Nhà văn NHẬT TIẾN
Tôi ngạc nhiên :
- Thế là sao ?
- Còn là sao ? Nó vác vào trong này một con vợ Bắc kỳ rặt, ăn nói chỏng lỏn cứ như mụ nội nhà người ta. Rồi còn nói là "chúng mình cùng ngồi lại với nhau rồi hiệp đồng giải quyết ? ". Giải quyết con mẹ gì. Tui ký phứt giấy ly dị, nhưng đòi vẫn giữ con là xong cái một.
- Ánh chịu chớ ?
- Chịu chớ sao không. Còn mừng nữa là khác. Khỏi lo đèo bòng mà cũng khỏi bị kỷ luật.
Nhưng dịp tôi được nghe chị Thu thổ lộ tâm tình như thế không hiếm. Vì cứ lâu lâu, cô giáo trong Tổ chuyên môn của tôi đáng lẽ phải tới gặp chị để phụ vào công việc điều hành, ghi chép sổ sách thì cô lại bận và nhờ tôi thay thế giùm một bữa. Thế là tôi thu xếp giờ giấc để giúp chị làm những việc chị cần nhờ. Toàn là những chuyện sổ sách thôi. Lâu lâu thì viết một cái văn thư cho một Hợp tác xã đề nghị mua ngoài tiêu chuẩn một, hai món gì đó để phục vụ nào Ngày Kỷ niệm, ngày Phát động một Phong trào, ngày Tổng kết Thi đua, ngày Bồi dưỡng sau một đợt công tác như tham gia Phòng Cháy Chữa Cháy ..v..v...
Vì thế, trong lúc nghỉ ngơi hay chờ đợi nhân viên đi tìm kiếm một hóa đơn hay bảng liệt kê nào đó thì chị lại quay ra trò chuyện với tôi một cách thoải mái. Sẵn dịp, tôi hay nêu những câu hỏi tò mò, như thể :
- Hồi còn nằm vùng thì chị đảm đương những công tác nào ?
Chị Thu đáp :
- Chủ yếu là biến cái quán ăn của tui làm cơ sở giao liên.
- Tức là một cái trạm tiếp nhận võ khí, mìn với lựu đạn trước khi đưa vào thành phố phải không?
Chị trợn mắt :
- Làm gì mà có tới mấy thứ đó ! Cái quán của tui ở ngay xế cổng Y viện, người ta đi lại rần rần, ở đó mà chứa võ khí. Chỉ nhận rồi chuyển giao tin tức thôi.
- Thế thì cũng quá cỡ thợ mộc rồi.
- Mà tui có biết tin tức trời trăng gì đâu. Chỉ nay nhận tấm bánh tét, mai con cá kho, chuyển giao đi mà bên trong ruột nó chứa cái gì tui đâu có biết.
- Các con của chị có tham gia vào những công tác ấy không .
- Chúng nó còn.con nít, biết gì mà tham gia. Với lại tui cũng không muốn cho chúng nó dính vào những thứ công việc này. Cứ phải lo học đi cái đã.
- ủa ? Các con chị đi học ở nhà trường của chế độ cũ, chị cũng cho đi à ?
- Có gì mà không cho đi. Thầy cô thì cũng như thầy cô bây giờ chớ đâu có gì khác.
- Khác chớ ! Không khác thì sao Cách mạng cứ đòi đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào ? '
Chị cười khanh khách :
- Chuyện của mấy ổng, mình xía vô chi cho thêm mệt. Tôi thì tôi vẫn quý các thầy các cô. Thời nào mà chẳng cần tới thầy giáo, cô giáo. Không thầy đố mấy làm nên, xưa ông bà đã nói vậy rồi mà.
Tôi tủm tỉm cười :
- Vậy mà tôi cứ nghĩ chị phải là tay cừ khôi lắm mới được trên giao cho nhiệm vụ này. .
Chị chép miệng:
- úi cái trò bếp núc, chợ búa thì tui rành. Hồi còn cái quán, một ngày lo bữa ăn cho cả vài trăm cái miệng chớ đâu chỉ dăm bẩy chục người như các thầy ở đây. Mà phân phối cũng đâu có gì nhiều, dăm bữa nửa tháng mới có một kỳ. Mấy ổng biết tui từ ngày đó nên mới điều về đây đấy
Rồi chị lại hỏi : .
