Open top menu
Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014


                         (tiếp theo)



Cả nước có bao nhiêu xã ? Rồi thì các Ban bệ của đảng. Rồi Hội đồng chính phủ, các cơ quan ban ngành đoàn thể….Kể sao cho xiết ? Nếu coi cứ mỗi quan tham  là một con chuột thì cái đàn chuột đang đục khoét, gặm nhắm cơ thể đất nước Việt Nam này phải lên tới cả mấy chục vạn con. Oi chao ôi thử tưởng tượng cả mộtđàn chuột khổng lồ đông như kiến cỏ vậy, xúm lại đục khoét  thì có mà xác khủng long đi nữa rồi cũng chỉ còn xương với da.
Đó…đó chính là ý nghĩ của bác Ba Phi về bộ máy của đảng và Nhà nước là vậy. Nó phải khổng lồ hơn gấp trăm lần quan lại triều đình bất kỳ thời phong kiến nào. Ngày xưa chỉ có một vua ngồi mãi trên ghế cao ở triều đình, quan lại tham nhũng cũng chỉ có một số ở cấp trung ương, xuống đến tỉnh, đến huyện, đến xã thì số quan tham cũng chỉ là thiểu số so với số quan thanh liêm. Còn bây giờ…ôi chao ôi 16 ông Bộ chính trị là 16 ông vua…mấy trăm ông Uỷ viên Ban chấp hành là mấy trăm ông đại thần, rồi toả xuống tỉnh huyện xã…biết bao nhiêu là ông lớn nữa. Khổ thay trong cái đám quan lại của đảng và Nhà nước đó, khó kiếm anh nào không tham nhũng, không ăn cắp tiền của dân, chẳng thằng nào nào thanh liêm hết, thằng nào cũng chỉ nhăm nhăm móc tiền công quỹ.
Đó…đảng , Chính phủ trong con mắt bác Ba Phi là vậy . Chỉ có điều bác không nói ra . Bác cũng giống như đại đa số người trong nước, thừa biết đảng Nhà nước phần lớn tham nhũng, ăn cướp của dân cả thôi , nhưng nói ra có ích gì , có xoay chuyển được gì , có khi mang vạ vào thân, thôi tốt hơn hết là mặc kệ họ muốn làm gì làm, vận nước đã thậm cấp chí nguy vậy rồi, thôi thì mặc xác , muốn ra sao thì ra, đảng ăn cắp cũng được, đảng bán nước cho Tàu cũng được, mặc cha đảng, thằng dân cứ nhắm mắt kiếm sống, ngày ngày mang tiền về nuôi vợ con là được.
Tâm trạng bác Ba Phi y vậy. Nhưng sức mấy bác thổ lộ những ý nghĩ thầm kín cho “lão già” nghe.
“ Bác đánh giá thế nào về đảng và Nhà nước hiện nay ?”
“ Tôi không biết nha…Anh về nước mà hỏi mấy ông Nguyễn Phú Trọng , Trương Tấn Sang,  coi họ trả lời sao nha ?”
 “ Lão già” cười cười  :
“ Tôi muốn hỏi bác, một nông dân Nam bộ sau khi đi thăm Mỹ về, chứng kiến xã hội văn minh thì bác nghĩ gì về đảng và Nhà nước hiện nay ? Tôi muốn hỏi bác chớ ba cái thằng cha đó hỏi làm gì, vạch đầu gối ra hỏi còn có lý hơn…”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Tôi có biết ba cái ông Đảng Nhà nước ở tận đẩu tận đâu mà nghĩ gì về họ. Hàng ngày tôi chỉ thấy ba ông cán bộ xã với mấy cha cảnh sát giao thông chứ có thấy ông đảng Nhà nước nào đâu ?”
“ Lão già” bật cười :
“ Đó đó…mấy ông đó chính là Đảng, Nhà nước đấy…”
Bác Ba Phi cười  theo :
“ Nếu mấy cha đó mà là Đảng Nhà nước thì phảithừa nhận đảng , Nhà nước ta ăn tiền như điên…”
“Lão già” còn muốn hỏi bác Ba Phi nữa , nhưng bác cứ lảng chuyện nên xoay sang hỏi câu khác :
