Open top menu
Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013
ManjulasKitchen is our April On The Rise partner

Congratulations to chef Manjula, our featured "On The Rise" partner this month. Her YouTube channel, ManjulasKitchen, is in the spotlight on the YouTube Spotlight channel today.

Manjula has posted cooking videos on YouTube for more than six years, but her history with the kitchen dates back to her childhood in North India, where she assisted her mother with cooking for their family. From a young age, Manjula learned the importance of fresh ingredients and simple spices. She carried this knowledge and experience with her to the United States many years later, and continued to hone her craft. Her loyal following on YouTube includes beginners and experienced chefs who are also interested in producing authentic Indian vegetarian cuisine. Check out Manjula’s channel to learn for yourself how to make chai masala tea, sweet almond brittle, or classic Indian vegetable curry. You’ll appreciate the clear video walkthrough as well as the written instructions you’ll find for each recipe, and we’re betting the end result will delight you as well!


Manjula has a few words to share:
I would first like to acknowledge and thank my subscribers and everyone who voted for me. I truly enjoy creating these recipes and sharing with you. I take a lot of pride in my work through Manjula's Kitchen. I often spend a lot of time perfecting each recipe. I have to admit that the right recipe and the right combination of ingredients is not always the easiest to come up with! Despite this, I must say I truly enjoy this process. You, the viewers, have given me so much love and encouragement over the years. Your feedback and enthusiasm for Manjula's Kitchen is invaluable. It has really given me the motivation and desire to continue coming up with creative and new recipes to share with you. YouTube has given me a wonderful platform to promote my passion and love for cooking.
If you’ve enjoyed this monthly On The Rise blog series, and want to see more rising YouTube partners, check out our Google Hangouts with past featured partners on the YouTube Creators channel. You can participate and help us surface YouTube talent by nominating a YouTube partner to be considered for the “On The Rise” program. Feel free to submit nominations for your own channel, or for channels you follow that you think deserve more attention or could be the next YouTube sensation. We’ll continue to feature promising partners who drive more watch time and produce engaging content on a regular basis. See you next month!

Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Partner Support, recently watched "Lie Witness News - Coachella 2013."
Read more
30 THÁNG TƯ  – CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ.





    


    Sáng 30 tháng 4 năm 1975, tôi đang ở cuối đường 14 cũ và đầu đường Trường Sơn mới, tức sông A Vương, tỉnh Quảng Đà (cũ). Lúc đó tôi nghe BBC kể về một bức biếm hoạ đăng trên báo Mĩ, vẽ ngôi mộ có bia khắc dòng chữ "VNCH" (Việt Nam Cộng Hoà) và "nơi đây yên nghỉ một quốc gia vừa chết trong tức tưởi".

Tôi cũng nghe đài Sài Gòn đọc tuyên bố buông súng, giao lại chính quyền của ông Dương văn Minh, sau đó là bài hát Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong - "ngoài hiên gịot mưa thu thánh thót rơi, trời vắng…u buồn…mây hắt hiu ngừng trôi", lát sau có tiếng người đọc: "Đây là tiếng nói của Quân Giải phóng khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn" và tôi nghĩ: chiến tranh đã kết thúc.

Đêm đó nằm trên võng với ánh đèn hạt đậu, tôi ghi sổ tay :

“ Lịch sử dân tộc sang trang mới. Nghệ thuật với “tiếng lòng” cáo chung . Tiếng nhạc Đặng Thế Phong như tiếng nức nở than khóc một thực thể vừa trút hơi thở cuối cùng. Đó là tiếng kèn đưa đám  chế độ Việt Nam Cộng Hòa , tiếng thở than cuối cùng, tiếng thở hắt ra của một nền nghệ thuật tự do.

Thôi thế từ nay hết cái buồn mênh mang, hết cái sầu vạn cổ, hết cái bơ vơ trong cõi vô cùng…Mai tới là những điệu kèn đồng hối hả thúc giục lao động….Nghệ thuật, nghệ thuật và nghệ thuật…cũng đút tay vào còng..”

Sáng hôm sau xảy chuyện :

“ Bên trạm giao liên, cô Hoa đẻ non, con mới 15 ngày còn đỏ hỏn, đã phải ngồi xe tải vượt Trường Sơn ra Bắc. Cô van xin ở lại để mẹ con cứng cáp. Đâu có được. Cô và đứa con cô là biểu tượng của tội lỗi, của sự mất thanh danh tiểu đoàn, mất danh dự quân đội.

Lòng tôi như xát muối nhìn cô ẵm con lên xe , ngoái nhìn phương trời xa, bố đứa bé chưa biết mặt con vẫn đang lặn lội chiến trường.

Cô sẽ về một vùng quê nào đó, ôm con mỏi mắt đợi chờ . Nhưng cô chờ ai, người đàn ông chỉ sau một lần yêu chớp nhoáng đã lại đi vào lửa đạn. Mai sau còn sống trở về và liệu lúc đó có còn của cô ?”

10 ngày sau, tôi cùng đại úy Lê Tử Kỳ - sau này là Viện trưởng Viện thiết kế dầu khí,   chạy commăng ca về Sàigon tìm tới nhà ông anh là nhà văn Nhật Tiến, nhờ báo Thiếu Nhi tôi biết được địa chỉ 159 Thiệu Trị , cạnh cổng xe lửa số 6.

Vào một buổi chiều, một chiếc xe con quân sự đỗ xịch trước cửa, hai ông “lính chiến” quân trang quân dụng đầy mình nhảy trên xe xuống gõ cửa ầm ầm. Xấp nhỏ chạy ra, tôi hét :

“ Mở cửa…cách mạng xét nhà…” .

Ôi chao, ngày đó như thế là chuyện lớn lắm. Tôi vào phòng khách nhìn thấy hình bố mẹ treo trên tường , yên trí nhà ông anh đây rồi. Tôi hét :

“ Bố mẹ đâu rồi ?”

Xấp nhỏ sợ xanh mắt, mếu máo :

“ Bố mẹ cháu ở nhà in…”

“ Gọi điện về ngay…”

Lát sau ông Nhật Tiến chạy về.  Nhìn thy hai ông bđội lù lù, ông tái mặt. Tôi lại gần ôm lấy ông anh :

“ Em Tuấn đây mà…”

Ông Nhật Tiến đẩy tôi ra :

“ Vâng vâng…mời hai ông ngồi chơi…”

Tới lúc đó ông Nhật Tiến vẫn chưa dám nhận thằng em xa cách từ năm 1954. Mãi sau khi tôi vào toa lét tắm rửa , mặc bộ pyjama bước ra, hai anh em mới ôm nhau khóc nức nở.

Chiều hôm đó sau bữa tiệc hàn huyên, tôi mặc quần tây , áo sơ mi lẻn ra lăng cha Cả tìm … “chị em ta”.

Mãi sau này tôi khó quên được cái cảnh “vui vẻ” trên giường với cô gái , nhìn vào cánh tủ gương thấy trên chiếc chiếu trải dưới đất đứa bé gái chừng 3 tuổi đang ngủ mê mệt. Tôi đoán cô gái là vợ lính cộng hòa đã nằm xuống đâu đó  để lại hai mẹ con. Khi chia tay, cô gái cười buồn :

“ Chắc anh là…bộ đội cụ Hồ ?”

Tôi trợn tròn mắt :

“ Ối trời ôi…sao em đoán hay vậy”

Cô gái lại cười  :

“Thì bị hãm trên rừng lâu ngày , riết rồi thành con chó đói….lính cộng hòa đâu có vậy !”

Tôi phải thưởng thêm cho em một tờ bạc “bác Hồ” nữa.

Tối đó mãi 10 giờ khuya chưa thấy ông em mò về , ông Nhật Tiến đánh xe hơi đi rà rà dọc đường Võ Tánh, chợt tá hỏa thấy ông em ngồi vỉa hè nói cười ngả ngớn , vỗ đùi vỗ vế mấy em đứng đường. Ông phóng vội xe đi sợ tôi “mặc cảm” .

