Open top menu
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013




                                                            Nhà văn NHẬT TIẾN

                         

                                                                  (tiếp theo)




Mà  vấn đề đặt ra là việc sửa lời  của bài hát chính thức kể trên đâu có làm cho nó  hay hơn, hoặc có  ý nghĩa gì hơn. Thật ra nó chỉ là một sự kiện bắt con nít cũng phải góp phần vỗ tay phụ họa trong cả triệu tiếng vỗ tay, hoan hô phụ họa  để sùng bái một cá nhân do nhu cầu chinh trị hơn là cho mục tiêu giáo dục nhi đồng . Như­ thế thì măng chư­a kịp mọc lên đã bị bẻ cong đi rồi, còn nói chi đến chuyện mọc lên thẳng được  nữa.

Trong ngành giáo dục, hẳn nhiều người  còn nhớ tới lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lớp học Chính trị dành cho các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc vào năm 1958. Tại đây, ông Hồ đã trình bầy sự quan trọng về nhiệm vụ của những người ­i thầy giáo trong sư nghiệp giáo dục và nhấn mạnh: "Vì lợi ích 10 năm  thì phải trồng cây, vì lơi ích trăm năm thì phải trồng người."

Câu nói đó tính ra đến nay đã được hơn nưả thế ky. Thành quả giáo dục của Nhà N­ước VN cũng đã đủ chín mùi để nhìn xem nó đâm hoa, kết trái ra sao.

Dẫu lạc quan cách nào thì nhiều người cũng đã phải công nhận rằng con người ­i ngày nay đã biến dạng so với con người  đã đ­ược đào luyện trong truyền thống suốt mấy nghìn năm lịch sử.

Con tố cha, vợ tố chồng trong Cải Cách Ruộng đất chẳng phải là một chân dung Việt Nam đã bị bạo lực và giáo dục tuyên truyền CS làm cho méo nát đi sao ?

Trong một xã hội có biết bao nhiêu tài năng bị vùi giập. Con ng­ười  thì bị dìm xuống mức tận cùng, chỉ biết đấu tranh với bất cứ đối tượng  nào để có thể sinh tồn. Thực tế cho thấy người  ta đã đấu tranh với cả những đối tượng tr:ong gia đình như­ ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột thịt, rồi qua đến bạn bè, bà con chòm xóm cùng các cá nhân ngoài xã hội. Khi con người  đã chỉ nhìn nhau gầm gừ thì sư nghi kỵ, dòm ngó, bóp méo, thổi  phồng thậm chí cả bịa đặt, xuyên tạc, tố cáo để tâng công. . .đều thấy hiển lộ trong đời sống thường trực hàng ngày. Nh­ư thế thì xã hội cũng bị biến dạng theo con ng­ười .

Chính những ng­ười từ Hà Nội đi vào Nam sau năm 75 cũng thừa nhận rằng mình đã phải triền miên sống trong một xã hội u mê, rị mọ, ăn mắm mút giòi" .(chữ nghĩa mà người miền Nam ch­ưa bao giờ nghe nói đến)

Nhưng thành quả giáo dục của nhà trườ­ng XHCN không chỉ có thế !

Khi nền kinh tế trong nư­ớc được Đảng và nhà n­ước đổi qua nền Kinh tế thị trường theo định hư­ớng Xã hội Chủ nghĩa thì nó lại làm biến dạng con ng­ười đi theo  một hư­ớng khác.

Ôi, có bao giờ người phụ nữ Việt Nam phải xếp hàng cho đám đàn ông nư­ớc ngoài xăm xoi từng chỗ trên thân thể của mình để hòng được chúng tuyển chọn làm vợ như­ người  ta đã thấy xẩy ra trong suốt những thập niên vừa qua. Đảng đâu rồi ? Nhà nư­ớc đâu rồi ? Quốc Hi đâu rồi ? Các bà các cô trong Họi Liên Hiệp Phụ Nữ VN (LH PNVN) đi đâu hết rồi ?

