Đỗ Phương Khanh xuất hiện lần đầu với truyện ngắn Đi Mua Giầy trên Giai Phẩm Văn Hóa Ngày Nay của Nhất Linh kể từ số 4 (tháng 8-1958). Bà có 3 truyện ngắn được Nhất Linh chọn in trên Giai Phẩm này ở các số kế tiếp. Sau khi Văn Hóa Ngày Nay đình bản, bà qua cộng tác với tạp chí Tân Phong của nhà văn Nguyễn thị Vinh với nhiều truyện ngắn khác, sau xuất bản thành tập truyện Hương Thu do Đông Phương ấn hành.
Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, bà về làm quản lý cơ sở ấn loát Hồng Lam ở Sài Gòn do Linh Mục Cao văn Luận làm Giám Đốc.
Đầu thập niên 70, bà giữ vai trò quản lý trị sự cho tuần báo Thiếu Nhi đồng thời phụ trách trang Vườn Hồng và sinh họat với Gia Đình Thiếu Nhi là một tập hợp độc giả của tuần báo này cho tới năm 1975.
Cũng trong thời gian này, Đỗ Phương Khanh phụ trách trang Nhi đồng cho nhật báo Hòa Bình với bút hiệu Mai Loan và là người phụ trách trang Phụ Nữ của nhật báo Dân Chủ cho tới năm 1975.
Bà cũng là Giám Đốc vườn trẻ Anh Vũ, một cơ sở mẫu giáo chuyên dạy trẻ em theo phương pháp Montessori từ năm 1973 tới 1975.
Tháng 4 năm 1980, bà cùng hai ái nữ vượt biên, tới được bờ biển Mã Lai và nhập trại tỵ nạn Pulau Tengah tại Mã Lai, sáu tháng sau đi đoàn tụ với gia đình (nhà văn Nhật Tiến) ở Hoa Kỳ vào tháng 10-1980.
Tại Hoa Kỳ, bà dịch những tài liệu về Bảo Vệ Lòai Vật và những câu chuyện của J. Krishnamurti với những bút hiệu Danny Việt, Vy Khanh ..., đồng thời biên soạn “Chương trình tìm hiểu Phật pháp Tuệ Đăng” phát thanh hằng tuần trên Little Saigon Radio và Hồn Việt TV với bút hiệu Liên Hương.
Bà hiện cư ngụ tại Nam California.
Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, bà về làm quản lý cơ sở ấn loát Hồng Lam ở Sài Gòn do Linh Mục Cao văn Luận làm Giám Đốc.
Đầu thập niên 70, bà giữ vai trò quản lý trị sự cho tuần báo Thiếu Nhi đồng thời phụ trách trang Vườn Hồng và sinh họat với Gia Đình Thiếu Nhi là một tập hợp độc giả của tuần báo này cho tới năm 1975.
Cũng trong thời gian này, Đỗ Phương Khanh phụ trách trang Nhi đồng cho nhật báo Hòa Bình với bút hiệu Mai Loan và là người phụ trách trang Phụ Nữ của nhật báo Dân Chủ cho tới năm 1975.
Bà cũng là Giám Đốc vườn trẻ Anh Vũ, một cơ sở mẫu giáo chuyên dạy trẻ em theo phương pháp Montessori từ năm 1973 tới 1975.
Tháng 4 năm 1980, bà cùng hai ái nữ vượt biên, tới được bờ biển Mã Lai và nhập trại tỵ nạn Pulau Tengah tại Mã Lai, sáu tháng sau đi đoàn tụ với gia đình (nhà văn Nhật Tiến) ở Hoa Kỳ vào tháng 10-1980.
Tại Hoa Kỳ, bà dịch những tài liệu về Bảo Vệ Lòai Vật và những câu chuyện của J. Krishnamurti với những bút hiệu Danny Việt, Vy Khanh ..., đồng thời biên soạn “Chương trình tìm hiểu Phật pháp Tuệ Đăng” phát thanh hằng tuần trên Little Saigon Radio và Hồn Việt TV với bút hiệu Liên Hương.
Bà hiện cư ngụ tại Nam California.
Truyện ngắn
VÂN tỉnh dậy lúc trời xẩm tối. Mưa rả rích. Cuối giường, thằng Tùng nằm ngủ li bì. Chân nó vẫn còn mang giầy. Tay nắm hờ con búp bê nhỏ xíu. Một cơn gió lành lạnh lùa vào phòng. Mấy sợi tóc tơ của Tùng bay phơ phất. Hai riềm mi đen dài cong vút. Thỉnh thoảng nó nhếch miệng cười vu vơ trong giấc mộng.