Đêm đó tôi về khuya, ông anh đã “tế nhị” để sẵn trong toa lét một chai cồn 90 để ông em “tổng vệ sinh”. Tối hôm sau, ngồi uống càphê, hai anh em bàn chuyện chính trị, thời sự. Ông đưa ra mấy cuốn Mác Lê, mấy cuốn nghị quyết đại hội đảng  coi y tôi ra sao. Tôi bật cười :

“ Thôi ông ơi, những cuốn này không nhá được đâu, đến tôi cũng còn chịu nữa ông. Tốt hơn hết ông tìm cách trốn ra nước ngoài . Người tử tế như ông sống sao được với cộng sản ….”

Ôi thôi thôi , thế là bao nhiêu thu hoạch sau đợt thành ủy Sàigòn tổ chức học tập nghị quyết  chính trị cho văn nghệ sĩ Sàigòn trôi sạch.

 Thế rồi sau mấy năm nhếch nhác làm nhà giáo, ông anh tôi mới  bước chân xuống tàu di tản sang Mỹ sau một chuyến đi trên hải đạo kinh hoàng.



30 - 4 - 2013

    ĐÍNH CHÍNH CỦA NHÀ VĂN NHẬT TIẾN :


Nhật Tiến: Vài lời đính chính :


 Nhân đọc bài “Chuyện bây Giờ Mới Kể ”,  tôi - Nhật Tiến người trong cuộc - xin được đính chính vài điều như sau :

1) Người mà Nhật Tuấn gặp đầu tiên ở nhà số 159 Thiệu Trị, Sài Gòn là nhà tôi, Đỗ Phương Khanh, khi ấy đang làm công nhân cho xưởng in Alpha ở đường Phạm Ngũ Lão Sài Gòn, lúc nhận điện thoại ở nhà gọi báo tin "có chú Tuấn ở ngòai Bắc vào" thì chạy ngay về gặp Nhật Tuấn. (Tháng 5 -1975, nhiều nhà tư nhân vẫn còn điện thoại).

 Hai chị em nhận ra nhau ngay, qua giọng nói còn ghi nhớ.

Như thế, chuyện “Nhìn thấy hai ông bộ đội ngồi lù lù, ông tái mặt” là không có.

 2) Nhật Tuấn (cùng đại úy Lê Tử Kỳ) tìm đến nhà ông anh là chuyện thật, lại rất sớm, tức chỉ 10 ngày sau khi nghe tin quân Giải phóng đã vào Sài Gòn như Nhật Tuấn đã thuật trong bài. Mà như thế thì lúc đó chưa có Khóa Bồi dưỡng chính trị cho Văn Nghệ Sĩ do Thành Ủy tổ chức, và câu nhận định của Nhật Tuấn trong bài kể trên :

 “Ôi thôi thôi , thế là bao nhiêu thu hoạch sau đợt thành ủy Sàigòn tổ chức học tập nghị quyết chính trị cho văn nghệ sĩ Sàigòn trôi sạch.” là hoàn toàn vô căn cứ.

 Lớp bồi dưỡng chính trị này chỉ mở có 2 khóa, Khóa đầu (tôi có tham dự) mãi đến khoảng tháng 6 -1976 mới khai mạc, sau khi chính quyền mới đã ruồng bắt hết các văn nghệ sĩ có tên trong danh sách cần bắt giữ như Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sĩ Tế, Dương Nghiễm Mậu, Lý Đại nguyên, Duyên Anh, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Minh Đăng Khánh, Lê Xuyên, họa sĩ Chóe…..v...v..cùng rất đông các nhà văn, nhà thơ, nhà báo khác nữa.

 Hơn nữa, dù có theo học khóa Bồi dưỡng chính trị kể trên, tôi cũng chẳng “thu hoạch” được gì hết nên làm sao lại  đến nỗi “bao nhiêu thu hoạch… bị trôi sạch”.

Trong nhiều bài viết cũng như 3 cuốn Hành Trình Chữ Nghĩa do tôi xuất bản trong năm vừa qua, tôi  cũng đã trình bầy nội dung của cái khóa học này. Nhiều độc giả chắc cũng đã biết sau  khi đọc bộ sách này.

3)  Sau 30-4 qua các đợt bắt bớ văn nghệ sĩ và các đợt Sĩ Quan, Công chức cao cấp đi trình diện cải tạo, tâm trạng mọi người đều rất bất an, ai cũng lo cho số phận của mình, thêm nữa, đời sống trước mặt cho thấy đầy bấp bênh khốn khó, vậy thì chỉ những kẻ nằm vùng mới có tâm trạng an vui và tìm sách “Mác, Lê” để đọc.  Cá nhân tôi, không thuộc loại người ấy nên không thể có chuyện “Ông đưa ra mấy cuốn Mác Lê, mấy cuốn nghị quyết đại hội đảng coi ý‎ tôi ra sao. Tôi bật cười : “ Thôi ông ơi, những cuốn này không nhá được đâu, đến tôi cũng còn chịu nữa ông. Tốt hơn hết ông tìm cách trốn ra nước ngoài. Người tử tế như ông sống sao được với cộng sản ….”

Tôi chẳng là cái thớ gì mà có được những cuốn Nghị Quyết của Đảng để đem khoe ngay sau 10 ngày Nhật Tuấn vào tìm tôi ở Sài Gòn.

Còn về mấy năm sau này, khi nhà in Alpha được cán bộ miền  Bắc giao trách nhiệm in lại mấy cuốn sách Mác, Lênin, tôi được cho mấy cuốn để đọc thì lại là chuyện khác. Quản đốc nhà in Alpha khi đó là ông Lý Thái Thuận, bạn đồng nghiệp cùng dạy Vật Lý với tôi ở nhiều tư thục Sài Gòn trước 1975. Chuyện cho sách như thế cũng là điều bình thường, chứ tôi cũng chẳng bỏ tiền ra mua.

Sự kiện  xẩy ra đã gần 40 năm, chuyện nhớ sai cũng là bình thường nhưng cũng  xin đính chính để tránh gây ngộ nhận.

 Nhật Tiến

 California ngày 30-4-2013


 
 
Read more
Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013
NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác (KỲ 30 )




                   (tiếp theo)

