha anh”.



                                              (còn nữa)

                                          
Read more
Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 55 )




                                         (tiếp theo)







Bác Ba Phi còn đang so sánh  cái sự cười khi coi hài kịch của người trong nước và người hải ngoại , bất chợt trong bóng tối lù lù xuất hiện một ông cảnh sát Mỹ. Ông ghé vào hàng ghế chị Kelly Thi soi một ánh sáng hạt đỗ vào người chị, lập tức chỉ trỏ tay vào anh chàng đang mải mê quay phim ở hàng ghế trước. Ông cảnh sát tiến tới, đập tay vào vai chàng đó ra hiệu theo ông ra ngoài. Thôi rồi, thủ phạm quay lén bị bắt quả tang, phen này thu máy là cái chắc, có khi còn ra Toà nữa.

Bác Ba Phi chợt vỡ lẽ. Hoá ra chính chị Kelly Thi đã ra ngoài không phải đi restroom mà tố cáo cảnh sát anh chàng quay phim trộm.

Hoá ra là thế...Ghê thật, ý thức công dân, ý thức chấp hành luật pháp của chị và của cả “lão già” nữa cao thật. Dường như nó đã ngấm vào máu  thành một thứ bản năng sẵn sàng bật ra mỗi khi gặp trường hợp luật pháp bị xâm phạm. Thật chẳng bù cho người trong nước, nhiều khi chứng kiến thằng ăn cắp chặt dây cáp đồng của bưu điện cũng cứ ngó lơ, sợ bị trả thù không dám báo công an.

Bác Ba Phi cứ suy nghĩ vẩn vương chẳng còn bụng dạ coi tuồng tích trên sân khấu nữa. Bỗng bác thấy thương và lo cho anh chàng quay phim lén. Chắc quay cho vợ con ở nhà coi thôi chứ tối thui thế này , máy quay lại nhỏ, quay được cũng chẳng bán cho ai coi. Xét  về lý thì đáng trách nhưng về tình thì lại tội nghiệp. Chắc chẳng phải ra Toà  , mất cái máy quay thôi. Ký vào biên bản vi phạm chắc lại được vào coi tiếp . Bác Ba Phi cứ nhấp nhổm chờ hoài, không thấy anh chàng quay vào, đành hỏi chị Kelly Thi :

“Sao không thấy anh chàng quay phim lén vào coi tiếp nhỉ ?”

Chị Kelly Thi dằn giọng :

“ Vào sao được . Người ta đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần cấm quay phim chụp hình, vậy sao còn quay lén. Xâm phạm bản quyền tội nặng lắm đâu có giỡn...”

Bác Ba Phi lo lắng :

“ Chắc nhà nghèo không đủ tiền mua vé nên chỉ đi mình anh quay phim mang về cho vợ con coi...”

Chị Kelly Thi bật cười :

“ Bác tư duy theo kiểu miệt vườn rồi. Bên này chẳng ai nghèo đến nỗi không tiền mua vé  vợ con coi ca nhạc đâu. Hành động vậy là xâm phạm tài sản người khác, tuỳ lỗi nặng nhẹ toà án sẽ tuyên hình phạt và mức độ bồi thường .”

Bác Ba Phi kêu lên :

“ Chèn đéc ôi, chuyện bé xíu xé ra to vậy sao ? Vậy khi tố cáo cảnh sát chị có nghĩ anh chàng đó chịu phạt sao không ?”

Chị Kelly Thi nhún vai :

“ Nghĩ chuyện đó làm gì ? Chỉ biết trước mắt là một vụ vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Hoa Kỳ , tôi là công dân Mỹ tôi có trách nhiệm tố cáo . Đơn giản vậy thôi...”

Bác Ba Phi dè dặt :

“ Nhưng anh ta cũng cùng máu đỏ da vàng, cũng dòng giống người Việt đằng mình ?”

Chị Kelly Thi cười  cười :

“ Thế bác không nhớ các cụ ta có câu “pháp bất vị thân” , tức pháp luật là trên hết, ngay người thân cũng vậy thôi, cũng không thể vì thân mà bỏ qua được...”