*
Hồi chiều hai mẹ con đi mua đồ chơi Trung thu cho Tùng. La cà khắp các phố, Vân mới mua cho con được một chú búp bê nhỏ. Nàng còn định dẫn nó đi mua đèn. Xong sẽ lên hàng Buồm mua thêm hộp kẹo. Để tối cho nó bầy cỗ. Và mua cho mình một cân bánh dẻo. Nàng dự định sẽ kê bộ sa lon mây ra cạnh bể non bộ. Chỗ ấy được trông thấy trăng trước nhất. Đúng lúc trăng bắt trầu mọc, Vân và chồng sẽ ra mở hộp bánh, pha trà thưởng trăng. Nàng sẽ kê cho Tùng bộ bàn ghế nhỏ xíu của nó ra giữa sân và hộp kẹo là của riêng nó. Vân sẽ cho nó mượn cái khay để nó bầy cỗ. Có lẽ phải mua cho nó bộ ấm chén bằng nhựa nữa. Ngoài ra, Vân sẽ cho nó mượn cái hộp bích qui đựng đồ khâu của nàng để nó làm bàn thờ. Còn cái đèn mà nàng sắp mua đây thì sẽ treo trên cành ngâu. Thằng Tùng quay mặt về phía ấy. Chắc nó thích đèn hơn trăng. Mà vợ chồng nàng thì thích trăng hơn đèn. Đêm nay, Vân sẽ rủ chồng thức thật khuya để xem trăng có bị gấu ăn không.
Vân dẫn con đi khắp các hiệu đèn Trung thu. Nào là đèn kéo quân to, có tua chung quanh với đoàn quân bên trong cứ chạy xuôi rồi chạy ngược. Nào là đèn lồng cổ Trung Hoa có treo trên cửa hiệu khách lớn. Rồi đèn con bướm, đèn tầu bay, đèn xếp... Thằng bé cứ ngây người nhìn. Nhiều lúc Vân phải lôi nó đi. Chung quanh nó là một rừng đèn đủ mầu sắc. Nó bước theo mẹ mà mắt đã bị đám đèn thu hút.
Vân muốn chọn cho con một cái đèn ông sao thật to. Vì to, nó sẽ không vác đi chơi được, không sợ bị cháy, rách. Nàng sẽ treo lên cây ngâu từ chiều. Thằng bé chắc chỉ quanh quẩn bên cái đèn, khỏi chạy ra ngõ nhập bọn với lũ bạn nó, lũ bạn có những thằng trông hung hăng và lớn hơn nó nhiều. Vân tránh không muốn vì bênh con mà mất lòng hàng xóm thành ra rất ngại có chuyện xích mích giữa lũ trẻ, nên nàng muốn thằng bé chỉ chơi ở trong nhà. Với cái đèn to, chắc nó cũng thích lắm.
Rồi ngày mai, hết Trung thu, Vân sẽ đem cái đèn đó vào phòng khách treo lên tường để che khuất chỗ vữa bị lở bằng bàn tay, Vân đã định đến cuối năm nhân dịp quét vôi mới sửa luôn thể.
Vân bảo con :
- Tùng ơi, mẹ mua cho con cái đèn này nhé. Đèn to nhé. Con có thích không ?
Nhưng thằng bé không thích. Nó đang mân mê cái đầu sư tử có bờm trắng như bông. Cái mồm rộng mở ra ngậm lại. Nó đã trông thấy thằng Lộc bạn láng giềng của nó đội cái đầu sư tử giống cái này. Thằng Lộc vừa chạy, vừa nhẩy, đầu lắc lư, mồm hét :
- Lùng tùng xoè… lùng tùng xoè.
Tùng háo hức :
- Mẹ ơi ! Mua cho Tùng cái đầu sư tử này đi. Thằng Lộc nó múa. Tùng cũng múa như nó.
Vân dỗ dành :
- Tùng dốt lắm. Đầu sư tử bé, mà múa mỏi chân. Để mẹ mua cho cái đèn ông sao to này.
Nhưng thằng Tùng hăng hái :
- Tùng thích bé, Tùng thích mỏi chân. Mẹ mua cho Tùng đầu sư tử này đi.