                                                                     Nhà văn NHẬT TIẾN 




Sở dĩ tôi nêu lại một vài con số kể trên là để nhắc đến công tác tuyên truyền mà Nhà N­ước phát động mỗi khi có một đợt công tác hay chiến dịch nào đó sắp đ­ược thi hành. Bọn học sinh, nhi đồng sinh hoạt trong các Chi Đội Chi Đoàn, các trường, lớp..v.v..cũng không đứng ra ngoài công cuộc vận động quy mô đó.
Như­ trong cuộc Cải tạo T­ư sản Th­ương nghiệp trên quy mô toàn miền Nam vào tháng 3-1978, Sài Gòn đã rúng động về những chuyện công an, cảnh sát ùa tới lục soát, niêm phong, tịch thu, bắt bớ tất cả những nhà buôn gọi là có máu mặt.
Đám trẻ góp phần trong công cuộc này là được rỉ tai dò la xem các cơ sở th­ương mại, các nhà buôn hàng xóm láng giềng hay trong khu phố có tẩu tán tài sản bằng cách lén lút chở đi vào ban đêm hay không đặc biệt là ngay với cả ng­ời trong nhà, hãy ghi nhớ những chỗ ông bà,cha mẹ, chú bác. . . cất giấu vàng bạc châu báu để báo cáo lại, "nhằm bảo vệ tài sản của nhà mrớc XHCN", đoàn thể trong nhà trường đã dạy dỗ trẻ con nh­ư thế !
Vào thời điểm đó, nhiều thành tích của tuổi trẻ được tuyên d­ương và loan truyền. Đã có nhiều dân T­ư sản đào hố sau vư­ờn hay nậy gạch trong nhà lên để cất giấu vàng bạc,  có mẹ già một nhà tư­ sản vờ nằm ốm rên trên giư­ờng khi công an ập vào, dư­ới gối bà cụ đã nhét đầy những cây vàng để công an không ngờ tới .
Những thủ đoạn che giấu đó đều bị phát giác mà phần lớn là do sự tố cáo của những Đoàn viên hay Đội viên. Không biết sau này khi nhận được những tấm bằng khen, những đứa trẻ này đã nghĩ gì về hai chữ gia đình ?
Như­ng dù có nghĩ gì hay không nghĩ thì đấy cũng lại là những b­ước khởi đầu làm cho những giá trị nhân bản của con ngư­ời bắt đầu bị băng hoại.  Tuy nhiên có một vụ tố giác của một Đội viên mà sau này dư­ luận dân Sài Gòn cử xì xào bàn tán mãi. Số là có một nhà Tư­ Sản kia, khi chiến dịch đánh Tư­ sản được phát động thì trong nhà còn chứa rất nhiều vàng bạc. Bà chủ liền tìm cách tẩu tán tại nhiều nơi trong nhà : như­ dư­ới các chậu cây cảnh mỗi chỗ để vài cây vàng, trong xó xính sau vách bếp để một túi có đến vài chục cây nữa, rồi mấy viên gạch được nậy lên ở góc nhà, d­ưới gậm ghế sa lon cũng ngụy trang thành chỗ cất giấu. Ay thế mà mọi chỗ mọi nơi kể trên đều bị cậu con  trai quý mới có 14 tuổi, rình mò rồi đem ghi chép lại hết để lập bản t­ường trình như­ đã được căn dặn tnrơc. Khi công an ập vào, moi ra từng chỗ từng nơi, chỗ nào cũng trúng phong thóc, tổng cộng phát hiện được tới hơn 100 cây vàng khiến cho bà chủ nhà gào to lên mấy tiếng " Con ơi con giết mẹ rồi .." rồi quay ra ngất xỉu.
Cái vụ này đã gây chấn động d­ư luận và được nhiều Chi Đoàn, Chi Đội. Thanh niên các khu phố lấy làm trường hợp điển hình để học tập vả noi g­ưg "Dũng sĩ chống Tư sản mại bản". . Ây thể rồi bẵng đi một thời gian sau, khi mà d­ư luận đã nguôi ngoại về việc nguyền rủa thằng con bất hiếu đã đi nghe xúi khôn xúi dại làm hại ngay đến cả gia đình của mình, thì tôi lại được chị Thu, Ban Tiếp liệu Công đoàn, nhân lúc rảnh rỗi, xì ra cho nghe một chuyện động trời :
- Thằng nhở đó nó qua mặt cả nư­ớc đấy thầy ơi. Mẹ con nhà nó bảo nhau tr­ước rồi. Chỗ nào, cất giấu bao nhiêu cứ đem tố giác ra hết đi. Cán bộ chủ quan, cứ t­ưởng  nắm được hết lư­ng quần con mẹ tư­ sản rồi nên không còn tính chuyện khám xét nơi nào khác nữa. Ai có dè đâu, nó giấu trên trần cả lố, còn gấp đôi, gấp ba con số bị mất nữa kìa !
Tôi ngớ ng­ư ra :
- Làm sao chị biết được ?
Chị c­ư tủm tỉm :
- Hai nhỏ nhà tôi ăn giầm nằm giề trên Thành Đoàn, chuyện gì mà chúng nó không biết ! Chỉ có điều là gia đình con mẹ tưsản cùng với thằng nhỏ trốn đi rồi thì cả đám mới trơ mắt ếch hết cả ra thôi.
- Vậy rồi phải xử trí ra sao ? ~
Chị bật lên cười khanh khách :
- Còn xử với xét gì nữa. Cứ ếm lẹ cho xong. Càng moi ra càng thúi. . .
Tôi cũng bật c­ười theo :
- Hèn chi trên bảng thông tin của Chi Đoàn, lâu nay tôi thấy gỡ bỏ cái khẩu hiệu học tập theo gương của Đội viên Trần văn Tâm tích cực tham gia công tác Cải tạo Tưsản, TưDoanh".
Nhân lúc câu chuyện bắt đầu vui vui, tôi bèn nhìn thẳng vào chị và hỏi :
- Thế còn mấy đứa nhỏ nhà chị. Chúng nó cũng lập được nhiều công chứ?
Chị bỗng đổi giọng sẵng hỏi lại :
- Công gì ? ~ '
- Thì tham gia công tác Cải tạo ấy . . . . .
Mắt chị chợt long lên:
- Nhà tui không có mả đi làm chuyện báo cáo bà con, thầy à. Tôi đã căn dặn tụi nó, vui chơi đua đòi gì thì cứ việc nhưg chớ có mà theo đuôi tụi nó làm những chuyện tố giác bà con là không xong được với tôi đâu.
Tôi đáp lời ngay như để làm cho cơn giận của chị nguôi đi :
- Nhất trí ? Tôi nhất trí với chị . ở ngoài kia khác . . ở trong này khác ! Đâu có khi nào lại đi khuyến khích con nít làm nhàm chuyện bất nhân.
Rồi như chợt nhận ra là mình cũng đang nói năng hớ hênh, tôi mau lẹ kiếm lời thoái thác rồi vội vã tiến ra cửa, chuồn một mạch.
Lòng tự nghĩ : Chính những tấm lòng trong sáng và ngay thẳng đuồn đuột của những ng­ười miền Nam nh­ư chị Thu thì mới tạo nên điều kiện để cho những đọt măng con cái sau này có thể mọc lên thật thẳng chứ không phải cả một guồng máy giáo dục khổng lồ đang vận chuyển làm nên được chuyện đó!


Bụi phấn . . . Bụi trần . . . .