Bác Ba Phi nhỏ giọng :

“ Vẫn biết thế nhưng vẫn ái  ngại sao đó... Mà thực ra hắn quay lén về cho vợ con coi thôi chứ có giết người cướp của gì đâu mà bảo phạm pháp ?”

Chị Kelly Thi bật cười :

“ Bác này quan niệm về pháp luật buồn cười nhỉ ? Cứ giết người cướp của mới gọi là phạm pháp sao ?”

Vừa lúc đó đèn bật sáng tạm nghỉ , bác Ba Phi nhìn hàng ghế trên vẫn chống một chỗ.  Vậy là chàng đó bị đuổi khỏi rạp rồi, biết đâu còn bị phạt tiền nữa. Khổ thiệt. “Lão già” hùa theo chị Kelly :

“ Tôi chắc ở Việt Nam pháp luật lỏng lẻo lắm nên bác mới  coi giết người cướp của mới là phạm pháp, còn bên này hả ? Bác thử đánh chó nhà bác coi, hàng xóm  gọi điện cho 911 tới còng tay bác liền...”

Bác Ba Phi trợn mắt :

“ Đánh chó cũng phạm pháp à ? Pháp luật gì kỳ vậy ? Chẳng bù cho ở Việt Nam, khối đứa đánh người giữa quán, giữa chợ , giữa công đường mà vẫn cứ nhơn nhơn chẳng pháp luật nào sờ tới .”

Chị Kelly Thi đưa cho bác Ba Phi lon Coke :

“ Vậy mới nói luật ở Việt Nam là luật rừng , đen hay trắng, phải hay trái đều do đảng xử cả. Như tôi có ông anh con ông bác, về quê thăm họ hàng, nghe dỗ ngon dỗ ngọt cho  ông cán bộ xã vay 10 ngàn USD đầu tư nuôi tôm, có làm giấy má vay mượn đàng hoàng.  Đến hẹn trả ông cán bộ cứ khất lần, mấy vụ tôm ông ta thu lời quá trời nhưng không chịu trả một cắc. Ông anh tôi kiện ra xã. Ban tư pháp xã không giải quyết vì giấy tờ vay mượn viết tay không có giá trị. Ông anh tôi lại nộp đơn lên Toà án huyện. Mấy ông huyện  coi giấy tờ rồi phán một câu xanh rờn :” Luật pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không cho phép công dân giao dịch với nhau bằng ngoại tệ. Bởi thế hợp đồng này vô giá trị.” Ông anh tôi cãi :”Nhưng tôi không phải công dân Việt Nam, tôi là công dân Mỹ...”. Toà lại phán :” nếu vậy ông về Mỹ kiện ở Toà án Huê Kỳ nha !” Ông anh tôi chửi một câu rõ tục ở ngay giữa Toà : “quân cướp ngày”, rồi xé béng giấy biên nhận ngay trước mặt các ông Chánh Án , Việt kiểm sát với cả công an...”

Bác Ba Phi kêu lên :

“ Í chết sao dại vậy ? Huyện không được đưa lên tỉnh, tỉnh không được  đưa lên Toà án nhân dân tối cao chớ ?”

“Lão già” cười  ngất :

“ Có hoạ thần kinh mới theo kiện ở Việt Nam. Cán bộ nó binh nhau. Mình kiện nó khác nào con kiến kiện củ khoai ?”

Bác Ba Phi thắc mắc :

“ Vậy sao không kiện ra Toà án Mỹ ?”

Chị  Kelly Thi bật cười  :

“ Kiện ở Toà án Mỹ à ? Mỹ với  Việt Nam đã có hiệp định tư pháp, dẫn độ tội phạm đâu ? Vả lại tiền án phí, tiền thuê luật sư có khi gấp mấy lần tiền đòi được nợ thôi thì thí hồ thí cháo cho thằng cán bộ xã cho rồi.”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Tệ vậy kia à ? Từ hồi đó ông anh cô có về Việt Nam đòi nợ nữa không ?”

