Open top menu
Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013
nhà văn NHẬT TIẾN : HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 27)





                                            (tiếp theo)

                     
                                                      Nhà văn Nhật Tiến tại nhà riêng

Tôi nghĩ rằng ông Đỗ Thái Nhiên sẽ có dịp suy xét lại những nhận thức dựa trên lối lý luận biện chứng của ông cũng nh­ư chiêm nghiệm lại bản chất và thực tế của cuộc chiến vừa qua để từ đó ông sẽ thấy rằng những nhận thức và mơ ­ước của nhà văn Nhận Tiến cũng sẽ là những nhận thức và mơ ­ước của ông cũng nh­ư của phần lớn đồng bào chúng ta ở cả hai miền Nam Bắc sau khi mỗi người trong chúng ta dẹp bỏ tự ái riêng t­ư của mỗi cá nhân, dẹp bỏ tự ái phe nhóm do vị trí đứng từ bên này hay bên kia trong quá khứ để chỉ còn duy nhất tự ái dân tộc. Có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến viết về xã hội cũ ở miền Nam với "những kẻ đầu cơ, tích trữ, những đứa sống nhởn nhơ phè phỡn trên cơn thiếu thuốc men,, bệnh tật của dân nghèo khó, những đứa buôn súng đạn, bán đứng sinh mạng của chính anh em đồng ngũ của mình...những kẻ bất tài nhưng có quyền thế taho túng chính trị, thao túng thị trường, thao túng trên cả sinh mạng của binh sĩ..."

            Có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến kết luận về xã hội miền Nam đó: " Một xã hội như thế , nghĩ cho cùng tuy vẫn còn hơn là xã hội Cộng sản nhưng nhất định không phải vì thế mà trở thành một niềm mơ ước cho tất cả mọi người…" Có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến viết về xã hội miền Bắc: "cái xã hội lam lũ, nghèo nàn mà trong đó, con người đang được vắt cho đến sức cùng lực kiệt. ".           Có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến nhận định về khẩu hiệu "yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội" của Cộng sản: " chỉ là một sự áp đặt tư tưởng con người, cưỡng ép con người từ bỏ bản chất dân tộc để đi vào con đường ngoại lai vong bản". Có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến nhận định về chế độ Cộng sản: "CChúng nó nêu chiêu bài chống phong kiến bóc lột, nhưng trong đời sống thực tế chúng nó phong kiến hơn ai hết. Chúng nó nêu khẩu hiệu "không gì quý hơn độc lập tự do nhưng chúng nó t­ước đoạt độc lập, tự do của con người hơn ai hết ... " Có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến kêu gọi mọi người sống trong chế độ Cộng sản phải biết: "Nhìn ra thân phận bị trị của mìn, biết biết phẫn nộ truo1c sự phi lý về nông nỗi con người bị khai thác triền miên trong bao nhiêu năm ròng bởi một thiểu số bởi một thiểu số đầy tham vọng và quyền lực mà không biết đứng dậy làm một cuộc cách mạng mới giải phóng chính mình. "

            Và có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến nhận thức: …"mọi người Việt Nam đều khao khát một ­ước vọng chung đó là xóa bó chế độ Cộng sản để xây dựng một quê h­ương mới...Hãy mở rộng tấm lòng với trái tim biết cảm thông, biết thổn thức, biết thư­ơng yêu, biết xót xa trên những đổ vỡ đau thương của dân tộc, bởi chỉ có nh­ư thế, ta mới có thể tạo điều kiện cho một sự kết hợp rộng lớn của toàn thể dân tộc,  một điều kiện tất yếu để chiến thắng chủ nghĩa Cộng sản. "



            Đã giống nhau về nhận thức, đã không khác nhau về những ­ước mơ chung, theo tôi nghĩ sẽ có lúc, ông Đỗ Thái Nhiên nhận được ra rằng ông đã hơi vội vàng trong khi phê phán những nhận thức của nhà văn Nhật Tiến là "ấu trĩ ", là "toan tính dùng lòng khoan dung của đạo đức giả để che lấp nghĩa vụ phục hoạt dân sinh""khiếp sợ và an thân ", là "nên ân cần xin lỗi độc giả của ông ta" !



            3- Lý luận sức nén và sức nổ của ông Đỗ Thái Nhiên:



            Cần nhắc lại rằng, khi gặp người anh với hình thức là một Đại tá Cộng sản, người em tù cải tạo biểu lộ lòng căm thù tột đỉnh của mình với chế độ Cộng sản qua lời nói: nếu có súng sẽ bắn anh không tiếc tay. Với tình ruột thịt và tình đồng lý t­ưởng cùng mơ ­ước xóa bỏ chế độ Cộng sản, người anh phân tích cho người em thấy đó là một ­ước muốn điên rồ bởi vì nó không giải quyết được gì ngoài việc tự hủy diệt mình và tạo thêm sức mạnh cho kẻ thù. Sau đó, ông phân tích thêm: ...Phải nói rằng chính sách cải tạo không nhằm dạy dỗ các chú trở thành những con người Cộng s3 mà mục đích của nó là nhằm tiêu diệt khả năng đề kháng của những ng­ời ở phe chú. Thành quả của nó thế nào,chú đã thấy. Phần đông sĩ  quan cải tạo về đều ôm mơ ­ước là đoàn tụ với thân nhân ở nước ngoài. Đó có phải là một hình thức tháo chạy hay không? Còn nhân dân nổi dậy? Họ làm sao nổi dậy đ­ược khi chính những ng­ười có khả năng chiến đấu, lãnh đạo như các chú cũng chỉ có một ­ớc mơ là ra đi, và mặt khác, làm sao họ nổi dậy đư­ợc khi mà đời sống bây giờ đã thu gọn họ vào có một điều kiện duy nhất là lo chạy vạy để có miếng cơm hàng ngày. Chủ tr­ương thắt bao tử để cai trị của chính quyền nó có tác dụng ghê gớm nh­ư  thế nào, chú ch­ưa nhìn ra hay sao?"



            Ông Đỗ Thái Nhiên không chấp nhận thực trạng trên đây. Ông Đỗ nghĩ rằng những quan niệm nh­ư thế đã kết thành sợi dây xích khóa chốt bánh xe lịch sử. Từ đó, ông Đỗ nhận định tiếp:

            "Không có sự chối cãi rằng "cải tạo" và "thắt bao tử" là hai chính sách đã gây sức nén đối với lịch sử. Nh­ưng cũng không có sự chối cãi rằng sau  sức nén là sức nổ.... Nhật Tiến chỉ thấy sức nén chứ không thấy sức nổ. Vì vậy Nhật Tiến chỉ biết luận về lịch sử chung quanh sức nén như một thái độ khiếp sợ và an thân... "

           

            Phát xuất lừ lòng tự ái của một người tự nguyện gắn mình vào hàng ngũ của chế độ Nguyễn Vãn Thiệu, vừa không muốn nhìn nhận một thực trạng mà ông nghĩ rằng xấu, vừa mang tâm lý cho rằng nếu thực trạng đó có xảy ra thì xem như­ bó tay và lực l­ượng chống Cộng chỉ giới hạn trong những người đã từng phục vụ chế độ Thiệu. Trong khi đó, Nhật Tiến không đặt mình trong một phía nào, muốn hướng tầm nhìn của mình xa hơn trong thời gian để tìm nguyên nhân, rộng hơn trong không gian để bao gom nửa phần tổ quốc đã bị bỏ quên và một phần khá lớn lực l­ượng dân tộc bị chia cách, nghi kỵ.

            Sự kiện phần đông những người cải tạo trở về đều ôm mơ ­ước đoàn tụ với gia đình cũng như­ quần chúng Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản phải lo chạy vạy để có miếng cơm hàng ngày là một thực tế không thể phủ nhận. Phủ nhận thực tế này chẳng khác nào chê Cộng sản không biết tàn bạo, hoặc tàn bạo ch­ưa đủ. Phải thừa nhận rằng, không riêng gì ở Việt Nam, mà tại hầu hết các nước Cộng Sản từ hơn 80 năm qua, sự tàn bạo kinh hoàng của Cộng sản trong chính sách tiêu diệt khả năng đề kháng của những người chống họ, đã có hiệu quả. Khi cần, như­ lịch sử đã được tiết lộ, Cộng sản đã giết hàng triệu người kể cả những người tr­ước đây là đồng chí r­ường cột của họ. Nhưng nêu lên thực trạng nh­ư Nhật Tiến đã nêu, không phải để tạo thành sợi dây xích khóa chặt bánh xe lịch sử như ông Đỗ muốn kết án. Bởi lẽ bánh xe lịch sử không phải lăn theo những cánh tay yếu hay mạnh, cũng không phải lãn theo những bụng no hay đói, cũng không phải lăn theo những vũ khí thô sơ hay tối tân. Chế độ Nguyễn Văn Thiệu với số l­ượng quân nhân, công chức nhiều hơn số l­ượng nằm trong các trại cải tạo, l­ương thực dầy đủ, vũ khí tối tân, như­ng bánh xe lịch sử vẫn bị khóa chặt và chế độ của ông phải tan rã, tại sao ? Phải biết rằng bánh xe lịch sử, có lúc nhanh lúc chậm, nh­ưng chỉ lãn theo một con đư­ờng duy nhất: con đư­ờng của chính nghĩa. Khi nêu lên thực trạng đó, Nhật Tiến muốn đư­a ra quan điểm của ông đối với công cuộc chống Cộng hiện nay, vũ lực hay bạo lực chư­a đủ, chính nghĩa dân tộc mới là yếu tố tất thắng. Cũng nh­ư hầu hết các chế độ Cộng sản hiện nay, tuy họ thành công trong việc trấn áp những cuộc nổi dậy bên ngoài, như­ng họ đã không trấn áp được những đòi hỏi và ­ước mơ nhân bản cất lên từ trong lòng chế độ, từ trong l­ương tâm của chính họ.