Chỉ không đầy 5 năm, sau khi Nhà N­ước Cách mạng thi hành đủ loại biện pháp nhằm mục đích đư­a n­ước nhà tiền mạnh, tiến mau, tiến vững chắc lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì Sài Gòn vốn mang tên Hòn ngọc Viễn Đông nay đã trở nên tiều tụy với dân tình nhớn nhác, te tua.
Ở tại trụ sở các Phư­ờng, Khóm hồi mới 'giải phóng", đám thanh thiếu niên tụ họp suốt ngày để kèn trống om sòm tập tành gọi là văn nghệ nghiệp d­ư góp phần biểu dư­ơng khí thế của nền văn minh đỉnh cao ngang tầm thời đại của loài ngư­ời. Bản nhạc được cất lên nhiều nhất, ở khắp mọi nơi là bài " Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng", hay bài "Kết đoàn chúng ta là súc mạnh - Kết đoàn chúng ta là sắt gang.", rồi bài "Tiếng chầy trên Sóc Bom Bo" cũng rất thịnh hành nữa, nhất là trẻ em trong các xóm thư­ờng hay nhắc lại đoạn hát nháy trong bài : Cắc cùm cụp cum, cắc cùm cum cụp cum . . .
Ấy vậy mà rồi trống kèn cũng tém dẹp, tiếng hát nhộn nhạo ngày nào đã biệt tăm. Còn Cắc cum gì nữa khi cái đói đang đe dọa thư­ờng trực hằng ngày ! Ngay đền cái loa Phư­ờng trư­ớc thì ra rả suốt ngày, sau cũng chỉ ọ e mỗi khi Ph­ường cần ra thông cáo nhắc bà con về chuyện "Nhu yếu phẩm" đã về.
Trong một loạt bài viết mang tên "Ký ức thời sổ gạo" xuất hiện trên trang web Tuổi Trẻ, các tác giả Xuân Trung- Quang Thiện- Hàng Chức Nguyên đã có đoạn nh­ư sau :
“Sống giữa Sài Gòn thời ấy, ông giáo Nguyễn Văn Hàng thèm bát cơm trắng và đủ thứ: cây viết trơn tru, tờ giấy trắng, chiếc lốp xe chưa vá, chiếc xích chưa lộn... Hơn 20 năm rồi ông Hàng vẫn còn nhớ cái hôm chiếc xe đạp cà tàng bị banh niền.
Ông mượn cây kim to và sợi cước dài vật lộn với chiếc lốp suốt đêm. Sáng hôm sau, ông đến lớp mà không cầm nổi viên phấn nhưng không biết phải giải thích thế nào với học sinh. Mấy ngón tay nứt toét, sưng lên. Thế mà ông vẫn ngày hai buổi đến lớp.
Năm ấy, vợ ông sinh con đầu lòng. Tiêu chuẩn gạo hằng tháng được 13kg/khẩu, nhưng thường chỉ lĩnh được 3kg, còn lại qui đổi lúc bo bo, lúc bột mì, lúc mì sợi vụn, lúc khoai lang...
Cả tiêu chuẩn gạo của ông giáo Hàng cũng ưu tiên dành cho vợ, mấy tháng trời ông quên mất trên đời còn có món cơm trắng. Còn thịt chỉ là thứ mơ ước. Một hôm hội đồng giáo viên bỗng nảy ý định biến mơ ước thành hiện thực: nuôi một con heo.
Nhưng bằng cách nào? Cả tập thể nhảy vào bàn bạc và quyết định tập thể cùng nuôi. Con heo được nhốt vào khoảng trống giữa hai dãy phòng học. Ai có thức ăn thừa mang đến, nhưng khổ nỗi người không đủ ăn thì làm gì có thừa cho heo.
Nhưng rồi vẫn có: nước vo gạo, ruột cá, gốc rau... Nhưng nước vo gạo thì trong veo, gốc rau thì cụt ngủn. Con heo con thèm cám như trẻ con thèm sữa.
Một học kỳ trôi qua, con heo chẳng lớn được bao nhiêu. Nhưng đến ngày đến tháng hội đồng giáo viên cũng đành xẻ thịt liên hoan. Thế mà buổi liên hoan vẫn linh đình vì có được mấy miếng thịt.
Thầy Hàng bảo nửa năm rồi ông chưa ngửi được mùi thịt. Nuôi heo cực quá, trường thầy Hàng chuyển hướng “đầu tư” nuôi chó. Ông hiệu trưởng “lý luận”: không có gì cho chó ăn thì nó vẫn có thể tự kiếm lấy cái ăn.
Tưởng nói đùa hóa ra ông hiệu trưởng đi xin chó con thật rồi gửi nuôi ở nhà bà cụ trong trường. Thầy cô giáo có canh thừa, cá cặn lại gom góp mang đến cho con chó của tập thể.
Cuộc sống cứ thế trôi. Cây vẫn đơm hoa kết trái. Thầy cô cưới nhau trong cảnh mượn của người này chiếc áo trắng, của người kia chiếc cà vạt. Chén, đũa, ly, đĩa... tập hợp của nhau lại bày cho đủ mâm.
Nói thế cho sang chứ khẩu phần mỗi người ăn cỗ cưới chỉ có một miếng chả giò, một miếng dưa hấu và một quả chôm chôm. Thầy Hàng ra sân trường chặt một cành sứ vào trang trí, quét dọn sơ sơ để biến thành căn phòng... hạnh phúc.
Nhưng chiếc giường quá ọp ẹp, chân gãy tự bao giờ. Một ông thầy bạn thân thầy Hàng vốn khéo tay được tín nhiệm giao chăm chút lại “tổ ấm” cho đôi uyên ương. Chiếc giường đến giờ chót đủ bốn chân. Chú rể cười: xem như xong cái căn bản nhất...
Cả tiêu chuẩn gạo của ông giáo Hàng cũng ưu tiên dành cho vơ, mấy tháng trời ông quên mất trên đời còn có món cơm trắng. Còn thịt chỉ là thứ mơ ưóc.

(ngưng trích)

                                       (còn tiếp)
Read more
Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013
HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 82 ) :Còn gì nữa đâu mà …tham nhũng ?



        

Mai mới 30 tháng Tư tối nay đã thấy ông đại tá hưu đóng quân phục, ngực xủng xoẻng huân huy chương, cộp cộp đánh gót vào quán.Cô Phượng cave trầm trồ :
“ Í trời ơi…chú Ba đi đâu diện oách vậy ?”
Ông đại tá hưu ưỡn ngực :
“ Tao đi dự thành ủy chiêu đãi kỷ niệm 38 năm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam khỏi ách Mỹ, ngụy…”
Ông Tư Gà nướng lên tiếng :
“ Tôi hỏi có gì sai ông đại tá hưu bỏ quá. Sao lại gọi là Mỹ xâm lược, nó có chiếm mét đât nào đâu ? Nó cũng không khai thác tài nguyên của ta, ngược lại còn viện trợ bao nhiêu tỉ đôla ,vậy sao gọi là xâm lược ?”
Thằng Bảy xe ôm hùa theo :
“ Đúng đúng, như Trung Quốc mới đúng là xâm lược. Nào chiếm Hoàng Sa, chiếm đất các tỉnh biên giới, chiếm rừng đầu nguồn, khai thác bauxite, đưa hàng vạn người Trung Quốc sang ta….Vậy mới gọi là xâm lược chớ, sao gọi là anh em ? “
Ông đại tá hưu cà lăm :
“ Thằng Mỹ ở xa, ta gọi nó là xâm lược,  Trung Quốc ở gần nên mới gọi là anh em. Các cụ ta chẳng nói bán anh em xa mua láng giềng gần là gì ?
Gã Ký Quèn tức mình :
“ Mua Trung Quốc à ? Mình mua nó hay nó mua mình ? Mình mua cái gì của nó. Còn nó mua Hoàng Sa, mua đảo Gạcma, mua thác bản Giốc…với giá bao nhiêu ? Không cắc nào à ? Vậy là cướp sao gọi mua ?”
Cô Phượng cave cười ngỏn nghẻn :
“ Có chớ…nó mua của mình với giá cao chớ ?”
Chị Gái hủ tíu thắc mắc :
“ Nó mua gì giá cao ? Mua móng trâu, mua đỉa, mua lá điều à ?”
Cô Phượng cave lắc đầu :
“ Không không, ba thứ đó giá đâu có cao . Nó mua…cán bộ kìa ! Giá cả bao nhiêu thì là bí mật quốc gia, sao biết được. Có điều chắc là giá cao hơn mua đỉa, mua móng trâu, mua chó…”
Ông đại tá hưu đập bàn quát :
“ Con Phượng cave kia….sao mày dám nói Trung Quốc mua cán bộ ta đắt hơn mua chó hả ?”
Thằng Bảy xe ôm cười ha hả :
“ Tại cán bộ ta thính mũi và trung thành hơn cả chó …”
Vừa lúc đó tivi chiếu cảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang phát biểu. Ông Tư Gà nướng càm ràm :
“ Sao hồi này Thủ tướng không nói tới tham nhũng nữa hè ?”
Ông đại tá hưu lớn tiếng :
“ Có chớ sao không ? Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói : chúng ta phải làm quyết liệt, quyết liệt…”
Cả quán bỗng cười ầm. Ong đại tá hưu nổi cáu :
“ Sao tụi bay cười. Tụi bay không tin đảng , Chính phủ hả ?”
Cô Phượng cave cười  hích hích :
“ Tin chớ sao không ? Có điều chú Ba không nói rõ ông Thủ tướng bảo phải quyết liệt, quyết liệt cái gì ? Quyết liệt tham nhũng hay là quyết liệt chống tham nhũng?”
Ong đại tá hưu quát lớn :
“ Đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói là phải quyết liệt “chống tham nhũng “ chớ đâu phải “quyết liệt tham nhũng”…”
Gã Ký Quèn chen ngang :
“ Đúng rồi….Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng nói vậy đúng lắm rồi…cứ cái đà này chỉ năm năm nữa là hết sạch tham nhũng thôi…”
Ong đại tá hưu đắc ý :
“ Đó…phải nói như anh Ký Quèn mới là quán triệt đường lối của đảng , chính phủ. Nhưng anh nói 5 năm nữa hết sạch tham nhũng tôi e có lạc quan cách mạng quá không ?”
Ký Quèn cười hề hề :
“ Vậy theo chú Ba phải mấy năm nữa nước ta mới hết sạch tham nhũng ?”
Ong đại tá hưu ngập ngừng :
“ Cái đó…đảng và Nhà nước chưa tính được …. Nhưng chắc sớm cũng phải 10  năm …”
Gã Ký Quèn lắc đầu :
“ Không tới đâu…cứ cái đà này chỉ 5 năm nữa là hết tham nhũng thôi…”
Cô Phượng  cave dẩu mỏ :
“ Anh Ký Quèn căn cứ vào đâu khẳng định 5 năm nữa hết tham nhũng ?”
Gã Ký Quèn cười hề hề :
“ Thì cứ căn cứ vào tốc độ các đồng chí ấy cướp giật như hiện nay thì  chỉ 5 năm nữa là công quỹ hết sạch …”
Thằng Bảy xe ôm vỗ tay :
“ Vậy chẳng cần tới 5 năm…chỉ 3 năm thôi là đảng và Nhà nước ta ăn láng hết trơn …còn đâu nữa mà tham nhũng ?”
Cả quán cười ồ. Riêng ông đại tá hưu nổi cáu.