Vân cáu :
- Thôi, không mua đèn ông sao thì thôi. Mẹ ghét sư tử.
Thằng bé túm lấy áo mẹ phụng phịu. Bà chủ hàng muốn bán được cái đầu sư tử nhiều tiền hơn, bàn góp:
- Thôi ! Bà chiều cậu ấy mà. Chỉ đắt hơn một tí có là bao.
Vân thấy tưng tức ở cổ. Trong một giây nàng thoáng nghĩ đến bộ quần áo tầm thường nàng mặc, có lẽ bà ta đã nghĩ rằng vì tiền mà nàng kỳ kèo với con như vậy. Vân muốn tỏ cho bà ta biết nàng không mua đầu sư tử cho con nàng vì nàng sợ nó la cà khắp xóm chứ không phải vì tiếc tiền.
Nàng nhìn thẳng vào bà ta, trên mặt bà có một nét cười đầy vẻ ngạo mạn. Vân càng bực mình hất hàm:
- Bao nhiêu cái đầu sư tử ?
Bà chủ vẫn cười:
- Thưa bà tám chục.
Vân mở ví lấy tiền mua liền. Rồi vừa dắt con trở ra, nàng vừa dằn giọng bảo con nhưng cốt ý để cho người đàn bà nghe:
- Mua rồi thì cấm chạy ra đường đấy nhé!
Ra đến ngoài Vân lại thấy bực mình thêm. Thực ra cái đầu sư tử chỉ đáng giá năm chục là cùng, vậy mà nàng đã chịu mua đắt quá. Lúc tức lên, Vân chỉ muốn tỏ cho bà chủ hàng biết là nàng có nhiều tiền. Nhưng bây giờ nàng thấy mình thật vô lý. Tự nhiên mất không mấy chục. Mà có lẽ mụ chủ hàng còn cười cho mình là trẻ con, đã bị họ nói khích.
Nhìn cái đầu sư tử trong tay con, Vân thấy dự tính của mình trong buổi đi sắm đồ chơi cho con đã mất cả ý nghĩa. Chỉ tại thằng Tùng rắc rối. Nếu biết thế nàng đã chọn đầu sư tử cho nó trước, để nó đòi mới được thì sau nó sẽ đòi mãi. Vân ghét tính đòi hỏi của trẻ con. Nàng không muốn mình thua con trong bất kỳ trường hợp nào. Nhiều lần sắp đi chơi, nàng đã định bụng sẽ cho nó cùng đi. Nhưng nó lại đòi đi. Thế là nàng nhất định bắt nó ở nhà. Vân không muốn bị ai sai khiến.
Sự bực bội cứ tăng dần khiến Vân không còn thấy hứng thú dẫn con đi sắm tết nữa. Vân gọi xe trở về. Đến nhà, nàng vào thẳng giường. Con bé người ở, quần áo chỉnh tề chờ sẵn:
- Thưa mợ, xin phép mợ cho con về thăm em con một lúc.
Vân quát :
- Về ! Người ta bận mà về gì ? Đừng có rắc rối !
Con bé sợ sệt lủi xuống nhà.
Thật ra, chiều nay nàng không bận gì cả. Hai vợ chồng đã bảo nhau cúng buổi sáng để chiều đi chơi. Tùng thấy mẹ giận len lén đến chân mẹ đứng im thin thít. Nó muốn chụp cái đầu sư tử lên đầu, soi vào trong gương kia lắm. Nhưng nó thấy sợ sợ thế nào ấy. Nó không hiểu tại sao mẹ nó lại giận đến như thế. Nhưng mang máng, nó nghĩ rằng có lẽ vì nó.
Gắt xong, Vân đã thấy lòng diu dịu, nàng hé mắt nhìn thấy con cứ soi vào gương rồi lại nhìn mình thì cũng thương hại. Thằng bé chả có đồ chơi gì. Hôm nay nhân vay được lương sớm, hai vợ chồng đã dành riêng ra một món để mua đồ chơi cho con. Nàng đã định sẽ hết sức chiều con cho ngày vui của nó được hoàn toàn. Thế mà lại giận nó. Nàng ân hận về tính nóng nẩy của mình. Nhưng chả lẽ lại làm lành. Như thế lần sau nó không sợ nữa. Vân nằm quay vào trong rồi ngủ quên mất.