            Lý luận sức nén và sức nổ của ông Đỗ Thái Nhiên cũng chỉ đứng lại ở vũ lực và bạo lực. Và trên ph­ương diện này thì Cộng sản là bực thầy. Câu nói đầu môi của những người Cộng sản mà Mác đã mớm cho họ là "Chỗ nào có đàn áp bất công. chỗ đó có cách mạng. " Như­ng khi họ làm cách mạng xong, họ đàn áp và bất công hơn ai hết ! Do đó, vấn đề không phải ở chỗ nén và nổ cũng như­ không phải ở chỗ bất công và cách mạng. Vấn đề ở chỗ nổ như­ thế nào và cách mạng nh­ư thế nào. Nổ nh­ư một viên pháo để rồi tan xác pháo! Cách mạng nh­ư Cộng sản đã làm chỉ tạo thêm đàn áp và bất công! Đó là lý do những nhận thức của Nhật Tiến xoáy sâu vào ­ước mơ nhân bản của con người, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chính nghĩa dân tộc. Đó cũng là điểm mà ông Đỗ Thái Nhiên không hiểu được trong những nhận thức của Nhật Tiến và từ đó, ông cho rằng Nhật Tiến "chỉ biết luận về  lịch sứ chung quanh sức nén như ­ một thái độ khiếp sợ và an thân. "

            Đặt những phân tách của Nhật Tiến về thực trạng trên đây trong một khung cảnh thảo luận và mổ xẻ tình hình để biết rõ ta và cũng biết rõ kẻ thù giữa những người cùng chung lý t­ưởng và đang mơ ­ước làm cuộc giải phóng xóa bỏ chủ nghĩa và chế độ Cộng sản, chúng ta mới thấy hết được ý nghĩa và giá trị của nó. Dĩ nhiên trong khung cảnh này, chúng ta đừng chờ đợi những lời tâng bốc, ca ngợi để vừa thoa dịu nỗi đau đớn, vừa vuốt ve lòng tự ái của mình. Suốt mấy chục năm trong cuộc chiến chống Cộng, chính vì chỉ thích nghe những lời tâng bốc, ca ngợi như­ thế trong khi thực tế trái ng­ược hẳn lại nên cuối cùng thua cuộc và mất nước. Những điều mà chúng ta phải chờ đợi nghe, tuy chối tai và làm buốt thịt da, như­ng là những sự thực. Và chúng ta phải biết rút ra những bài học từ những sự thực đó thay vì tự ái. Chẳng hạn, không có gì phải tránh né và biện minh tr­ước một thực tế rằng phần đông tù cải tạo được về đều mơ ­ước đoàn tụ với thân nhân ở nước ngoài, dù đó có thể được hiểu là một hình thức tháo chạy. Biết bao nhiêu điều đau đớn hơn, xót xa hơn, tủi nhục hơn đã xảy ra dưới chế độ của Nguyễn văn Thiệu và chúng ta cứ phải chấp nhận. Hãy đọc lại Cuộc rút quân Cao nguyên của Phạm Huấn, Việt Nam: Một trời tâm sự của Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam máu  lửa quê h­ương tôi của Đỗ Mậu để thấy đau đớn, xót xa, tủi nhục nh­ư thế nào ? Như­ng chúng ta phải chấp nhận. Cũng nh­ư đã chấp nhận trong lịch sử Việt Nam có những Lê Long Đỉnh, Lê Chiêu Thống, Trần ích Tắc v..v... Cũng như­ chấp nhận có những trang sử đen tối 1000 năm nô lệ Tàu, ngót 100 năm nô lệ Tây... Chấp nhận để tránh đừng để xảy ra nữa trong tư­ơng lai. Do đó, không có gì phải tránh né và tự ái tr­ước một thực trạng như­ thế. Vả lại, xét về tình cảm, mơ ­ước đoàn tụ với thân nhân, bất kỳ ở đâu, là một thứ mơ ­ước đã tích lũy từ nhiều đời, trở thành một thứ thiếu hụt th­ường xuyên trong máu, trong hơi thở của con người Việt Nam phải chiu đựng phân ly, chia cách suốt gần bốn thế kỷ qua. (Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn với bản dịch của Đoàn Thị Điểm đã chứa đựng sự mơ ­ước và thiếu hụt đó). Xét về lý trí, chính nghĩa của những cuộc chiến kéo dài triền miên từ thời Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn đến nay trừ cuộc chiến chống thực dân Pháp - đã không đủ mạnh, đủ chính đáng đề lý trí n­ương tựa, nên khuynh hướng tất nhiên là mơ ­ước đoàn tụ để tìm về ẩn náu với mái ấm gia đình. Và như­ trên đã phân tích, đó cũng là một phản ứng tiêu cực trong tình trạng vô thức của một thứ tâm lý chán ngán chiến tranh vô nghĩa. Tránh né, phủ nhận, tự ái, không cảm thông tâm trạng của những người cải tạo trở về mơ ­ước đoàn tụ với gia đình, dù ở trong nưước hay ở ngoại quốc, là một hình thức thống trách họ. Nh­ưng chúng ta có đủ tư­ cách để thống trách họ không ? Tại sao chúng ta tìm cách thoát thân, tìm cách đoàn tụ gia đình, tìm cách sống một cuộc đời êm ấm, trong khi đó cứ muốn những người khác tiếp tục noi gư­ơng "tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái, tiếp tục đứng đầu sóng ngọn gió để giữ tròn tiết tháo th­ước kẻ thù ?

            Do đó, vấn đề không phải là tháo chạy, không phải là mơ ­ước đoàn tụ gia đình. Vấn đề chính yếu nằm ở chỗ nhận thức được chính nghĩa dân tộc, nhận thức được con đư­ờng tập hợp lực lượng dân tộc. Được nh­ư thế, lúc bấy giờ, mọi người như­ được trở lại giòng sinh mệnh bất khuất trong lịch sử oai hùng của giống nòi. Và lúc bấy giờ, không những không còn ai đặt ra vấn đề tháo chạy, không còn ai mơ ­ước đoàn tụ gia đình mà mỗi người sẽ tự nguyện làm đúng những gì như­ tiền nhân chúng ta đã làm trong công cuộc dựng nưước và giữ nước trong mấy nghìn năm qua. Một Phan Thanh Giản không giữ được thành tr­ước sức tấn công vũ bão của Pháp, liền viết sớ, trả ấn, hướng về phía Bắc vọng lạy vĩnh biệt vua và uống thuốc độc tự tử ! Một Võ Tánh sai người lấy rơm chất dưới lầu Bát giác, đổ thuốc súng vào để tự thiêu, một Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử khi cả hai thất bại trong việc giữ thành... Đó chính là sức mạnh của niềm tin và chính nghĩa.

                                                      (còn tiếp )
Read more
Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013
Thundermist Lures is your October partner On The Rise

Congratulations to the team over at Thundermist Lures, our featured “On The Rise” partner for this month. Their channel and several of their videos are in the spotlight on the On The Rise homepage and the YouTube Spotlight channel today.

Thundermist Lure Company’s team of professional anglers--Claudio, Ivo, and Phil--have been fishing for more than 40 years. Their combined wealth of knowledge makes them expert guides when it comes to fishing tackle and methods, not to mention fishing for different types of fish and in different types of water. Whether you’re new to the sport or you’re out there winning tournaments every weekend, the team’s weekly videos are bound to entertain and educate. So why not check out a few of their videos? You can see how they reel ‘em in with the Viper Spoon or learn some secrets and tips about catching catfish. Of course, you may want to start with figuring out the best fishing rod for your next catch before you hit the open water.

 

Here are a few words from Ivo, the host of “Thundermist Fishing Tips:”

We love sharing knowledge and different fishing tips/techniques with you on a regular basis. Spending quality time with family and friends on the water fishing is one of our favorite pastimes and we've been doing just that on YouTube since 2007. We are finding that more and more people are writing in with questions, as they want to spend more time enjoying our great outdoors and the sport of fishing. Thanks to all your positive feedback and support over the years, our YouTube channel continues to grow. [Being featured as YouTube’s On The Rise partner] is an honor that we would like to jointly share with you as we equally deserve such recognition. Thank you and as always, until next time, good luck and good fishing.

If you’ve enjoyed this monthly blog series and are interested in learning more or participating, we encourage you to visit our On The Rise homepage. You can check out all of our past featured partners on the Featured Partners tab, or nominate a YouTube partner to be considered for the program on the Nominate tab. Feel free to submit nominations for your own channel, or for channels you follow that you think deserve more attention or could be the next YouTube sensation. We’ll continue to feature promising partners who drive YouTube watch time, have fewer than 100,000 subscribers, and produce engaging content on a regular basis.

Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Partner Support, recently watched “Baby LED light suit halloween costume preview.”
Read more
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 73 )

                                                     (tiếp theo)



Thằng xe ôm chở tôi ra mãi khu ngoại ô, lòng vòng mấy con hẻm mới dừng  trước  căn nhà tít trong hóc bò tó có khoảnh sân um tùm cây .
Tôi nhìn căn nhà cũ kỹ ngần ngại muốn quay lui nhưng thằng xe ôm cứ đẩy đi :
“ Sếp yên tâm …bên ngoài tồi tàn vào trong mới sáng choang, toàn em gái xinh tươi tha hồ sếp chọn…”
Quả nhiên vừa vào tới sân đã thấy túa ra hai ba cô kẻ kéo tay người khoác vai rùng rùng đưa tôi vào nhà trong. Sự sốt sắng, chèo kéo quá nhiệt tình cuả mấy cô làm tôi ngần ngại nhưng ngoảnh lại gã xe ôm đã mất tiêu, đành nhắm mắt đưa chân theo mấy cô gái.
Vừa bước mấy bước vào hành lang,tôi đã bị kéo thốc vào một phòng nhỏ chính giữa kê chếc bàn gỗ và bị đẩy xuống ngồi giữa hai cô mắt xanh lè, môi đỏ choé trang điểm theo kiểu chỉ thấy có dưới … miệt vườn.
Thế rồi chưa kịp định thần , một gã mặt mũi bặm trợn đã ào ào đưa vào nào cam, nào nho , nào táo mời tôi…”ăn chơi”. Một cô đập khăn  lau mặt, một cô bứt nho nhét  miệng . Rồi thoáng cái thùng bia Heinecken mang tới  cùng mấy đĩa bò xào, thịt nguội , nộm thập cẩm …
Nhanh như chớp sẹt, hai cô khui mấy chai bia rót vào cốc bưng lên kề  môi tôi. Tôi hoảng lên chối đây đẩy không biết uống bia nhưng đâu có được. Loáng cái  không hiểu bằng cách nào, thùng bia đã vơi đi gần hết thay thế bằng một thùng đầy ắp cho các cô thi nhau khui tanh tách. Cứ cái đà này chắc mấy cô khui cả ruơụ tây rồi các sơn hào hải vị như yến sào, vi cá, chân gấu hầm …. thì chắc chết. Lấy hết can đảm tôi mới gỡ được hai cô ra khỏi người để ngồi cho thẳng thớm rồi đánh bạo lên tiếng :
“ Anh vào đây không phải để nhậu mà để … mà để…”
Cô ngồi bên trái cười khanh khách :
“ Biết rồi…em biết rồi…nhưng trước khi “đi” thì phải nhậu cho khí thế cái đã… có phải xổ số đâu mà anh đòi “xổ” liền…”
Cô bên phải cũng cười cười :
“ Hai đứa em chỉ tiếp anh ở công đoạn “chào khách” thôi, sang “công đoạn” mát mẻ thì lại có hai cô khác…”
Tôi giật mình đánh thót :
“ Oh My God… trước khi đến đây anh đã hỏi thằng xe ôm  có thấy nó nói gì đâu ?”
Cô bên phải cất giọng ỏn ẻn :
“ Thằng xe ôm nào ? Thành phố này thiếu gì thằng xe ôm mồm miệng liến thoắng sao mà tin được tụi nó. Vậy nó bảo anh sao ?”
Tôi thật thà :
“ Nó bảo đi “tàu nhanh” tức “đi dù”  600 còn “qua đêm” triệu rưởi …”
Cô bên trái gật đầu :
“ Vậy đúng rồi…chỉ có điều nó có nói rõ là tiền gì không ?”
Tôi kinh ngạc :
“ Tiền gì là sao ?”
Cô bên trái cười toét miệng :
“ Là tiền đô hay là tiền “cụ” ?”
Tôi ngớ người :
“ Tiền cụ là tiền gì ?”
“ Oi trời ôi. Việt kiều gì mà ngây thơ ? Tiền cụ là tiền có hình cụ Hồ tức tiền đồng Việt Namchứ còn tiền gì ?”
Tôi điềm nhiên :
“ Tất nhiên là tiền đồng Việt Nam chứ ở Sàigòn sao lại tính bằng đôla ?”
Hai cô gái phá ra cười :
“ Lộn rồi…lộn rồi anh ơi…600 tiền Việt thì sao đòi đi mát mẻ được, may ra chỉ “ngồi” thôi, còn muốn dù thì phải trăm đôla qua đêm năm trăm…”
Tôi đứng bật dậy, lắc quaỳ quạy :
“ Vậy thôi, giá vậy mắc ngang ở Mỹ …”
Cô ngồi bên trái bật cười :
“ Ở Mỹ giá cũng vậy hả anh ? Em tưởng gái Mỹ đắt giá hơn gái Việt chớ ?”
Tôi dợm chân định ra về, cô gái bên phải đã kéo lại :
“ Ay ấy…uống hết bia rồi hẵng về ! Đằng nào tụi nó cũng tính tiền hai thùng,.“
Tôi ngớ người :
“ Anh có uống đâu mà tính tiền ?”
Cô gái ngồi bên trái bật cười :
“ Anh không uống thì tụi em uống…”
Tôi đành nín lặng chờ cô gái chạy vào trong gọi ngưòi tính tiền. Lát sau cô chạy ra chúm chím ấn vào tay tôi mảnh giấy, giọng ngọt lịm :
“ Số này mới chỉ là tiền bia, tiền mồi thôi anh. Còn tiền bo cho hai đứa em không ghi trong này…”
Cái “số này” làm tôi choáng váng : hai triệu tám trăm ngàn đồng. Tôi kêu lên như bị đâm dao vào ngực :
“ Sao lại những hai triệu tám trăm ngàn ?”
“ Thì các khoản có ghi rõ trong đó , anh cứ đọc đi!”
Hai cô nguây nguẩy  quay sang cười với nhau có vẻ coi thường cái tính “kẹo” của anh Việt kiều đi tìm “của lạ”. Tuy nhiên theo thói quen đọc “bill” như ở Mỹ, tôi lần lượt nhẩm tính từng con số một và phát hiện ra cho dù đơn giá đã đội lên tận trời vậy mà khi tính bà chủ còn tính ăn gian tăng lên gấp hai, ba lần. Tôi trả lại cái “bill” cho cô gái yêu cầu tính toán lại. Lập tức cô ta đổi hẳn thái độ từ ân càn, vui vẻ sang cau có :
“ Phức tạp quá…xưa nay vào đây có ai đòi tính lại tiền đâu ?”
Cửa phòng bỗng bật mở , một gã mặt mũi bặm trợn thoáng qua cũng biết là dân ma cô đầu gấu sầm sầm đi tới , trợn mắt :
“ Chuyện gì ? Đòi gì ?”
Cô gái vội vàng :
“ Anh này đòi tính lại tiền ghi trong phiếu….”
Gã khỉ đột chửi tục :
“ ĐM…tính toán cái đ…gì, có trả không thì bảo….”
Tôi biết rây với tụi này chỉ có thiệt đành móc túi ra hai triệu tám trả cho gã. Vậy mà cũng chưa xong, hai cô gái đòi tiền “bo” mỗi cô một trăm nữa là tròn ba triệu.
Bác Ba Phi nghe ông hoạ sĩ kể tới đây bật cười :
“ Về Sàigòn mà ông cứ tin mồm mấy thằng xe ôm với mấy con đứng đường thì ông chết là phải rồi…”
Ong hoạ sĩ cay đắng :
“ Thì tôi đã bảo bác là về nước tôi cố gắng làm việc tốt giúp đỡ người lao động mà…”
Bác Ba Phi lại cười :
“ Ong đi chơi gái mà ông bảo giúp đỡ người lao động ?”
Ong hoạ sĩ thốt lên :
“ Chứ sao ? Hàng đã mang ra bán thì cần có người mua chứ ? Mình bỏ tiền ra mua tức là giúp đỡ mấy cô chứ sao ? Chỉ có điều là sau lần ấy tôi tởn tới già…”
“ Chhỉ có nhiêu đó thôi mà ông quyết không thèm về thăm quê hương xứ sở nữa sao ?”
Ong hoạ sĩ lắc đầu :
“ Không , không chỉ có vậy đâu. Chuyện đó do ma cô gái điếm gây ra chẳng nói làm gì ? Đằng này nhiều chuyện buồn phiền lại do chính ruột thịt quê nhà gây ra mới chán chớ…”
Ong hoạ sĩ thở dài lắc đầu như muốn quên đi những chuyện buồn khi ông trở về thăm quê cha đất tổ. Bác ba Phi nhìn vẻ mặt ảo não của ông hoạ sĩ, cất giọng an ủi :
“ Thôi ông ạ…ông quên những chuyện đó đi…ở đâu mà chẳng có người tốt người xấu, kẻ tử tế bọn bất lương…Ong quên nó đi chỉ nên nghĩ tới những chuyện tốt đẹp ở quê nhà…”
Ong hoạ sĩ lắc đầu :
“ Thì tôi cũng cố quên đấy chứ. Tôi cho ràng cũng vì miếng ăn nên gã xe ôm, hai cô gái làng chơi mới lừa gạt thế. Cái đó không đáng trách, đáng trách là ở họ không còn biết tới cái gì ngoài đồng tiền …”
Bác Ba Phi kinh ngạc :
“ Vậy ông còn muốn gì nữa ?”
“ Tình người…dù chỉ một chút thôi …”
“ Tình người ? Cái đó…ai chẳng có .”
Ong hoạ sĩ cười như mếu :
“ Vây mà nhân dân lao động của bác không có đấy. Như gã xe ôm, tôi tâm tình với gã cả buổi, đối xử như người thân, như hai cô gái làng chơi, trò chuyện thân mật cả tiếng đồng hồ…vậy mà động tới tiền bạc, lập tức họ sổ toẹt hết cả thân tình , giở mặt lưu manh , đểu cáng ngay lập tức….”
Bác Ba Phi lên giọng an ủi :
“ Ong ơi…ông chấp gì bọn ma cô đĩ điếm…ông cứ tìm trong họ hàng ruột thịt thế nào chẳng có …”
Ong hoạ ngắt lời :
“ Họ hàng ruột thịt ? Tôi cũng tìm rồi đấy…”
Bác Ba Phi vui vẻ :
“ Đấy…thấy chưa…đã bảo ruột thịt thì thế nào cũng có tình người mà …”
Ong hoạ Tụng bật cười  ha hả :
“ Nhầm…nhầm rồi ông ơi…ban đầu tưởng thế nhưng rồi sau…cũng chỉ tiền mà thôi…”
“ Vậy là sao ?”
Ong hoạ sĩ chợt buồn hẳn. Bác Ba Phi ngó thấy ông rũ xuống như cái bánh tráng nhúng nước. Chắc cha này có chuyện buồn gia đình gì đây. Sang Mỹ cứ tưởng lên thiên đàng ai cũng sướng, ai ngờ lắm mối tơ lòng ? Thì ra con người ta dẫu nhà cao cửa rộng, xe hơi đời mới cũng chưa hẳn đã sướng. Còn biết bao nhiêu là đầu giây mối nhợ khiến đôi khi miếng bít tết đắng nghét ở trong miệng, chăn êm nện ấm mà giấc ngủ vẫn chập chờn.
Bác Ba Phi định ba láp ba sàm vài câu cho đỡ căng thẳng, ông hoạ sĩ Tụng đã trợn mắt :
“ Tôi có thằng em cùng cha khác mẹ kẹt lại Sàigòn. Nó là giáo viên nhưng không được dậy học đành chạy xích lô kiếm sống nuôi một vợ và ba con nhỏ. Ong bảo sức vóc thầy giáo mưu sinh sao được bằng gân bắp , nó trụ được ngót 10 năm thì lăn cổ ra chết, vợ con tan tác hết. Mãi năm ngoái về Sàigòn tôi mới lần ra được chỗ ở của ba đứa cháu. Mẹ nó cũng chết rồi. Bước chân vào cái nhà tụi nó ở thật tôi không thể tưởng tượng được đằng sau cái hoa lệ của Sàigòn lại có một nơi ổ chuột tồi tệ đến vậy ?”
Bác ba Phi cười cười :
“ Nhà tranh vách giấy à ?”
Ong hoạ sĩ gật đầu :
“ Bác nói đúng đấy, nhưng không phải là tranh tre nứa lá mà là tranh cắt từ …hoạ báo. Tường đắp đất dán đủ các thứ báo, mái nhà bằng giấy dầu thủng lung tung , nắng dọi xuống nền đất nện …Tóm lại một cái nhà siêu ổ chuột chắc tồn tại từ thời trước 1975 trong đó sinh sống cả ba anh em hai trai một gái đứa nào cũng xấp xỉ 30 cả rồi …”

