Open top menu
Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

                                                     (tiếp theo)



Thằng xe ôm chở tôi ra mãi khu ngoại ô, lòng vòng mấy con hẻm mới dừng  trước  căn nhà tít trong hóc bò tó có khoảnh sân um tùm cây .
Tôi nhìn căn nhà cũ kỹ ngần ngại muốn quay lui nhưng thằng xe ôm cứ đẩy đi :
“ Sếp yên tâm …bên ngoài tồi tàn vào trong mới sáng choang, toàn em gái xinh tươi tha hồ sếp chọn…”
Quả nhiên vừa vào tới sân đã thấy túa ra hai ba cô kẻ kéo tay người khoác vai rùng rùng đưa tôi vào nhà trong. Sự sốt sắng, chèo kéo quá nhiệt tình cuả mấy cô làm tôi ngần ngại nhưng ngoảnh lại gã xe ôm đã mất tiêu, đành nhắm mắt đưa chân theo mấy cô gái.
Vừa bước mấy bước vào hành lang,tôi đã bị kéo thốc vào một phòng nhỏ chính giữa kê chếc bàn gỗ và bị đẩy xuống ngồi giữa hai cô mắt xanh lè, môi đỏ choé trang điểm theo kiểu chỉ thấy có dưới … miệt vườn.
Thế rồi chưa kịp định thần , một gã mặt mũi bặm trợn đã ào ào đưa vào nào cam, nào nho , nào táo mời tôi…”ăn chơi”. Một cô đập khăn  lau mặt, một cô bứt nho nhét  miệng . Rồi thoáng cái thùng bia Heinecken mang tới  cùng mấy đĩa bò xào, thịt nguội , nộm thập cẩm …
Nhanh như chớp sẹt, hai cô khui mấy chai bia rót vào cốc bưng lên kề  môi tôi. Tôi hoảng lên chối đây đẩy không biết uống bia nhưng đâu có được. Loáng cái  không hiểu bằng cách nào, thùng bia đã vơi đi gần hết thay thế bằng một thùng đầy ắp cho các cô thi nhau khui tanh tách. Cứ cái đà này chắc mấy cô khui cả ruơụ tây rồi các sơn hào hải vị như yến sào, vi cá, chân gấu hầm …. thì chắc chết. Lấy hết can đảm tôi mới gỡ được hai cô ra khỏi người để ngồi cho thẳng thớm rồi đánh bạo lên tiếng :
“ Anh vào đây không phải để nhậu mà để … mà để…”
Cô ngồi bên trái cười khanh khách :
“ Biết rồi…em biết rồi…nhưng trước khi “đi” thì phải nhậu cho khí thế cái đã… có phải xổ số đâu mà anh đòi “xổ” liền…”
Cô bên phải cũng cười cười :
“ Hai đứa em chỉ tiếp anh ở công đoạn “chào khách” thôi, sang “công đoạn” mát mẻ thì lại có hai cô khác…”
Tôi giật mình đánh thót :
“ Oh My God… trước khi đến đây anh đã hỏi thằng xe ôm  có thấy nó nói gì đâu ?”
Cô bên phải cất giọng ỏn ẻn :
“ Thằng xe ôm nào ? Thành phố này thiếu gì thằng xe ôm mồm miệng liến thoắng sao mà tin được tụi nó. Vậy nó bảo anh sao ?”
Tôi thật thà :
“ Nó bảo đi “tàu nhanh” tức “đi dù”  600 còn “qua đêm” triệu rưởi …”
Cô bên trái gật đầu :
“ Vậy đúng rồi…chỉ có điều nó có nói rõ là tiền gì không ?”
Tôi kinh ngạc :
“ Tiền gì là sao ?”
Cô bên trái cười toét miệng :
“ Là tiền đô hay là tiền “cụ” ?”
Tôi ngớ người :
“ Tiền cụ là tiền gì ?”
“ Oi trời ôi. Việt kiều gì mà ngây thơ ? Tiền cụ là tiền có hình cụ Hồ tức tiền đồng Việt Namchứ còn tiền gì ?”
Tôi điềm nhiên :
“ Tất nhiên là tiền đồng Việt Nam chứ ở Sàigòn sao lại tính bằng đôla ?”