Vân dẫn con đi khắp các hiệu đèn Trung thu. Nào là đèn kéo quân to, có tua chung quanh với đoàn quân bên trong cứ chạy xuôi rồi chạy ngược. Nào là đèn lồng cổ Trung Hoa có treo trên cửa hiệu khách lớn. Rồi đèn con bướm, đèn tầu bay, đèn xếp... Thằng bé cứ ngây người nhìn. Nhiều lúc Vân phải lôi nó đi. Chung quanh nó là một rừng đèn đủ mầu sắc. Nó bước theo mẹ mà mắt đã bị đám đèn thu hút.
Vân muốn chọn cho con một cái đèn ông sao thật to. Vì to, nó sẽ không vác đi chơi được, không sợ bị cháy, rách. Nàng sẽ treo lên cây ngâu từ chiều. Thằng bé chắc chỉ quanh quẩn bên cái đèn, khỏi chạy ra ngõ nhập bọn với lũ bạn nó, lũ bạn có những thằng trông hung hăng và lớn hơn nó nhiều. Vân tránh không muốn vì bênh con mà mất lòng hàng xóm thành ra rất ngại có chuyện xích mích giữa lũ trẻ, nên nàng muốn thằng bé chỉ chơi ở trong nhà. Với cái đèn to, chắc nó cũng thích lắm.
Rồi ngày mai, hết Trung thu, Vân sẽ đem cái đèn đó vào phòng khách treo lên tường để che khuất chỗ vữa bị lở bằng bàn tay, Vân đã định đến cuối năm nhân dịp quét vôi mới sửa luôn thể.
Vân bảo con :
- Tùng ơi, mẹ mua cho con cái đèn này nhé. Đèn to nhé. Con có thích không ?
Nhưng thằng bé không thích. Nó đang mân mê cái đầu sư tử có bờm trắng như bông. Cái mồm rộng mở ra ngậm lại. Nó đã trông thấy thằng Lộc bạn láng giềng của nó đội cái đầu sư tử giống cái này. Thằng Lộc vừa chạy, vừa nhẩy, đầu lắc lư, mồm hét :
- Lùng tùng xoè… lùng tùng xoè.
Tùng háo hức :
- Mẹ ơi ! Mua cho Tùng cái đầu sư tử này đi. Thằng Lộc nó múa. Tùng cũng múa như nó.
Vân dỗ dành :
- Tùng dốt lắm. Đầu sư tử bé, mà múa mỏi chân. Để mẹ mua cho cái đèn ông sao to này.
Nhưng thằng Tùng hăng hái :
- Tùng thích bé, Tùng thích mỏi chân. Mẹ mua cho Tùng đầu sư tử này đi.
Vân cáu :
- Thôi, không mua đèn ông sao thì thôi. Mẹ ghét sư tử.
Thằng bé túm lấy áo mẹ phụng phịu. Bà chủ hàng muốn bán được cái đầu sư tử nhiều tiền hơn, bàn góp:
- Thôi ! Bà chiều cậu ấy mà. Chỉ đắt hơn một tí có là bao.
Vân thấy tưng tức ở cổ. Trong một giây nàng thoáng nghĩ đến bộ quần áo tầm thường nàng mặc, có lẽ bà ta đã nghĩ rằng vì tiền mà nàng kỳ kèo với con như vậy. Vân muốn tỏ cho bà ta biết nàng không mua đầu sư tử cho con nàng vì nàng sợ nó la cà khắp xóm chứ không phải vì tiếc tiền.
Nàng nhìn thẳng vào bà ta, trên mặt bà có một nét cười đầy vẻ ngạo mạn. Vân càng bực mình hất hàm:
- Bao nhiêu cái đầu sư tử ?
Bà chủ vẫn cười:
- Thưa bà tám chục.
Vân mở ví lấy tiền mua liền. Rồi vừa dắt con trở ra, nàng vừa dằn giọng bảo con nhưng cốt ý để cho người đàn bà nghe:
- Mua rồi thì cấm chạy ra đường đấy nhé!
Ra đến ngoài Vân lại thấy bực mình thêm. Thực ra cái đầu sư tử chỉ đáng giá năm chục là cùng, vậy mà nàng đã chịu mua đắt quá. Lúc tức lên, Vân chỉ muốn tỏ cho bà chủ hàng biết là nàng có nhiều tiền. Nhưng bây giờ nàng thấy mình thật vô lý. Tự nhiên mất không mấy chục. Mà có lẽ mụ chủ hàng còn cười cho mình là trẻ con, đã bị họ nói khích.