                                                      (còn tiếp)


Read more
Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 94)

                                                     (tiếp theo)

      
Ong dỗ dành  gã cận vệ trở về phòng gã rồi  quay sang vợ :
“ Bà đi lễ đền lễ phủ nhiều bà có biết ông thầy pháp nào trừ tà trừ ma  cho thằng cận vệ không ?”
Bà Phu nhân ngẩn ra nghĩ ngợi rồi sầm mặt :
“ Thầy thiếu gì ? Tôi bảo thằng lái xe đón thì có lão đi liền. Có điều đón về vừa mất uy tín của ông vừa dễ lộ chuyện thằng cận vệ bị ma ám lắm…”
Ong Sáu Thượng gật gù :
“ Bà nói phải. Thôi cứ để nó nằm yên trong phòng nó. Tuyệt đối không cho đứa nào lai vãng , ốm chán phải bò dậy…”
Vừa lúc đó một anh cảnh vệ chạy vào báo có người phụ nữ muốn gặp bà Phu nhân. Bà cau có :
“ Con mẹ nào to gan dám tới thẳng đây không qua văn phòng. Mày ra bảo tao đi vắng rồi ?”
Anh cảnh vệ vừa chạy đi, ông Sáu Thượng kéo giật lại :
“ Mày có xem giấy tờ không ?”
Ong Sáu Thượng nhìn chứng minh nhân dân của bà khách, giật nảy mình :
“ Mẹ con bé chết tìm tới đây rồi kìa…”
Bà Phu nhân kinh ngạc, hỏi dồn :
“ Thật không ? Ong xem giấy kỹ chưa ? Nếu vậy phải ra chặn lại không nó nhìn thấy chiếc xe máy mini của con gái nó  dựng trong góc sân  thì rách việc . Đã bảo thằng cận vệ chôn xong xác con nhỏ thì phi tang cái xe đi ai ngờ lại bị ma ám thế ..”
Bà chạy vội theo chân cảnh vệ. Bà mẹ cô hướng dẫn viên du lịch  ngồi phòng đợi ngoài trạm gác mặt đầy lo lắng và bồn chồn. Vừa nhác thấy bà Phu nhân, bà đã đánh trống ngực thình thình, bao nhiêu can đảm  tiêu tan  đâu hết, nỗi khiếp nhược cố hữu đứng trước bà lớn vợ quan nhất phẩm triều đình trở lại. Vừa giáp mặt, bà Phu nhân đã cất giọng phủ đầu :
“ Chị tìm ai ?”
“ Dạ…thưa tôi là mẹ cháu Mai bạn của con trai bác…cậu …cậu ..à cậu Hàm…”
Bà Phu nhân chối phắt :
“ Tôi có nghe cháu nói gì tới cô Mai cô Mận nào đâu. Với cả ông nhà tôi nghiêm lắm , cấm không cho con cái  quan hệ linh tinh, phức tạp …”
Với người khác và vào dịp khác hẳn bà vợ ông thành uỷ đã nổi trận lôi đình, đốp chát lại cái lối trả lời  kênh kiệu và khinh bạc đó. Nhưng nghĩ tới con gái giờ không biết nơi đâu, bà đành cố nén giận , quỵ luỵ :
“ Dạ thưa bà chắc cậu nhà không nói đó thôi, thực ra cậu đã tới nhà chúng tôi dùng cơm với cháu rồi đấy ạ…”
Bà Phu nhân lạnh lùng :
“ Chị nói vậy tôi cũng biết vậy, chứ cậu Hàm nhà tôi cứ sau giờ làm việc là về thẳng nhà , không nhậu nhẹt, chơi bời mà cũng chẳng đàn đúm với ai…”
“ Nhưng thưa bà cháu nó có nói với chúng tôi cậu Hàm có mời nó tới nhà chơi…”
“ Tôi không biết…tôi không  thấy nó nói gì? Mà chị muốn gặp tôi để làm gì ?”
Bà vợ ông thành uỷ khẩn khoản :
“ Thưa bà con gái tôi nó đi đâu suốt từ chiều hôm qua, hỏi cơ quan không ai biết, bởi vậy tôi muốn bà. .. cho phép gặp cậu Hàm hỏi cậu…có gặp cháu không ?”
Bà Phu nhân lắc đầu,  giọng tỉnh bơ :
“ Thằng Hàm nhà tôi đi Sàigòn mấy hôm nay làm thủ tục du học nước  ngoài rồi, nó đâu có ở nhà…”
Bà vợ ông thành uỷ thất vọng :
“ Vậy thôi xin phép bà, tôi cứ tưởng qua nay cậu vẫn còn ở nhà…”
Bà vợ ông thành uỷ về rồi, bà Phu nhân quay vào với chồng xuýt xoa  :
“ May cho mình đưa thằng Hàm đi ngay , chứ để nó ở nhà, thế nào con mẹ kia cũng lùng sục tìm bằng được rồi hỏi riết ngộ nhỡ con mình hớ hênh tạo sơ hở cho nó nghi ngờ…”
Ong Sáu Thượng nhăn mặt :
“ Nghi ngờ thì chắc chắn rồi, có khi đã quả quyết  thằng con mình bắt cóc con gái nó ấy chớ. Chỉ có điều tuyệt đối không được  sơ hở để nó có bằng chứng kiện mình là được  rồi…”
Bà Phu nhân chỉ tay về phía buồng của gã cận vệ :
“ Tôi lo nhất thằng này…giá nó tỉnh táo còn tin cậy được , giờ nó bị ma ám, ăn nói lung tung sao kiểm soát được  ?”
“ Hay cho nó một món  tiền rồi trả nó về quê nó ?”
Bà Phu nhân la lên :
“ Ay chớ, cho nó về mai kia lúc cao hứng nó phun ra hết thì chết cả nhà…”
Ong Sáu Thượng gắt :
“ Bà nói cái gì nghe mà ghê ? Làm sao…chết cả nhà được  ? Tôi còn ngồi cái ghế này thì không một thằng nào dám động tới . Công an, Viện kiểm sát, Toà án đều trong tay tôi chứ ai ? Nói thật với bà thằng Hàm nó làm chết một người chứ vài ba người cũng chẳng sao. Tôi cho tụi nó bịt hết đầu mối thì có Bao Công sống lại cũng bó tay,  đừng có hòng mò ra .”
Bà Phu nhân tươi mặt :
“ Vậy thì ông tìm cách …cắt hộ khẩu thằng cận vệ đi cho đỡ hậu hoạ…”
                                                                