Chị Kelly Thi trợn  mắt :

“ Ông ấy kể rằng khi ra phi trường trở lại Mỹ, máy bay vừa cất cánh ông ấy đã vọt miệng chưởi :” Fuckle it”. Rồi thề độc không bao giờ quay trở lại cái xứ sở luật rừng này nữa...”

Bác Ba Phi hít hà :

“ Vậy là mất toi cả 10 ngàn đô la à ?

“Lão già” cười cười :

“ Mất vậy còn ít . Tôi có thằng cháu mang cả nửa triệu đô la về đầu tư  vào lãnh vực làm đèn và bảng quảng cáo. Mấy năm đầu có vẻ làm ăn được lắm, lãi đều đều,  nhưng rồi chẳng hiểu sao doanh thu cứ tụt dần tụt dần,  hoá ra Nhà nước dụ khị Việt kiều mang vốn và công nghệ mới về nước làm ăn. Cho đến khi mấy cha nắm được công nghệ rồi, cơ sở kỹ thuật , trang thiết bị đầy đủ cả rồi mới giở mặt  dùng đủ mọi thủ đoạn đê tiện nhất để thằng cháu tôi phải rút hết vốn ra , từ đó ung dung điều hành nhà máy như  ông chủ vì chiếm tới hơn 80% cổ phần. Thằng cháu tôi đành bỏ của chạy lấy người vì nếu to gan nấn ná ở lại tụi nó vu cho ông tội xách động, móc nối phản  động thì nguy.”

Chị Kelly Thi cười cười :

“ Chẳng cần chụp cho cái tội chính trị làm gì . Nó cứ vu cho cái tội trốn thuế cũng đủ rũ tù...”

“ Lão già” hùa theo :

“ Tôi đi du lịch cũng đã nhiều nước nhưng chẳng thấy cái nước nào pháp luật lạ đời như cái nước Việt Nam. Chẳng hạn Toà án phải phán quyết theo “dự kiến án” của đảng...”

Chị Kelly Thi cười cười :

“ Dự kiến án “ là cái quỷ gì ? Sao Toà lại xử theo “dự kiến” ? Ai dự kiến ?”

“Lão già” cười hềnh hệch :

“ Vậy mới nói. Toà án không phải xử án mà là “diễn án”. Tức bề ngoài cũng vẫn có luật sư, công tố viên, chánh án, Hội đồng xét xử..cũng có Chánh án hỏi các bị cáo, cũng tranh luận...như thật.  Nhưng tất cả đều là “diễn” hết. Hội đồng xét xử cũng lui vào phòng kín nghị án , nhưng mà “nghị” cái con mẹ gì, làm ra vẻ vậy thôi, án tuyên ra sao đảng đã dự kiến cả rồi. Chánh án cứ việc dựa vào đó mà tuyên . Bởi vậy mới có cái trò “dự kiến án”. Nhất các vụ án chính trị như xét xử linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân, tiến sĩ  Cù Huy Hà Vũ...tuốt tuột đều do Ban Bí thư trung ương đảng chỉ đạo dự kiến mức án hết...”

Chị Kelly Thi cau mày :

“ Nếu vậy thì sao đảng không trực tiếp xử án cho rồi, bầy ra Toà án, Viện kiểm sát, luật sư làm chi cho tốn kém...”

“Lão già” cười  hềnh hệch :

“ Ấy ấy...cũng phải bày trò “luật pháp giả hiệu” chứ ? Không thì chẳng lẽ thành Nhà nước xã hội đen à ? Dự kiến án đã thành cái “lệ” rồi, nhưng chưa hết đâu, lại còn “khoanh án” nữa kìa ...”

Chị Kelly Thi cau mày :

“ Khoanh án là cái khỉ gì ? Pháp luật gì bầy lắm trò vậy ?”

