Những chuyện hay nhất là những chuyện không kể to tiếng
– Ngạn ngữ Trung quốc
Vũ Huy Quang dịch
“Những người đàn bà tốt của Trung quốc”, là tên tác phẩm của tác gỉa Tân Hoan (Xinran) ghi lại những mảnh đời kì dịcủa phụnữTrung quốc.
Tân Hoan nay là giáo sưdạy văn hóa Đông phương và Phi châu tại London University từ 1999. Trước đó, bà điều hành chương trình “PhụNữthầm thì” trên đài phát thanh Nam Kinh, lúc đầu thập niên ’90, thời kỳ mởcửa tại Trung quốc: Phụ nữ Trung quốc gọi vào nói chuyên đời họ với bà trực tiếp trên Đài. Chỉ trong vài tuần, chương trình được tòan quốc chú ý đặc biệt. Lần đầu tiên phụnữthực sựtrực tiếp cất tiếng, qua những người-thực-việc-thực. Có những chuyện, chính Tân Hoan cũng không tin tai của mình. Bà phải đi tiếp xúc người trong cuộc để ghi chép, phỏng vấn, thu âm…và gom thành bản thảo, mong ra sách công khai hơn cho tiếng nói phụnữTrung quốc, những nạn nhân trong những cảnh ngộquái lạcủa xã hội, của lịch sử. Càng nổi tiếng, Tân Hoan càng bị áp lực mọi mặt, vì động chạm đến những vấn đề“nhạy cảm” của chếđộ, nhưnạn nhân của Cách mạng Văn Hóa, lạm dụng tình dục, vấn nạn phong tục địa phương…mà phụnữlà nhân chứng sống phải gánh chịu.
Thời đại này, người ta hay nói, hoặc có gia đình mà không cảm xúc, hoặc có cảm xúc mà không có gia đình. Đời sống hiện tại, giới trẻ phải ưu tiên chuyện công ăn việc làm, lo nhà cửa lên trên chuyện hôn nhân. Thế hệ trước, từng sống trong chuyển biến chính trị lớn lao, lại lo hôn nhân trước nhất. Cả hai thế hệ, cùng lấy an sinh làm hàng đầu, cùng coi chuyện tình cảm gia đình là thứ yếu. Nhưng phụ nữ lại mong và đặt trước hết, là mái ấm gia đình phải xây đắp bằng tình cảm trước đã. Đó là điều trong rất nhiều chuyện tình của Trung quốc – những chuyện tình không đơm hoa kết trái bao giờ.
Năm 1994, cha tôi đi dự họp mặt cựu sinh viên kỷ niệm tám mươi ba năm thành lập Đại học Thanh Hoa – một trong những trường tốt nhất của Trung quốc. Về nhà, ông kể chuyện tái ngộ của đôi bạn cùng học, Giang Tĩnh và Cao Đạt, hai người yêu nhau từ thuở sinh viên. Sau khi tốt nghiệp, họ được phân công hai nơi khác nhau, để “đáp ứng nhu cầu Cách mạng”, rồi mất liên lạc hàng chục năm trong cơn ác mộng của Cách mạng Văn Hóa, cái thời mọi thông tin đều bị cấm ngặt.
Cô Giang Tĩnh, đã chờ và tìm bạn mình trong suốt bốn-mươi-lăm năm. Trong buổi họp mặt cựu sinh viên, bà được gặp lại, nhưng bà không ôm người yêu được, vì vợ ông ta đang đứng cạnh bên. Giang Tĩnh gượng cười, bắt tay lịch sự, nhưng trong lòng bà hẳn chóang váng, bởi bà ra về rất sớm.
Các bạn cũ chứng kiến cảnh tái ngộ éo le của họ đều chấn động, mắt ai cũng hoe đỏ vì họ biết mối tình nổi tiếng của hai người một thời cùng lớp cùng trường. Suốt bốn năm Đại học, Giang Tĩnh và Cao Đạt yêu nhau sâu đậm. Họ đều nhớ chuyện Cao Đạt kiếm bằng được chiếc kẹo gắn trên mũi người tuyết của Giang Tĩnh trong một đêm bão tuyết ở Bắc Kinh, chuyện Giang Tĩnh bỏ ngủ suốt mười đêm để chăm sóc Cao Đạt lúc bị sưng phổi.