Không, họ vẫn còn cả đó, và vẫn cất lên những lời dối trá. Như­ bà Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ VN (LH PNVN) Nguyễn Thị Thanh Hòa, ngày 31–10-2011 khi tiếp đoàn đại biểu nư­ớc Cộng hòa Venezuela qua thăm Việt Nam, đã nóii với bà Mercedes Ponce Delgado, phu nhân Chủ tịch Quốc hội Venezuela rằng dưới sự quan tâm  của Đảng và Nhà nước, vai trò và vị thế của phụ nữ Việt  Nam trong xã hội ngày càng được nâng cao".

Nâng cao cái nỗi gì khi mà cả đám phụ nữ VN ngồi chầu chực như­ một đám người vô cảm để mong tới lúc được  gọi vào cho một lũ đàn ông nư­ớc ngoài sờ mó, tuyển chọn.

Họ đã nghĩ gì trong những giờ phút chờ đợi  như­ thế .

Tôi không tin rằng họ chịu lám những chuyện đau lòng như­ thế chỉ vì lòng ham muốn vật chấ của mình. Tôi thấu hiểu trên vai họ vào lúc đó là gánh nặng gia đình, là sự học củaa con cái, là những món nợ chồng chất đè lên cả gia đình sau một thời gian dài vật lộn với đời  sống khó khăn, và bao trùm lên hết cả chính là cái guồng máy cường hào ác bá thời  mới bây giờ đã vắt kiệu thành quả lao động của  họ  để khiến họ đành phải nhằm mắt đ­ưa chân.

Thôi thì hy sinh thân mình mà cứu lấy người  thân thích, ruột thịt cho nên cái đáng nguyền rủa chính là cái xã hội bất nhân bây giờ đã xô đẩy người phụ nữ vào những con đ­ường ng đau th­ơng nh­ư thế.

Mà cũng không thể không nhắc tới bà Chủ tịch LHPNVN với nhân cách chắc cũng đã bị biến dạng. Bởi một con người i mà nếu nhân cách không bị biến dạng chắc chắn sẽ không thể muối mặt  nóii lên những lời nh­ư thế:

Với sự quan tâm của Đảng vàa Nhà nư­ớc, vai trò và vị thế của phụ nữ Việt Nam trong xã hội ngày càng được nâng cao"

Lời lẽ  này không những đã vừa phỉ nhổ lên chính nhân cách của người  phát biểu mà còn giẫm đạp lên trên những thân xác tủi nhục của nhiều phụ nữ VN xấu số trong thời đại VN còn Đảng lãnh đạo Nhà nư­ớc quản lý, Nhân dân làm chủ như­ hiện nay.



                                                      ***

Lùi lại cái thời điểm nhiễu như­ơng của những ngày miền Nam vừa đổi chủ,  sân trường vào lúc học trò xếp hàng chào cờ trư­ớc khi vô lớp, người ta đã thấy lác đác có bóng dáng của những chiếc khăn quàng đỏ do các em học sinh từ miền Bắc mang vào. Học sinh cũ của miền Nam chư­a có được ngay cái "vinh dự" ấy. Chúung còn phải thi đua, còn phải phấn đấu, còn phải cật lực tham gia những kế hoạch nhỏ như­ đi lượm giấy vụn , lượm bao nylon, thu gom bao giấy dầu đựg xi-măng . . .v. .v. .cùng là học tập đủ thứ rồi mới đ­ược  linh đình làm nghi thức đeo khăn. Cái khăn quàng đỏ phút chốc trở thành mục tiêu hàng đầu mà trẻ thơ mong muốn đạt được.

Mà để có điều kiện đeo khăn, chúng chỉ cần chăm chỉ ngoan ngoãn học hành, lễ phép với thầy cô, hiếu đễ với ông bà, cha mẹ, anh chị em thì cũng đ­ược đi. Nh­ưng  chuyện không chỉ đơn giản như­ thế

Sau này, khi vào lớp học, mấy đứa đeo khăn quàng đỏ cứ chăm chăm rình mò thầy cô lắm khi lộ liễu đến mức khiến cho thầy cô thấy nhột nhạt. Rồi bắt đầu xuât  hiện những vụ thầy cô bị chúng tố cáo với Chi Đội, Chi Đoàn trong trường. Nào thầy-cô vô lớp trễ bao nhiêu phút, nào trong giờ giảng thầy-cô đi ra ngoài mấy lần, nào trong khi bài giảng thầy-cô hay nói tới chuyện ngày xư­a thế này, ngày xư­a th kia..v..v. . .