“ Lão già” giải thích :

“ Có biết tại sao vụ PMU18 ở trong nước lúc đầu sôi sùng sục, bắt giam cả Thứ trưởng Bộ giao thông rồi sau lại tuyên bố vô tội không ? Hay vụ Huỳnh Ngọc Sĩ bị Nhật Bản tố cáo ăn hối lộ  hơn 2 triệu USD mà chẳng thấy điều tra , điều con mẹ gì cả ? “

Chị Kelly Thi cười cười  :

“ Thì lại nói theo kiểu cù nhầy chưa có chứng cứ chứ gì ?”

“Lão già” lắc đầu :

“ Chưa có thì phải điều tra chớ ? Chẳng qua là mấy cha sợ rút dây động tới thiên tào. Xử thằng Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến chẳng may nó khai đã nộp tiền cho ông Tổng Bí thư thì chết cha . Thằng Huỳnh Ngọc Sĩ cũng vậy. Ăn hơn 2 triệu USD chứ có ít , điều tra điều con lớ ngớ dính tới bí thư  thành uỷ Lê Thanh Hải thì bỏ mẹ. Bởi vậy mới “khoanh án” lại, chỉ điều tra tới đó thôi là tốp tốp. Kiểu như chỉ giới hạn chống tham nhũng tới bụng thôi. Trên rốn một chút là “khoanh” , cái này trong danh từ tố tụng Việt Nam gọi là “khoanh án”....”



                                                           (còn tiếp)
Read more
Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013
nhà văn NHẬT TIẾN : HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 8)



                                                         (tiếp theo)



Trong hoàn cảnh nhà ai cũng có bị ruồng xét như­ thế thì còn đâu là chỗ an tòan để cất giấu ! Nhiều nhà tư­ởng đã giấu kín được mớ sách quí sau những đợt tảo thanh kỳ trư­ớc, này đâm ra mệt mỏi, thất vọng, chán chư­ờng, bèn đem tất cả những tài liệu còn cất giấu được cho vào bếp đun ráo trọi. Ở trong nhà của tôi, bên cạnh bếp lúc nào cũng có sẵn hai bao tải, trong đựng toàn những sách quí mà tôi ký cóp mua lại được ở chợ trời những năm sau này. Tôi chuẩn bị nếu có bị phát giác thì sẽ khai là tôi chỉ dùng những sách cũ này để đun bếp trong khi nhà không còn tiền mua than, mua củi.



Ở trong xã hội C .S. con người phải dối trá hèn hạ như­ thế đấy, nhưng vì an ninh bản thân, vì sự ràng buộc với những người thân khác, đành là phải nhẫn nhục, và chẳng còn nói được cái gì khác hơn khi phải đối thoại với loại người không còn tâm địa con người. Trong khung cảnh khét lẹt mùi khủng bố như thế, tôi đành phải đem đốt tập ghi chú của tôi vì nhớ đến những cuộc khám xét tỉ mỉ tại những nhà đã bị kiểm kê, dù có ngụy trang cách nào cũng bị cán bộ moi ra bằng hết với những cuộc đục t­ường, nạy gạch bông ở nền nhà, đào bới từng thư­ớc đất, rỡ tung lên cả những chậu hoa ngoài bờ t­ường, thậm chí có nơi còn bị rỡ cả bồn cầu ra để khám xét nữa.



Cho nên, phải đã trải qua những giờ phút kinh hoàng đó mới thấy rõ được những cố gắng phi thư­ờng của anh chị em cầm bút nào vẫn còn có thể âm thầm sáng tác được, vẫn cất giữ được tài liệu ghi chép và may mắn hơn nữa là đã móc nối được để chuyển ra bên ngoài những bản thảo còn nóng hổi tâm tư của mình. Tuyển tập thơ văn, nhạc “Tắm Mát Ngọn Sông Đào” của 7 tác giả miền Nam là một thí dụ điển hình cho những kỳ công đó.



