Open top menu
Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

(Kênh 13) – Khi biết kíp tàu ngầm số 1 huấn luyện tại Học viện Kỹ thuật quân sự trước khi lên đường ra nước ngoài học tập, nhiều lần lãnh đạo Thủ đô đã đến thăm, động viên.


Ngày 3/1/2014 là một ngày đặc biệt trong trang sử vẻ vang của Hải quân nhân dân Việt Nam (NDVN): Tàu ngầm Kilo 636  số hiệu 182 chính thức cập cảng Căn cứ Cam Ranh, mở ra dấu mốc về sự hiện diện thêm một binh chủng chiến đấu đặc biệt của Hải quân NDVN, Binh chủng tàu ngầm. Điều đặc hơn là, con tàu ngầm hiện đại đầu tiên của Quân đội và Hải quân được mang tên Hà Nội, Thủ đô -Ttrái tim yêu dấu của Việt Nam.


Dấu ấn Hà Nội ở Trường Sa


Ngay từ khi tàu ngầm Kilo đầu tiên của Hải quân NDVN được khởi công đóng mới và mang tên Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã luôn giành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt đối với lực lượng rất mới, tinh nhuệ đặc này. Khi biết kíp tàu ngầm số 1 đang huấn luyện tại Học viện Kỹ thuật quân sự (Vĩnh Phúc) trước khi lên đường ra nước ngoài học tập, nhiều lần lãnh đạo Thủ đô Hà Nội đã đến thăm, động viên.


Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên BCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội với cán bộ, sĩ quan, thủy thủ thăm tàu ngầm Hà Nội. Ảnh Trọng Thiết


Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên BCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội với cán bộ, sĩ quan, thủy thủ thăm tàu ngầm Hà Nội. Ảnh Trọng Thiết


Trước đó, Thành phố Hà Nội luôn giành tình cảm và sự quan tâm đối với biển, đảo và Quân chủng Hải quân. Dấu ấn đầu tiên thể hiện trách nhiệm của Thủ đô đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo và Trường Sa, đó là năm 2008, sau các chuyến thăm Trường Sa, DK1 của lãnh đạo, chính quyền và nhân dân Thủ đô, thành phố Hà Nội đã xây tặng quân dân Trường Sa Nhà khách Thủ đô tại đảo Trường Sa lớn, “Thủ đô” của quần đảo Trường Sa. Nhờ có công trình này, những năm gần đây, các đoàn đại biểu ra thăm Trường Sa đã có chỗ ăn nghỉ khá tốt.


Tiếp đó, thành phố Hà Nội tiếp tục xây thêm 1 nhà khách nữa tại đảo Song Tử Tây, một trong hai đảo nổi lớn nhất toàn quần đảo và tặng xuồng CQ, nhiều đồ dùng, phương tiện phục vụ đời sống sinh hoạt trên đảo. Chuẩn đô đốc Nguyễn Ngọc Tương, Phó Chính ủy Hải quân, người trực tiếp có mặt cùng lãnh đạo Thủ đô thăm Trường Sa hai năm liên tục gần đây khẳng định: Ngoài giá trị vật chất khá lớn, hình ảnh Thủ đô – Trái tim của cả nước có mặt trên các đảo thực sự là nguồn động viên to lớn, là điểm tựa tinh thần vững chắc để quân dân Trường Sa tích cực luyện rèn, không ngại hy sinh gian khổ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.


Những người con yêu quí của Thủ đô


Ngay sau khi biết tin tàu ngầm Kilo 182 Hà Nội cập cảng căn cứ Cam Ranh an toàn, lãnh đạo thành phố dù bận rất nhiều công việc cuối năm nhưng đã chủ động xếp lịch công tác để khi con tàu ổn định mọi mặt là lên đường vào thăm, động viên anh em sĩ quan, thủy thủ.


Tàu ngầm 182- Hà Nội chuẩn bị rời bến huấn luyện trên biển. Ảnh Trọng Thiết


Tàu ngầm 182- Hà Nội chuẩn bị rời bến huấn luyện trên biển. Ảnh Trọng Thiết


Sáng 9/1/2014, thời tiết Hà Nội dù khá lạnh nhưng dường như đã ấm hơn mọi ngày bởi hàng chục con tim, đại diện cho hàng triệu tấm lòng người dân Thủ đô lên đường vào Căn cứ Cam Ranh thăm những người con thân yêu của mình, tàu ngầm 182 Hà Nội.


Những sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm khỏe khắn, tự tin, rạng rời không giấu được cảm xúc khi được đón đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy thành phố Hà Nội dẫn đầu Đoàn đại biểu đại diện lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô vào thăm. Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 189 và tàu ngầm 182 còn được đón đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng- Tư lệnh Hải quân, một người vừa là Tổng công trình sư về biển, đảo, vừa là người luôn đau đáu, trăn trở, tâm huyết, có ý tưởng từ rất sớm về xây dựng lực lượng tàu ngầm.