Nhìn cái đầu sư tử trong tay con, Vân thấy dự tính của mình trong buổi đi sắm đồ chơi cho con đã mất cả ý nghĩa. Chỉ tại thằng Tùng rắc rối. Nếu biết thế nàng đã chọn đầu sư tử cho nó trước, để nó đòi mới được thì sau nó sẽ đòi mãi. Vân ghét tính đòi hỏi của trẻ con. Nàng không muốn mình thua con trong bất kỳ trường hợp nào. Nhiều lần sắp đi chơi, nàng đã định bụng sẽ cho nó cùng đi. Nhưng nó lại đòi đi. Thế là nàng nhất định bắt nó ở nhà. Vân không muốn bị ai sai khiến.
Sự bực bội cứ tăng dần khiến Vân không còn thấy hứng thú dẫn con đi sắm tết nữa. Vân gọi xe trở về. Đến nhà, nàng vào thẳng giường. Con bé người ở, quần áo chỉnh tề chờ sẵn:
- Thưa mợ, xin phép mợ cho con về thăm em con một lúc.
Vân quát :
- Về ! Người ta bận mà về gì ? Đừng có rắc rối !
Con bé sợ sệt lủi xuống nhà.
Thật ra, chiều nay nàng không bận gì cả. Hai vợ chồng đã bảo nhau cúng buổi sáng để chiều đi chơi. Tùng thấy mẹ giận len lén đến chân mẹ đứng im thin thít. Nó muốn chụp cái đầu sư tử lên đầu, soi vào trong gương kia lắm. Nhưng nó thấy sợ sợ thế nào ấy. Nó không hiểu tại sao mẹ nó lại giận đến như thế. Nhưng mang máng, nó nghĩ rằng có lẽ vì nó.
Gắt xong, Vân đã thấy lòng diu dịu, nàng hé mắt nhìn thấy con cứ soi vào gương rồi lại nhìn mình thì cũng thương hại. Thằng bé chả có đồ chơi gì. Hôm nay nhân vay được lương sớm, hai vợ chồng đã dành riêng ra một món để mua đồ chơi cho con. Nàng đã định sẽ hết sức chiều con cho ngày vui của nó được hoàn toàn. Thế mà lại giận nó. Nàng ân hận về tính nóng nẩy của mình. Nhưng chả lẽ lại làm lành. Như thế lần sau nó không sợ nữa. Vân nằm quay vào trong rồi ngủ quên mất.
*
Bây giờ nhớ lại, Vân nao nao thương con. Nàng se sẽ nâng đầu nó lên kê gối vào cho nó, rồi Vân bước xuống đất. Cái đầu sư tử lăn lóc bên cạnh đôi guốc của nàng. Vân cúi nhặt lên đặt vào cạnh con.
Vân lên tiếng gọi bé ở. Không có tiếng đáp. Nàng đi khắp nhà tìm nó. Nhưng không thấy đâu cả. Cuối cùng, Vân leo lên căn gác xép để đồ đạc. Trong bóng tối lờ mờ, con bé nằm co quắp. Má còn ngấn nước mắt. Thỉnh thoảng nó lại nức lên, hai vai gầy rung nhè nhẹ. Tay nó nắm một gói bọc bằng cái khăn mùi soa cũ. Vân sẽ gỡ lấy cái gói mở ra xem. Trong có mấy con giống xanh đỏ bằng bột và một cái đèn xếp nhỏ xíu bằng bàn tay. Bây giờ Vân mới nhớ ra rằng một hôm đã lâu, Vân hứa Trung thu sẽ cho nó về thăm em nó. Có lẽ vì thế mà con bé dành dụm tiền để mua đồ chơi cho em. Bố mẹ nó đã chết cả. Chị em nó ở với bác. Bác nó cho nó đi làm với Vân rồi hàng tháng đến lĩnh lương nói là để nuôi em nó. Nhưng có lẽ em nó không được sung sướng. Vì có một lần đến lĩnh lương bác nó dẫn em nó theo. Thằng bé trông cũng có vẻ thông minh nhưng bẩn thỉu. Nó ngơ ngác nhìn Vân rồi ôm lấy chị nó. Lúc về, thằng bé khóc thút thít. Bác nó lừ mắt, thằng bé vội nín bặt, theo sau bà ta. Cả ngày hôm ấy chị nó ngơ ngẩn. Vì thế, Vân hứa tết Trung thu sẽ cho nó về thăm em.