Hai cô gái phá ra cười :
“ Lộn rồi…lộn rồi anh ơi…600 tiền Việt thì sao đòi đi mát mẻ được, may ra chỉ “ngồi” thôi, còn muốn dù thì phải trăm đôla qua đêm năm trăm…”
Tôi đứng bật dậy, lắc quaỳ quạy :
“ Vậy thôi, giá vậy mắc ngang ở Mỹ …”
Cô ngồi bên trái bật cười :
“ Ở Mỹ giá cũng vậy hả anh ? Em tưởng gái Mỹ đắt giá hơn gái Việt chớ ?”
Tôi dợm chân định ra về, cô gái bên phải đã kéo lại :
“ Ay ấy…uống hết bia rồi hẵng về ! Đằng nào tụi nó cũng tính tiền hai thùng,.“
Tôi ngớ người :
“ Anh có uống đâu mà tính tiền ?”
Cô gái ngồi bên trái bật cười :
“ Anh không uống thì tụi em uống…”
Tôi đành nín lặng chờ cô gái chạy vào trong gọi ngưòi tính tiền. Lát sau cô chạy ra chúm chím ấn vào tay tôi mảnh giấy, giọng ngọt lịm :
“ Số này mới chỉ là tiền bia, tiền mồi thôi anh. Còn tiền bo cho hai đứa em không ghi trong này…”
Cái “số này” làm tôi choáng váng : hai triệu tám trăm ngàn đồng. Tôi kêu lên như bị đâm dao vào ngực :
“ Sao lại những hai triệu tám trăm ngàn ?”
“ Thì các khoản có ghi rõ trong đó , anh cứ đọc đi!”
Hai cô nguây nguẩy  quay sang cười với nhau có vẻ coi thường cái tính “kẹo” của anh Việt kiều đi tìm “của lạ”. Tuy nhiên theo thói quen đọc “bill” như ở Mỹ, tôi lần lượt nhẩm tính từng con số một và phát hiện ra cho dù đơn giá đã đội lên tận trời vậy mà khi tính bà chủ còn tính ăn gian tăng lên gấp hai, ba lần. Tôi trả lại cái “bill” cho cô gái yêu cầu tính toán lại. Lập tức cô ta đổi hẳn thái độ từ ân càn, vui vẻ sang cau có :
“ Phức tạp quá…xưa nay vào đây có ai đòi tính lại tiền đâu ?”
Cửa phòng bỗng bật mở , một gã mặt mũi bặm trợn thoáng qua cũng biết là dân ma cô đầu gấu sầm sầm đi tới , trợn mắt :
“ Chuyện gì ? Đòi gì ?”
Cô gái vội vàng :
“ Anh này đòi tính lại tiền ghi trong phiếu….”
Gã khỉ đột chửi tục :
“ ĐM…tính toán cái đ…gì, có trả không thì bảo….”
Tôi biết rây với tụi này chỉ có thiệt đành móc túi ra hai triệu tám trả cho gã. Vậy mà cũng chưa xong, hai cô gái đòi tiền “bo” mỗi cô một trăm nữa là tròn ba triệu.
Bác Ba Phi nghe ông hoạ sĩ kể tới đây bật cười :
“ Về Sàigòn mà ông cứ tin mồm mấy thằng xe ôm với mấy con đứng đường thì ông chết là phải rồi…”
Ong hoạ sĩ cay đắng :
“ Thì tôi đã bảo bác là về nước tôi cố gắng làm việc tốt giúp đỡ người lao động mà…”
Bác Ba Phi lại cười :
“ Ong đi chơi gái mà ông bảo giúp đỡ người lao động ?”
Ong hoạ sĩ thốt lên :
“ Chứ sao ? Hàng đã mang ra bán thì cần có người mua chứ ? Mình bỏ tiền ra mua tức là giúp đỡ mấy cô chứ sao ? Chỉ có điều là sau lần ấy tôi tởn tới già…”
“ Chhỉ có nhiêu đó thôi mà ông quyết không thèm về thăm quê hương xứ sở nữa sao ?”