Tôi hỏi cha tôi bà Giang lập gia đình chưa. Ông bảo bà không lấy ai, chỉ có đợi và đợi. Bạn học bảo bà thật ngốc, sao cứ đắm đuối với qúa khứ: Còn hi vọng gì khi phải trải qua cái thời điên cuồng của Cách mạng Văn Hóa? Trước những phê phán của họ, bà chỉ mỉm cười và yên lặng. Tôi bảo cha là bà trong trắng như bông huệ nước, chính bà là bông hoa nở trên vũng bùn. Nghe chuyện , mẹ tôi chen vào bảo, bông huệ nước chóng tàn hơn bất cứ lòai hoa nào, một khi bị ngắt. Tôi rất muốn biết Giang Tĩnh có bị tàn héo hay chưa.
Tôi tìm ra được địa chỉ cơ quan của bà trong sổ lưu niệm của cha tôi, nhưng không có địa chỉ nhà riêng và số điện thọai. Cơ quan bà là cơ xưởng chế tạo của quân đội, sâu trong núi, điều kiện sống giới hạn, giao thông khó khăn. Tôi gọi điện vào xưởng, nhưng họ bảo Giang Tĩnh đi Bắc Kinh chưa về. Họ còn muốn biết bà đã xong buổi họp mặt chưa. Tôi đề nghị nên cho người tìm bà. Cơ quan bà lại gọi cho tôi, bảo bà có gọi vào xin nghỉ gia hạn, nhưng không thấy liên lạc gì nữa. Tôi cho rằng có thể bà kiếm cách gập lại Cao Đạt, nhưng khi tôi liên lạc được với ông ở một cơ xưởng quân đội tại Giang Tây, ông còn tuyệt vọng hỏi lại,”Chuyện gì xảy ra thế? Bà ấy ở đâu?”
Chúng tôi cực kỳ băn khoăn, nhưng không biết làm gì. Bà đã mất tich đâu đó trên đất Trung quốc.
Tối nọ, tôi nghe một thính gỉa gọi điện vào đài, tự giới thiệu là nhân viên tiếp tân của một khách sạn cạnh hồ Đại Hồ, thuộc Ngộ Đúc, cô nói có khách trọ rất lạ, một phụ nữ lớn tuổi, không những không hề ra khỏi buồng, còn không cho nhân viên phục vụ vào quét dọn. Ban quản lý biết khách còn sống, vì bà còn trả lời điện thọai. Cô thính gỉa lo lắng, hỏi tôi có cách gì giải quyết chuyện lạ lùng này không.
Sau buổi phát thanh, tôi gọi lại khách sạn, bảo họ chuyển đường giây nói của tôi tới bà khách ẩn dật. Bà nghe máy ngay, nhưng có vẻ như không muốn nói nhiều. Bà hỏi tôi làm sao mà tôi kiếm ra bà. Khi nghe tôi nói là nhân viên khách sạn lo lắng cho bà, bà nhờ tôi nói lời cám ơn đến họ. Tôi kinh ngạc khi thấy bà nhờ một người ở rõ xa chuyển lời cám ơn đến nguời ngay sát cạnh mình. Kinh nghiệm cho biết, người lảng tránh tiếp xúc là người đã mất niềm tin vào cuộc đời. Bà còn nói là chưa từng nghe chương trình phát thanh của tôi, và cũng không có ý muốn nghe.
Cuộc tiếp xúc của chúng tôi chỉ ngắn ngủi có thế, nhưng tôi nài nỉ được liên lạc với bà sau mỗi buổi phát thanh, cho rằng đó là cách duy trì mối liên hệ duy nhất của bà với cuộc sống. Sau vài lần đàm thọai, có tín hiệu chấp nhận tôi qua giọng nói của bà. Có lần bà còn hỏi về đời sống của tôi, chứ không còn chỉ trả lời cụt lủn những câu hỏi của tôi như trước.
Hai tuần sau, bà không trả lời chuông điện thọai của tôi nữa. Hỏang hốt, tôi gọi ngay cho ban quản lý, yêu cầu họ lại gõ cửa phòng bà. Rồi tôi nhẹ cả người khi họ bảo là bà còn lên tiếng. Tôi vẫn tiếp tục gọi cho bà, dù bà không nghe máy.
Thế rồi dịp may đưa đến, tôi được cử đi Ngộ Đức làm phóng sự về những người cảnh sát giao thông ở đó. Nhân dịp này thăm người đàn bà muốn xa lánh cuộc đời.
Tôi đến nơi lúc 4 giờ sáng, gặp cô tiếp tân mắt nhắm mắt mở, lừ đà lừ đừ. Khi cô đưa tôi đến phòng, tôi hỏi cô có biết gì về người khách khác thường trọ ở đây không.
“Em có nghe người ta nói có một bà ở Cao ốc 4 hơi là lạ. Bà ở đó có lẽ vài tuần rồi, em không rõ lắm. Mai sẽ có cuộc họp ban điều hành, đổi ca, em sẽ hỏi thêm cho cô.”
