(tiếp theo)
Trích “Tác Giả Viết Thêm”, trong tập truyện Thương Tiếc của NGỌC ANH, trang 217 và tiếp theo :
. “Nhân viết đến đoạn này tôi cũng muốn nhắc đến một chuyện không làm tôi tức giận nhưng là kinh nghiệm để đời. Chuyện đó xảy ra cách nay đã năm, sáu năm, lúc tôi và chị Cao Mỵ Nhân họp nhau để thực hiện Tuyển Tập Truyện Ngắn Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại 1975-1995 cốt ý lấy lại thanh danh cho Văn Bút Nam Cali .....
......................
Nhà văn Mai Thảo đã vui vẻ đưa bài, chưa kể còn khuyến khích khi biết chúng tôi làm với mục đích tốt đẹp, vì lý do đó khi ông mất, tôi đã thật sự thương tiếc, đưa tiễn ông đến tận nghĩa trang và đợi cho đến giờ lấp huyệt. Riêng nhà văn Nhật Tiến cũng thế, phải nói rằng ngoài vấn đề không đồng quan điểm chính trị, thì ông là một người có tâm tính rất tốt, tương tự như nhà văn Mai Thảo, ông đã vui vẻ tìm một bài không có màu sắc chính trị để đưa tôi; còn những lời khuyến khích thì thật nhiệt tình . Sau khi tôi layout tất cả các bài viết kể cả bài viết không mang màu sắc chính trị của nhà văn Nhật Tiến với sự đồng ý lúc đầu của ông Viên Linh, và mặc dầu đã sẵn sàng để đưa đi in, thì ông Viên Linh ra điều kiện phải bỏ bài của nhà văn Nhật Tiến ra, nếu không thì tuyển tập này sẽ không được ra đời. Trong khi cá nhân ông Viên Linh không hề có bất cứ công trình nào trong tuyển tập này, ngoại trừ đòi hỏi phải viết cho bằng dược bài Tổng Quan Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại. Sở dĩ tôi phải dùng chữ đòi hỏi vì tôi và chị Cao Mỵ Nhân có ý định nhờ người khác viết bài này. Trong lúc đó nhà văn Cao Xuân Huy đã thúc giục tôi hãy mang tất cả bài viết đó, cùng ông làm một tuyển tập khác đầy đủ người viết hơn và cơ sở Đại Nam sẽ in tuyển tập mới đó (trước đó cơ sở Đại Nam đã bằng lòng ký giao kèo để in tuyển tập của Văn Bút, đã giao cho nhà văn Khánh Trường vẽ bìa và bìa hiện nay của tuyển tập Văn Bút chính là bản vẽ đầu tiên do cơ sở Đại Nam nhờ hoạ sĩ Khánh Trường vẽ). Tôi buộc lòng từ chối vì nghĩ rằng mục đích của tôi không phải làm cho cá nhân mình mà với tinh thần lấy lại uy thế cho Văn Bút Nam Cali để Văn Bút có thể mạnh tiến trong việc tranh đấu cho những người viết đang bị cầm tù ở Việt Nam. Thế là giống như người “leo lưng cọp”, tôi bắt buộc phải lay out lại tuy trong lòng không biết nói sao với nhà văn Nhật Tiến. Cũng may ông là người hết sức biết điều, tôi gọi cho ông bảo rằng có lẽ tôi sẽ không tiếp tục cho in tuyển tập này nếu không có bài của ông, thì ông đã khẳng khái bảo tôi nên nghĩ đến chuyện lớn, nên lấy bài ông ra để cho tuyển tập được ra đời. Viết đến đây tôi xin thành thật cám ơn và xin lỗi một cách công khai nhà văn Nhật Tiến về điều này.
