Open top menu
Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012
CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 75)


                              ( tiếp theo)



Nổi tiếng hơn cả là “ Con nai đen”, vở kịch gây không ít phiền toái cho tác giả đến mức nhà thơ Xuân Sách phải nhắc tới trong thơ chân dung :
           Bay chi Mặt Trận Trên Cao ấy
           Quên Chú Nai Đen vẫn đứng chờ.
Về vở kịch này, Nguyễn Đình Thi đã từng kể với phóng viên báo Bông Trang  Hội VHNT Sông Bé (số 2, tháng 10/1992) :
“Có lần tôi đi Liên Xô dự Hội nghị các nhà văn Liên Xô, được xem vở kịch rối Vua Nai. Vì không có phiên dịch nên không hiểu đối thoại, chỉ qua hình dung, động tác của nhân vật mà đoán ra cốt truyện, trong đó có tình tiết hồn ông vua nhập vào xác con nai.
Khi về nước, vào năm 1950, tôi nghĩ cốt truyện cho vở kịch nói được gợi ý từ Vua Nai. Vở kịch rối có nhiều nhân vật phụ, trong đó có tay phù thuỷ rất giỏi, nhưng tôi chỉ tập trung vào một vài nhân vật chính, xoay quanh hai cái ý chủ yếu là: hồn người nhập vào xác nai và pho tượng đá hễ nghe ai nói dối thì nó cười, để thể hiện chủ đề tư tưởng: nếu thích nghe kẻ nói dối thì sẽ mất người nói thật. “
Vậy là trong “Con nai đen”, - phóng tác theo “ Vua hươu “ của Gozzi, Tô Chiêm ông vua của thần dân, cũng được một ông lão tặng “một pho tượng có phép, không biết ai đã tạc nên. Nó biết ai nói thật nói dối. Nghe ai nói một câu không đúng với ý nghĩ thật trong lòng, thì trên mặt tượng sẽ tức thì biến đổi và pho tượng đá sẽ cười.”. Mô típ này nếu sử dụng để minh quân phát hiện gian thần , để “sự thật” lột trần cái “giả dối” , để dân gian hô to “vua cởi truồng” thì rất hay. Tiếc thay Nguyễn Đình Thi không dám “chơi bạo” thế, chơi “bạo” vậy  vào thập kỷ 1960 nhất định sẽ mắc vào tội “thất trảm” mượn xưa nói nay, mượn con vật nói con người. Bởi thế ông chỉ dám sử dụng nó trong việc vua…kén vợ.
Các “ứng viên” sẽ phải tới trước “pho tượng” để được “sát hạch”. Lần lượt tiểu thư Lan, Đạo Đức phu  nhân, vài người đàn bà nữa đều bị pho tượng “lật tẩy” là “giả dối”, không có tình yêu chân thật với vua. Trước đó , trong  những năm tháng nằm gai nếm mật, Tô Chiêm đã có người yêu là Quế Nga . Lẽ ra, tới thời “cam lai”, nàng Quế Nga phải về cung lên ngôi hoàng hậu, vậy mà vì lý do không thể tin được, vì “bảo vệ uy tín cho Tô Chiêm” nàng dứt khoát dứt bỏ tình yêu :” . Anh Tô Chiêm, anh làm vua cả nước, trăm nghìn mắt nhìn vào, em chỉ là một người con gái quê mùa lam lũ, những người sang kẻ quí  người ta sẽ gièm pha, nói ra nói vào, cười thầm anh…em yêu anh, cho nên em đã quyết lánh ra khỏi đời anh. Em đã định không bao giờ gặp lại anh nữa. “.
Nếu đúng  vậy  người ta phải nghi ngờ cái tình yêu  Quế Nga dành cho Tô Chiêm liệu có thực là tình yêu ? Tuy nhiên đó chỉ là cái cớ tác giả gán cho nhân vật để tình yêu thêm phần …thử thách và sau cùng tất nhiên là nàng Quế Nga phải tìm về chàng Tô Chiêm để lên ngôi Hoàng Hậu.
Đọc đối thoại giữa “chàng” và “nàng”, giữa “quân vương và ái thiếp”  mà lại cứ “anh anh em em” khiến người ta cứ ngỡ như họ là cặp tình nhân vào thời công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay:
TÔ CHIÊM : “Quế Nga, anh lại có em đây rồi, anh lại được nhìn thấy em thật đây rồi, không phải chỉ trong giấc mơ nữa.
Nếu trong “Vua hươu” của Mozzi, vở kịch xoay quanh chủ đề “cái thật và  cái giả”,”cái cao thượng và cái ti tiện”, “cái đẹp và cái xấu” thì trong “ Con nai đen” cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Đình Thi lại trượt theo cái “quán tính” điệu tâm hồn của thời đại : “lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm” – đề tài thời thượng vào lúc đó. Vậy là trong triều chia hai phe. Phe chống “ngoại xâm”, yêu nước thương dân, dựa vào nước “láng giềng Đông Chiếu ( chắc là nước Trung Quốc) để giữ gìn bờ cõi gồm có vua Tô Chiêm, hoàng hậu Quế Nga, tướng Trung Dũng, “lão già”. Phe bán nước hại dân dựa vào nước Tây Qua ( chắc là nước Pháp ) gồm có : Quận Khung, công tử Đãng…Tất nhiên nhân dân đứng về phe chống ngoại xâm. Vậy chỉ còn thiếu vai trò lãnh đạo của Đảng nữa thôi là trong kịch “con nai đen” có cả một cuộc chiến tranh thần thánh chống ngoại xâm y hệt chiến tranh chống Pháp. Thế rồi phe “bán nước” “ cướp được ngôi chẳng mất một mũi tên hòn đạn, chẳng mất một ngày nằm gai nếm mật để tổ chức tạo phản, mà chỉ  bằng một  “mẹo vặt” khiến vua biến thành một anh ngờ nghệch, cả ngố đến mức…khó tin. Nguyên là “ông lão” – người đã tặng vua pho tượng đá phát hiện nói dối – có một con vật thân thiết là “con nai đen”. Trong buổi đi sắn công tử Đãng âm mưu bắn nó trọng thương đến chết trong niềm thương tiếc của vua Tô Chiêm .Thế là Quận Khung nhảy ra làm trò lừa đảo. Hắn nói có thể cứu được  con nai với điều kiện vua phải …chết thay cho nó..