29-4- 2013

Read more
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
Vampire Weekend + Steve Buscemi = One awesome YouTube live streamed concert this Sunday

If you’ve ever spent a Sunday night enjoying "Boardwalk Empire" or rocking out to (and properly using the) "Oxford Comma," you’re in for a treat this weekend.

On Sunday at 9 p.m. ET, Vampire Weekend will perform a concert directed by none other than award-winning actor, director and producer Steve Buscemi to close out this year’s Tribeca Film Festival. And the best news of all is that you won’t need tickets to the Roseland Ballroom to take in the show. You can experience the entire event from the comfort of your couch via YouTube.



This concert, which is a lead-up to the release of Vampire Weekend’s next album, marks the 12th installment of “American Express Unstaged,” a concert series in partnership with YouTube and VEVO that brings together musical artists and film directors to create innovative performances.

The show’s sure to be full of great songs and surprises, including an opportunity for fans at home to unlock an exclusive BACKSTAGED performance, so mark your calendar and be sure to tune in. Here’s some trivia you may not even know: just last month, vocalist and bassist Chris Baio learned he’s actually related to Buscemi (thank you, genealogy websites).

Check out Vampire Weekend’s channel to see new, exclusive videos from this zany collaboration. We can’t wait to see what happens live.

Nicola Young, Marketing Programs Manager, recently watched "How to Destroy Angels - Ice Age - Live From Coachella, April 12, 2013."
Read more
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 54)




                                   (tiếp theo)





Ong Chủ tịch im thít, đành ngồi lặng lẽ nhìn vợ mở két lấy ra đủ 50 tờ trăm đô mới cứng, đứt từng khúc ruột. Số này cùng với số tiền cho thằng giáo vụ mua lại cái bằng rởm ông mới đi rút từ ngân khoản bí mật trên thành phố về, mẹ kiếp, của thiên trả  địa, ông trấn lột ba thằng đầu tư  đến lượt một gã lang băm, một thằng lưu manh trấn lột ông. Tiền bẩn cứ quay vòng vòng, khỏi rửa xã hội mới…phát triển . Nhưng có dăm mũi châm cứu nó lột những 5 ngàn đô quy đổi ra tiền Việt Nam những 100 triệu lận bằng tiền mẫu cao su,  20 căn nhà tình nghĩa chứ ít . Ong gọi giật bà lại :

“ Bà khoan đi, bàn coi có cách nào không ? Mất tiền cho nó vô lý như vậy ?”

Bà Phu nhân cũng xót ruột, biết thế này cứ trả 500 đô, kiên quyết chỉ trả có nhiêu đó rốt cuộc  nó cũng phải nhận ? Không lẽ nó cứ khoanh tay đứng nhìn ông Chủ tịch …chết ? Gã chẳng đang tâm vậy đâu, có điều lúc đó ông chồng thập tử nhất sinh ,  chần chừ chết thực hối không kịp.

“ Vậy ông có cách gì không ?”

“ Thì cứ thí cho nó vài ba trăm trước đã, rồi mình chơi cái lối nhỏ giọt , vài lần là ì ra, nó đòi mãi chẳng được cũng đành phải biến thôi…”

Ba Phu nhân cười  nhạt :

“ Ong làm như ông đang chơi với con nít ? Ong biết lão Thuộc này là thế nào không ? Lính đặc công của chủ lực miền ngày xưa đó…”

Ong Chủ tịch giật nảy người :

“ Í trời…bà nói thiệt hả ? Vậy bây giờ nó cũng phải giàu rồi chớ, sao lại đi hành nghề châm cứu dạo, khác gì xẩm ăn xin ?”

“ Có phải ai cũng thăng quan tiến chức ngon lành như ông đâu . Thằng này có chuyện gì đó  đuổi khỏi quân đội lâu rồi…”

Ong Chủ tịch kêu trời :

“ í chèn ơi, vậy mà bà quen biết hắn làm chi ?”

Bà Phu nhân cười nhạt :

“ Tôi mà không quen hắn thì hôm nay ông ngủ với …giun rồi.. Ong yên trí đi, mình cứ thâu nạp hắn  làm người nhà, biết đâu sẽ có lúc cần tới …”

Bà Phu nhân xách túi đi rồi, ông Chủ tịch còn chưa hết bực rọc. Ong nằm dài trên giường ngủ,  vắt tay lên trán nghĩ ngợi. Thế rồi sau lưng chợt thấy cồm cộm, thò tay xuống dưới lần vải trải giường rút ra cái cặp tóc xinh xinh.  Của con bé Gái đây , hôm đó ông bắt nó lên giường nằm cạnh cho ông “bú ti” rồi ông ngủ thiếp đi lúc nào chẳng biết.Trời đất ơi,  may thiệt may, cái cặp tóc này rơi vào tay  mụ vợ thì phải biết gầm gào lên cho coi. Cái vật bé nhỏ ấy chợt đâm vào lòng ông đau nhói. Không biết lúc này con bé lưu lạc chân trời góc biển nào ? Kể ra có nó bên cạnh thì cũng…vui. Cái cách nó nói chuyện nhấm nha nhấm nhẳn lắm lúc làm ông phải cười. Không, ông không ăn năn hối lỗi gì về cái vụ con bé Gái .Ong chỉ tiếc nổ ra sớm quá, chưa kịp tận hưởng hết cái thanh xuân  nó dâng hiến thì đã đổ bể rồi. Từ nay chắc chẳng còn bao giờ còn gặp lại . Một khi bà vợ tai quái của ông đã quyết định loại bỏ nó coi như nó đã mang án tử hình .

Nằm mãi chẳng chợp mắt được, ông Chủ tịch mở ngăn kéo lôi ra chồng giấy tờ đang chờ ông ký.Ong lướt qua vài tờ công văn , gọi điện cho gã thư ký :

“ Mày tới giải trình tao về mấy cái giấy phép xin vào đầu tư của mấy công ty nước ngoài coi. Tao cứ thấy ngợ ngợ sao đó…” .