Tuy nhiên khi những áng văn, thơ ở quê nhà đã lọt ra được tới hải ngoại thì một vấn đề cấp thiết phải được đặt ra đối với giới văn nghệ hiện đang hoạt động ở bên ngoài. Đó là vấn đề làm thế nào vừa vẫn tiếp tục duy trì được tiếng nói của anh chị em ở quê nhà vừa không làm tổn hại đến sự an nguy của chính các anh chị em đó. Sự khai thác một cách vô ý thức tên tuổi của một cây bút còn kẹt lại chẳng những xô đẩy một người trở lại trong lao tù mà còn có thể kéo theo cả một sự khủng bố rộng rãi nếu như­ chúng ta để cho chính quyền CS nắm được những mấu chốt, những bằng chứng cụ thể. Trư­ớc đây, hầu hết báo chí ở hải ngoại đã đãng tải tập bút ký trong tù của nhà văn Phan Nhật Nam thể theo chính ước nguyện cáa nhà văn này. Đó là một bịệt lệ, nhưng không thể coi đó là một tiền lệ. Nếú ở địa vị của Phan Nhật Nam, ta phải hiêủ rằng anh ấy đã đi một n­ước bài xả láng bằng tất cả cuộc đời của mình với sự kỳ vọng rằng thế giới bên ngoài sẽ đấu tranh triệt để để vận động cho anh âý cùng các bạn văn đồng cảnh ngộ được giải thoát cuộc sống lao tù.



Thử hỏi, những tập san, những tạp chí, những tuần báo đã từng đăng tải bút ký cúa Phan Nhật Nam, thì sau đó họ đã tiến hành công cuộc vận động đúng như­ ­ước muốn của anh ấy hay ch­ưa ? Thực tế đã cho thấy câu trả lời khá chua chát và buồn thay, sẽ chỉ riêng một mình Phan Nhật Nam sẽ phải trả cái giá vì sự l­ượng định không đúng mức của mình.



Hỏi như­ vậy, không phải tôi phủ nhận những công trình vận động của một số Hội đoàn, Tổ chức, và Báo chí đối với trường hợp Phan Nhật Nam, nhưng điều mà tôi muốn đề cập đến ở đây là đáng lẽ công cuộc vận động ấy phải được phát động quyết liệt hơn nữa, liên tục hơn nữa, lâu dài hơn nữa tr­ước số phận của một nhà văn đã đấu tranh xả láng bằng cả cuộc đời của mình.



Trong khi tr­ường hợp của nhà văn Phan Nhật Nam vẫn còn nguyên đó thì đã lại có ít nhất hai tờ báo ở ­miền Nam Cali tung ra thêm tr­ường hợp cúa một nhà văn khác còn ở quê nhà. Thậm chí, một trong hai tờ ở trên còn mở cả một mục chính thức lâý tên của nhà văn này để đăng tải những sáng tác cáa chính tác giả gửi ra từ quê nhà.



Trong một cuộc họp mặt " thảo luận bàn tròn " giữa một số anh em cầm bút được tổ chức trong tuần lễ vừa qua, chúng tôi có thảo luận về vấn đề đó. Rất tiếc rằng một số anh em đã chỉ nhìn tr­ường hợp ấy như một cơ hội để mở một cuộc đấu tranh mới trên mặt trận văn hóa, nhưng trong khi đó thực chất ảnh hư­ởng của những cuộc đấu tranh vẫn theo cung cách đó như­ thế nào, thì chỉ cần nhìn vào trường hợp của anh Phan Nhật Nam ta cũng đủ thấy rõ. Một vài anh em khác lại nhìn tr­ường hợp thứ hai nêu ở trên như là biểu tượng của một "anh hùng " và chủ tnrơng phải vinh danh "những anh hùng” đó, với lập luận rằng đặt ra vấn đề an nguy của một anh hùng thì là điều vô lý.



Thật mỉa mai thay cho cái cảnh ngồi bình an ở nư­ớc Mỹ để nói chuyện an nguy của những bạn bè còn đang ở tại Sài Gòn. Bởi vì rằng vẫn còn có nhiều anh em hiện đang có tờ báo trong tay mà vẫn chủ trư­ơng để tên thật của tác giả đang ở quê nhà nếu một khi có sự đồng ý của các tác giả đó và bởi vì rằng trong cuộc " thảo luận bàn tròn " nêu trên tôi đã cố gắng thuyết phục mà không được,  nên tới đành sủ dụng bài báo này như­ một lời biện núnh thêm nữa cho lập luận của tôi để mong các anh em có báo chí trong tay suy nghĩ lại.