....(Ngọc Anh, tập truyện Thương Tiếc trang 330)
****
Cũng là một chuyện chẳng đặng đừng mà tôi phải trích lại những đoạn văn trên, không ngoài mục đích minh họa thêm một vài nét trong sinh hoạt văn học nghệ thuật ở hải ngoại để các bạn trẻ ở xa có thể hiểu rõ được vấn đề hơn. Cũng nhân đây, tôi xin cám ơn nhã ý của nhà văn Ngọc Anh đã công khai hóa một chuyện tuy chỉ liên hệ đến một cá nhân là tôi, nhưng nó cũng phần nào cho thấy cái quyền tự do phổ biến tác phẩm của người cầm bút, dù là ở hải ngoại, đã bị vi phạm. Riêng về lời xin lỗi được ghi trong bài, tôi hoàn toàn không dám nhận. Công cuộc “tranh đấu cho những người viết đang bị cầm tù ở Việt Nam” quan trọng hơn nhiều so với việc bỏ ra không in một cái truyện ngắn nhỏ nhoi, bình thường. Hơn nữa, thiện chí của bà trong việc thực hiện tuyển tập “ Truyện ngắn Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại 1975-1995”, tôi lúc nào cũng thấy rõ. Nhà văn Mai Thảo, lúc sinh tiền cũng đã chia sẻ với tôi về điểm này.
Để kết thúc cho bài viết này, tôi muốn gửi tới các bạn trẻ bên Đông Âu một lời nhắn nhủ :
“ Chẳng ở bất cứ đâu một người cầm bút có hoàn toàn tự do sáng tác theo đúng những cảm nghĩ của mình. Tuy nhiên, cũng chẳng phải vì thế mà người ta nên bẻ bút, và trong bất kỳ tình huống nào, lại càng không nên uốn cong ngòi bút của mình.”
NHẬT TIẾN
(tháng 10-2002)
*****
CHƯƠNG 10
Sinh hoạt văn hoạt Văn Học Nghệ Thuật
ở hải ngoại - Thời điểm năm 2000
____
Trên trang báo The Orange County Register
A man of letters
The Singularly Named Nhat-Tien
has been a voice of conscience for Vietnamese.
Story by QUYEN DO
He has a one-name first name ... kind of like Madonna or Cher. Novelist Nhat-Tien would not be recognized by any other reference.
It could be said that the stories by the award-winning writer almost mirror his life. Nhat-Tien’s famous short stories bespeak more of sadness than joy. While there are no heroes, the characters find solace in their own convictions. About a dozen of his works have been translated in English, French and German.
Revered by many as a versatile man of letters, Nhat- Tien became a controversial figure when he first promoted reconciliation and trade relations in the late 1980s. He was further alienated from his community when the Vietnamese Communist government selected Nhat-Tien’s novel, along with other Nobel Prize winners, to use in high school curriculum in 1994. Some even dragged his book, which promoted the work of Vietnamese dissident writers, through Bolsa.
Yet like the narratives in his stories about man’s destiny, after the fall, there is chance for vindication. A decade later, public opinion about Nhat-Tien’s work is shifting. His vision for a better Vietnam is embraced by thousands who visit their homeland annually. Last year, Nhat-Tien was named as one of Vietnam’s most significant writers in a seven-volume book, “History and Literature of South Vietnam.” Changing times and attitudes have also revived the popularity of his writings.
“My friends called to tell me my stories were being read on air,” Nhat-Tien says in his book-filled Garden Grove home. “So I turned on the radio and listened. It was a surprise.”
This ironic turn does not seem to surprise Nhat-Tien, who seems to understand how the cycle of favorite-son-turned-infamous-author works. He has been in the public arena before. At age 24, Nhat-Tien won Vietnam’s prestigious Giai Van Chuong Toan Quoc, similar to the Pulitzer Prize, for his novel, “Them Hoang,” which means “Wild Threshold.” His book was required reading for Vietnamese students before 1975. After the fall of Saigon, his writing turned the world’s attention to the boat people’s horrific accounts of pirate attacks on the Gulf of Thailand in 1979.
“It is the responsibility of the person who holds the pen,” says Nhat-Tien, referring to his book, “Piracy on the Gulf of Siam,” published in the United States in 1981. His reporting, along with that of two other journalists, led to international rescue missions to protect refugees at sea in the early 1980s.
“It left painful scars in the lives of many people.” For more than five years, Nhat-Tien’s own avoidance of publicity and his refusal to play any sort of literary role have fueled the notion that he, too, was scarred by the fury his work evoked.