Thế là vua Tô Chiêm tình nguyện…chết để lấy “máu nóng mới chết chưa quá hai khắc “ cứu mạng con nai. Thật là một sự hy sinh ngớ ngẩn , ngu xuẩn , vô  lý hết chỗ nói chứ chẳng phải là nhẹ dạ như các nhà phê bình “nhận xét”.  Vô lý vậy mà “cái sự tình nguyện chết” của vua Tô Chiêm đó  lại là cái “chốt” của vở kịch. 
Sau khi vua Tô Chiêm chết rồi, Quận Khung bắt hồn vua nhập vào xác con nai đen, còn chính hắn lại nhập vào xác Tô Chiêm để lên làm vua. Vậy là từ nay hoàng hậu Quế Nga phải chung sống gối chăn với “hồn anh hàng thịt, da anh Trương Ba” tức xác của vua Tô Chiêm mà hồn lại tên Quận Khung, đại gian thần. Nắm được ngôi vua rồi, Quận Khung bán nước” cho Tây Qua, trừ khử trung thần  trong khi đó hồn vua thật trong xác con nai đen cứ…chạy nhong nhong ngoài rừng, đất nước sắp rơi vào thảm hoạ nô lệ cho giặc ngoại xâm.
Cái “nút” của vở kịch bị thắt chặt đến thế thì không hiểu ông tác giả sẽ mở sao đây ? May quá ông lão hát rong già quá, đã đến tuổi…chết . Lập tức  vua Tô Chiêm đang nhập hồn  trong con nai đen “dọn” ngay sang xác “lão già” để được nói năng, đi lại trở lại là con người. Đọc tới đây bạn đọc có thể thắc mắc  : vậy nếu ông lão hát rong chưa chịu…chết già thì sao ? Thì Quận Khung vĩnh viễn lên làm vua, nàng Quế Nga xinh dẹp vĩnh viễn làm vợ lão và đất nước vĩnh viễn rơi vào ách ngoại xâm. Vậy là ông nhà văn đã “cởi nút” chỉ bằng một cái cớ hoàn toàn  ngẫu  nhiên nếu không nói là …”có nhẽ đâu thế?”.
Vua Tô Chiêm sống lại thành người nhưng  trong cái xác của ông lão hát rong thì sao mà cướp lại được ngai vàng, trở lại là Tô Chiêm ngày xưa ? Việc tầy đình vậy mà ông nhà văn cho nó diễn ra quá dễ dàng chỉ trong một cuộc đấu khẩu giữa “xác vua” ( vua giả Quận Khung) với “xác ông lão hát rong – vua thật Tô Chiêm) :
XÁC ÔNG LÃO - Hỡi các tướng sĩ cùng nhân dân, các ngươi hãy nhìn xem trong kinh đô chúng ta đây, cung điện cổ kính còn chưa hết mùi hôi tanh của giặc để lại. Về nhà quê, làng mạc đồng áng còn ngập cỏ hoang. Nơi đâu cũng thấy người già đông hơn trai trẻ,đàn bà nhiều hơn đàn ông. Nơi đâu cũng thấy bà goá vất vả nuôi con côi. Vậy mà thằng phản nghịch kia lại toan rước quân giặc vào. Nó lại muốn cho xe ngựa dát vàng dát bạc của bọn cướp nước và lũ chó bán nước chạy nghênh ngang đầy đường còn chúng ta thì phải cụp đầu, đi len lén trong bóng tối. Nó lại muốn mắt chúng ta luôn luôn nhìn xuống đất, miệng chúng ta phải khâu lại. Ta hỏi các tướng sĩ cùng nhân dân, chúng ta có thể đầu hàng quân tây-qua không?
Chỉ mới nghe doạ dẫm vậy “vua giả” Quận Khung đã chào thua, rút kiếm đâm vào cổ tự vẫn thì không hiểu  bản lãnh cướp ngôi biến đâu mất ?
Ngày nay đọc lại “ Con nai đen” người ta ngỡ ngàng không hiểu vì sao nó lại bị “đánh”. Theo lời kể của chính nhà văn Nguyễn Đình Thi :
Vở kịch được Đoàn kịch nói Nam Bộ dựng…diễn tại Nhà Hát Nhân Dân, đông người xem, không còn vé mà bán..Sau khi diễn, có hai luồng ý kiến: một là cho vở kịch đặt ra vấn đề triết học sâu, một bảo là vở kịch phản động, ám chỉ Cải cách ruộng đất - đưa ra hình ảnh kẻ thù bên ngoài len vào bên trong đánh người thân tín (qua chuyện Quận Khung đánh Trung Dũng). Trong giới cũng có người như Học Phi đập mạnh vở kịch này.
Một hôm, ông Trường Chinh và Hoàng Văn Hoan đến Nhà Hát Nhân Dân xem. Tôi đứng xa xa, thấy Hoàng Văn Hoan ghé tai ông Trường Chinh nói cái gì đó, tôi thầm nhủ: "Bỏ mẹ rồi!". Sau đó có lệnh cấm diễn. Trong cuộc họp nội bộ, ông Trường Chinh lên án Con nai đen gay gắt lắm, bảo xấu hơn cả "Nhân Văn", ác hơn. Tôi đứng lên nói không đồng ý với nhận xét đó và đưa ra ý kiến của mình. Nhưng sau đó vở kịch vẫn không được diễn.
Tôi hiểu nguyên nhân vì hồi ấy ông Trường Chinh chịu trách nhiệm về Cải cách ruộng đất, nên khi nghe có kẻ nói vở kịch của tôi ám chỉ Cải cách ruộng đất, xử trí oan nhiều cán bộ trung thành với Đảng, mới nghi ngờ, thành kiến với vở kịch…”
Quả thực đọc nát cả sách cũng chẳng thấy “Con nai đen” ám chỉ cải cách ruộng đất hoặc ám chỉ “Đảng Chính phủ” ở chỗ nào ? Ngày nay giải mã ở đủ các tầng ngữ nghĩa cũng chỉ thấy câu chuyện có …”nhiêu đó”  mà lại mượn của Gozzi, chẳng nâng được “ Vua hươu” vượt lên trên cái tầm của chính nó theo kiểu Nguyễn Du viết Truyện Kiều từ “Đoạn trườngTân Thanh” , ngược lại, ngôn ngữ kịch của “ Con nai đen” khá sơ lược. Nó vẫn chỉ xây dựng được những tính cách “một chiều”, đơn điệu theo kiểu Moliere chứ hoàn toàn chưa vượt lên xây dựng được những tính cách nhiều chiều, đa dạng theo kiểu Shakespeares, bởi thế sau này nó cũng chỉ được dựng lại ở một vở kịch mang tên “Truyền thuyết một tình yêu” vui và câu khách.