Gã thư ký chợt lắp bắp :

“Không có chuyện gì đâu chú ơi…chú cứ ký trước đi, xong việc cho thím là con về liền…”

Ong Chủ tịch đặt máy xuống cười nhạt. Làm gì có chuyện ký bừa vậy ? Có phải chuyện con Gái đêm qua làm gã thư ký lờn mặt ông rồi chăng ?                                                                                                    

Ong mở coi hồ sơ xin đầu tư của Công ty Mai SP trụ sở tại Canada xin phép xây dựng  khách sạn 5 sao 15 triệu đô la Mỹ giữa thị xã . Coi qua có vẻ hấp dẫn nhưng không có công văn đề nghị của thằng Tám Giám đốc Sở đầu tư kế hoạch ? Sao thằng thư ký sơ suất vậy ? Hay nó gài ông  chuyện gì đây ? Ong Chủ tịch đang cáu kỉnh, tiểu thư Kim Anh đã ló vào :

“ Ba có biết ông Bê Ban tổ chức ngoài Hà Nội không?”

Ong Chủ tịch giật mình :

“ Ong lớn vậy ai không biết ? Nhưng có chuyện gì?”

Kim Anh hãnh diện :

“ Con quen con trai của ổng ?”

Ong Chủ tịch thừa biết nhan sắc con gái ông khó lọt vào mắt mấy thằng dư tiền lắm quyền , dễ dàng mua cả hoa hậu toàn quốc, bởi vậy, chuyện quen biết đó chẳng hứa hẹn mấy tốt đẹp, với mấy thằng đó cứ tránh xa ra là hơn, ông nghiêm mặt :

“ Con quen trong trường hợp nào ? “

“ Tuyết Nhi con chú Ba Giám đốc công an giới thiệu cho con mà…”

“ Với loại đó con phải hết sức cẩn thận …”

“ Con đâu ham chuyện đó, con chỉ muốn qua ảnh ba quen ông Bê sau này nhờ cậy…”

Ong Chủ tịch ngớ người , cứ tưởng con nhỏ chỉ ham chơi, ngờ đâu cũng biết lo xa ? Kể ra, nếu được đồng chí Bê bảo kê thì còn gì bằng. Ong dịu giọng :

“ Bây giờ thằng đó đâu ? “

“ Anh đang đi chơi Phú Quốc với Tuyết Nhi, nếu ba đồng ý con sẽ mời ảnh tới thăm nhà mình…”

Ong Chủ tịch gật đầu :

“ Thì bước đầu cứ mời tới chơi cái đã, có ngại gì đâu . Kể ra con giúp được  ba việc này là công lớn đó…”

Kim Anh sung sướng :

“ Nhất định con mời ảnh tới nhà chơi. Anh dễ thương lắm , má cũng gặp ảnh rồi đó…”

Ong Chủ tịch giật mình :

“ Ủa…má con gặp hồi nào ?”

“ Thì hồi đi nghỉ Vũng Tàu đó…”

Ra vậy đó, vậy mà bả không hé răng một lời. Ong chợt cảm giác bà không chỉ dấu ông chuyện này mà còn nhiều chuyện khác. Thằng Bảy lái xe ngày trước đã nằm yên trong dưỡng trí viện , còn lão thầy nhân điện lâu rồi không thấy nhắc tới không hiểu có còn dạy dỗ bả không, dạy ở xó xỉnh nào hay đã bị bà thải hồi thay bằng cái thằng Thuộc vừa mới xuất hiện đã lột ngay của ông 5 ngàn đô ? Oi trời ôi, không khéo mải việc công bỏ trống “mặt trận” gia đình, buông lỏng quản lý, ngộ nhỡ bà vợ gây chuyện tày đình lúc đó ông mới biết chỉ để chữa cháy. Ong cáu kỉnh :

“ Sao không thấy bả nói gì ? Vậy bả có biết thằng đó con ông Bê Ban tổ chức trung ương không ?”

“ Có chớ ba .”

Ong Chủ tịch thở hắt ra :

“ Đầu óc bả hồi này sao đó,  có cơ hội vậy mà bỏ qua chẳng bàn bạc gì, ba linh cảm bà còn dấu ba nhiều chuyện khác …”

Đến lượt cô tiểu thư Kim Anh giật thót , đúng má cô còn dấu ba nhiều  chuyện tày đình nữa, lộ ra cả cô cũng chết về tội che giấu , đồng loã, cô vội vàng :

“ Không có chuyện gì đâu ba…lúc nào má cũng chỉ lo bảo vệ uy tín cho ba thôi mà…”

Nói rồi Kim Anh cũng thấy ngượng nên ân cần :

“ Ba đừng nghĩ ngợi nhiều ảnh hưởng sức khoẻ , mặc kệ mọi chuyện, cái gì tới cứ để nó tới , lo làm gì mệt óc…”

Ong Chủ tịch ngạc nhiên :

“ Con nói cái gì tới kìa ?”

“ Là con nói chuyện khoá tới nếu ba không trúng Chủ tịch nữa thì thôi, nghỉ cho khoẻ…”

Ong Chủ tịch thở dài :

“ Vẫn biết vậy, ba cũng muốn nghỉ cho khoẻ xác nhưng mà ở đời…dậu đổ bìm leo…mình đã không còn quyền hành gì nữa thì có muốn yên chúng nó cũng chẳng để mình yên…”

Cô tiểu thư thông cảm :

“ Vậy con mời anh Tạc tới nhà chơi cho ba làm quen ông Bê nha…”

Ong Chủ tịch gật đầu :

“ Thôi được , con cứ tiến hành nhưng nhớ phải bàn bạc kỹ lưỡng với ba …”

Gã thư ký tìm tới với bộ mặt vui như  trúng số. Gã vừa nhận của bà Phu nhân 5 ngàn USD trả công lão Thuộc cứu sống ông Chủ tịch và lẽ dĩ nhiên, theo luật chơi, gã đút túi 15 % ngon lành, dễ dàng hơn móc nối thằng giáo vụ mua lại  bằng rởm cho ông Chủ tịch. Từ vài tháng nay, chạy việc cho ông bà Chủ tịch , tiền cứ vô túi gã dài dài, tuy thế, với gã ngần đó vẫn chỉ là …tiền lẻ, gã đang nhằm tới món lớn gấp nhiều lần vậy kìa.

Một buổi sáng nhằm lúc ông Chủ tịch đi họp bên tỉnh uỷ, một phụ nữ xinh đẹp, sang trọng , quý phái tự xưng Việt kiều Canada, nhà đầu tư xin gặp gã. Hoá ra bà Giám đốc Công ty Mai SP, đại diện một tập đoàn lớn có trụ sở trên Sàigòn muốn đổ vốn xây khách sạn 5 sao . Thông thường , những việc loại này đều phải qua Sở kế hoạch đầu tư ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chỉ là người ký duyệt . Bởi thế gã từ chối, hướng dẫn bà Giám đốc sang Sở làm việc theo đúng tuyến thủ tục đã quy định. Bà này không nói gì, chỉ đưa mắt cho người đàn ông mà bà giới thiệu là Phó Giám đốc Công ty. Ong này cười vui vẻ :

“ Nếu đi đúng theo tuyến thì tôi còn vào đây xin gặp ông Chủ tịch làm gì …”

Hoá ra họ muốn xây dựng khách sạn 5 sao ngay tại trung tâm thị xã trên lô đất mà Sở kế hoạch đầu tư  đã dự định giao cho một Công ty trong nước  xây dựng siêu thị  sách và văn phòng phẩm. Bởi thế nếu đi đúng tuyến, chắc chắn Sở kế hoạch đầu tư sẽ bác bỏ và chỉ cho phép xây dựng  tại vị trí khác. Ong Phó Giám đốc, trình bày xong, hạ giọng :

“ Việc này chỉ có ông Chủ tịch là giúp được tụi tôi . Và ông Chủ tịch có ký hay không lại là nhờ ở…anh thôi…”

Gã thư ký vội vàng :

“ Ay không được, không được đâu…việc này dứt khoát phải qua Sở kế hoạch đầu tư…”