- Vậy mấy thầy có kêu ca gì không ?
- Kêu ca chuyện gì ? .
- Thì cái khâu phân phối ấy. Thiếu gì thứ để kêu ca. Có điều là tụi tôi cũng đã cố gắng tối đa rồi. Lắm lúc phải vật lộn bên Hợp tác xã mới thu mua tạm đủ xài đó.
Tôi vội nói:
- Tụi tôi thông cảm chớ. Cả nước đang khó khăn mà. Đâu có ai kêu ca gì.
Chị thở dài :
- Các thầy hiểu cho vậy là tốt. Đúng là khó khăn cả nư. Nhưng nói cho ngay, mình đâu cỏ thiên tai bão lụt gì. Khi không mấy ổng cứ hô lên chuyện này chuyện kia rồi làm rối tung cả lên. Bà con kháo nhau là cứ để yên như trước thì mọi sự sẽ êm tuốt. '
Tôi vờ ngạc nhiên:
- ủa ? Lại có chuyện nói năng như vậy à ?
Chị hiếng con mắt về phía tôi, vừa cười nhoẻn vừa hạ thấp giọng:
- Bà con nhân dân đâu có mù. Mà điều biết vậy thôi Ai mà dám công khai nêu ý kiến. Thôi cứ cầu cho mọi sự bình an, đời sồng yên lành, ổn định là tốt rồi.
Như thế là tôi lại biết thêm được một thứ tâm tình nữa của những con người đang đứng trong guồng máy cách mạng. Chị Thu, dưới mắt tôi thì cũng chỉ là một phụ nữ bình dân, dễ dãi, kiến thức hạn hẹp, suy nghĩ nông cạn ít khi ra khỏi những vấn đề nhỏ nhặt trong nếp sống hằng ngày. Tuy nay thì chị đang được Cách mạng tin dùng, nhưng tôi thấy chị cũng chẳng khác chi hầu hết các bà buôn bán tại các sạp ngoài chợ. Chỉ có điều ngược lại, là họ thì đang bị liệt vào loại vô sản lưu manh, con phe buôn đi bán lại ngoài chợ trời, ngày ngày cứ phải đôn đáo, che đậy giấu giếm hoặc bỏ chạy tán loạn dưới sự ruồng bắt của những công an khu vực. Rồi sau cuộc đảo lộn coi như một sự đổi đời, sẽ còn không biết bao nhiêu loại tâm tình khác biệt nữa trong những đám người đang chộn rộn ở xã hội bên ngoài kia. Làm sao phân biệt được cái nào là thật, cái nào là giả dối để biết đường, biết lối mà lần đi. Thật vậy, bởi chính tôi đã trải qua một kinh nghiệm mà mỗi khi nhớ lại vẫn thấy hãi hùng. Hôm đó tôi phải tham dự một cuộc họp do ông Tổ trưởng dân phố triệu tập. Số người hiện diện không nhiều, chỉ khoảng hai chục người. Trừ dăm ba ông cán bộ, số còn lại có vẻ như là dân trí thức có ăn có học đang cư ngụ trong khu nhà quanh đó. Thì ra những người được mời tới cũng là thành phần có chọn lọc. Sau một hồi chuyện vãn về tình hình an ninh khu phố, bỗng một ông cán bộ quơ tờ báo Nhân Dân lên, xoay ngang xoay dọc rồi nói với mọi người:
- Báo chí gì mà chả có tin tức gì hết ráo. Toàn những thứ bình luận tào lao gì đâu.
Một ông khác, người hàng xóm tôi biết rõ chẳng có thành tích cách mạng gì, trước 30-4 còn chạy áp phe, buôn lậu đủ thứ hàng, vậy mà cũng lên giọng nói tiếp ngay:
- Đúng rồi ? Những thứ báo này chi đáng vút vô sọt rác chớ ai mà coi !