Ong Sáu Thượng tròn mắt :
“ Bà nói dễ nghe thế ? Nó là tay chân thân cận cả chục năm nay ?”
“ Nhưng bây giờ nó sinh chứng…Khiếp cái lúc nó thú  tội với ông tôi nghe sởn  gai ốc… Đời thủa nhà ai ngủ với xác chết bao giờ . Âm khí của con kia nó ám vào người , mình không giải quyết sớm nhất định thằng đó sẽ dở điên dở khùng, trước sau cũng phun hết chuyện nhà này ra…”
Ong Sáu Thượng trầm ngâm :
“ Vậy bà tính giải quyết cách nào ?”
Bà Phu nhân hạ một câu xanh rờn :
“ Cho nó một mũi tiêm là gọn nhẹ nhất. Sau đó mình cứ báo thằng này chết vì  trúng gió, nó là người trong nhà mình cố nội thằng nào dám lập biên bản với khám nghiệm tử thi ?”
Ông Sáu Thượng im lặng. Bà Phu nhân hiểu ông đã đồng ý, bà cứ thế lập kế hoạch . Tuy thế ông vẫn buông một tiếng thở dài não nuột :
“ Tôi đã hứa với mẹ nó cho nó về Hà Nội đi học, giờ biết ăn nói sao ?”
Bà Phu nhân trề môi :
“ Ông cứ lo hão. Cho nó món tiền là xong chứ gì.”
Ba ngày sau bà vợ ông thành uỷ sau khi đã tìm hết mọi nơi vẫn không ra mảy may tông tích  con gái, sốt ruột quá đành quay lại nhà ông Sáu Thượng. Bà bỗng trố mắt nhìn một chiếc xe tang theo sau vài ba người từ trong nhà quan đi ra. Đám ma  có vẻ lén lút, vội vã  làm bà nhói tim kinh hoàng. Bà chạy vội lại  gần chiếc quan tài phủ vải điều trên có bát cơm , quả trứng. Bà nhẹ cả người,  ảnh người chết không phải chụp con gái bà mà một thanh niên lạ hoắc nào đó, tất nhiên không phải thằng cằm bạnh con trai ông cán bộ cao cấp. Bà vừa chạy lại định hỏi người đàn bà đi gần xe tang, bất ngờ một gã cắt tóc đầu đinh xô tới thô bạo gạt ra . Bà chưa kịp hiểu có chuyện gì, chiếc xe tang đã ra khỏi cổng , hai chiếc xe con nối theo sau và tất cả tăng tốc chạy nhanh trên phố. Anh cảnh vệ bữa trước nhận ra bà chạy tới :
“ Bà lại muốn gặp bà Sáu Thượng à ? Không được đâu, bà ấy vừa đi đưa đám rồi…”
Bà chưa kịp hỏi, gã đầu đinh lúc nãy đã chạy tới  quát anh cảnh vệ vào nhà và đẩy bà xa khỏi cổng. Bà trừng mắt :
“ Anh có quyền gì đuổi tôi ? “
Gã đầu đinh hằm hè :
“ Đây là khu vực bảo vệ đặc biệt . Tốt hơn hết mời bà đi cho và đừng có lảng vảng ở đây…không nghe thì ăn đòn đấy…”
Bà vợ ông thành uỷ hiểu rằng gã không nói chơi. Vẻ mặt của gã làm tiêu tan ý định cứ xông thẳng vào biệt thự tìm con gái . Bà đành lếch thếch đi bộ trên vỉa hè tránh xa cái khu vực bảo vệ đặc biệt kia đi. Một chiếc xe taxi chạy qua, bà vẫy lại. Ngồi trên xe rồi bà cũng chưa biết đi đâu. Bà phảy tay bảo lái xe :” Anh cứ chạy vòng vòng mấy phố cho tôi…”. Bà ngồi ghế trước mở to mắt nhìn hai bên phố. Một cô gái chạy xe mini từ phía sau vượt lên trước làm nhói tim bà. Không, không phải “nó”.  Cả cái cô có mái tóc ngắn đứng trước cửa hàng thời trang kia hao hao giống nhưng cũng không phải “nó”. Giờ này con đang ở đâu ? Đứa con gái yêu mến duy nhất của bà ? Nếu nó có mệnh hệ nào, bà sống sao được ? Nước  mắt bà ràn rụa làm anh lái taxi tròn mắt ngạc nhiên. Anh nín lặng không dám hỏi và sau khi đã vòng vòng gần hết các phố quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, anh đánh bạo lên tiếng :
“ Thưa bà…bà cần đi đâu ạ ?”
Bà vợ ông thành uỷ  như nói mớ :
“ Đi đâu cũng được. Nơi nào có con gái tôi thì anh đưa tôi đến…”
“ Dạ…thế cô ấy ở đâu ?”
“ Tôi không biết…tôi không biết…nó đi đâu mất từ 5 ngày nay rồi…”
Anh taxi  tỏ vẻ hiểu biết :
“ Thời bây giờ các cô gái bỏ nhà đi bụi đời nhiều lắm . Có khi bố mẹ từ chối không cho tiền, hoặc không cho mua xe máy , điện thoại di động loại xịn thế là giận bố mẹ bỏ nhà đi luôn. Nhưng bà yên tâm, mấy cô chỉ đi giỏi lắm là nửa tháng , hết tiền phải mò về thôi …”
Bà vợ ông thành uỷ lắc đầu :
“ Không phải, con gái tôi không thuộc loại đó…nó bị bắt cóc sao đó chứ nó không bao giờ bỏ bố mẹ đi bụi đời…”
“ Nếu bị bắt cóc thì chỉ vài giờ sau là bà nhận được điện thoại yêu cầu giao tiền rồi. “
Bà vợ ông thành uỷ ngớ người :
“ Cậu nói đúng nếu nó bị bắt cóc thì chậm nhất là 24 giờ sau đã có điện thoại  gọi về đòi nộp tiền rồi. “
Anh taxi đắc chí :
“ Đúng thế,  vậy nên bà cứ yên trí ở nhà chờ , thể nào cô ấy cũng về, khỏi đi tìm vòng vòng  thế này, tốn công vô ích…”
Bà vợ ông thành uỷ như nghe ra, cho xe chạy thêm vài phố nữa rồi quay về nhà. Bà bấm chuông, ông chồng mở cửa hỏi tới tấp :
“ Bà đi đâu từ sáng tôi điện hoài không thấy ?”
“ Tôi đi có mang điện thoại theo đâu ? Mà ông tìm tôi có việc gì ? Có tin mới không ?”
Ong không trả lời, lôi tay bà vào phòng ngủ đóng chặt cửa lại thì thào :
“ Tôi muốn gặp bà ngay hỏi ý kiến. Tôi mới nhận được tin  từ bên công an. Họ đã tới Công ty du lịch để  điều tra . Có người nhìn thấy buổi chiều hôm đó tan sở con mình nó  đi với thằng Hàm con ông Sáu Thượng…”
Bà vợ hoảng  sợ :
“ Có đúng không ? Sao mẹ nó bảo nó đi Saigòn xin du học từ mấy hôm trước .“
“ Tin sao được mồm mẹ nó. Mụ ta phải bênh con chứ ?”
Bà vợ ôm mặt bật khóc :
“ Nếu đi với thằng đó đến hôm nay chưa có tin tức gì thì con mình nguy rồi…”

                               (còn tiếp)


Read more
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013
Nhà văn Nhật Tiến : GIẤC NGỦ CHẬP CHỜN ( KỲ 10 )




                                              (tiếp theo)

Cái gì đã xô đẩy thân phận của tất cả đám thanh niên có chung một dĩ vãng êm đềm ấy trở nên thù nghịch? Cái gì đã xô đẩy hai anh em ruột đến độ hăm dọa sẽ thanh toán nhau ngay trên mảnh đất của tổ tiên còn để lại này. Thằng Há, dù thế nào thì cũng vẫn là đứa em đã chia xẻ với Hoanh đầy dẫy những kỷ niệm. Hoanh nhớ ngày xưa, mẹ gã vẫn nói:
- Mày có thương tao thì mày phải thương em. Nó còm cõi, tội nghiệp lắm .
Có bận thằng Há ốm, Hoanh đã ngồi bên cạnh giường nó suốt hai ba ngày liền để có dịp ngắm kỹ cái đầu trọc nhẵn, khuôn mặt choắt cheo, hai mắt lờ đờ, sâu trũng như hai lỗ đáo của nó. Khi đó, thằng Há là tất cả. Hoanh nhường nhịn đủ mọi thứ và chỉ mong mỏi một điều độc nhất là nó khỏi bệnh. Bây giờ kỷ niệm như bị cắt thành mảnh nhỏ, rã rời, đớn đau, chua xót. Hoanh bỗng cảm thấy mình quá mệt mỏi khi phải đối phó với câu chuyện đang xảy ra, trước khuôn mặt xanh nhợt của thằng Sách và vẻ hung hăng, giận dữ của các bạn đồng đội.
May sao vừa lúc đó thì có một tiếng nổ phát ra ở phòng đọc sách. Có lẽ là tiếng lựu đạn. Cũng có thể là một quả mìn. Mọi người nháo lên, xô nhau chạy tán loạn. Bọn đồng đội của Hoanh nhanh như những con sóc, xách súng phóng lại như bay. Thừa cơ hội lộn xộn, thằng Sách vùng lên chạy.
Hoanh rối rắm nhìn về phía có tiếng nổ, rồi lại quay về hướng thằng Sách đang chạy. Những giọt máu tím sẫm thi nhau rớt xuống lớp bụi chói chang in thành một chuỗi đốm đỏ vòng vèo theo cẳng chân khập khiễng của nó. Như một cái máy, Hoanh hướng mũi súng lên và mở chốt an toàn. Thằng Sách như một miếng mồi ngon trước mắt. Nhưng óc Hoanh lại quay cuồng vì những hình ảnh đối nghịch. Khuôn mặt đẫm nước mắt với nước da xanh xao của Sách vừa rồi nhòe lên cái hình ảnh ngày xưa nó khóc lóc van xin thầy giáo buông tha hình phạt bằng những roi mây khủng khiếp. Trong những tích tắc bối rối như vậy, Hoanh không xác định rõ rệt được vị trí của gã thiếu niên trước mặt. Nó là bạn. Nó là thù. Nó là đồng bào, cùng quê hương, cùng dĩ vãng, cùng kỷ niệm hay nó là hung thần gieo rắc tàn phá xóm làng. Bắn nó? Tha nó?
Nhưng bây giờ thì trễ rồi. Hình dáng tập tễnh của nó bị che lấp bởi một lớp người gồng gánh nhốn nháo chạy qua. Hoanh lao mình về phía trước. Sách lại hiện ra trước tầm súng. Hoanh nâng khẩu súng lên ngang mày. Một người nữa vụt qua làm Hoanh lại phải sấn lên chút nữa. Lần nầy thì hắn quạt thẳng một băng đạn giòn giã. Hắn cảm thấy gân tay của hắn bị chùng lại và những viên đạn chếch quá lên cao lọt thỏm vào khoảng trời xanh thăm thẳm trên cao. Thằng Sách vẫn cắm cúi chạy. Bây giờ thì nó đã vượt qua một cái hàng rào thấp, rồi lách băng qua những thân cây gòn xanh mướt để cuối cùng biến mất sau những túp nhà lụp sụp. Hoanh định chồm lên theo sát, nhưng tự nhiên chân nó hầu như chùn lại. Lia xong tràng đạn, hắn không còn cái hứng thú săn đuổi con mồi. Bởi vì bây giờ trước mặt hắn lại không còn là một thằng du kích đang chạy mà chỉ là thằng Sách của những ngày dĩ vãng xa xưa. Tay súng của nó chợt thõng xuống. Nó không còn thấy đầy đủ lý do để mà dồn ép kẻ chạy trốn đến đường cùng. Nó đâu có khác gì bọn thằng Há, thằng Bình, thằng Đực, thằng Vinh...cả một cái đám con nít đã từng có chung một thời ồn ào, hồn nhiên chạy nhẩy ngoài đồng khi thanh bình còn ngự trị trên quê hương đất nước...