“ Thôi được rồi, nếu không muốn nhận xét về đảng, Nhà nước ta thì thôi cũng được. Tôi chỉ muốn hỏi bác sau mấy tháng đi thăm Mỹ bác thấy xã hội Mỹ nó khác ta ở chỗ nào ?”
Bác Ba Phi ngẫm nghĩ rồi trả lời rụt dè :
“ Qua gần hai tháng ở bên này tôi thấy xã hội Mỹ có nhiều điểm văn minh tiến bộ hơn xứ mình nhiều lắm. Trước tiên là những mối quan tâm hàng ngày của họ  khác xa người mình. Người mình tối ngày chỉ lo chuyện con cá lá rau, đầu tắt mặt tối kiếm tiền nuôi vợ nuôi con. Ngược lại bên này, người Mỹ ngày ngày chỉ tìm cách sống sao cho sướng . Nào sinh nhật, nào hội hè, nào du lịch…lúc nào cũng thấy họ nhảy nhót, ca hát, cười nói vô tư. Người Mỹ đối với mọi người xung quanh kể cả người nước ngoài rất thân thiện. Còn dân mình mặt mũi lúc nào cũng nghiêm trọng, đăm chiêu, lúc nào cũng như lo lắng chuyện gì đó. Nhất mấy ông trong chính quyền, mấy cô trong cơ quan Nhà nước. Mặt mũi lúc nào cũng như cái tủ lạnh, nhìn ai cũng như quân thù quân hằn. Lạ thế.  Mặc dầu tôi không biết tiếng Mỹ nhưng sang đây ngần ấy ngày mà chưa thấy cảnh khóc lóc, thở than nào trên tivi. Nước mình ngược lại, mở tivi ra là thấy cảnh  than trời, khóc đất . Nhân tiện tôi hỏi ông, sao trong cải lương, phim ảnh của mình khóc nhiều vậy nhỉ ?”
“ Lão già “ bật cười :
“ Bác nhận xét chí lý lắm, chẳng cứ cải lương với điện ảnh, ngay trong nhạc tiền chiến ngày xưa cũng toàn là “giọt mưa thu” với đêm đông”, còn nhạc bây giờ cũng toàn là “não tình” sướt mướt khóc than “mất em”, “mất anh” rồi…”
Chị Kelly Thi ngồi sau xe từ nãy chỉ nghe chuyện, giờ mới reo lên :
“ Hai bác phát hiện ta dân ta mau nước mắt là đích đáng lắm .Năm ngoái tôi về Việt Namcó ra Huế chơi. Buổi tối mấy chị bạn rủ xuống thuyền trôi trên sông Hương nghe ca Huế. Oh My God … suốt cả mấy giờ liền tôi bị tra tấn bởi đủ thứ đàn, phách, nhạc, lời  ca than mây khóc gió, người cứ nhão ra như bánh tráng trụng nước. Lúc lên bờ, tôi hỏi ông phụ trách : các bác hát hay thì thật là hay nhưng tối nào cũng cứ than mây khóc gió thế này thì còn tinh thần đâu mà “ hăng hái dũng cảm, thông minh, sáng tạo tiến lên hiện đại hoá, công nghiệp hoá” như khẩu hiệu to tổ bố ở trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố ?” Ong phụ trách nhìn tôi như nhìn người ngoài hành tinh :” Tôi thấy chị cũng là người Việt Nam sao chị hỏi vậy ? Ca cổ là vốn quý của dân tộc, may mắn lắm mới được thưởng thức một đêm như thế này chị không thấy hạnh phúc sao ?”. Vài cô ca sĩ và các tay đờn nghe tôi hỏi vậy thì xúm lại. Tôi đang lo có thể bị kết tội  coi thường văn hoá dân tộc mà nếu không may, cái mảy nảy cái ung thì biết đâu tôi chẳng bị mời lên Sở công an  điều tra xét hỏi , chậm trễ ngày về Mỹ đi làm nhỡ mất job thì nguy.”
Rất may có một anh thanh niên đánh đàn kìm nhảy vào bênh tôi :