                            (còn tiếp)

Read more
HẺM..."BUÔN" CHUYỆN (KỲ 15 )


                        Tắc kè trắng .



Từ sáng sớm thằng Bảy xe ôm chạy về rối rít :
“ Cúp điện…hẻm ta cúp điện không ?”
Cô Phượng cave tròn mắt :
“ Mắt để đâu vậy Bảy ? Quạt quay ầm ầm  sao kêu cúp điện ?”
Thằng Bảy xe ôm ngẩn người rồi vọt miệng chửi :
“ Con bà nó…trắng trợn ... nói dối trắng  trợn !”
Chị Gái hủ tíu đang bưng càphê hỏi ngang :
“ Mày chửi ai vậy Bảy ?”
Thằng Bảy xe ôm tức tối :
“ Chửi thằng bán xăng chớ chửi ai. Nó dám treo biển “cúp điện – nghỉ bán” . Tôi đi suốt cả phố có chỗ nào cúp đâu ?”
Ông Tư Gà nướng lên tiếng :
“ Vậy xăng sắp lên giá nữa rồi. Tụi nó găm lại chờ tăng giá mới bán. Có vậy không hiểu còn chửi ?”
Thằng Bảy xe ôm vẫn  chửi :
“ Con mẹ nó…dám treo biển dối trá ngay trước cửa Ủy ban với đồn công an ?”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Cả nước nói dối sao mày bắt thằng bán xăng nói thiệt ?”
Ông đại tá hưu cau mày :
“ Con Phượng cave kia ? Sao mày dám bảo cả nước nói dối. Bộ mày muốn nói cả đồng chí Tổng Bí thơ, các đồng chí trong Bộ chính trị đều nói dối cả sao ?”
Cô Phượng cave đáo để :
“ Vậy con hỏi chú Ba, mấy cha đó có cha nào không nói đi lên chủ nghĩa xã hội là nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta không ?”
Ông đại tá hưu quát lên :
“ Nói vậy không đúng sao ?”
Thằng Bảy xe ôm chen ngang :
“ Vậy chú Ba hỏi cả quán ai có nguyện vọng tha thiết đó không ?”
Cố Phượng cave cười ngỏn nghẻn :
“ Có đấy…có chú Ba thôi…nhưng chú Ba đâu phải “nhân dân ta”.
Cả quán cười ồ. Ông đại tá hưu tiu nghỉu. Vừa lúc đó một bà xách vào quán cái lồng chứa nhung nhúc  …tắc kè. Nguyên tuần trước ông đại tá hưu  rước về một túi  toàn cổ linh chi với nhân sâm Cao Ly khoe toáng :
“ Bà cả ngoài Hà Nội mới gửi vào hai chục lít rượu tăm thượng  hạng để ngâm thuốc. Vừa may hôm nay lại mua được món cổ linh chi và nhân sâm Triều Tiên …Coi này ”
Ong bày  la liệt các thứ mới mua . Cô Phượng cave thắc mắc :
“ Cổ linh chi  gì mà gỗ chẳng ra gỗ, đá chẳng ra đá ?”
Ong đại tá hưu gắt :
“ Tầm bậy …cổ linh chi là nấm cổ ngàn năm nay, tác dụng tiêu trừ bách bệnh kể cả ung thư, tiểu đường, cao máu, cải lão hoàn đồng,  trẻ ra cả chục tuổi lận…”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Í mèn ôi, vậy kỳ này chú Ba khỏi lo đêm đêm cô Ba mắng sa sả. Còn  củ gì nom như khoai lang nghệ vậy chú Ba ?”
“ Tầm bậy…nhân sâm Triều Tiên đấy. Loại này nước ta chỉ  thấy ngày xưa đồng chí Kim Nhật Thành biếu bác Hồ mấy củ thôi…”
Cô Phượng cave trầm trồ :
“ Quý hiếm vậy ? Chắc giá cả trăm triệu lận ?”
Ong Ba đại tá đắc ý :
“ Đúng vậy, lẽ ra phải cả trăm triệu . Vậy mà  tất cả có 3 trăm ngàn thôi đó…”
Thằng Bảy xe ôm la lớn :
“ Ba trăm ngàn ? Ba trăm ngàn cả cổ linh chi cả sâm Cao Ly? Vậy chú Ba mua phải của rởm rồi…”
Ong đại tá hưu trợn mắt :
“ Tầm bậy ? Tao coi kỹ , rởm sao được ?”
Thằng Bãy xe ôm cười hề hề :
“ Con cá với chú Ba đây. Chú mang về cô Ba không chưởi toáng con cứ đi bằng đầu…”
Thằng Bảy xe ôm nói thế mà thiêng. Ông đại tá hưu vừa ôm mớ cổ linh chi với sâm Cao Ly về, cô vợ trẻ đã nhảy cẫng , quát tháo om sòm, mắng ông “ già rồi còn ngu, nghe dỗ ngon dỗ ngọt, mất cả đống tiền”. Hôm sau ông đại tá hưu than thở :
“ Mấy thằng vệ sinh môi trường thật “quan niêu” ! Cho nhập cả rác thuốc bắc từ Trung Quốc sang có chết tao không ? Thôi thôi từ nay tao cạch không ngâm rượu thuốc bắc nữa. Cứ tìm rắn, tắc kè còn sống ngâm cho chắc ăn…”
 Cầu được ước thấy, sáng nay  một bà mang vào quán cả lồng tắc kè còn sống nhăn. Nếu ai mua , bà ta làm thịt, moi ruột tại chỗ rồi cầm về ngâm rượu. Ong đại tá hưu coi kỹ từng con một, con nào cũng xanh lè,  mặc cả sát sạt rồi mới mua. Cô Phượng  ca ve thắc mắc :
“ Sao tắc kè con nào cũng xanh lè vậy chú Ba ? Có con nào trắng không ?”
Thằng Bảy xe ôm cười :
“ Tắc kè trắng hả ? làm gì ra có ?”
Cô Phương cave kêu lên :
“ Sao kỳ vậy cà ? Sao hổng có tắc kè trắng là sao ?”
Thằng Bảy xe ôm cười  :
“ Trời sinh ra vậy . Giống như các quan cán bộ. Có quan nào nói thật không nói dối đâu ?”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Thì cũng như tắc kè…làm gì có con nào trắng ?”

