CON SÓNG DỮ là truyện dài của tác giả trẻ Phạm Thắng Vũ. Lối viết giản dị, mộc mạc, tràn đầy những chỉ tiết chân thực , cuốn sách đưa người đọc về một thời dấn thân vào những hải đạo kinh hoàng để tìm đường sống thoát khỏi xứ sở một thời “ cái cột điện có chân cũng đi”. Nhân những ngày Tháng Tư lịch sử, xin trích đăng giới thiệu tác phẩm này
Tôi có mặt tại điểm hẹn ở trạm xe buýt gần rạp hát Opera vào lúc
Xe lần lượt ghé từng điểm hẹn để nhận khách rồi cứ thế chạy lần ra ngoại ô hướng về Thủ Đức và sau cùng trực chỉ Vũng Tàu. Đến thành phố biển Vũng Tàu vào giấc chiều và ngừng ở một bãi trống gần con đường mang tên Ba Cu. Tất cả khách trên xe được dặn nhỏ tạm thời tản ra, giả dạng khách du lịch đi lòng vòng đâu đó chơi nhưng phải quay về xe lúc 7:30 chiều.
Nhập vào dòng người du lịch, tôi đi lòng vòng qua các con phố rồi ghé vào tiệm uống cà phê ngồi xem báo để hết thời gian. Thời gian nầy Vũng Tàu có khá đông khách ngoại quốc từ các nước CS Đông Âu hoặc từ Liên Xô đến. Họ là chuyên viên trong các công ty khoan dầu hoặc các công trình khác ở miền
Trời tối hẳn, xe chạy nhắm hướng bãi trước và khi vừa ngừng sát cạnh bờ biển thì đột nhiên toàn bộ điện đường ngay khu vực bị cúp hẳn. Trong bóng tối đen, nhóm tổ chức hối thúc khách rời khỏi xe và chạy ngay xuống mép nước. Chạy đến mép nước, dưới ánh lờ mờ của ngọn đèn hải đăng xoay trên đỉnh núi, một ghe khá lớn đã có mặt sát bờ tự lúc nào. Nhiều người đang bước bì bõm để ra ghe. " Cá lớn đó... Lội ra ngay đi bà con ", tiếng một người xì xào. Một đống dép, guốc của hành khách vất bỏ trên bãi cát chung với các túi xách. Kinh nghiệm của những lần vượt biên không thành từ trước, tôi không vất bỏ đôi dép mà cẩn thận lấy ra một sợi dây thủ sẵn trong túi. Luồn dây vào đôi dép rồi cột nó vào quai con đỉa của cái quần dài đang mặc, sau đó tôi bắt đầu lội từng bước ra ghe. Tối nay, không hiểu do một hiệu ứng gì mà mặt biến lấp lánh các vệt sáng màu xanh lá cây trông rất kỳ lạ. Các vệt sáng xanh phản chiếu những lọn sóng, thân người khi họ chuyển động gần bên ghe. Cố gắng hết sức để bước dần tới được cạnh ghe mà mực nước đã tới ngang cổ tôi. Sát bên ghe nhưng tôi không biết làm sao để có thể trèo lên được? Bất ngờ, tôi chạm phải một cạnh gỗ nằm ngang thân ghe và nhờ nó tôi có thể dựa vào để trèo lên. Một bàn tay của người đứng trên sàn đã nắm lấy tôi, kéo tôi lên rồi trong chớp mắt, người đó ấn tôi chui xuống ngay khoang hầm ghe. Trong khoang hầm chật cứng người. Chưa kịp nhìn rõ mọi thứ thì có thêm người nữa trèo xuống. Nước biển từ người họ văng tung toé vào thân, mặt tôi. Chợt máy ghe nổ to hơn và dường như nó chạy lùi rồi làm một vòng quay ra biển. Chuyến hải hành vượt biên đầu tiên trong đời tôi bắt đầu. Đó là 9 giờ tối của một ngày cuối tháng 7 năm 1984.
Tôi ngồi yên, lưng dựa vào vách gỗ thân ghe, mắt nhắm nghiền vì mệt và vì có mở mắt cũng chẳng thấy chung quanh rồi thiếp đi lúc nào không hay. Ghe vẫn chạy êm ả nhưng chuyến đi thật không suôn sẻ. Không gặp ghe công an biên phòng và tàu hải tặc Thái Lan nhưng sau 4 ngày 5 đêm, các tài công đã quay mũi để trở về Việt Nam khi vừa lượn quanh một dàn khoan dầu Mã Lai Á. Khách trên ghe không ai biết hành động của đám tài công cho mãi hơn một ngày sau họ nói ra thì mọi người mới biết. Khách, hết hăm doạ rồi năn nỉ thậm chí cả lạy lục đám tài công để họ từ bỏ ý định điên rồ mà tiếp tục chuyến vượt biên nhưng vô vọng. Tôi biết bản thân phải chuẩn bị đối phó với những bất trắc sẽ xảy ra khi chiếc ghe cập vào một bờ bãi nào đó của nước Việt.