“I think the attacks discouraged him. Before that, he was very active in speaking for human rights, very involved in literature and publishing,” recalls Yen Do, former publisher of Nguoi Viet, the largest daily Vietnamese newspaper in the United States. “Nhat-Tien was a pioneer. His ideas were ahead of time. Now people see that he was correct all along. I think it was very courageous of him.”
Five minutes from the bustling Little Saigon district in Westminster, Nhat-Tien lives on a quiet cul-de-sac with a spacious back yard where his two poodles run free. He is dressed in his habitual attire of white dress shirt and dark pants. He smiles easily and moves with a quiet confidence, carrying a lithe athletic frame that belies his age, 64. Family photographs and arts and crafts by his seven grandchildren are displayed throughout his home.
Speaking publicly for the first time, Nhat-Tien says he is “semiretired” and is working on a historical novel of Vietnam, from the 1954 Geneva Conference to present day. He acknowledges that he finds peace through his writing and says he doesn’t harbor resentment toward those who opposed him.
“I have lived through the years of war since my childhood so I understand their hurt,” Nhat-Tien says. “They have the right to express their opinions just as I have the right to say mine.”
The author was also among the first to visit his country in 1990. After seeing the impoverished conditions, he spoke out in favor of normalizing trade relations with Vietnam, a stance that drew a barrage of criticisms from the Little Saigon community.
“I was saddened by it - not for myself personally,” Nhat-Tien says. “I think the bickering slows down the progress we make for the younger generation. ... Vietnam is like a closed box filled with suffocating poison. In order to make it better, you have to poke holes in it and let the fresh air come in. ... To have people travel in and out, to bring in a new economy. That’s the only way that people living there could eventually have a better life.”
Nhat-Tien’s seven grown children describe him as a tireless champion for the underdogs and the defenseless. His youngest son, entrepreneur Tru Michael Nhat-Tien, 39, says his father would often clip out articles for his children about social unrest in the world. “I think he wants to remind us not to take life for granted,” Tru says.
For Nhat-Tien, the sorrow began early in his life. When he was 11, he lost his mother and a younger brother in an air bombing in Phu Tho, North Vietnam. He never thought his writing would go beyond his tattered journal. Though the painful memories would eventually color more than 22 books and short story collections written since his youth. His first two novels were moving accounts of the lives of orphans. Both sold out their first printing.
They also caught the attention of Nhat Linh, Vietnam’s renowned contemporary writer, who later published his award-winning book, “Them Hoang.” The novel provides a poignant and evocative view of the lives in a neighborhood transformed by war. “He was a great spiritual support when I first started out,” Nhat-Tien says. “I admired his work, but he was also very political. And I did not follow his path, in this regard.”
Instead, Nhat-Tien followed his heart and produced the nation’s first children’s publication. Nhat-Tien remembers his happiest years as editor in chief of the weekly magazine, Thieu Nhi (Teens), an educational and entertainment publication for teen-agers in 1969-75.
“My wife had her own column in it,” he says, breaking into a tender smile. “All my kids were involved in the magazine in one aspect or another. I was most proud that it was a forum for entertaining kids as well as educating them.”
The Onrange County Register
September 23, 2000
MỘT CON NGƯỜI CỦA VĂN CHƯƠNG
NHẬT TIẾN, tiếng nói lương tri của người Việt
(Bài đăng trên báo The Orange County Register,California
số ra ngày thứ bảy 23 tháng 9 năm 2000)
QUYEN DO viết
Ông có một cái tên chỉ có một từ và một tên đệm cũng vậy, kiểu như Madonna hoặc Cher. Tiểu thuyết gia Nhật Tiến chẳng cần được tôn vinh bằng bất kỳ danh xưng nào khác.
Có thể nói rằng những tác phẩm của nhà văn vốn được giải thưởng văn học này phần lớn phản ánh cuộc đời buồn nhiều hơn là vui. Không có nhân vật nào trong tác phẩm của ông được coi là nhân vật chính, tuy nhiên những tính cách của chúng lại tỏ ra đầy sức thuyết phục. Khoảng chừng hơn một chục truyện ngắn của ông đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp và cả tiếng Đức.