Tàu ngầm 182- Hà Nội sau chuyến đi thử trên biển trở về căn cứ. Ảnh Trọng Thiết


Tàu ngầm 182- Hà Nội sau chuyến đi thử trên biển trở về căn cứ. Ảnh Trọng Thiết


Nói chuyện, dặn dò cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 189 và tàu ngầm 182 Hà Nội, đồng chí Phạm Quang Nghị nhấn mạnh “Trong trường kỳ lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta, dựng nước luôn đi đôi với giữ nước, giữ nước phải được tiến hành từ lúc chưa gặp nguy biến… Trước tình hình biển, đảo luôn diễn biến khó lường, việc trang bị cho lực lượng Hải quân thể hiện sự quan tâm và tầm nhìn sáng suốt của Đảng và Nhà nước đối với sự toàn vẹn chủ quyền biển, đảo quốc gia. Có thêm lực lượng đặc biệt này, chúng ta sẽ gia tăng sức mạnh phòng thủ, tấn công; cùng với tàu chiến của mặt nước, máy bay tiêm kích của Không quân, lực lượng bảo vệ bờ biển… sẽ đảm bảo thế trận mặt biển, trên không, dưới ngầm, giữ vững vai trò trụ cột cho sức mạnh quân dự Việt Nam trong tình hình mới…


Đặc biệt, quân dân Thủ đô Hà Nội rất phấn khởi, vinh dự, tự hào khi tàu ngầm hiện đại đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam mang tên Hà Nội- Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi kết tinh truyền thống của toàn dân tộc với những giá trị cao quí: Văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị”.  Đồng chí Phạm Quang Nghị nhấn mạnh “Cho phép chúng tôi được coi những cán bộ, chiến sĩ của tàu ngầm Hà Nội là những người con yêu quí của Thủ đô, sẽ tiếp nối truyền thống của Thủ đô anh hùng…”


Thủy thủ tàu ngầm 182 kiểm tra neo tàu sau chuyến đi thử trên biển trở về. Ảnh Trọng Thiết


Thủy thủ tàu ngầm 182 kiểm tra neo tàu sau chuyến đi thử trên biển trở về. Ảnh Trọng Thiết


Thủ đô sẽ luôn đồng hành cùng tàu ngầm 182 Hà Nội


Thay mặt quân dân Thủ đô, đồng  chí Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trao tặng tàu ngầm 182 Hà Nội 1 tỷ đồng và Lữ đoàn 189 300 triệu đồng. Trước đó Thủ đô Hà Nội đã tặng Quân chủng Hải quân 19,8 tỷ đồng để xây Trung tâm huấn luyện tàu ngầm và tặng tàu ngầm Hà Nội 2 tỷ đồng.


Xúc động trước tình cảm lớn mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân giành cho lực lượng tàu ngầm Hải quân NDVN, thượng tá Trần Thanh Nghiêm, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 189 khẳng định “Cán bộ chiến sĩ Hải quân nói chung, lực lượng tàu ngầm nói riêng luôn ghi nhớ và giữ gìn những tình cảm tốt đẹp và sự quan tâm đặc biệt mà quân dân Thủ đô đã giành cho lực lượng tàu ngầm và Hải quân NDVN, và xin hứa với lãnh đạo Thủ đô, cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 189 và tàu HQ-182 Hà Nội quán triệt sâu sắc trọng trách nặng nề nhưng vẻ vang và Đảng, Tổ quốc và nhân dân và Quân đội và Thủ đô đã tin tưởng giao cho…”


Các sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm Hải quân NDVN. Ảnh: Trọng Thiết


Các sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm Hải quân NDVN. Ảnh: Trọng Thiết


Trước tình cảm, sự quan tâm của lãnh đạo Thủ đô giành cho Quân chủng và lực lượng tàu ngầm, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng BQP- Tư lệnh Hải quân phát biểu “Tàu ngầm mang tên Thủ đô Hà Nội có giá trị tinh thần rất to lớn đối với Hải quân NDVN cũng như lực lượng tàu ngầm nói riêng. Ý nghĩa sâu sắc hơn bởi giờ đây Thủ đô Hà Nội giờ là đã tên gọi của tàu ngầm hiện đại đầu tiên của Hải quân sau bao trăn trở, mong ước của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta…”


Lãnh đạo Thủ đô đã đi thăm Trung tâm huấn luyện tàu ngầm, vừa được đầu tư xây dựng rất hiện đại để huấn luyện cơ bản cũng như bổ sung chuyên môn kỹ thuật cho các kíp tàu.  Khi ngồi thử sóng ở phòng điều khiển chính của Trung tâm huấn luyện- thiết bị mô phòng của Trung tâm điều khiển tàu ngầm, không ít đại biểu đã thấy sự khắc nghiệt, vất vả thầm lặng mà các thủy thủ phải trải qua hàng ngày, hàng giờ.


Nhìn sự tự tin, chuẩn xác trong thao tác các thiết bị của các nhân viên, thủy thủ, đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố cho biết “Chúng tôi thật sự tự hào, tin tưởng những sĩ quan trẻ của Hải quân hôm nay đã nhanh chóng nắm bắt, khai thác các trang thiết bị có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ tin học cao. Đây là cơ sở để tàu ngầm hiện đại đầu tiên mang tên Hà Nội lập chiến công đầu…”


Trung tá Phạm Quang Hoan, Chính trị viên tàu 182 Hà Nội cho biết, dù hiện nay gần một nửa cán bộ, sĩ quan ở tàu đều xa gia đình (ở nhiều vùng miền, chủ yếu là miền Bắc, miền Trung), hầu hết anh em đã hơn 3 năm miệt mài học tập xa vợ con, gia đình, nhưng điều đáng quí là tất cả đều gác lại khó khăn, vướng bận gia đình để toàn tâm toàn ý huấn luyện làm chủ con tàu. Đó là điều Ban chỉ huy tàu và Lữ đoàn rất tự hào, yên tâm về đồng đội, cấp dưới của mình.


(Trí Thức Trẻ)



"Mối duyên" đặc biệt giữa Hà Nội và tàu ngầm Kilo đầu tiên của VN

0 nhận xét