Tài công-thợ máy của ghe gồm ba người. Hai anh em ruột và người kia là bạn của họ. Tất cả đều có bồ (bạn tình) nhưng đều vắng mặt trong chuyến đi. Sau 4 ngày 5 đêm hải hành, thấy những khách trên ghe có vợ, con đi theo làm họ nhớ đến các bạn tình. Đó là lý do khiến họ quyết định quay ghe trở về Việt
Chúng tôi ngồi yên nhìn nhau buồn bã chung một nỗi lo những bất trắc sẽ giáng xuống đầu mình.
Khi vừa thấy dạng đất liền, các tài công đã thúc hối mọi người trên sàn ghe phải chui ngay xuống các khoang hầm. Có người do say sóng quá sức nên không chịu chui xuống, viện lý do sức họ quá yếu nếu xuống khoang hầm lần nữa họ sẽ chết. Các tài công dùng vũ lực để xốc những người chống đối xuống lại khoang hầm. Nằm im trong khoang, chúng tôi phỏng đoán tình hình bên ngoài qua những lời tài công đối đáp. Có người lâm râm đọc kinh cầu nguyện. Thời gian trôi qua nặng nề. Tiếng máy vẫn nổ êm ả. Ghe đang ở trong vùng biển nào? Chỗ kín đáo tài công nói sẽ cho ghe tắp là đâu? Có thực an toàn không? Qua lời tài công trò chuyện, chúng tôi biết họ đã thấy hai chiếc ghe khác. Chúng tôi ai cũng lo lắng trong lòng. Hai ghe đó là ghe gì? Ghe đánh cá hay công an biên phòng? Đột nhiên tiếng súng vọng lại từ xa xa. Chết rồi. Tiếng người hét to cùng với tiếng khóc trong khoang hầm. Tài công tăng tốc cho ghe chạy thật nhanh. Tim tôi đập liên hồi, tay chân tự nhiên có lúc tê cóng. Tôi đang sợ. Thôi thế là chết. Đến được giàn khoan nước ngoài đã tưởng thoát để rồi quay về và bị rượt đuổi... " Giờ tụi mầy sáng mắt chưa. Thật một lũ ngu dốt ". Tiếng ai đó nói khá to gần tôi. Cuộc rượt đuổi bên ngoài diễn biến ra sao chúng tôi không ai biết nhưng sau cùng, một tiếng sầm thật lớn như ghe đâm vào vật gì đó bên ngoài. Tài công bỏ ghe nhẩy ùm xuống nước cùng với tiếng khóc tiếng la của khách trong khoang hầm làm mọi người càng sợ hơn. Cùng với các người khác, tôi vội đu người nhẩy lên ngay sàn ghe thì mới biết trời bên ngoài đã nhá nhem tối. Ghe đang trong khúc rạch hẹp, vắng lặng và không một bóng người. Chúng tôi nhẩy ngay xuống nước để lội vào bờ theo dấu tài công. Vừa leo được lên bờ đất tai đã nghe tiếng súng nổ gần bên và bóng dáng của hai ghe lạ đang lướt sóng chạy đến. Chúng tôi cắm đầu bỏ chạy cả đám, thân ai nấy lo. Trời tối rất nhanh. Thêm tiếng súng nổ kèm với tiếng thét tiếng khóc. Tôi chạy... chạy mãi nhưng chỉ một lát sau, tôi đã mất dấu với người chạy đằng trước. Cảm giác đau chân mới nhớ mình còn đôi dép cột bên người nên tôi vội vã cởi nó ra và mang ngay vào chân. Đôi dép da có quai đeo sau gót và nhờ nó, tôi mới có thể bước những bước chân lần mò trong đêm tối lờ mờ. Tôi đi lầm lũi cho đến lúc không còn thấy rõ cảnh vật chung quanh nữa. Trời đã hoàn toàn tối đen. Ngồi xuống nghỉ ngơi, tôi ngước mắt lên bầu trời đầy sao và tự hỏi đây ở đâu và bây giờ mình phải làm gì? Không thoát khỏi đây đêm nay, chắc chắn ngày mai tôi cũng sẽ bị bắt….
PHẠM THẮNG VŨ
0 nhận xét