Được kính nể bởi nhiều người như là một ngòi bút xông xáo, Nhật Tiến đã trở nên một gương mặt gây tranh cãi khi ông đi đầu trong việc khởi xướng hòa hợp dân tộc và quan hệ thương mại vào những năm cuối của thập niên 80. Thậm chí một số người còn mang tác phẩm viết về những sáng tác của các nhà văn phản kháng ở trong nước, trong đó ông đã góp phần tham dự tích cực, lôi đi dọc con đường Bolsa hồi thập niên 80.
Giống như những chuyện kể trong các tác phẩm của ông về số phận con người,sau khi bị quỵ ngã, thường có những cơ may để biện minh, một thập kỷ sau, dư luận quần chúng về các công trình của Nhật Tiến đã thay đổi. Cái nhìn của ông về một Việt Nam cải thiện hơn đã được hàng ngàn người đón nhận khi hàng năm họ trở về thăm quê hương.
Năm ngoái, Nhật Tiến được nhìn nhận như là một trong những nhà văn sáng giá nhất trong một bộ sách gồm 7 tập nhan đề “ Lịch sử và Văn học Miền Nam Việt Nam”.Thời thế và thái độ đã thay đổi theo thời gian cũng đã góp phần làm hồi phục tính phổ cập các tác phẩm của ông.
“ Bạn bè gọi điện thọai cho tôi báo tin rằng truyện của tôi đang được đọc trên đài phát thanh” –Nhật Tiến nói thế trong căn nhà đầy sách của ông tại Garden Grove.”Tôi mở đài ra nghe. Đó cũng là một sự đáng ngạc nhiên…”
Sự xoay chiều này không làm Nhật Tiến xúc động, dường như ông đã thấu hiểu cái tâm tình của một nhà văn một khi cả lọat những đứa con tinh thần được ưa chuộng của mình đã bị biến thành các tác phẩm bị điếm nhục như thế nào . Trước đây ông đã ở trong lòng độc giả. Mới 24 tuổi,Nhật Tiến đã giành được giải Văn Chương Toàn Quốc, một giải có uy tín của Việt Nam, cho cuốn tiểu thuyết “Thềm Hoang”.Tác phẩm của ông đã trở thành cuốn sách cần thiết phải đọc đối với sinh viên Việt Nam trước 1975.Sau khi Sài Gòn sụp đổ, ngòi bút của ông đã lôi kéo sự quan tâm của thế giới đốùi với nỗi thống khổ của thuyền nhân do hải tặc tấn công trong vịnh Thái Lan .” Đó là trách nhiệm của người cầm bút” Nhật Tiến nói thế khi nhìn lại cuốn sách nhan đề “Hải tặc trong vịnh Thái Lan” in tại Hoa kỳ năm 1981. Những bản tưòng trình của ông và của hai nhà báo khác đã dẫn tới công cuộc cứu trợ của toàn thế giới nhằm cứu vớt và bảo vệ những thuyền nhân tỵ nạn ngay từ những năm đầu của thập niên 80.
“ Tôi cho rằng sự tấn công của dư luận đã làm nhụt chí ông ta.Trước đó ,ông rất sôi nổi khi nói về nhân quyền,nhất là về văn chương và xuất bản.” Đỗ Ngọc Yến, nguyên Giám Đốc của tờ Người Việt, một tờ nhật báo phát hành rộng rãi nhất ở Hoa kỳđã nhớ lại . “ Nhật Tiến là người tiên phong. Những ý tưởng của ông đi trước thời đại.Bây giờ mọi người mới nhìn nhận rằng ông luôn luôn có lý.Tôi cho rằng điều đó rất khích lệ ông ta…”
Cách Tiểu Sài Gòn thuộc thị xã Westminster chừng 5 phút lái xe, nhà của Nhật Tiến ở một đường cụt yên tĩnh có sân sau rộng rãi cho hai con chó nhỏ của ông chạy tung tăng. Ông mặc bộ đồ quen thuộc với áo sơmi trắng và quần màu tối. Ông cười dễ dàng, cử chỉ tự tin, cốt cách như một vận động viên khiến người ta khó đoán ra cái tuổi 64 của ông.