Ong hoạ sĩ lắc đầu :
“ Không , không chỉ có vậy đâu. Chuyện đó do ma cô gái điếm gây ra chẳng nói làm gì ? Đằng này nhiều chuyện buồn phiền lại do chính ruột thịt quê nhà gây ra mới chán chớ…”
Ong hoạ sĩ thở dài lắc đầu như muốn quên đi những chuyện buồn khi ông trở về thăm quê cha đất tổ. Bác ba Phi nhìn vẻ mặt ảo não của ông hoạ sĩ, cất giọng an ủi :
“ Thôi ông ạ…ông quên những chuyện đó đi…ở đâu mà chẳng có người tốt người xấu, kẻ tử tế bọn bất lương…Ong quên nó đi chỉ nên nghĩ tới những chuyện tốt đẹp ở quê nhà…”
Ong hoạ sĩ lắc đầu :
“ Thì tôi cũng cố quên đấy chứ. Tôi cho ràng cũng vì miếng ăn nên gã xe ôm, hai cô gái làng chơi mới lừa gạt thế. Cái đó không đáng trách, đáng trách là ở họ không còn biết tới cái gì ngoài đồng tiền …”
Bác Ba Phi kinh ngạc :
“ Vậy ông còn muốn gì nữa ?”
“ Tình người…dù chỉ một chút thôi …”
“ Tình người ? Cái đó…ai chẳng có .”
Ong hoạ sĩ cười như mếu :
“ Vây mà nhân dân lao động của bác không có đấy. Như gã xe ôm, tôi tâm tình với gã cả buổi, đối xử như người thân, như hai cô gái làng chơi, trò chuyện thân mật cả tiếng đồng hồ…vậy mà động tới tiền bạc, lập tức họ sổ toẹt hết cả thân tình , giở mặt lưu manh , đểu cáng ngay lập tức….”
Bác Ba Phi lên giọng an ủi :
“ Ong ơi…ông chấp gì bọn ma cô đĩ điếm…ông cứ tìm trong họ hàng ruột thịt thế nào chẳng có …”
Ong hoạ ngắt lời :
“ Họ hàng ruột thịt ? Tôi cũng tìm rồi đấy…”
Bác Ba Phi vui vẻ :
“ Đấy…thấy chưa…đã bảo ruột thịt thì thế nào cũng có tình người mà …”
Ong hoạ Tụng bật cười  ha hả :
“ Nhầm…nhầm rồi ông ơi…ban đầu tưởng thế nhưng rồi sau…cũng chỉ tiền mà thôi…”
“ Vậy là sao ?”
Ong hoạ sĩ chợt buồn hẳn. Bác Ba Phi ngó thấy ông rũ xuống như cái bánh tráng nhúng nước. Chắc cha này có chuyện buồn gia đình gì đây. Sang Mỹ cứ tưởng lên thiên đàng ai cũng sướng, ai ngờ lắm mối tơ lòng ? Thì ra con người ta dẫu nhà cao cửa rộng, xe hơi đời mới cũng chưa hẳn đã sướng. Còn biết bao nhiêu là đầu giây mối nhợ khiến đôi khi miếng bít tết đắng nghét ở trong miệng, chăn êm nện ấm mà giấc ngủ vẫn chập chờn.
Bác Ba Phi định ba láp ba sàm vài câu cho đỡ căng thẳng, ông hoạ sĩ Tụng đã trợn mắt :
“ Tôi có thằng em cùng cha khác mẹ kẹt lại Sàigòn. Nó là giáo viên nhưng không được dậy học đành chạy xích lô kiếm sống nuôi một vợ và ba con nhỏ. Ong bảo sức vóc thầy giáo mưu sinh sao được bằng gân bắp , nó trụ được ngót 10 năm thì lăn cổ ra chết, vợ con tan tác hết. Mãi năm ngoái về Sàigòn tôi mới lần ra được chỗ ở của ba đứa cháu. Mẹ nó cũng chết rồi. Bước chân vào cái nhà tụi nó ở thật tôi không thể tưởng tượng được đằng sau cái hoa lệ của Sàigòn lại có một nơi ổ chuột tồi tệ đến vậy ?”
Bác ba Phi cười cười :
“ Nhà tranh vách giấy à ?”
Ong hoạ sĩ gật đầu :
“ Bác nói đúng đấy, nhưng không phải là tranh tre nứa lá mà là tranh cắt từ …hoạ báo. Tường đắp đất dán đủ các thứ báo, mái nhà bằng giấy dầu thủng lung tung , nắng dọi xuống nền đất nện …Tóm lại một cái nhà siêu ổ chuột chắc tồn tại từ thời trước 1975 trong đó sinh sống cả ba anh em hai trai một gái đứa nào cũng xấp xỉ 30 cả rồi …”

                                                      (còn tiếp)


0 nhận xét