Không phải rằng tôi là loại ng­ới chết nhát không dám tham dự vào những cuộc vận động, đấu tranh mới cho văn hóa và cho những anh chị em còn kẹt lại ở quê nhà và hơn nữa tôi lại hiện đang cư­ ngụ bình an ở Hoa Kỳ, tôi không có lý do gì để lo sợ cho an ninh bản thân của mình. Tôi cũng quan niệm rằng chẳng anh chị em cầm bút nào ở quê nhà lại muốn tự khoác cho mình cái nhãn hiệu anh hùng cả. Điều khao khát duy nhất của anh chị em là được cầm bút nói lên những suy tư­ của mình và gởi gấm được những tâm tư­ ấy tới đồng bào hải ngoại. Vì vậy điều chính yếu là ta phải duy trì được lâu dài cái tiếng nói quí giá đó dưới những bút hiệu khác hơn là bút hiệu thực sự của tác giả, cho dù tác giả vì lý do đã không đánh giá được thực lực của những nỗ lực bên ngoài nên đã đồng ý cho báo chí hải ngoại nêu tên tuổi đích thực của mình. Tư tưởng, cảm nghĩ, hoàn cảnh xã hội đều nằm trong nội dung của bài viết chứ không nằm ở cái tên của tác giả.  Do đó không nhất thiết cứ phải nêu tên thật của người viết thì bài viết mới có giá trị. Vì thế tôi vẫn coi trư­ờng hợp của Phan Nhật Nam là một biệt lệ, nhưng khớng thể lấy đó làm tiền lệ cho những trư­ờng hợp khác.



Song song với việc tiếp tục phổ biến những tác phẩm như­ loại “Tắm Mát Ngọn Sông Đào”, giới cầm bút cũng như­ báo chí ở hải ngoại cũng cần phải đặt vấn đề đấu tranh cho những anh chị em còn đang bị cầm tù một cách rộng rãi và liên tục hơn nữa. Sự thực thì giới cầm bút ở hải ngoại cũng đã có một thực lực rất đáng kể, nếu biết kết hợp trong một chiến dịch vận động ồ ạt, thống nhất, và liên tục thì sẽ thu được nhiều thành quả hơn.



Chúng ta có cả một bó đũa, nhưng xin đừng tự biến mỗi người chỉ là một cây đũa riêng lẻ mà thôi .



NHẬT TIẾN

28-10-1981

******



                                    CHƯƠNG 5



Thời điểm Sài Gòn -Cuối thập niên 70



ÐÃ CÓ MỘT THỜI NHƯ THẾ !



NHẬT TIẾN


LTS Việt Tide số 209 tháng 7-2009 :
Nhà văn Phan Lạc Tiếp, một thành viên nòng cốt của Ủy ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S Committee - thành lập ở San Diego từ năm 1980 do Giáo sư Nguyễn Hữu Xương làm Chủ tịch) dự tính từ năm 2005 là sẽ cho ấn hành một cuốn sách do ông biên soạn nhằm tổng kết những công việc do Ủy Ban đã từng vận động cho thuyền nhân từ năm 1980 cho đến khi Ủy Ban chấm dứt nhiệm vụ (1990). Cuốn sách mang tựa đề VỚT NGƯỜI BIỂN ĐÔNG, sẽ do Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, một tổ chức tiếp nối công trình của Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển có trụ sở ở miền Đông Hoa Kỳ, ấn hành. Trong tiến trình biên soạn, tác giả có mời tôi tham gia một bài viết vì tôi cũng là một thành viên của Ủy Ban đã giải thể, hơn thế nữa, còn là một trong những nhân chứng đã trở thành nguyên nhân để Ủy Ban được thành lập.
Bài viết này đáng lẽ chỉ ra mắt độc giả khi cuốn VỚT NGƯỜI BIỂN ĐÔNG được phát hành, nhưng vào thời điểm cộng đồng VN đang sôi nổi tranh đấu chống lại vụ nhà cầm quyền Cộng Sản áp lực hai chính phủ Nam Dương và Mã Lai phá bỏ những tấm bia tưởng niệm thuyền nhân ở Pulau Bidong và Galang, nên với sự chấp thuận của hai nhà văn Phan Lạc Tiếp và Trương Anh Thụy (đại diện Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển), tôi cho đã đăng tải trên báo Việt Tide trước đây và nay xin đưa vào tập tài liệu này, như một đóng góp vào những nỗ lực đấu tranh mà cộng đồng VN đã và đang thực hiện.                                                                                                                                                                                                                                               Việt Tide