                                     CHƯƠNG 4

Tiếng nổ vừa rồi phát ra ở gần phòng thông tin. Đó là tiếng nổ của một quả lựu đạn nội hóa do thằng nhãi cháu cụ Năm Điếc tung ra. Cụ Năm Điếc ngày xưa là một nhân vật giầu có nhất vùng. Ruộng của cụ cả trăm mẫu. Còn vườn tược thì mênh mông, bát ngát. Cụ chỉ có mỗi một con trai, anh này lấy vợ đẻ được một mụn con, tức là thằng Dụng bây giờ. Sau đó thì anh bị bệnh chết. Con dâu của cụ ở vậy được vài năm thì bỏ đi lấy chồng. Thằng Dụng ở với ông bà nội từ đó. Năm lên tám thì bà nội thằng Dụng mất. Cả nhà trơ trọi chỉ còn đúng hai ông cháu, một già lẩm cẩm, nghễnh ngãng, một trẻ tính đến bây giờ đã được đúng mười hai tuổi, cái tuổi mà thằng Đực cho rằng vô đoàn Thiếu Nhi Giải Phóng là rất hợp. Và Đực đã hoàn tất công cuộc móc nối ấy mặc dù ông của nó nhất mực không chịu.
Ông Năm Điếc có tật nghễnh ngãng từ hồi còn kháng chiến chống Pháp. Ông giàu có, điều này ai cũng biết. Nhưng vào thời buổi loạn lạc, giầu có lại là một cái vạ lớn lao. Bè lũ cường hào hồi đó cấu kết với Pháp thực dân đổ diệt cho ông cái tội tiếp tế cho Kháng Chiến. Chúng nó tra khảo bắt ông nhận tội ròng rã nửa tháng trời để moi hết của chìm, của nổi mà ông dành dụm được. Đến lúc được thả về ông bị thối mất hai bên tai đến trở thành điếc và tâm thần hóa ra lẩn thẩn. Trí nhớ của ông cũng không còn minh mẫn như hồi xưa. Những kỷ niệm xa, gần lẫn lộn trong đầu óc mù mịt của ông. Duy chỉ còn độc nhất một điều mà ông vẫn thường bám riết lấy như một định kiến ăn sâu bén rễ vào tâm hồn, đó là lòng thù ghét cường quyền và Pháp thực dân.
Hồi bắt đầu thi hành công tác móc nối, thằng Đực đã nói với ông:
- Ông còn căm thù thằng Pháp thực dân không?
Ông la lên:

- Tao sống để bụng, chết mang đi.
- Bây giờ tình thế biến đổi rồi. Thằng Pháp ác một, thằng Mỹ còn ác mười. Ông biết chớ?
- Thằng Mỹ là thằng nào?
- Giặc Mỹ đó!
- Nó ở đâu, làm sao, tao đâu có biết!
- Tại không ra ngoài ông không hay, chớ giặc Pháp đi rồi, giặc Mỹ lại đến.
- Nó đến bao giờ, tao đâu có thấy.
- Trời ơi! Đã bảo ông không ra ngoài thì làm sao ông thấy được. Giặc Mỹ cũng mũi lõ, mắt xanh, cũng đốt nhà cướp của, giết đàn bà con nít. Ui, còn bằng mười thằng Pháp thực dân nữa.
- Vậy há.
Chờ không thấy ông phát biểu tiếp, thằng Đực hỏi lại:
- Chỉ “há” không thôi sao? Ông cũng phải làm cái gì giúp toàn dân chống Mỹ cứu nước chớ. Ở ngoài khu người ta đang nô nức theo cách mạng rần rần đó.
- Vậy há.
- Người có tiền ủng hộ tiền, người có sức ủng hộ sức, người có con ủng hộ con, cho xung vô lực lượng cách mạng nữa.
- Vậy há.
- Rồi ... rồi còn ông, ông tính sao?
- Tính cái gì kia?
- Thì ông có vô cách mạng không?
- Tao có biết cách mạng, cách mung là cái gì đâu!
- Hổng biết, vô rồi sẽ biết.
- Thôi! Nhà tao, tao ở, mắc mớ gì tao phải đi đâu.
- Ông không biết gì hết ráo. Làm cách mạng thì ở đâu cũng làm được. Ai bắt mình phải đi mà ông sợ đi.
- Mà điều vô thì tao làm cái gì?
- Chả phải làm cái gì hết ráo, chỉ cần ông ủng hộ tinh thần thôi.
- Tao nào có tinh thần tinh thung gì đâu mà ủng hộ.
- Thì ông cứ hoan hô cách mạng, đề cao cách mạng, kẻ nào giác ngộ cách mạng thì ông khen, kẻ nào chống đối cách mạng thì ông chê, thế là ông ủng hộ tinh thần rồi chớ gì.
- Nào tao có biết ai với ai đâu mà khen với chê.
- Sao lại không. Quanh đây thiếu gì người. Thằng Dụng đó. Nó giác ngộ cách mạng rồi, ông khen nó một câu, rồi khuyến khích nó cho nó lên tinh thần.
Lão Năm Điếc la lên:
- Ý trời đất ơi! Thằng Dụng thì biết cái gì. Thôi, mầy tha cho nó, nó mới nứt mắt đây mà.
- Ông đừng nói vậy bà con nghe thấy người ta cười cho. Càng bé bao nhiêu biết giác ngộ cách mạng càng quí bấy nhiêu chớ.
- Thôi.. thôi.. với ai kia chớ, với thằng Dụng thì tao biết nó hỉ mũi còn chưa sạch mà.
- Vậy mà nó ủng bộ cánh mạng hết mình đó ông ơi. Thế mới là hay chớ.
- Nó biết cái gì đâu mà đòi ủng hộ?
- Trời ơi! Ông chẳng quan tâm gì đến công việc của nó hết. Nó là thành phần thiếu nhi đầu tiên ở đây tham gia cách mạng. Nay mai nó còn được cử vô trỏng học tập chính trị thêm nữa đó.
Ông Năm Điếc đứng phắt ngay dậy, tóc râu ông dựng ngược, mắt ông trợn tròn, ông chửi ngay khi thấy nguồn hạnh phúc cuối cùng của đời ông bị xâm phạm:
- Tổ cha nhà chúng bay. Chúng bay làm gì thì chúng bay làm, mà điều dụ dỗ cháu ông thì ông giết. Nó còn măng sữa, biết cái gì mà học đòi.
Thằng Đực hết kiên nhẫn, không chịu nổi nữa cũng nổi sùng lên hét vào tai ông:
- Ông già chót đời rồi mà không hết hèn. Chỉ những đồ hèn mới làm mất nước.
Ông Năm Điếc đáp lại nó bằng một cái cán chổi đập hụt qua đầu. Vừa đập ông vừa la, giọng ông run lên:
- Tao làm sao thì thây cha tao. Mà điều mầy còn rủ rê cháu tao tầm bậy tầm bạ thì tao giết.
Câu chuyện đó xẩy ra cách đây cũng đã gần hai năm, hồi mà “ánh sáng cách mạng” chưa lan rộng đi được bao xa và cũng chưa đủ sức mạnh để cưỡng ép người ta đi theo. Rồi đến khi tiếng súng đầu tiên ở Tây Ninh bùng nổ, lò thuốc súng lan rộng, những vũ khí chôn giấu được đào lên, những vụ ám sát khủng bố bắt đầu xuất hiện thì chẳng cứ một mình ông Năm Điếc phải khuất phục mà trong bóng tối âm thầm của đồng quê êm ả, còn biết bao nhiêu trường hợp phải khuất phục như vậy nữa.
Ước muốn nhỏ nhoi của mọi người là được sống yên ổn với con trâu, với luống cầy không còn là ước muốn tầm thường và dễ thực hiện. Trong vòng kiềm tỏa của chiến tranh, không còn kẻ nào có thể lừng khừng đứng ở giữa, mà bắt buộc phải chọn lựa. Hoặc bên này hoặc bên kia, mà theo bên nào thì cuộc sống của người dân hiền lành chất phác cũng đương nhiên bị xáo trộn. Như khu vườn rộng của ông Năm Điếc bây giờ đã trở thành trạm giao liên và hầm trú ẩn. Căn hầm đào sâu từ dưới gốc sung ngoài bờ mương, xuyên qua sân đất ăn thông vào tận đáy chuồng heo. Dần dà những vụ giật mìn trên quốc lộ, những vụ phục kích hay bắn sẻ lẻ loi, những đêm đánh phá cầu... đều xuất phát từ chỗ trú ẩn đặc biệt kín đáo đó. Ông Năm Điếc giả bộ điếc luôn. Ông không nhìn, không nghe, không nói thêm điều gì nữa hết. Nhất là từ hôm thằng cháu thân yêu của ông đích thân xách mã tấu về nhà dọa ăn thua đủ với ông nếu ông còn có tinh thần phản cách mạng, ngáng lối cản đường cái khí thế của nhân dân đang vùng dậy.