30-8-2012
Read more
Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012
MIỀN.."CỤP" LẠC ( KỲ 31)


                                   (tiếp theo)
Ông công an mọi khi đón gã tận cửa phòng :
“ Mạnh khoẻ chứ ? Vui vẻ không? Nhà khoa học có khác, đúng giờ  như  cái đồng hồ.”
  Dạ không, tôi không dính dáng gì tới khoa học.”
“ À phải, anh là dịch giả, thì dịch giả cũng là … khoa học chứ sao? “
Ông vồn vã kéo ghế cho gã, rút cả thuốc thơm ra mời, khuôn mặt to bè thoắt đỏ, thoắt tái , căn buồng vẫn thế,một cái ghế dài, một cái bàn nước và tấm bản đồ treo tường. Cảm giác lần gặp trước bất chợt làm gã tan hết cả hứng khởi, nỗi bất an, mơ hồ nhói lên và gã lắp bắp :
“Ông cho mời …mời tôi ….mời làm việc … “
Ông công an bật cười vẻ bối rối của gã.
“ Thong thả, thuốc nước đi đã , à, anh có bận gì không?”
“ Không, không bận gì.”
“ Vậy tốt, lần này tôi mời anh thứ nhất là để tôi xin lỗi”
 Gã trợn mắt”.
“ Xin lỗi tôi ?”
“Phải phải, về cái vụ hồi cuối năm ấy mà, quả thực lúc đó tôi có đưa  anh vào diện tình nghi… phải phải, cái vụ trộm đêm ấy mà, anh nhớ ra chưa? “
“Nhưng tôi .. . tôi vẫn chẳng nhớ được cái tiếng động nửa đêm ấy là cái tiếng gì?”
Ông công an phì cười :
“ Khỏi, khỏi, đêm đó chẳng có cái tiếng gì đặc biệt cả đâu, chẳng qua anh tưởng tượng ra thôi. “
Gã thở phào, nhẹ nhõm cả người, hoá ra bao lâu nay gã cứ căng óc nghĩ tới một cái không hề có, bệnh hoang tưởng tai hại thế đấy, gã xô ghế bật dậy:
“Vậy thôi, tôi nhận lời xin lỗi, tôi về…”
“ Ấy chớ, ấy chớ, đấy mới là phần một thôi…”
Ông công an kêu to, chạy quanh bàn giữ lấy gã, ấn ngồi xuống ghế. Tim gã lại nảy thon thót, còn chuyện gì nữa đây , không lẽ lại mới xảy ra vụ khác và ông ta lại đặt mình vào diện tình nghi nữa chăng? Gã lắp bắp:
“ Tôi không biết… tôi không biết gì hết.”
“ Ô hay, buồn cười chưa, đã hỏi gì đâu mà chưa biết.”
 Ông giơ tay đón cốc càphê đá cô gái đứng ngoài cửa phòng thò vào.
“ Uống đi,uống cho tỉnh táo. A… nghe nói anh làm cả thơ nữa hả? Tôi khoái ba cái vụ đó lắm nhé. Cái gì nhỉ? Phải, phải, nhớ ra rồi. “Vui sao một sáng tháng năm…. Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ”, đúng thơ Tố Hữu chưa?
Gã chưa kịp trả lời, ông đã nháy mắt:
“Tính tôi cũng ưa văn nghệ lắm nghe.”
 Ông vạch tay coi đồng hồ rồi chuyển giọng :
“Bây giờ sang mục thứ hai, anh cho biết ngày thứ bảy… anh đi những đâu? “
“ Không, tôi chẳng đi đâu?”
“ Tốt, tốt, vậy đêm anh có ngủ nhà không?”
“ Tôi ngủ nhà.”
“ Tốt, tốt, đêm đó anh có nghe thấy dưới nhà có tiếng động gì không?”
 Gã thở hắt ra, thằng giả hành khất cũng hỏi đúng câu đó, lại còn dặn  có ai hỏi thì trả lời “không” nữa chứ. Việc này nhất định có gì mờ ám đây, tốt hơn hết cứ nói thực, chẳng hại cũng chẳng lợi gì cho ai. Ông công an  lăm lăm cây bút Bic nhìn gã khuyến khích:
“ Anh cứ nói , cứ mạnh dạn nói…”
“ Vào lúc gần sáng… hình như tôi nghe thấy tiếng súng nổ, nhưng không phải ở nhà dưới …”
“ Ở đâu? Không phải nhà dưới thì ở đâu?”
 Gã cuống lên :
“Ở trong giấc mộng.”
“ Trong giấc mộng? Anh không định giỡn tôi đấy chớ? “
“Không tôi nói thực mà, tôi nằm mơ thấy một người đàn bà cầm khẩu súng lục nhắm ngực tôi bắn.”
 Ông công an  mắt sáng lên:
“ Súng lục à? Phải khẩu K54 không?”
“ Tôi không biết K54 là thế nào? Chỉ thấy cái họng súng màu đen lăm lăm chĩa vào tôi.”
“ Mặt mũi chị ta thế nào? “
Gã nghĩ bụng không thể lôi kéo nàng Emily ngoài đời vào chuyện  rắc rối này, đành nói dối “
“Giống …giống nàng Emily …”
“ Người ngoại quốc à? Chị ta ở đâu?”
“Trong cuốn truyện tôi đang dịch ấy…”
Ông cảnh sát dường như đã hết kiên nhẫn, ôm đầu kêu to:
“Một tiếng súng trong giấc mơ, một nàng Emily trong cuốn truyện . Trời ơi đến bố tôi cũng chết vì lời khai của anh. “
Gã bối rối chấm nước càphê vẽ những hình lăng nhăng trên mặt bàn. Ông ta nổi cáu rồi đó, biết thế này mình cứ “ba không”lại đỡ rách việc. Mà sao vô lý vậy nhỉ, mình dính dáng quái gì tới chuyện này mà ông  ta cứ vặn vẹo đủ điều như thế? mặc kệ, về thôi…. Gã đứng dậy đẩy ghế, lùi lũi bước đi làm ông công an  phải dịu giọng dỗ dành.
“Anh cứ bình tĩnh ngồi xuống đã, uống thêm ly  đá chanh nữa nhé. Mình trò chuyện thân mật thôi mà. Phương châm tụi tôi là chỉ “bắt đúng người, đúng tội” , anh không dính dáng tới cái vụ đó thì ngại gì.”
“Tôi đề nghị ông cho biết vụ đó là vụ gì?”
 Ong công an cười hà hà:
“Vụ trộm đêm cuối tuần ở nhà ông trung tá ấy mà. Tôi cũng cho anh biết sơ sơ để tiện việc giúp đỡ vì anh ở sát ngay tầng dưới . Kẻ trộm chẳng biết làm cách nào lọt được vào phòng. Lục tung cặp da, ngăn kéo, chẳng lấy đi cái gì hết trừ mỗi khẩu súng lục. “
Gã nghĩ ngay tới tên giả hành khất, phải rồi chính hắn là thủ phạm chứ còn ai. Nhưng sao hắn lại lấy súng lục nhỉ? Rất có thể lúc đầu hắn muốn tìm thư từ tài liệu để lật ghế ông trung tá, sau không tìm được gã vớ luôn khẩu súng.
“Anh nghĩ  gì thế? Có thông tin gì mới chăng ?”
 Gã giật mình :
”Không, tôi không nghĩ gì, à … tôi đang nghĩ kẻ trộm lấy khẩu súng làm gì nhỉ? Lấy tiền bạc chả hơn ư?”
 Ông công an sầm mặt:
“ Lấy súng để trấn lột, giết người chứ  còn gì. Súng bây giờ có giá với bọn tội phạm lắm đó. “
“Vậy sao hắn lại lục  lọi giấy tờ?”
“ Tìm tiền, vàng chứ còn gì. Bao nhiêu tài liệu mậtt của ông trung tá đều nguyên cả. Vụ này không phải gián điệp, chỉ trộm hình sự thôi.”
“Nhỡ nó chụp ảnh xong vứt lại thì sao?”
“ Nếu cần nó ôm  luôn đi việc gì phải chụp cho rắc rối ?”
Ong công an chợt nhận ra đang lao vào cuộc tranh luận vô tích sự, ông cắt ngang :
“ Anh có nhiều bạn không?”
“ Ít lắm, … hầu như chẳng có ai…”
“ Có chứ, ai mà chẳng có bạn, bạn anh có hay lui tới nhà anh không?
Đấy nhé, ông ta đã hỏi đúng vào điều lão gácdan căn dặn, gã lắc  quầy quậy :
“ Không không, tôi sống độc thân, chẳng có ai lui tới bao giờ? “
“ Không cả họ hàng thân thích ư?”
“ Không, không có ai hết.”
 Chừng đã chán cái gã vô bổ này, ông công an thở hắt ra :
“ Thôi được, anh có thể về. Khi có bất cứ tin tức gì đề nghị anh báo ngay cho tôi hoặc tới đây, hoặc gọi điện theo số này…. “
Ông ta xé mảnh giấy nhỏ, ngoáy lên đó rồi ấn vào tay gã. A không nhé, thằng giả hành khất và ngài trung tá, tên kẻ trộm và người bị mất trộm, chẳng biết ai lương thiện hơn ai, mình đã quăng tờ giấy ghi số điện của thằng giả hành khất, của ông công an  cũng vậy thôi, giữ nó làm gì, gã nghĩ và vừa bước khỏi cổng sở, gã đã buông tay cho mảnh giấy bay đi.
Thế là xong, mình trung lập, không bên này, chẳng bên kia, nóng nẩy, nồng nây… chạng rạng ra giàng, tanh bành bò quanh thít chặt. .. lòng đầy cao hứng, gã lầm bầm, bước đi ngang qua một cửa hàng bên trên  bày cánh tay phụ nữ bằng thạch cao đeo chiếc vòng xanh gắn mặt đồng hồ nhỏ xíu. Nàng Emily ngoài đời của gã cũng có bàn tay tuyệt diệu thế đấy, vậy sao không tặng nàng chiếc đồng hồ kia nhỉ? Gã đánh liều bước vào và cái giá người bán hàng đưa ra làm gã chưng hửng.
                             (tiếp theo)
Read more
YouTube Space Lab, Bill Nye the Science Guy, and the International Space Station—live!