Lúc này bà Giám đốc xinh đẹp mới nở một nụ cười tươi như hoa :

“ Ong Chủ tịch mà nhận lời giúp thì không có gì là không được. Nói thực với anh, chính bên Sở kế hoạch đầu tư  bảo tôi sang đây…”

Gã thư ký giật mình, vậy là họ đã xâm nhập vào tỉnh khá sâu rồi, văn phòng Chủ tịch tỉnh chẳng qua cũng chỉ là một mắt xích trong đường dây thôi, kinh nghiệm nếu gã phản đối quyết liệt, trước sau cũng bị chuyển đi , nhường ghế cho kẻ khác sẵn sàng tháo gỡ ách tắc để đường dây chạy đều. Nghĩ vậy gã đành xuống nước :

“ Thôi được , cứ để hồ sơ lại đây tôi sẽ xin ý kiến đồng chí Chủ tịch…”



                                           (còn tiếp)
Read more
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 33 )




                                                     (tiếp theo)





Chị Kelly Thi quả quyết :

“ Chuyện đó chỉ đúng một phần . Ơ bên Mỹ ngược lại, có tiểu bang có luật đề nghị mỗi khi bị cướp khống chế không nên kháng cự quyết liệt, nguy hiểm đến tính mạng, mà khuyến cáo nạn nhân cứ nên nhẹ nhàng làm theo ý nó để bảo đảm  tính mạng mình cái đã…”

Bác Ba Phi vỗ tay :

“ Hay…hay thiệt…luật thế mới là luật bảo vệ con người. Chẳng bù ở Sàigòn mỗi khi dân báo tin có cướp , mấy cha công an, dân phòng ở phường cứ ngó lơ như không nghe không thấy gì. Chờ mãi khi người dân có đơn trình lên họ mới bắt đầu “ngâm cứu” mở cuộc điều tra thì cướp đã cao chạy xa bay từ tám đời rồi…”

Chị Kelly Thi reo lên :

“ Đó…đó … nguyên nhân chính cái ác mỗi ngày tràn lan là ở đó chứ đâu ? Nhà nước bất lực, coi rẻ tài sản, tính mạng người dân, có khi còn bảo kê tham nhũng, dung dưỡng trộm cắp hoành hành  …”

Bác Ba Phi thở dài :

“ Khổ nỗi toàn giở lý ra với nhau chứ mấy ai nói chuyện nhân nghĩa  ?”

Buổi chiều, nấu cơm xong, chị Kelly Thi đánh xe đi đón con gái tan học .Cô bé xinh xắn, mới 9, 10 tuổi, chẳng hiểu do mẹ dặn không, vừa xuống xe, đã chạy tới trước bác Ba Phi khoanh tay cúi chào lễ phép :

“ Con chào “anh” ạ…”

Bác Ba Phi bật cười :

“ Giỏi …giỏi thiệt …ông chào con…”

Chị Kelly Thi mắng yêu :

“ Con phải nói “chào ông ạ” chứ , không phải “chào anh”!”

Cô bé chào lại theo lời mẹ rồi nhảy chân sáo vào buồng trong. Bác Ba Phi tấm tắc :

“ Cháu bé dễ thương quá mà nom nét mặt đứa nào cũng tươi roi rói và hiền hậu chứ không như ở quê nhà, mặt mũi cứ khó đăm đăm, chẳng vô tư , hồn nhiên mới lạ…”

Chị Kelly Thi cười cười :

“ Chắc vì đời sống khó khăn, thiếu thốn . Bên này con nít sướng bằng tiên. Cái ăn, cái mặc chẳng phải lo, đồ chơi đủ các loại thừa thãi, đi học đầu óc thoải mái không bị ép buộc, nhồi sọ nên lúc nào cũng hồn nhiên vui vẻ…”

Bác Ba Phi gật đầu :

“ Chị nói cũng đúng…tôi thấy ở Việt Nam con nít học hành vất vả quá …nội đeo cái cặp sách  cũng đủ vẹo xương sườn chưa kể đầu óc còn bị nhồi nét đủ thứ …”

Chị Kelly Thi reo lên :

“ Hèn chi báo đăng con nít bỏ học hàng loạt. Tụi nó chịu không thấu mà. Bởi vậy nghe nói mới đây một ông nhà văn nổi tiếng trong nước cũng phải tuyên bố :” với sách giáo khoa như hiện nay tôi mà đi học như các cháu thì chính tôi cũng phải bỏ học…”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“Ngoài sách giáo khoa, phụ huynh còn phải đóng khoản tiền lớn nữa kìa. Trong khi  bên này tôi nghe con Ut nhà tôi nói con nít đi học được miễn phí hoàn toàn ?”

Chị Kelly Thi gật đầu :

“ Vậy mới nói nước Mỹ là thiên đàng cho con nít mà !”

Rồi chị cười to :

“ Thiên đàng thiệt chớ không phải “thiên đàng mù” như tiểu thuyết của bà Dương Thu Hương đâu ?”

Bác Ba Phi ngẩn người :

“ Bà Dương Thu Hương là ai, “thiên đàng mù” là sao ?”

Chị Kelly Thi trợn tròn cả mắt :

“ Oh My God…bác không biết Dương Thu Hương là ai thật à ? Nhà văn phản kháng số 1  đó. Bà này mạnh miệng chửi Đảng và nhà nước lắm, nổi tiếng thế giới mà bác không biết sao ?”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Làm sao biết được. Radô, tivi có thấy nhắc tới tên bả hồi nào đâu ? Mà bả chửi Đảng Nhà nước vậy mà hổng bị bắt sao ?”

Chị Kelly Thi trợn mắt :

“ Bắt sao được ? Bắt một lần rồi quốc tế phản đối dữ quá lại phải thả ra. Mà kể cũng lạ thật, bà này nổi tiếng vậy sao bác không biết bà là ai thì lạ thật ?”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Chẳng những tôi, vợ chồng thằng Đậu mà chị cứ về hỏi cả làng, cả xã coi, hổng ai biết bả là ai ?”

Chị Kelly Thi thở dài :

“ Buồn thật ! Một người kiên cường, dũng cảm vậy mà chỉ  hải ngoại mới biết thì buồn cho  dân mình thật đấy. …”

Bác Ba Phi an ủi :

“ Cái đó đâu phải tại dân mình. Tại Nhà nước chớ. Đài radô, tivi rồi cả báo chí nữa có bao giờ nhắc tới đâu mà bà con biết bả là ai ?”

Chị Kelly Thi lại thở dài :

“ Dân trí thấp như ngọn cỏ vậy biết đến cái thủa nào mới có dân chủ, đa nguyên đây ?”

Bác Ba Phi cười cười :

“ Tôi sang đây đi đâu cũng thấy bà con nói Việt Nam phải có “dân chủ “và ” đa nguyên” …”

Chị Kelly Thi trợn mắt :

“ Nói vậy không đúng sao ?”

Bác Ba Phi vội vàng :

“  Đúng chớ…đúng chớ…có hai cái đó nước mình mới mong mở mặt với thế giới chớ ? Có điều nước Mỹ cách xa nước Việt Nam  quá nên từ đây nói về khó thấu tai người trong nước, bởi vậy có mấy ai biết dân chủ, đa nguyên là cái gì đâu ? ”

Chị Kelly Thi bật cười :

“ Không từ đây chẳng lẽ về Sàigòn đứng giữa chợ Bến Thành lên bục hô hào ? Vậy bác chưa biết công an cộng sản ghê gớm thế nào hả ? Giả dụ mình dự định về kêu gọi bà con  đứng lên đòi tự do dân chủ thì chỉ mới xuống sân bay Tân Sơn Nhất là nó đã biết rồi. Về tới khách sạn chưa nóng chỗ nó đã gọi hỏi, gây khó khăn , có khi còn giữ lại chưa cho về Mỹ làm mình trễ phép mất job thì chết..”