Thằng bé chiều nay chắc buồn lắm. Ngoài đường, đứa nào cũng có đồ chơi cầm tay. Còn nó, chắc không có. Vân nghĩ đến đôi mắt vời vợi của nó, nàng thoáng nhớ một cái tết Trung thu năm nào của chính mình. Đã xa lắm. Từ năm nàng mới tám tuổi. Dạo ấy vì cha mẹ làm ăn khó khăn nên cô nàng nuôi đỡ cho một cháu giúp anh chị. Hôm tết Trung thu cô chú đem các con đi suốt buổi chiều. Sẩm tối cũng chưa về. Ngoài đường, trẻ con đi lại tấp nập. Có đứa đi một mình tay cầm đèn. Có đứa nũng nịu đánh đu dưới tay mẹ. Một lát, cô chú Vân về, các em nàng chạy ùa xuống xe đứa nào cũng có đồ chơi khoe rối rít. Lúc cô của Vân xuống, bà moi ở giỏ đưa cho Vân mấy cái kẹo:
- Đây, phần mày. Mày thì cho kẹo mà ăn. Đồ chơi rồi lại làm hỏng chứ gì.
Vân lí nhí cảm ơn, cầm mấy cái kẹo rồi ra cổng. Tuy còn nhỏ, Vân đã cảm thấy sự lạc lõng của Vân trong gia đình ấy. Vân gục đầu vào cánh cổng ngó ra đường. Qua cánh cổng bằng nan sắt, xa xa đường xe lửa mờ dần trong sương chiều. Đã có lần mẹ Vân nói với Vân rằng những chuyến xe về nhà Vân cũng chạy trên con đường này. Vân ước ao sẽ có chuyến xe lửa qua đây. Rồi một chiếc xe tay sẽ ngừng lại trước cửa. Mẹ Vân bước xuống với những giỏ, những làn lủng củng. Và ngày mai,Vân sẽ được theo mẹ về chơi với em, cũng trên những chiếc xe lửa vẫn qua lại đây như mọi ngày. Vân lại sẽ ngửi thấy thoang thoảng có mùi bánh mì cặp chả, mùi khói tàu và những mảnh tàn than nhỏ xíu dính đầy quần áo. Sự ao ước kéo dài nhưng vẫn không có cái tàu nào cả. Và rồi Vân buồn ngủ rũ ra, cả trong giấc mơ Vân cũng không gặp mẹ.
Mỗi lần nghĩ lại, Vân còn thấy tủi thân. Thế mà ngày nay, Vân lại nhẫn tâm hơn bà cô nàng xưa kia. Nàng nghĩ đến thằng bé. Chắc nó cũng chờ chị nó. Hoặc nó lủi thủi đi nhặt những cái đèn rách của trẻ con hàng xóm. Hay cũng như chị, nó đang rúc trong một xó ngủ vùi.
Vân lay con bé. Nó hoảng hốt nhỏm dậy nhìn nàng sợ hãi. Nhưng Vân dịu dàng :
- Dậy đi, dậy sửa soạn mau lên rồi về với em.
Lúc con bé lên chào nàng, Vân đưa cho nó cái đầu sư tử :
- Cầm về cho em. Ở nhà chơi với nó, mốt hãy ra.
Nhìn con bé khuất sau cánh cửa, nàng ôm chặt con vào lòng nghĩ thầm :
- Lát nữa bố về, mẹ bảo bố dẫn mẹ con mình đi chơi. Rồi mẹ mua cho con kẹo này, ấm chén này, và một cái đầu sư tử khác.