Hot off the heels of their stunning Curiosity rover landing on Mars, NASA will soon be live streaming on YouTube from another space outpost...this time a little closer to home.

On Thursday, September 13, Bill Nye the Science Guy will host a special live stream between Earth and the International Space Station (ISS). You’ll see the bright, young scientists of YouTube Space Lab and the NASA astronaut 250 miles above Earth performing the winning experiments of the competition launched by YouTube and Lenovo last year. Depending on the space station’s exact schedule, the stream will take place soon after 5:30am PT on Thursday, September 13. On the day, tune in to the channel to take part in this special event.

Amr, Dorothy and Sara, who were voted in March as the global winners of YouTube Space Lab, will join Bill and special guests to discuss their winning experiments and explore why science in space is so important for our future.



After NASA Mission Control gives the go ahead, those on Earth will be joined by NASA astronaut, Sunita Williams, live aboard the ISS, for an interview like no other. You will also have your chance to pose questions to Sunita, by publicly posting to Google+, Twitter or Facebook using the tag #SpaceLab.

Dom Elliott, marketing manager, recently watched “Armstrong Remembered by NASA Administrator.”
Read more
Our August featured “On The Rise” partner is thevfxbro!

Congratulations to Aaron of thevfxbro! As a result of strong fan support and recognizable efforts to optimize his channel and videos according to our best practices, Aaron is our featured “On The Rise” YouTube partner for August. His channel and four engaging videos are featured on the YouTube homepage today.

As a film student at Biola University, Aaron perfected his video editing skills and special effects knowledge while mastering programs like Final Cut and Adobe AfterEffects. This work was a natural fit for YouTube, and he’s found success by sharing his expertise with the YouTube world. The thevfxbro channel hosts such videos as the walkthrough of the video effects Aaron used in his “I Am Legend” spoof, his adorable “copy cat,” and how the “Hunt for Pikachu” video was created. Check out his library of video editing tutorials as well as behind-the-scenes footage explaining how Aaron - and his friend Zach from FinalCutKing - use special effects to create their videos.



Here are a few words from Aaron:
Wow! Having started film school 4 years ago I never thought that it would have ended with me running a YouTube channel with an audience that I not only get to share my videos with, but help along the way. The crazy thing about YouTube is that it’s so new and we have no idea where it’s going to take us. I am so excited to see where this platform takes us filmmakers. Feel free to check out my channel that has awesome videos with visual effects as well as training and tutorials to help you take your own videos to the next level! 
If you’ve enjoyed this monthly On The Rise blog series and want to see more rising YouTube partners, check out our On The Rise channel. Keep an eye out for next month’s blog post, as your channel may be the next one On The Rise!

Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Content Partnerships, recently watched “Bentley the Bulldog Puppy is fussy.”
Read more
Your Film Festival finalist filmmakers head to Venice

This weekend, the filmmakers behind the ten films you selected as the Your Film Festival finalists, will travel to another film festival – the world’s oldest, in Venice. There, they’ll pitch their idea for a new YouTube project to the Your Film Festival jury and have the chance to win $500,000 to make their idea a reality with the support of Sir Ridley Scott, Michael Fassbender, and Scott Free Productions.

Subscribe to the channel to catch the latest news and return on Monday 3rd after the finalist film screening has taken place in Venice, when we’ll announce the Grand Prize Winner. In the meantime, meet the ten finalists in the video below and watch their short films on the channel.



Dom Elliott, marketing manager, recently watched “Tether.”
Read more
no image


                     Hồ Phong và những uẩn khúc lịch sử

                                                Nhà văn Vũ Huy Quang
                                                       (Hoa Kỳ)

                                                       (tiếp theo)

                                               Những Uẩn khúc lịch sử.