Bác Ba Phi cũng cười theo :

“ Đã đi làm cách mạng còn sợ mất job ?”

 “ Thế bác chưa biết bên này công ăn việc làm quan  trọng mức nào ? Bác nhìn em nè, nhà cao cửa rộng, bước ra đường là bước lên xe …Tất cả trông vào đồng lương trả góp, mất job thì chỉ vài tháng sau là ra đường thành homeless đó…”

Chị Kelly Thi dẫn bác Ba Phi vào phòng khá rộng, tiện nghi sang trọng :

“ Bác nghỉ phòng này…phòng này trước đây là của ông xã em đó. Ong ấy đi xa lắm rồi nhưng em vẫn giữ nguyên căn phòng như khi ông ấy còn nhà…”

Bác Ba Phi nhìn lên tường thấy một tấm hình khổ lớn chụp hai vợ chồng , đứa con đứng sát nhau trong khung cảnh hạnh phúc. Bác Ba Phi chỉ tay :

“ Anh đây phải không ?”

Chị Kelly Thi gật đầu. Bác Ba Phi ngắm nghía rồi khen ngợi :

“ Nom ảnh đẹp trai và hiền hậu lắm đấy chớ ?”

Chị Kelly Thi gật đầu, giọng buồn buồn :

“ Bác nói đúng, nhà em hiền lành, hết lòng yêu thương vợ con…”

Bác Ba Phi kêu lên :

“ Vầy sao lại tan đàn xẻ nghé vậy ? Chắc có  uẩn khúc gì ?”

Chị Kelly Thi lắc đầu :

“ Không, chẳng có uẩn khúc gì. Tụi em vẫn yêu thương nhau lắm…”

Bác Ba Phi lại sửng sốt :

“ Sao kỳ dzâỵ ? Yêu thương nhau mà lại chia tay ?”

Chị Kelly Thi cười  buồn :

“ Bác có hay đọc truyện không ? Bác có đọc “ Anh phải sống” của nhà văn Nhất Linh không ?”

Bác Ba Phi bẽn lẽn thú nhận rằng bác chỉ quen với…văn chương truyền khẩu, kể chuyện theo cái lối người nọ sang tai người kia , còn sách báo dành cho …học trò. Chị Kelly Thi lắc đầu, kể vắn tắt chuyện hai vợ chồng thuyền chài gặp cơn lụt lớn thuyền đắm, nhà trôi, hai vợ chồng may vớ được mảnh ván chống chọi dòng nước hung dữ giữa trời nước mênh mông. Hại thay mảnh ván chỉ làm nổi đủ cho một người. Hai vợ chồng định cùng chết nhưng rồi nghĩ tới đứa con , chị vợ buông tay cho trôi theo dòng nước nói với lại :” Anh phải sống!”. Nghe kể chuyện, bác Ba Phi kêu lên :

“ Chuyện đó liên quan gì tới chị ? Bộ bên Mỹ cũng lũ lụt sao ?”

Chị Kelly Thi cười buồn :

“ Không lũ lụt vì vỡ đê nhưng cũng có những cơn lũ “ lay off” tức là mất job hàng loạt cũng kinh hoàng không thua gì nước lụt bác ạ…”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Chị nói gì tôi chưa rõ lắm ?”

Chị Kelly Thi im lặng. Dường như phải nhớ về cái thời khốn khó đó chị rất khổ tâm. Nhưng sau cùng chị cũng thở dài, lên tiếng :

“ Hồi đó hai dứa chúng em cùng làm assembler cho một Công ty, lương bổng cũng khá nên mới dám mua trả góp cái nhà này. Không ngờ được vài năm Công ty chuyển ra nước ngoài vì nhân công rẻ hơn nên hàng loạt người mất việc, trước hết là chồng em.Tuy đã biết trước nguy cơ nhưng sự việc quá đột ngột. Đúng vào dịp nghỉ week end tụi em tính đi du lịch ra biển thì chiều hôm đó, đi làm về mặt mũi chồng em xám ngoét, tóc tai bơ phờ. Em chưa kịp hỏi chuyện gì, anh đã thở dài :”  Anh bị lay off rồi em ạ…”. Không biết người khác có cảm giác ra sao khi nghe tin này chứ em nói thật với bác em cứ như bị ai đánh vào đầu ..”

Bác Ba Phi ái ngại :

“ Tôi tưởng ở bên này có lương thất nghiệp cho mình sống tạm trong khi tìm việc chớ ?”

Chị Kelly Thi gật đầu :

“ Đúng vậy nhưng cũng chẳng được bao nhiêu và cũng chỉ được chỉ được vài tháng , trong khi đó thì tiền nhà, tiền xe, tiền điện, tiền bảo hiểm…đủ thứ tiền  tới hạn phải nộp không thì nó phạt phải nộp thêm nữa. Giữa lúc anh ấy nghỉ việc thì trong Công ty có ông kỹ sư già thấy hoàn cảnh em liền tấn công em sát sạt. Em không giấu anh ấy chuyện này và bỏ ngoài tai những lời đề nghị của ông ta. Nhưng thời gian đi quá mau, hết 6 tháng ăn lương trợ cấp anh ấy vẫn không tìm ra việc nào khả dĩ ở cái thành phố đông người thất nghiệp này. Sau cùng anh ấy nói anh phải đi thôi, anh đi cho em có chỗ dựa mới để mà cứu lấy cái nhà, cứu lấy con gái mình . Thế là chúng em đành chấp nhận ra toà ly dị để anh ấy ra đi…”

Bác Ba Phi kêu lên :

“ Chèn đéc ôi…sao lại dại dột quá vậy ? Vợ chồng ăn đời ở kiếp với nhau, sông có lúc người có khúc chớ ?”

Chị Kelly Thi :

“ Cái kiểu suy nghĩ của bác chỉ đúng ở quê nhà thôi. Bên này khác bác ạ. Lúc đó anh ấy cũng hỏi em còn nhớ truyện ngắn “ Anh phải sống” chớ ? Có điều vào hoàn cảnh của anh và em lúc đó thì phải đổi lại thành “ em phải sống”. Và anh ấy đã “buông tay” cho em giữ được “miếng ván” để mà sống sót qua cơn lụt “ lay off” bác ạ…”

Bác Ba Phi thở dài :

“ Vậy bây giờ anh ấy đâu rồi ?”

“ Anh ấy ở tít trên miền Bắc nước Mỹ ở Winsconsin hiện giờ cũng đã có vợ và một đứa con trai…”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Tôi không hiểu nổi…thiệt tình tôi không hiểu nổi…”

Chị Kelly Thi bật cười :

“ Bên này còn nhiều chuyện mà với cái kiểu “tư duy trên luống cày” như bác thì còn là không hiểu …”

Tối hôm đó chị Kelly Thi nổi hứng mời bác Ba Phi đi ăn tiệm “ all you can eat”. Chị giới thiệu trước :

“ Vào đó có đủ thứ cho bác muốn ăn gì ăn…”

Bác ba Phi lắc đầu :

“ Thôi thôi…ăn vậy tốn tiền chết ..”

Chị Kelly Thi cười lắc đầu :

“ Tiệm có tới mấy trăm món, bác tha hồ ăn , ăn mệt nghỉ cũng chỉ mất mỗi người có 8 đồng thôi…”

 Tiệm đông nghẹt, chị Kelly Thi vất vả mãi chưa kiếm được chỗ  đậu xe. Bác Ba Phi đưa mắt nhìn ra , reo lên :

“ Kia kìa…chỗ kia trống mấy chỗ kìa…”

Chị Kelly Thi lắc đầu :

“ Không được…chỗ đó giành cho người tàn tật đó bác.”

Bác ba Phi thán phục :

“ Ghê thiệt…người tàn tật có cả chỗ đậu xe ưu tiên. Vậy mới đúng là vì con người  chớ…”



                                                                               (còn tiếp)
Read more