Ảnh gia đình, các tác phẩm nghệ thuật và sản phẩm thủ công do các cháu ngoại của ông treo la liệt khắp trong nhà. Lần đầu tiên phát biểu công khai, Nhật Tiến nói rằng ông đã về hưu non và đang viết một cuốn tiểu thuyết về Việt Nam thời kỳ từ hiệp định Geneve 1954 cho tới ngày nay. Ông cho biết ông cảm thấy an bình qua những trang viết và ông cũng chẳng quan tâm về những luận điệu chống lại ông.
“Tôi đã sống qua những năm chiến tranh từ lúc tôi còn nhỏ bởi thế tôi hiểu những nỗi cay đắng của họ.”-Nhật Tiến nói – “Họ có quyền phát biểu những ý kiến cũng như tôi có quyền nói ra những suy nghĩ của tôi.”
Nhà văn đã là một trong những người về thăm quê hương trước tiên, từ năm 1990. Được thấy những điều kiện sống đã được cải thiện, ông phát biểu thiên về việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Việt Nam, một quan điểm gây nên sự phê phán dữ dội tại cộng đồng Little Saigon.
“ Tôi thấy buồn về chuyện đó – không phải cho cá nhân tôi..”-Nhật Tiến nói-“Tôi nghĩ rằng sự tranh cãi đã chỉ làm chậm lại cái tiến trình mà chúng ta muốn đóng góp cho thế hệ trẻ. Việt Nam như một cái hộp kín mít chứa đầy những khí độc ngột ngạt. Để cải thiện tình hình, ta phải đục một cái lỗ cho không khí trong lành tràn vào. Đó là phương cách duy nhất để sau cùng đồng bào trong nước có thể có một đời sống tốt hơn.”
Trong cuộc đời Nhật Tiến, nỗi buồn đến rất sớm. Năm ông 11 tuổi, mẹ và một cậu em đã chết vì bom Pháp tại Phú Thọ,Bắc Việt. Ông không bao giờ nghĩ rằng những tác phẩm của mình lại đi ra từ những trang nhật ký rách nát của ông. Mặc dầu vậy ký ức đau khổ của ông sau cùng đã tạo màu sắc cho trên 20 tác phẩm . Hai tập truyện đầu tiên của ông viết về cuộc đời trẻ mồ côi, cả hai đều bán hết trong lần đầu xuất bản.
Những tác phẩm của ông cũng gây chú ý cho Nhất Linh, một nhà văn nổi tiếng từ thế hệ trưóc ông, người mà sau này đã in cho Nhật Tiến cuốn sách được giải, cuốn “Thềm Hoang”.
Nhật Tiến nói : “ Nhất Linh đã đem lại cho tôi một sự hỗ trợ tinh thần lớn lao khi tôi bắt đầu cầm bút.Tôi ngưỡng mộ các tác phẩm của ông, nhưng sau này ông đã quá thiên về chính trị. Mà về phương diện này, tôi không theo con đường của ông…”
Ngược lại, Nhật Tiến đi theo trái tim của chính ông và ông đã dành tâm huyết cho việc xuất bản những ấn phẩm viết về thiếu nhi. Ông nhớ lại những năm tháng hạnh phúc nhất trong đời, chính là thời gian làm chủ biên tờ tuần báo Thiếu Nhi, một ấn phẩm giáo dục và giải trí dành cho thiếu nhi vào những năm cuối cùng của cuộc chiến.
“ Nhà tôi, Đỗ Phương Khanh, cũng phụ trách một mục riêng của tờ báo “, ông nói khi nở một nụ cười dịu dàng, “các con tôi đều tham gia vào tờ báo đó mỗi đứa mỗi mảng. Tôi hài lòng nhất là nó giống như một cái sân chơi cho tuổi thiếu nhi, vừa giải trí lại vừa giáo dục…”
Mai Nam dịch
(còn nữa )
0 nhận xét