Lãnh tụ phong trào Tân Thanh niên, Tân Văn Hóa là Trần Độc Tú, không những đả phá truyền thống Khổng giáo, đón nhận tư tưởng bên ngòai, còn muốn cải tạo chữ viết nữa. Ông muốn đổi chữ Trung Quốc qua hệ chữ cái (alphabet) của Tây phương, đã nghiên cứu 6 ngôn ngữ chính của Trung Quốc, muốn phát sinh một hệ thống phiên âm thống nhất cho ai ai cũng hiểu nhau, viết cùng một thứ chữ cho tiện lợi. Nhưng ông bị thất bại trong cuộc cách mạng Trung quốc lần 2, các bản thảo nghiên cứu của ông bị thất lạc, vì ông trong thời kỳ bị truy nã tội chính trị gắt gao, bởi tội danh Trốtkít. Nhưng ảnh hưởng văn chương mới của nhóm Sáng Tạo vẫn còn, khai mở nền văn học mới ngày càng mạnh, cho đến tận bây giờ.
Trong 4 cây bút cốt cán thuộc nhóm Sáng Tạo thời danh, hai người sau Trần Độc Tú, là Hoàng Đới Thắng (Wang Duqing) và Hoàng Thạch Vệ (Wang Shiwei), cũng bị - hoặc được - gán cho danh hiệu Trốt kít. (*)
Hoàng Đới Thắng là sinh viên du học Pháp trở về, là nhà thơ, bình luận gia từ 1920. Ông thành Trốtkít từ 1929, cùng lúc với Trần Độc Tú, sau khi ông đã là khoa trưởng khoa văn của Đại Học Trung Sơn ở Quảng Châu và ở Đại Học Thượng Hải. Sau khi nhóm Sáng Tạo giải tán, ông chủ biên tờ Zhankai (Khẳng Khái) tỏ thái độ tố cáo Quách Mạt Nhược đã chịu làm tay sai cho Stalin, làm hỏng cuộc cách mạng.
Còn Hoàng Thạch Vệ, gia nhập ĐCSTQ từ 1926, là một nhà văn biệt tài, (tác gỉa mục “Bạch Huệ Hoang Dã”, nổi tiếng một thời khắp Hoa Lục – nhiều văn bản chép tay được lưu truyền trong giới thanh niên) cùng với nhiều trí thức, văn nhân khác, do lòng yêu nước cùng muốn theo chủ nghĩa xã hội, đã theo con đường bí mật và nguy hiểm, đến với Đảng CSTQ (lúc ấy ở Diên An) sau 1937. Mối liên hệ giữa Đảng và các trí thức, nhà văn không được êm ả như họ tưởng. Có những nhà văn đã bị Mao bẻ gãy khi phát động chính sách Chỉnh Phong năm 1942, như Đinh Linh, La Phong, Tiêu Cang, nhà thơ Ngãi Thanh…và Hoàng Thạch Vệ. Hoàng chủ trương viết văn phải độc lập với quyền lực, người cầm bút phải nhận ra đặc thù của văn học , tìm phương hướng cho tâm linh con người, điều mà chính trị không làm nổi.
Khởi đầu Hoàng và các bạn được đông đảo thính gỉa là thanh niên ở Diên An vỗ tay khen ngợi nồng nhiệt. Sau này chỉ mình Hoàng Thạch Vệ bị kết án, làm dê tế thần…Với lí do ông ít nổi bật nhất trong đám cầm bút, nếu số phận làm sao đi nữa cũng không có tác động nhiều trong quần chúng; Sau nữa, vì ông chỉ trích giới chức Diên An nhiều nhất; Sau nữa, là ông đã có tiếng là Trốtkít; Và ông bị thanh tóan, vì ông không lùi bước trước Đảng.
Đó là thời kỳ Diên An, với “Mao Thọai”, “Tọa đàm văn nghệ” mà chủ trương của Mao là không được nói về khía cạnh đen tối của xã hội, chỉ nói khía cạnh tốt đẹp (vì nay cách mạng đã đang đi và dẫn dắt quần chúng, không còn phải mô tả cay nghiệt, nói lên khía cạnh tiêu cực như thời xấu ngày trước nữa). Mao tuyên bố, “Nhà văn của Đảng công tác trong ngành văn học nghệ thuật”:
“…Chiếm lĩnh chắc chắn mọi công tác Đảng Cách mạng giao phó…Chống lại điều này chắc chắn đưa tới chế độ phân quyền, cốt lõi của đường lối “Chính trị - Mácxít, Nghệ thuật - buốc gioa”, như Trốt ky.”
(Ý nói Trốt kít chủ trương trong chính trị thì là Mác xít, về văn nghệ thì vẫn theo buốc gioa – cáo buộc của phe Stalin. Có thể tìm đọc “Văn Nghệ và cách mạng” của L.Trốtky.)
Vì Hoàng nhấn mạnh vịệc tách văn nghệ khỏi chính trị, tất nhiên không thể đi đôi với chủ nghĩa Mao được, mà Hoàng lại to tiếng nhất, cho nên Mao càng phải triệt cho bằng được, để cho,”văn nghệ phối hợp chặt chẽ với cách mạng toàn diện, thành một khối.”
Tuy các nhà văn được dân mến mộ, nhưng Đảng vẫn thành công lớn, vì những người Trốtkít chưa được dân hiểu như thế nào, bị đã bị gán cho là chưa thực tâm chống Nhật, cùng lúc Vương Minh đang mở chiến dịch bôi nhọ Trốtkít là “gián điệp  Nhật”, góp phần lớn vào việc hạ phẩm cách của những người bị bôi nhọ.
Trong những phiên xử Hoàng Thạch Vệ, chứng cớ là Trốtkít được viện dẫn gồm: Ông ta đã mô tả Stalin như một người “cục mịch”, trông “rất chán”; lại còn phản đối “các phiên tòa Moscow” xử Zinoviev; lại còn chống việc gọi Đối Lập Trốtki là Phát xít, cùng xác định những người Trốtkít như Trần Quý Chung (Chen Qichang) và Hoàng Phần Du (Wang Fanxi) là người “Cộng Sản nhân bản” Ông ta chỉ ra Đảng của Nông dân và Đảng của Vô Sản khác nhau ra sao, cũng lên án sự sai lầm của ĐCSTQ khi hợp tác QDĐ.
(Hoàng Phần Du “1907 -  “ tác gỉa cuốn Chinese Revolutionary, lại là bạn học đồng lớp với Hồ Phong, Hoàng Thạch Vệ “1907- 47” tại Đại Học Bắc Kinh 1925.)
Hoàng Thạch Vệ giữ nguyên ý kiến mình dù bị đấu tố nhục nhã trước sự hiện diện của hàng ngàn người. Sau đó bị mất việc dịch thuật, thành lao công trong xưởng làm diêm. Năm 1947, ông ta bị chết bằng gươm. (Cũng có tin nói ông bị chính quân CS bắn bằng súng trước khi rút, lúc quân QDĐ tiến vào Diên An). Năm 1962, Mao có nhắc đến vụ này, rất lạ, là Mao chỉ nói, “đã quá tay với Hoàng Thạch Vệ.” và vẫn nhớ Hoàng là “gián điệp QDĐ”. Năm 1980, mọi vu cáo quá khứ của ông được bạch hóa, đến 1991 được chính thức “phục hồi”. (Cũng nói thêm là, theo Lâm Khưu Phong, tác gỉa Trung Ương hối qúa, Hoàng Thạch Vệ  phản biện trên Minh Báo (Hong Kong) 25 Tháng Năm 1991: Hai đại diện của Sở An Ninh trao cho góa phụ Hoàng Thạch Vệ số tiền là 10 ngàn yên, để “tỏ mối thương cảm”. Bà từ chối, đề nghị giao số tiền này cho qũy tương tế Hội nhà văn.)
Có lẽ, nhà văn tinh tế nhất và cũng là người Trung Quốc chịu ảnh hưởng lý thuyết Trốt ky nhiều nhất về nghệ thuật và văn học, là Lỗ Tấn, người được toàn thế giới công nhận là vĩ đại của văn chương đương thời Trung Quốc, một George Orwell Trung Quốc thuộc văn chương phái Tả. Nhưng các nhà nghiên cứu văn học cận đại chỉ bỏ chút ít không bõ công gì cho việc nghiên cứu chuyện liên hệ trí thức giữa Trốt ky và Lỗ Tấn; và ở Trung Quốc, thì nhiều năm nay người đã được mồ yên mả đẹp là Lỗ Tấn, lại càng không bị ai nhắc nhở gì đến việc Lỗ Tấn đã là một biểu tượng chính trị mà chuyện liên hệ với Đệ Tam Quốc tế xấu xí như một con sâu róm - mà ai cũng muốn hắt bỏ nó đi.
Lỗ Tấn đã lâu được người ta xem như người đối nghịch với những người Trốt kýt không nguôi. Năm 1933, có chứng cớ mới lộ ra rằng ông không hẳn đã như thế.
Lỗ Tấn đọc Văn Học và Cách Mạng của Troskit, coi đó như cuốn căn bản cho tư tuởng sinh họat văn nghệ của ông, từ bản dịch tiếng Nhật; ông bảo trợ việc dịch cuốn này sang tiếng Trung Quốc qua Vệ Thủy Nguyên (từ Nga Văn) và Lý Tích Diên (từ Anh văn) nhưng rồi Vệ bị lao qua đời, chuyện dịch chỉ còn Lý đảm nhận, và in năm 1926. Lỗ Tấn dịch bài diễn văn dài của Trốtky, phát biểu tại Ban chấp hành Trung Ương ngày 9 tháng Năm 1924 (từ tiếng Nhật); và năm 1926, Lỗ Tấn dịch (cũng từ tiếng Nhật) bài nhận định của Trốtky về bài thơ “Mười Hai” của Alexander Blok, trong “Văn Học và Cách mạng”. Tháng Tư 1927, Lỗ Tấn nhắc lời Trốt ky, “văn chương quần chúng chưa có thể thành hình” vì, “nay không có loại nào đáng được gọi như thế, chỉ vì quần chúng chưa mở miệng. Những tiếng nói đang cất lên lúc này, vẵn chỉ là tiếng nói của kẻ bàng quan.”
Phải ghi nhận một điều là Lỗ Tấn ra sức dịch cho xong cuốn Văn Học và Cách Mạng này lại sau khi ngày Trốtky đọan tuyệt với Stalin: Ngày 22 tháng Năm 1929, ba tháng sau khi Trốtky ra khỏi Xôviết, Lỗ Tấn (trong buổi nói chuyện tại Đại Học Diên Ninh, vẫn công khai nhìn nhận y như Trốtky về mối liên hệ chính trị-văn học. Ông chỉ thôi không nhắc đến Trốt ky sau 1929, có thể vì tế nhị, nhưng quan điểm của ông vẫn coi chuyện văn học chỉ thuần là phản ánh điều kiện kinh tế mà sinh ra, chỉ là nhận thức tầm thường, ngu xuẩn.