“Cám ơn cô, chắc tôi làm phiền cô”
“Không sao. Cô mới là người nói chuyện cho bao người nghe, nhưng đã mấy ai có dịp cám ơn cô?” Cô ta trả lời.
Người Trung quốc có câu, “Tay đàn ông, miệng đàn bà là hai thứ đáng sợ trên đời”, nhưng nay thì tôi được nghe những câu nói dễ thương từ miệng cô gái này.
Khi tôi đang thay áo quần trong buồng, chuông điện thọai reo.
“Chào cô…Cô Tân Hoan? Tôi trực tổng đài. Xin lỗi làm phiền, nhưng tôi nghe lcô muốn biết về một người khách đặc biệt ở đây. Bà ta có gọi cho tôi, ngay sau buổi phát thanh tối nay của cô, bà còn hỏi tôi có thích nghe chương trình của cô không. Tôi bảo có, rồi hỏi bà ấy có cần gì không, nhưng bà ta gác máy. Bây giờ, tôi có thể nhìn thấy bà từ chỗ tôi đang ngồi. Tôi trực đêm, hay nhìn thấy bà ấy thường ngồi cạnh cửa sổ, nhìn ra hồ suốt đêm. Chắc bà ấy chỉ ngủ ban ngày?...”
“Xin lỗi, ông cho biết có nhìn thấy bà ngay lúc này không? Bà có còn đang ngắm hồ không?”
“À…Để tôi xem. Có, bà ta đó…Tôi thấy rõ lắm…Hình như không bao giờ bà kéo rèm che cửa sổ.”
Chào anh ta xong, tôi vận y phục, muốn đi lập tức gặp bà , không muốn mất thời gian quý báu.
Đứng trước cửa phòng bà, tôi như hụt hẫng, run lập cập vài phút trước khi tôi gõ cửa, lên tiếng :
”Dạ, tôi tên Tân Hoan.Tôi đã từng được nói chuyện với bà qua điện thọai. Xin bà mở cửa cho.”
Không có tiếng trả lời, cửa vẫn im ỉm. Tôi không gõ thêm, không lên tiếng nữa, biết chắc bà đã nghe rõ tôi trong không gian tịch mịch sáng sớm. Tôi đóan bà đang đứng sau cánh cửa, chúng tôi đều cảm thấy nhau. Khỏang mười phút sau, bà lên tiếng:
”Tân Hoan, cô còn đó không?”
“Thưa còn. Tôi vẫn đợi bà mở cửa.”
Tôi trả lời, nhẹ nhàng nhưng rành rẽ.
Cửa mở khẽ , một người đàn bà buồn bã, mệt mỏi nhường lối cho tôi vào. Căn buồng gọn ghẽ, nhỏ bé, chỉ có túi đựng đồ du-lịch trong góc tường là chứng cớ cho biết căn buồng có người ở. Tôi nhẹ cả người khi thấy cái túi đựng mì khô – thế là bà không nhịn đói.
Tôi ngồi xuống cạnh bà, nhưng giữ im lặng, bất cứ lời nói nào cũng đưa đến hậu qủa ngược lại. Tôi sẽ đợi cho bà cất tiếng, nhưng cho đến khi ấy, tôi muốn tạo một không khí thân cận. Chúng tôi ngồi cạnh nhau lặng yên, cùng nghe tiếng nước hồ dập dìu vào bờ, và ý nghĩ tôi lan man trên mặt nước, hay quanh bờ hồ.
Hồ Đại hồ là cái hồ nước ngọt lớn thứ ba ở Trung quốc, nằm khỏang giữa mạn nam Giang Tô, bắc Chiết Giang. Đó là cảnh đẹp nổi tiềng thuộc châu thổ sông Dương Tử. Vòng quanh hồ là những hoa viên, đầy ao và suối. Đại Hồ còn nổi tiếng vì sản xuất trà Bạch Lỗi Xuân. Truyền kỳ, có một cô gái rất đẹp tên Bạch Lỗi tưới một cây con bằng máu của mình, cây mọc ra lá, cô đem lá nấu thành trà cho người yêu cô bị bệnh uống. Cô nấu trà ngày này qua ngày khác, cho đến khi người cô yêu khỏi bệnh, cũng là lúc cô kiệt lực mà qua đời.
Tôi mường tượng những chuyện tình bi thương theo nhịp tiếng dào dạt của nước hồ, trong lúc vẫn im lặng ngồi cạnh bà.
Điện thọai reo phá vỡ sự yên lặng giữa chúng tôi. Người ta gọi tôi. Bảy giờ thiếu mười lăm phút sáng, bác tài muốn tôi sẵn sàng đi Ngộ Đức làm việc với Cảnh sát Giao thông, tôi có cái hẹn với họ lúc 8 giờ 30.