Vân lên tiếng gọi bé ở. Không có tiếng đáp. Nàng đi khắp nhà tìm nó. Nhưng không thấy đâu cả. Cuối cùng, Vân leo lên căn gác xép để đồ đạc. Trong bóng tối lờ mờ, con bé nằm co quắp. Má còn ngấn nước mắt. Thỉnh thoảng nó lại nức lên, hai vai gầy rung nhè nhẹ. Tay nó nắm một gói bọc bằng cái khăn mùi soa cũ. Vân sẽ gỡ lấy cái gói mở ra xem. Trong có mấy con giống xanh đỏ bằng bột và một cái đèn xếp nhỏ xíu bằng bàn tay. Bây giờ Vân mới nhớ ra rằng một hôm đã lâu, Vân hứa Trung thu sẽ cho nó về thăm em nó. Có lẽ vì thế mà con bé dành dụm tiền để mua đồ chơi cho em. Bố mẹ nó đã chết cả. Chị em nó ở với bác. Bác nó cho nó đi làm với Vân rồi hàng tháng đến lĩnh lương nói là để nuôi em nó. Nhưng có lẽ em nó không được sung sướng. Vì có một lần đến lĩnh lương bác nó dẫn em nó theo. Thằng bé trông cũng có vẻ thông minh nhưng bẩn thỉu. Nó ngơ ngác nhìn Vân rồi ôm lấy chị nó. Lúc về, thằng bé khóc thút thít. Bác nó lừ mắt, thằng bé vội nín bặt, theo sau bà ta. Cả ngày hôm ấy chị nó ngơ ngẩn. Vì thế, Vân hứa tết Trung thu sẽ cho nó về thăm em.
Thằng bé chiều nay chắc buồn lắm. Ngoài đường, đứa nào cũng có đồ chơi cầm tay. Còn nó, chắc không có. Vân nghĩ đến đôi mắt vời vợi của nó, nàng thoáng nhớ một cái tết Trung thu năm nào của chính mình. Đã xa lắm. Từ năm nàng mới tám tuổi. Dạo ấy vì cha mẹ làm ăn khó khăn nên cô nàng nuôi đỡ cho một cháu giúp anh chị. Hôm tết Trung thu cô chú đem các con đi suốt buổi chiều. Sẩm tối cũng chưa về. Ngoài đường, trẻ con đi lại tấp nập. Có đứa đi một mình tay cầm đèn. Có đứa nũng nịu đánh đu dưới tay mẹ. Một lát, cô chú Vân về, các em nàng chạy ùa xuống xe đứa nào cũng có đồ chơi khoe rối rít. Lúc cô của Vân xuống, bà moi ở giỏ đưa cho Vân mấy cái kẹo:
- Đây, phần mày. Mày thì cho kẹo mà ăn. Đồ chơi rồi lại làm hỏng chứ gì.
Vân lí nhí cảm ơn, cầm mấy cái kẹo rồi ra cổng. Tuy còn nhỏ, Vân đã cảm thấy sự lạc lõng của Vân trong gia đình ấy. Vân gục đầu vào cánh cổng ngó ra đường. Qua cánh cổng bằng nan sắt, xa xa đường xe lửa mờ dần trong sương chiều. Đã có lần mẹ Vân nói với Vân rằng những chuyến xe về nhà Vân cũng chạy trên con đường này. Vân ước ao sẽ có chuyến xe lửa qua đây. Rồi một chiếc xe tay sẽ ngừng lại trước cửa. Mẹ Vân bước xuống với những giỏ, những làn lủng củng. Và ngày mai,Vân sẽ được theo mẹ về chơi với em, cũng trên những chiếc xe lửa vẫn qua lại đây như mọi ngày. Vân lại sẽ ngửi thấy thoang thoảng có mùi bánh mì cặp chả, mùi khói tàu và những mảnh tàn than nhỏ xíu dính đầy quần áo. Sự ao ước kéo dài nhưng vẫn không có cái tàu nào cả. Và rồi Vân buồn ngủ rũ ra, cả trong giấc mơ Vân cũng không gặp mẹ.
Mỗi lần nghĩ lại, Vân còn thấy tủi thân. Thế mà ngày nay, Vân lại nhẫn tâm hơn bà cô nàng xưa kia. Nàng nghĩ đến thằng bé. Chắc nó cũng chờ chị nó. Hoặc nó lủi thủi đi nhặt những cái đèn rách của trẻ con hàng xóm. Hay cũng như chị, nó đang rúc trong một xó ngủ vùi.
Vân lay con bé. Nó hoảng hốt nhỏm dậy nhìn nàng sợ hãi. Nhưng Vân dịu dàng :
- Dậy đi, dậy sửa soạn mau lên rồi về với em.
Lúc con bé lên chào nàng, Vân đưa cho nó cái đầu sư tử :
- Cầm về cho em. Ở nhà chơi với nó, mốt hãy ra.
Nhìn con bé khuất sau cánh cửa, nàng ôm chặt con vào lòng nghĩ thầm :
- Lát nữa bố về, mẹ bảo bố dẫn mẹ con mình đi chơi. Rồi mẹ mua cho con kẹo này, ấm chén này, và một cái đầu sư tử khác.
1967
0 nhận xét