Câu tuyên bố xanh rờn của ông ta rơi tõm vào trong sự im lặng cứ mỗi lúc một nặng nề hơn lên. Tôi khẽ liếc nhìn quanh, điểm đủ mặt mọi người với một tâm trạng hồi hộp, lo âu. Thật tình tôi chỉ lo rằng một vị nào đó buột mồm hay ngứa mồm mà hùa theo cái ý kiến chết người kể trên thì đêm nay, hẳn công an sẽ tới nhà gõ cửa, mời đi sớm
Nhưng may quá, chẳng có ai lên tiếng một câu nào. Thì ra trình độ đề cao cảnh giác của mấy người cùng khu phố với tôi hôm đó cũng đã tới mức thượng thừa. Sau cùng, mới có một vị nhẩn nha lên tiếng :
- ông nói làm sao ấy chứ. Báo Nhân Dân có rất nhiều bài giá trị. Mình là dân thành phố mới được giải phóng, cần phải đọc kỹ báo này để học tập đường lối chủ trương, chính sách của Đảng với nhà nước chứ. Sao lại nói vứt vô sọt rác !
Chả hiểu ông ấy nói mỉa mai hay nịnh nọt. Nhưng phát biểu được như thế, dù với ý đồ nào thì cũng là thuộc loại cái đầu có sạn ! Nhưng chao ôi ! Chẳng lẽ từ nay con người ta sẽ cứ phải đối đáp với nhau kiểu như vậy mãi hay sao!
14
Măng có được mọc thẳng ?
Tháng 8-1945, ở Hà Nội các thiếu niên, nhi đồng đua nhau gia nhập các tổ chức mới vừa thành lập. Ai tuổi dưới 13 thì vô Nhi Đồng Cứu Quốc Hội. Trên tuổi đó thì vô Đoàn Thiếu niên Tiền Phong. Từ 18 trở lên thì gia nhập Tự vệ Thành hay Công an Xung phong. Sinh hoạt ở Thủ ĐÔ vào thời kỳ đó rất nhộn nhịp. Đặc biệt là tiếng kèn, tiếng trống ếch, tiếng phèng la của các đoàn Nhi đồng Cứu quốc luôn luôn rộn rã, dù ai ở khu phố nào cũng đều nghe thấy, có khi đinh tai nhức óc vì phải nghe lũ trẻ tập tành như thế suốt ngày.
Riêng tôi thì cũng trở nên một đoàn viên Nhi đồng do anh tôi đưa vào, khi đó anh tôi đã là một Tự vệ Thành và sau này cũng chiến đấu trong hàng ngũ của Trung đoàn Thủ Đô.
Tôi gia nhập đoàn Ngọc Hồ, chi nhánh của Hội Nhi Đồng Cứu Quốc thuộc khu phố Sinh Từ, thủ đô Hà Nội. Y phục của đoàn là quần sọc mầu xanh lam, áo sơ- mi nâu, đầu đội mũ ca-lô cũng mầu nâu trên có viền xanh lá cây để phân biệt với đoàn Thiếu Niên trên mũ có viền mầu vàng.
Phù hiệu của Nhi đồng Cứu quốc là hình một đọt măng vơi hàng chữ "Măng Mọc Thẳng". thể hiện sự trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ luôn sẵn sàng vươn thẳng lên cao không bị những hệ lụy của đời thường làm cho xiên vẹo đi .Còn bài hát chính thức của Nhi Đồng thì cũng chưa có "5 điều bác Hồ dạy". Nội dung chỉ là:
"Nhanh bước nhanh nhi đồng theo cờ đỏ sao vàng.
Kìa lòi gió ngàn kìa lời sông núi, kìa lời gió ngàn kìa lời sông núi.
Nhắc nhủ em rawngftuy mình đang còn thơ ấu.
Nhưng nhất tâm trật tự vâng lòi, vâng lời người trên.
Tập tành sao thân hình em được nở nang,
Trở nên sau này anh tài hiên ngang.
Ơn nước non, em nguyện dám đâu xa rời.
Em trọn đời trung với Việt Nam. "
Sau này, không rõ chính tác giả Phong Nhã hay lệnh truyền từ ai đó mà nội dung bài hát đã bị thay đổi, nhất là 2 câu cuối cùng : Ơn nước non, em nguyền dám đâu xa rời. Em trọn đời trung " với Việt Nam .", thì bị đổi thành :
"Em kính yêu, vâng lời nhớ ơn Bác Hồ, yêu hòa bình yêu nước Việt Nam. "
Thì ra ở trong cái xã hội này, những chuyện cho dù đã trở thành sự đã rồi, mà vẫn cứ bị đem ra uốn nắn, chỉnh sửa. như vậy lịch sử cận đại VN bây giờ, nếu có bị méo mó, xuyên tạc đi thì cũng không có gì đáng phải ngạc nhiên.
(còn tiếp )
0 nhận xét