Tôi nắm tay bà từ biệt, nhưng không nói nhiều, chỉ bảo,”Xin bà, giúp cháu, bà chịu khó ăn thêm một chút. Xin bà nghỉ”.
Đêm cuối, tôi cho bà biết tôi sắp phải đi, nhưng sẽ liên hệ với bà bằng điện thọai. Bà không nói gì, hơi mỉm cười, cầm tay tôi. Rồi bà đưa cho tôi một tấm ảnh đã cũ, xé làm đôi. Người còn lại trong ảnh có vẻ như một nữ sinh viên của thập niên 1940. Cô sinh viên trong ảnh đầy sinh lực, đầy tuổi trẻ và hạnh phúc. Mặt sau tấm ảnh, ghi vài chữ đã mờ,”Nước không thể…” Một dòng chữ khác, đậm hơn, viết:”Nữ như nước, nam như núi”. Tôi đóan hình người bị xé, là người đã gây ra đau khổ cho bà.
Tôi rời khách sạn Đại Hồ, nhưng tâm hồn tôi ở lại.
Trở lại Nam Kinh, tôi ghé ngay nhà cha mẹ tôi để biếu đặc sản phương xa – đồ gốm, sườn nướng. Đã khuya tôi mới đến nhà, cha mẹ tôi đã ngủ cả. Tôi vào buồng trống để ngủ, định sẽ gặp cha mẹ sáng mai. Mẹ tôi nói vọng từ buồng trong,”Mọi sự được chứ?” Tôi cũng nghe tiếng ngáy của bố tôi. Thế là mọi đìều ổn rồi.
Sáng sớm hôm sau, bố tôi hay dậy sớm, đánh thức tôi bằng một tràng hắt hơi. Sáng nào ông cũng hắt hơi như thế, có lần tôi đếm được ông hắt hơi hai mươi bốn lần. Lần này ông còn nói tướng lên, “Dậy! Dậy! Mau! Khẩn cấp!”
“Có gì thế? Sao vậy?” Vì căn hộ về hưu của cha mẹ tôi vẫn yên tĩnh xưa nay.
Cha tôi đứng trước cửa buồng tôi, tay cầm tấm ảnh đã xé, tấm ảnh tôi để trên bàn ngòai tối qua. Ông nói giọng đầy kích thích,” Con lấy cái này ở đâu? Chính là người bố nói đấy.”
“Người nào, hả bố?”
“Đây là Giang Tĩnh, bạn học với bố. Đây là người chờ đợi suốt 45 năm cho mối tình của mình.” Cha tôi đầy vẻ chán chường khi thấy tôi cứ tỉnh queo.
“Thật không bố? Bố có chắc là đúng người không? Đã 45 năm trước, nay chỉ là cái hình qúa cũ.” Tôi không chắc mắt cha tôi còn tinh như xưa.
“Bố không nhầm đâu. Cô này là hoa khôi trong trường mà – con trai theo cô cả đống.”
“Trong đó có bố không?”
“Suuỵyt! Nói khẽ chứ, mẹ cô nghe được lại lắm chuyện. Nói cho ngay, hồi đó bố cũng để ý Giang Tĩnh, nhưng bố không trong nhóm ái mộ”
“Không trong nhóm! Không thể thế được! Bố vẫn nói ngày xưa bố bảnh lắm mà.” Tôi vừa đùa với bố vừa chuẩn bị vật dụng để đi làm.
“Đi đâu mà sớm thế con?”
“Con phải đi Ngộ Đức ngay. Con mất công kiếm Giang Tĩnh bao lâu, thế mà nay tình cờ lại ra.
Bố tôi buồn buồn,
”Bố mà biết thế này, bố không đánh thức con sớm làm gì.”
Tôi hụt chuyến xe lửa đi Ngộ Đức, phải chờ chuyến chiều, đầu óc quay cuồng những băn khoăn về Giang Tĩnh. Thời gian chậm như rùa bò.
Rồi đúng lúc giờ phát thanh hàng ngày của tôi khởi đầu, tôi đến lại khách sạn cạnh Đại Hồ. Cô tiếp viên ngạc nhiên,tròn xoe mắt, ”Ra cô chưa về ư?”
“Chưa, vẫn còn đây.” Tôi trả lời qua quýt, không muốn giải thích lòng vòng.
Tôi đến, đứng trước phóng số 4209, những câu hỏi trong đầu bỗng quên sạch. Hai lần tôi giơ tay gõ của, lại hai lần hạ tay xuống.
( còn một kỳ)
0 nhận xét