                        (còn tiếp)
Read more
Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013
HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 123 ) :    Cứ xin lỗi là xong …



                              
Mới sáng sớm đã nghe chị Gái hủ tíu la lối gã thu tiền điện:
“ Í mẹ ôi…sao nhiều dữ vậy cà …những 450 ngàn ? Tháng trước có 300 ngàn thôi. Phải thằng ghi đồng hồ ghi lộn hôn ?”
Gã thu tiền điện tỉnh bơ :
“ Tôi đâu có biết .Điện lực báo nhiêu tôi thu nhiêu. Thắc mắc lên quận mà hỏi ! Có đóng không tôi đi ạ..”
Chị Gái hủ tíu càm ràm chặp nữa mới móc tiền ra trả làm cô Phượng cave cười ngỏn nghẻn :
: “ Có 450 ngàn nhằm nhò gì…nó bắt đóng 4 triệu 500 ngàn cũng phải nhắm mắt đóng. Điện lực là cha thiên hạ mà !”
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố :
“ Bởi vậy  người ta mới nói cúp FIFA, cúp Euro, cúp ASEAN , cúp nào cũng “đéo” bằng “cúp…điện”. Mấy anh chị đang véo von hát karaoke nó cúp điện cái rụp, ĐKM , đành phải quăng mi cờ rô đi, chuyển sang hát bằng…tay chớ biết sao ?”
Cả quán cười ồ. Cô Phượng cave bị nói kháy, la chói lói :
“ Bộ mày lên phòng karaoke chưa mà biết người ta hát…bằng tay ?”
Bà Năm hủ tíu thật thà :
“ Hát bằng tay là sao ? Tay sao hát được ?”
Gã Ký Quèn nhanh nhẩu :
“ Không hát được nhưng quậy thì … thôi rồi Lượm ơi  …”
Cả quán cười ồ. Chiếc quạt trần treo giữa phòng đang quay loang loáng, bất chợt chị Gái hủ tíu thò tay tắt cái rụp. Cô Phượng cave la to :
“ ủa...sao quạt đang chạy chị Gái tắt đi...”
Chị Gái hủ tíu phân bua :
“ 9 giờ 30 sáng, sang giờ cao điểm rồi. Giờ này bắt đầu tính tiền điện theo giá cao đây. Thôi bà con chịu ngồi nóng chút. Tiền điện cao quá chịu không thấu...”
Gã Ký Quèn thắc mắc :
“ Vậy tới mấy giờ mới tính tiền theo giá thấp...”
Chị Gái lắc đầu :
“ Tôi đâu có biết...chắc nửa đêm quá...”
Thằng Bảy xe ôm vọt miệng chửi :
“ ĐKM nó….xăng tăng, điện tăng, ga tăng…cái gì cũng tăng vậy mà cứ nói dối lem lẻm. Nào quốc tế đánh giá cao thành tựu giảm nghèo, an sinh xã hội . Nào giá điện, xăng dầu,  y tế… từng bước được thực hiện hỗ trợ người nghèo.”
Ông đại tá hưu mắng :
“ Thằng Bảy xe ôm nói láo. Tăng giá điện phải có lợi cho xã hội thì Nhà nước mới tăng chớ ? Tụi bay không nghe đồng chí Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cổ võ “ người dân phải hạnh phúc và tự hào chịu tăng giá mới là yêu nước”
Cô Phượng cave cười ré :
“ ĐKM nhà nó…tự hào tăng giá mới là yêu nước. Sao bảo yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội. Vậy chủ nghĩa xã hội là móc túi dân hả ?”
Ông đại tá hưu quát :
“ Con Phượng cave nói láo ? Sao mày dám báo chủ nghĩa xã hội là móc túi dân ?”
Chị Gái hủ tíu dàn hòa :
 “ Chú Ba bảo tăng giá điện có lợi cho xã hội . Vậy  có lợi chỗ nào ?”
Ông đại tá hưu cao giọng :
“ Tiền thu được nhiều...lấy tiền đó đầu tư  vào ngành điện “
Gã Ký Quèn cười khơ khớ :
“ Đầu tư vào ngành điện xây biệt thự, bể bơi, sân tennis cho các quan mất cha nó  600 tỷ rồi.  Rồi dùng 121.000 tỷ “đánh bạc” vào ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nữa là hết vốn.Hóa ra, mỗi khi bật công tắc điện là dân phải trả tiền cho cán bộ điện lực chiều chiều đi bơi , tối tối nhậu nhẹt, chơi gái…”
Ông Tư Gà nướng càm ràm :
“ Í trời ơi…ăn tàn phá hại vậy rồi Bộ trưởng công thương có từ chức không ?”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Từ cái con mẹ nhà nó. Như vụ thằng bác sĩ vứt xác người xuống sông phi tang, báo chí hỏi Bộ trưởng y tế có từ chức không, ông Vũ Đức Đam , văn phòng chính phủ lại nói :” Không phải cứ có việc xảy ra là nghĩ ngay tới từ chức …”
Ông Tư Gà nướng càm ràm :
“ Thì ông Thủ tướng đã mở đầu việc xí xóa mọi chuyện bằng xin lỗi đấy thôi…”
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố :
“ Bởi vậy…cứ bốc hốt thoải mái…cứ tha hồ bán đất bán biển…muốn ra sao thì ra…cứ xin lỗi là xong …”
Cả quán cười ồ. Riêng ông đại tá hưu mặt hầm hầm.

27-10-2013


Read more
Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013
nhà văn NHẬT TIẾN : HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 26)

                                                      (tiếp theo)

                   
                                                                          Hình : Ông Đỗ Thái Nhiên  
2. Ông Đỗ Thái Nhiên và cái nhìn về cuộc chiến Việt Nam:

            Theo tôi, có lẽ nguyên nhân dẫn đến những nhận định sai lầm và phê phán "thật mạnh mẽ" của ông Đỗ Thái Nhiên đối với những nhận thức của Nhật Tiến bắt nguồn từ cách nhìn của ông về cuộc chiến Việt Nam. Trong bài "Trận chiến xót xa ", ông Đỗ viết:             "Hiện sử Việt Nam là một cuộc đấu tranh lẫn nhau giữa tả và hữu, giữa chính đề và phản đề. Vì  thế xã hội Việt Nam trong t­ương lai chắc chắn không thể là xã hội của tả hay hữu mà là xã
hội của tổng hợp đề ".
            Đây là một cách nhìn lịch sử không những có tính cách mơ hồ mà còn nguy hiểm. Trưước hết, người đọc không hiểu ông Đỗ đứng từ vị trí nào mà phân định tả và hữu. Trong phe Cộng sản cũng có tả và h­ữu. Điển hình là, Cộng sản Trung Hoa thời Mao Trạch Đông chỉ trích cộng sản Liên Xô là bọn xét lại và hữu khuynh. Hoặc trong cuộc cách mạng Pháp 1789, thoạt đầu nhóm Girondins được xem là tả phái, nh­ng về sau nhóm Montagne chủ trư­ơng quá khích hơn nên nhóm Girondins trở thành hữu phái. Nói cách khác, tả và hữu chỉ nhằm biểu lộ khuynh h­ướng quá khích hoặc bảo thủ trong cùng một quốc gia, một hàng ngũ hay một tổ chức và nhiều khi chỉ có tính cách giới hạn trong nhất thời.
            Nếu nhìn cuộc chiến "Quốc-Cộng" trong mấy chục năm qua và hiện nay là một cuộc chiến tranh giành quyền lực của dân tộc Việt Nam giữa hai khuynh hướng tả và hữu, ông Đỗ vừa đánh mất ý thức dân tộc vừa không thấy được bản chất của Cộng sản. Bởi lẽ, ông Đỗ đã không đứng từ một vị trí gắn bó với truyền thống và quyền lợi của dân tộc để nhìn thấy hoặc đánh giá bản chất của Cộng sản cũng như­ bản chất của các chế độ Cộng Hòa. Cách nhìn và đánh giá của ông Đỗ chứng tỏ rằng theo ông, Cộng sản miền Bắc và Cộng Hòa miền Nam đều là hai thực thể chính trị và chế độ biểu lộ hai khuynh hướng tả và hữu, nghĩa là cấp tiến và bảo thủ, của dân tộc Việt Nam. Cũng chứng tỏ một điểm nữa là ông Đỗ đã không ý thức được rằng trong cuộc chiến "Quốc-cộng" vừa qua, lực l­ượng dân tộc đã không phải là người tố chức và chủ động mà chỉ là người bị khống chế và lợi dụng bởi hai tập đoàn phi dân tộc bị điều động và đại diện cho quyền lợi của ngoại bang. Trong ý nghĩa này, các chính quyền cũ tại miền Nam tr­ước đây dù nằm trong "Liên Hiệp Pháp", hoặc là "tiền đồn chống Cộng" của Mỹ, đã vừa lợi dụng máu xư­ơng của dân tộc để phục vụ mưu đồ và quyền lợi của ngoại bang, vừa giúp phong trào Cộng sản bành tr­ướng mạnh mẽ để cuối cùng khi Mỹ thay đổi chính sách và ngư­ng viện trợ là tan rã. Đặc biệt đối với Cộng sản, dù núp dư­ới chiêu bài nào -kháng chiến chống Pháp hay giải phóng dân lộc - các cuộc chiến tranh do Cộng sản tổ chức và lãnh đạo cũng phải được xem là những cuộc chiến tranh xâm lăng dựa trên hậu quả thực tế không thể phủ nhận là quyền lợi tinh thần cũng như­ quyền lợi vật chất của tổ quốc và dân tộc bị hủy diệt nhằm đồng hoá với hệ thống t­ư t­ởng, vãn hóa và xã hội Liên Xô của Mác-lê-nin.
           
            Từ những sai lầm căn bản trên đây dẫn đến những sai lầm quan trọng khác của ông Đỗ trong lý luận cho rằng cuộc chiến "Quốc-Cộng" vừa qua và hiện nay "là một cuộc đấu tranh lẫn nhau ... giữa chánh đề và phản đề" để có một "tổng hợp đề ... là xã hội Tam Dân" như­ ông Đỗ đã viết. Nếu phải lý luận theo kiểu luật mâu thuẫn như ­ ông Đỗ đã lý luận thì người đọc cũng khó chấp nhận được rằng với chính đề và phản đề là hai thế lực phi dân tộc như­ đã thấy mà lại có được một tổng hợp đề là dân tộc như­ xã hội Tam Dân ! Với một bên là Pháp hoặc Mỹ và một bên là Cộng sản Liên Xô hoặc Cộng sản Trung Hoa, vì những mâu thuẫn và đối kháng lẫn nhau trong quan hệ bành tr­ướng thế lực và quyền lợi quốc tế của họ, thì tổng hợp đề - nếu muốn nói nh­ư thế - chỉ là sự tang tóc, nghèo đói và chiến tranh tại các nưước như­ợc tiểu, chậm tiến mà điển hình là Việt Nam như­ đã xảy ra !