                       (còn tiếp)
Read more
Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012
Watch the Republican and Democratic National Conventions live on YouTube

Last week, we announced the YouTube Election Hub, a channel where you can find the latest live and on-demand coverage from the 2012 campaign trail.

Tonight, as part of YouTube’s role as Official Live-Streaming Provider for both political conventions, the trail leads to Tampa, Florida, for the Republican National Convention. You can watch all of the podium speeches and backstage action live on the site, including Mitt Romney’s acceptance speech on Thursday night.

Next week, starting September 4, we’ll give you an all-access pass to the Democratic National Convention in Charlotte, North Carolina. Once again, every night during prime-time, you’ll be able to turn to YouTube to see all of the speeches like President Obama’s live address from Bank of America Stadium on September 6.

Accompanying the official proceedings, the YouTube Election Hub will feature live partner convention coverage so you can get the latest analysis from a variety of sources and form your own opinion about the election. If you’d like to stay updated on the latest coverage, you can follow the action here.

The conventions have delivered some of the most memorable political speeches of the past few decades, like Sarah Palin’s notable hockey mom riff and Ann Richards’ 1988 straight talk. Relive them here now:



The live primetime Republican Convention speeches begin tonight at 8 p.m. ET. Tune into www.youtube.com/politics to watch and comment in real-time.

Ramya Raghavan, YouTube News and Politics Manager, recently watched “It’s Convention Time. Bring Your Party Hat!
Read more
CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 74)



                       
            
                                                       (tiếp theo)