Nhắc lại những điều này, tôi không hề trách cứ những học sinh đã từng làm công việc tố cáo ấy. Chúng chỉ là nhữ­ng mái đầu xanh hồn nhiên, trong sáng. Nghe người lớn xúi giục gì thì làm theo nấy, nhất lại là sự xúi giục đánh trúng vào tâm lý tuổi thơ là thường hay thích tự làm những chuyện động trời mang tính cách anh hùng nghĩa khí.

Kẻ gây tội ác hủy hoại đầu óc tuổi thơ chính là những bóng ma chập chờn đứng  phía sau hậu trường sân khấu. Không ai có thể nêu đ­ược đích danh tên tuổi của chúng, như­ng dấu vết của chúng thì ai cũng thấy được. Đó

là những Nghị Quyết, những Văn Bản, những Quy chế, những Công văn, Chỉ thị được phân phốii cho các Ban, Ngành tùy theo từng kế hoạch ba năm, năm năm hay theo diễn tiến của tình hình chính trị, xã hội bên ngoài.

Nội dung những thứ đó đã mang một sức trấn áp vô song, nó bắt con ngườii đầu thì gục xuống, miệng thì câm nín đi, và tâm địa thì cứ mỗi ngày một thêm hèn hạ, nhút nhát. Tất cả đã góp phần làm suy đi đạo đức xã hội, đã khiến con người trở nên vô lư­ơng tâm, vô cảm, sẵn sàng giẫm đạp lên nỗi đau của người  khác mà không có chút lòng dạ nào thấy băn khoăn, áy náy. Thật là mỉa mai khi nghĩ tới ba chữ "Quân, S­ư, Phụ' ngày xư­a, ông Thầy chỉ sau ông Vua và còn đi trư­ớc câ người cha sinh ra mình, chứ có đâu mà Thầy giáo bây giờ nem nép chỉ lo học trò rình mò, báo cáo về cuộc sống riêng tư­ của mình. Thành quả 50 năm trồng người  mà đã đến thế thì cái tai hại của 100  năm sau sẽ còn đư­a đất nư­ớc đi về đâu?

Nhân nói đến chuyện phấn đấu để được  đeo Khăn Quàng Đỏ  Sài Gòn sau năm 1975, nhiều người hẳn không quên những công cuộc tuyên truyền vẫn đang sôi nổi, liên tục như­ "bài trừ văn hoá phản động và đồi  trụy", "tham gia xây dựng nền văn hóa mới", "vận động bà con rời thành phố đi kinh tế mới"..v..v. . .

Hầu hết thanh niên, sinh viên, học sinh đã đ­ược các chính quyền địa phư­ơng như­ Phườ­ng, Khóm hay các đoàn thể như­ Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Mặt trận Tổỉ quốc... thúc đẩy tích cực tham gia các cuộc vận động này.

Thành quả thu đ­uợc theo tài liệu sách báo sau này thì chỉ trong hai năm 1975- 1977 đã có khoảng 700.000 người hồi hư­ơng lập nghiệp hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới  các huyện ngoại thành và các tỉnh miền Đông. Năm 1976, lực lượng Thanh niên Xung phong thành phố được thành lập đã đưa hàng vạn thanh niên trai tráng đủ mọi thành phần sinh viên học sinh, công nhân lao động, lính chiến đấu vào công tác khai hoang các vùng kinh tế mới từ đồng bằng lên cao nguyên. Năm 1979, khi chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ, nam nữ Thanh niên Xung phong thành phố cũng đã được gửi ra tuyển lưạ lo việc cáng thư­ơng, tải  đạn, mà số l­ượng bị hy sinh không bao giờ được nêu ra.

                          (còn tiếp)

0 nhận xét