Cho đến bây giờ, vào thời điểm 2005, con số vừa tròn để có thể nói là hai mươi lăm năm nhìn lại, tôi chỉ coi thảm kịch trên đảo Kra trong vịnh Thái Lan là một khúc phim cũ mòn đã bị khoả lấp bởi sức sống vươn lên mạnh mẽ của thuyền nhân tỵ nạn và bởi thời gian bao giờ cũng làm tăng lên sự phai nhoà của trí nhớ.




Nhưng không lẽ một thảm kịch như thế, trong đó đã chất chứa không biết bao nhiêu nỗi đau thương, nghẹn ngào, cũng như đã chôn vùi biết bao nhiêu cái chết đớn đau tức tủi của những con người vô tội lại không còn được nhắc đến?



Nếu mà như thế thì lịch sử đâu có lý do để tồn tại? Và nếu thế hệ mai sau muốn tìm lại dấu chân của các bậc cha anh, họ sẽ lấy gì để mà soi rọi? Rồi thêm nữa, những kẻ trong nhiều năm đã từng gây nên nguyên nhân sâu xa của thảm kịch thuyền nhân, gián tiếp xô đẩy hàng triệu con người ra biển cả chẳng lẽ lại được phủi tay, vỗ trắng trách nhiệm, dù chỉ là trách nhiệm tinh thần ?



Chỉ mới nêu ra ngần ấy câu hỏi đã thấy dù là thuyền nhân hay chưa từng là thuyền nhân, cũng không ai muốn để cho những thảm kịch đã xẩy ra ở biển Ðông phải chịu số phận chôn vùi trong lớp bụi quên lãng của thời gian.



Cho nên việc ôn lại những đau thương của thuyền nhân tỵ nạn trong muôn ngàn nỗi đau thương của bao nhiêu con người khác nữa kể từ sau biến cố 30-4-1975 sẽ chẳng phải là việc khơi lại hận thù, nhưng là chuyện cần thiết phải làm. Làm để dựng lại một mảnh gương lịch sử cho đời sau, để gìn giữ những chứng tích trước công lý ngõ hầu sau này trả lại công bằng cho mọi thành phần dân tộc trong ngày phán xét của lịch sử. Và thêm nữa, một mai, khi bình minh ló dạng trên quê hương, những tượng đài gian dối, những danh nhân biển sắt đầu đường bất xứng, những tên tuổi được ca ngợi một cách xảo trá trong sách vở mà trong nước đã in ...tất cả sẽ nhờ những công việc nhắc nhở này mà được sắp xếp lại. Tính chất vàng thau không thể vì nhu cầu chính trị nhất thời hay riêng tư mà lẫn lộn trong những trang sử của dân tộc vì chúng ta chỉ có thể trân trọng gửi lại cho con cháu những trang sử ghi chép sự thật mà thôi !



Trong những ý nghĩ như thế, tôi hoàn toàn tán đồng và khích lệ các cựu thành viên của Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S Committee) biên soạn và ấn hành cuốn sách mà bạn đọc đang cầm trên tay. Về phần cá nhân, tôi xin đóng góp bài viết nhỏ này trong cương vị của một trong những nhân chứng đã trở thành nguyên nhân để Uỷ Ban nói trên được thành lập.



                                                                         (còn tiếp)
Read more