            Có lẽ ông Đỗ Thái Nhiên chư­a thấy được rằng cách lý luận và giải thích sự phát triển của con người cũng như­ xã hội theo kiểu chính đề, phản đề và tổng hợp đề nh­ư Mác và chủ nghĩa Cộng sản dã áp dụng, đã thất bại và thiếu sót nghiêm trọng. Mác và chủ nghĩa Cộng sản lý luận và giải thích rằng với chính đề là thực trạng quanhlệ sản xuất của xã hội t­ư bản sẽ mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với phản đề lực l­ượng sản xuất của xã hội t­ư bản để dẫn đến tổng hợp đề là sự thành hình của xã hội xã hội chủ nghĩa và tiến đến xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Cho đến ngày nay, điều dã được chứng minh là không có truờng hợp nào vì những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong xã hội mà các nước tư­ bản đã trở thành các nước Cộng sản. Ngư­ợc lại, ai cũng biết rằng chế độ Cộng sản đã được áp đặt bằng bạo lực, sắt máu và căm thù một cách phản tự nhiên. Cũng đã được chứng minh là hiện nay khuynh hướng sửa đổi và từ bỏ những giáo điều phản tự nhiên, ng­ược lại với những mơ ­ước tự do, nhân bản của con người đã thấy xuất hiện ngay trong lòng của những chế độ Cộng sản. Sở dĩ như thế vì Mác và chủ nghĩa Cộng sản đã chối bỏ vai trò của ý thức và tinh thần trong sự phát triển của xã hội và con người. Mác đã khẳng định: "tồn tại của xã hội (hay hình thái kinh tế của xã hội) đã phát sinh ý thức xã hội" Nói cách khác, Mác muốn nói chính vật chất được thể hiện qua các hình thái kinh tế của xã hội đã đẻ ra tinh thần và ý thức. Mác và chủ nghĩa của ông đã cố tình quên rằng, bên cạnh những mâu thuẫn luôn luôn có và thường là những động cơ để xảy ra những biến chuyển trong xã hội, chính ý thức về chân-thiện-mỹ vốn được thể hiện trên bình diện xã hội qua những mơ ­ước nhân bản của con người về tự do, công bằng, dân chủ đã nh­ư ngọn hải đăng để âm thầm và liên tục hướng dẫn b­ước tiến của xã hội con người. Ai cũng có thể kiểm chứng và biết rằng dù bán khai hay văn minh, dù ở thời kỳ ăn lông ở lỗ hay ở thời đại kỹ thuật điện tử ngày nay, con người vẫn biếu lộ sung s­ớng khi được th­ương yêu, quý trọng và không bị giam giữ, ng­ược lại với thái độ buồn chán, căm phẫn khi bị ghét bỏ, khinh bỉ và tù đày. Đó là những hình thức căn bản biểu lộ ý thức và tinh thần tự do, công bằng, dân chủ của con người dù tiềm ẩn bên trong mỗi cá nhân hay được hợp pháp hóa ngoài xã hội mà trên căn bản, nó đã  không hề thay đổi hoặc phát sinh theo sự thay đổi các hình thái kinh tế của xã hội loài người.
            Nhìn lại lịch sử Việt Nam, suốt một ngàn năm bị Tàu đô hộ với âm mư­u đồng hóa từ hình thái kinh tế đến cấu trúc xã hội, từ văn tự đến văn hóa, nh­ưng chỉ với ý thức dân tộc, tiền nhân chúng ta đã giành lại quyền độc lập tự chủ để có một nưước Việt Nam riêng biệt cho đến sau này.
            Cách nhìn về lịch sử và cuộc chiến Việt Nam của ông Đỗ Thái Nhiên qua lý luận biện chứng tả hữu, chính đề, phản đê và tổng hợp đề như­ trên không những chỉ mơ hồ, sai lạc mà còn nguy hiểm. Nguy hiểm ở chỗ, không thấy được lực l­ượng dân tộc, không có ý thức dân tộc, chỉ thấy có tả và hữu nên cách nhìn và đánh giá của ông Đỗ dễ bị lầm lẫn và bị cuốn hút vào một trong hai phía mà ông ta có ảo tư­ởng là một thứ tổng hợp đề và phía nào cũng là tai họa của dân tộc. Suốt gần một thế kỷ nay, chính vì chúng ta đánh mất ý thức dân tộc nên bóng dáng của những người ngoại quốc ở cả hai miền đất nưước - Pháp, Mỹ, Trung Hoa, Liên Xô - có người được gọi là mẫu quốc, có người được gọi là đồng minh, có người được gọi là đàn anh kính mến hay bậc thầy  vĩ đại - đã thay phiên hay cùng lúc khống chế vận mệnh của đất nưước. Và dân tộc Việt Nam, trong hoàn cảnh đó, chẳng khác nào thân phận Thúy Kiều của Nguyễn Du, "đ­ưa người cửa tr­ước r­ước người cửa sau', chìm đắm trong chu kỳ ngoại thuộc mà Gia Long Nguyễn Ánh đã khởi đầu khi r­ước Pháp vào đánh Tây Sơn. Chu kỳ ngoại thuộc này có những mốc thời gian quan trọng mà 30 tháng 4 năm 1975 là một. Chính đây là thời điểm dễ dàng nhất để nhận diện hai thế lực phi dân tộc. Điểm đặc biệt trong sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa không ở chỗ nó bị xóa tên trên bản đồ thế giới mà ở chỗ hàng triệu người bao gồm hầu hết quân đội và công chức sắp hàng trong trật tự để được đ­ưa đi "học rập cải tạo". Giải thích nh­ư thế nào về hiện tư­ợng này ? Thực là sai lầm và nông cạn nếu chúng ta đánh giá tập thể hàng triệu người nh­ư thế khiếp sợ và đầu hàng Cộng sản hoặc bi Cộng sản lừa với chính sách học tập 10 ngày hoặc ba tháng. Thực tế lịch sử và truyền thống dân tộc với những gương tuẫn tiết sẽ nghiêm khắc phủ nhận những đánh giá nh­ư vậy. Hiện t­ượng trên đây chỉ có thế được giải thích rằng, từ tận cùng của ý thức trong mỗi người - dù quân nhân hay công chức - đã thấy có sự bất ổn, thiếu chính nghĩa đối với cuộc chiến mà họ đang tham dự cũng nh­ư đối với chế độ mà họ đang phục vụ. Thái độ phục tòng của họ tr­ước kẻ thù khi trình diện trong trật tự chỉ là phản ứng tiêu cực và trong tình trạng vô thức của một thứ tâm lý muốn thoát ra ngoài cuộc chiến triền miên và vô nghĩa cũng nh­ư muốn phản kháng lại cái chế độ mà chính họ cũng không ý thức rằng từ lâu họ đã không còn tin t­ưởng. Tr­ước đó, cuộc tháo chạy hỗn loạn từ miền Trung vào cũng nh­ư từ Cao nguyên xuống cũng phát xuất từ­ một thứ tâm lý nh­ư thế. Th­ượng bất chánh hạ tắc loạn. Một chế độ phi dân tộc làm sao có được sự hậu thuẫn, lòng trung thành và niềm tin tưởng của dân tộc ?
            Trong khi đó, điểm đặc biệt trong sự chiến thắng của chế độ Cộng sản mà từ lâu họ núp sau những chiêu bài giải phóng dân tộc, là hình ảnh của những bích chư­ơng và biểu ngữ treo la liệt khắp phố phường, làng xóm với nội dung "Chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng muôn năm "Đảng  Cộng sản Việt Nam, ngư­ời tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam", "Yêu nư­ớc là yêu chủ nghĩa  xã hội" ! Nội dung của các bích chư­ơng và biểu ngữ đó đã khẳng đinh một cuộc đổi đời thực sự và triệt để, mở đầu cho việc hủy diệt truyền thống văn hóa ngàn đời của dân tộc để đồng hóa vào khuôn mẫu xã hội Liên Xô từ cấu trúc xã hội đến hình thái kinh tế, từ giáo dục, văn hóa đến tình cảm và t­ư tư­ởng. Bề trái của huy ch­ương chiến thắng mà Cộng sản Việt Nam đã chiếm đư­ợc là hình ảnh của các trại tù, của những xác ngư­ời Việt Nam nằm trên những bờ biển và những góc rừng xa lạ, của một xã hội Việt Nam nghèo đói xác xơ kiệt quệ của một kẻ đã tự hào trong chiến tranh và nay trở thành kẻ van xin quỵ lụy trong "hòa bình", và đặc biệt, đó là hình ảnh của hai ông Mác và Lênin đang dẫm nát bức dư­ đồ Việt Nam.

            Phải chăng đó là hai khuynh h­ướng tả và hữu của dân tộc Việt Nam, đó là chính đề và phản đề trong cuộc chiến Việt Namnh­ư ông Đỗ đã viết ? Liệu với hai  chính đề và phản đề nh­ư thế có sẽ dẫn đến tổng hợp đề "Tam Dân" nh­ư ông Đỗ đã khẳng định chắc chắn phải xảy ra ?
           
            Tóm lại, khi những chiếc mặt nạ và những chiêu bài giả trá của các thế lực phi dân tộc đã rơi xuống, cuộc chiến tr­ước mắt sẽ đích thực là cuộc chiến của lực lư­ợng dân tộc chống lại cuộc chiến xâm lăng của chủ nghĩa Cộng sản để giành lại độc lập tổ quốc và tự do dân tộc. Không còn nữa  cái thế đ­ương đầu bình đẳng giữa một bạo lực này với một bạo lực khác, giữa một thế lực phi dân tộc này với một thế lực phi dân lộc khác. Cuộc chiến chống Cộng tr­ước mắt chính là cuộc chiến giữa nhân bản và phi nhân, giữa dân tộc và phi dân tộc, giữa chính nghĩa và gian tà. Thế tất thắng của dân tộc phát xuất từ đó. Khả năng tập hợp lực lư­ợng dân tộc cũng dựa trên căn bản đó.


                                                              (còn tiếp)
Read more