” Chị ấy nhận xét đúng đấy.Suốt cả buổi toàn nghe nỉ non, than khóc thì rũ ra là phải rồi, còn tinh thần đâu mà phấn đấu tiến lên nữa. Nhưng chị thông cảm, những bài ca nhạc này là do ông tôi để lại cho bố tôi, bố tôi truyền lại cho tôi, rồi tôi lại truyền cho con tôi. Cứ như thế sao mà thay đổi được…”.
Vớ được anh đờn kìm này tôi mừng quá, hỏi luôn :
“ Tôi có nói là cần thay đổi đâu ? Tôi chỉ muốn hỏi tại sao não nề, buồn thảm vậy thôi ?”.
Anh thanh niên cười buồn :
“ Chắc  do nước mình là nước nhược tiểu… cả mấy ngàn năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà không ngóc nổi đầu lên nên mới buồn rầu vậy…có thể gọi đó là nỗi buồn nhược tiểu …”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Nước mình so với khối nước trên thế giới đâu có thua kém gì, sao lại gọi là nhược tiểu được. Dân mình buồn chắc do đói kém, thiếu ăn thôi…”
“ Lão già” phản đối :
“ Dân đói kém thiếu ăn thì có hát hỏng gì đâu, chính lớp ca sĩ trẻ giàu có, ăn chơi xả láng vẫn hát nhạc “não tình”  khóc gió than mây kìa…Chẳng qua cái tình tự dân tộc mình nó vậy nên mới vậy …”
Chị Kelly Thi bật cười :
“ Ong lý giải theo kiểu “đánh bùn sang ao” vậy thì tác dụng gì. Theo tôi thanh niên bây giờ thích hát nhạc “não tình” là vì Đảng và Nhà nước khuyến khích tụi nó lao vào yêu đương nhăng nhít, hưởng thụ vật chất, ăn chơi sành điệu để quên đi những vấn nạn như mất dân chủ, tham nhũng, ngoại xâm đang rình rập…Quên hết những thứ đó đi, chớ có quấy rầy Đảng để đang lo vơ vét và ngấm ngầm bán nước cho Tàu…”
Bác Ba Phi than thầm, đó quay đi quay lại trở về chuyện chống cộng, chửi Đảng, chửi Nhà nước. Hình như mọi câu chuyện với chị Kelly Thi và “lão già” đều dẫn tới chỗ đó thì phải. Bác nghe rồi để ngoài tai cũng không được mà hùa theo với hai người đó sa đà vào chuyện chính trị chính em thì cũng không xong, bác đành đánh trống lảng :
“ Thôi ta về cho sớm, ăn chia tay với chủ nhà rồi chị Kelly Thi cho tôi về . Ut nhà tôi giờ này chắc cũng về rồi. Tôi phải bảo nó lấy vé cho tôi về Việt Nam sớm thôi. Ở bên này mãi sốt ruột quá…”
Chị Kelly Thi tròn mắt :
“ Ua sao kỳ vậy ? Người trong nước sang đây chỉ muốn ở lại càng lâu càng tốt để hưởng không khí tự do dân chủ, tiện nghi vật chất . Sao bác lại khăng khăng đòi về sớm vậy…”
Bác Ba Phi thở dài :
“ Ay cái tính tôi nó vậy…cả đời cứ phải loanh quanh xó nhà, chết khiêng ra đồng thì nhắm mắt mới yên. Còn cứ ở đồng đất nước người, xa xôi ngàn dậm vậy có cho tôi ăn yến tôi cũng chịu , chẳng ăn đời ở kiếp được…”
Chị Kelyy Thi gật đầu :
“ Tâm lý mấy ông bà già Việt Nam kỳ quặc thật. Ở bên này cũng có nhiều ông như vậy, vượt  biên bằng được , đào thoát khỏi chế độ cộng sản bằng được, sang bên này coi như được lên thiên đàng, ấy vậy mà sau hai, ba chục năm, trở về già, cha nào cha nấy cứ nhấp nhổm trở về quê sống mới kỳ chớ…”
“ Lão già” cười hềnh hệch :
“ Ay ấy…trừ tôi  nha…tôi có sống tới năm 90 tuổi bảo tôi về Việt Nam sống tôi cũng chịu…thà chết dấm chết dúi ở bên này còn sướng hơn chui đầu về cái địa ngục cộng sản đó…”


 (còn tiếp)

         




0 nhận xét