Trong văn học cách mạng có một hiện tượng là khi rời bỏ “những vấn đề của cách mạng”  trở về “những vấn đề của dân tộc”, những thắt buộc bớt khắt khe, tài năng của nhà văn có vẻ toả sáng . Đó là trường hợp của Nguyễn Đình Thi trong  kịch lịch sử “ Nguyễn Trãi ở Đông Quan” và “ Rừng trúc”.
Năm 1979, Nguyễn Đình Thi bắt tay viết vở kịch về Nguyễn Trãi, cốt nêu vấn đề người trí thức trong quá khứ. Ông đồng tình với  thái độ khác với đạo lý cổ truyền của Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi; hai ông này đều phê phán Khuất Nguyên, như  Nguyễn Trãi có câu "Chớ người đục đục, chớ ta trong", ngụ ý không thể lánh đời giữ cho riêng mình trong, người trí thức phải biết dấn thân cho đời.
Nguyễn Đình Thi cho rằng khi viết về trí thức, người ta thường đặt vấn đề thân phận trí thức, khi đưa ra những quan niệm chưa được  xã hội chấp nhận, người trí thức thường bị đe doạ khủng bố. Chẳng hạn như Khuất Nguyên của Quách Mạt Nhược, hay Galileo của Bertolt Brecht. Bị tra tấn buộc tội là kẻ tà đạo, Galileo phải tạm thời rút lui ý kiến khỏi bị thiêu sống, tuy nhiên sau đó vẫn  tiếp tục nghiên cứu khoa học theo quan điểm của mình.
Nguyễn Đình Thi đặt vấn đề trí thức theo hướng  khác. Ông cho rằng số phận trí thức Việt Nam gắn bó chặt chẽ với dân tộc, do đất nước luôn bị ngoại xâm,  sơ hở một tí là mất nước hay bị đồng hoá liền. Vì vậy với ông, ngay cả  Nho giáo và tôn giáo cũng chỉ là  những giáo điều khô cứng ; người trí thức phải tự tìm đường giúp dân giúp nước .
Vở kịch “Nguyễn Trãi Đông Quan” viết xong năm 1980, đúng vào dịp kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi với ý nghĩa đề cao tinh thần dân tộc cao đẹp của trí thức. Khi vở kịch được Đoàn kịch nói trung ương công diễn, khán giả kéo tới xem chật rạp. Vài ngay sau, bất ngờ có thông tri của Ban bí thư gửi nội bộ, lên án vở kịch  có dụng ý xấu , có  ý làm loạn, dựng cuộc trao đổi giữa Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn giống như …cuộc họp Bộ chính trị . Và thế là vở kịch bị khai tử cho tới tận bây giờ.
Vở “Rừng trúc  may mắn hơn,  những người hạ bút ký lệnh cấm diễn kịch Nguyễn Đình Thi như Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Tố Hữu  đều đã đi gặp bác Hồ kính mến cả rồi, vào dịp kỷ niệm hai năm ngày giỗ tác giả, nó được công diễn ở nhà hát lớn thành phố Hà Nội và được trực tiếp truyền hình cả nước.
Rừng trúc” viết về thời kỳ cả quân Tống lẫn quân Nguyên “mồm rộng răng dài,  như đám cháy rừng gặp gió”  tuy đang chém giết nhau nhưng đều lăm le xâm lược nước ta. Lúc này Thái sư Trần Thủ Độ đã cướp  vợ vua Lý Huệ Tông - công chúa Thiên Cực và ép vua phải nhường ngôi cho con gái Lý Chiêu Hoàn mới lên tám, rồi phải đi tu và tự tử chết trong chùa với câu nói nổi tiếng trong lịch sử :” nhổ cỏ phải nhổ cả rễ”. Sau khi Lý Huệ Tông  chết , Trần Thủ Độ gả Lý Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh rồi dàn dựng  Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh làm vua xưng là Trần Thái Tông.
Rừng trúc “ diễn ra vào hơn chục năm sau, tức cả Chiêu Hoàng và Thái Tông đều đã ở tuổi hai mươi. Do Chiêu Hoàng hiếm muộn, vợ chồng Trần Thủ Độ sợ rằng sau này Thái Tông lập hoàng hậu khác thì cả nhà đều nguy nên âm mưu đưa chị của Chiêu Hoàng là Thuận Thiên công chúa , vợ của Hoài Vương Trần Liễu, anh ruột vua Thái Tông , hiện có mang 3 tháng thay thế em gái lên làm hoàng hậu. Hoàng hậu Chiêu Hoàng nghe mẹ nói về sự dàn xếp đó đã phải thốt lên :
“ Tôi biết, tôi biết hết …Bà là mẹ ta nhưng lại là vợ của kẻ đã bắt cha ta phải chết… trên gương mặt xinh đẹp của bà, ta thấy hai con mắt như hai lưỡi dao, trong cái trán bà toàn rắn ngoe nguẩy toan tính….tôi đã nhìn thấy hết …tôi đã nhìn thấy cha tôi thắt cổ năm tôi lên 8 tuổi đau đớn như thế nào?”.
Tuy mọi người đều nhận ra sự vô luân trong âm mưu của vợ chồng Trần Thủ Độ, nhưng ai nấy đều phải nhắm mắt tuân theo. Chiêu Hoàng ném vương miện hoàng hậu tuyên bố với mẹ, tức vợ Trần Thủ Độ :
“Hai đời vua ông cha ta lầm lỗi để đến nỗi trăm họ phiêu dạt , núi sông nghiêng ngửa , hoạ Thát Đát ngày một đến gần, từ đời đức Lý Anh Tông đã đến tận kinh thành Thăng Long này nhòm ngó và lăm le làm cỏ cả nước. Từ nay mấy người đã chính danh nhà Trần phải ra khỏi cõi quỷ quyệt, u mê mà  sáng suốt chăm sóc thần dân”.
Chiêu Hoàng lên chùa đi tu , vua Trần Thái Tông phải lập Thuận Thiên tuy đã mang thai với người anh ruột của vua tức Hoài vương Trần Liễu lên làm hoàng hậu. Chỉ có Hoài vương không chấp nhận chịu mất vợ nổi quân làm phản chống lại triều đình . Cảm thấy có phần áy náy về sự xếp đặt tàn bạo của mình, Thái sư Trần Thủ Độ biện bạch :
Tôi không biết chữ, cũng không am hiểu  nhiều đạo thánh hiền; nhưng tôi nghĩ có khác mấy ông nhà nho; nếu chỉ thuộc lòng mấy bộ kinh sử từ đời ông Chu Công, Khổng Tử ở tận đẩu tận đâu mà xoay chuyển được thiên hạ thì hóa ra việc đời quá dễ dàng khác gì trò con trẻ …Tôi biết các ông nhà nho cũng chửi tôi đấy, nhưng không dám chửi to vì sợ , nhưng tôi nghĩ phải làm thế nào cho được  việc là cái lẽ của người cầm nắm việc lớn. Mọi chuyện đều là nhỏ chỉ việc nước là lớn , là đáng kể thôi…”
Bởi vậy mọi hànhđộng xấu xa mọi thủ đoạn bỉ ổi của ông cũng đều là vì…quốc gia cả. Mục tiêu biện minh cho hành động, xem ra Trần Thủ Độ có vóc dáng của lãnh tụ cộng sản sau này.
Thế rồi vua Trần Thái Tông cũng chán việc triều chính, “bỏ ngôi vua như bỏ một chiếc giày rách”lên“rừng trúc Yên Tử … tự cởi trói, tìm tới cõi trong lặng, tìm biết cái lẽ còn mất, có không, vượt  khỏi mọi nổi chìm ở xã hội này…”
Dọc đường lên “Rừng trúc”, vua Trần Thái Tông gặp một ông lão hòa thượng, ông này dùng rượu để thức tỉnh vua :
” Làm gì thì làm đừng quên cái bóng lạ thập thò ngoài  hàng rào …nó rất giỏi cưỡi ngựa…ta nghe đã rất gần rồi ông ạ…”
Nó đây là giặc tàu - nỗi ám ảnh giặc ngoại xâm của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm lịch sử . Chính vì nỗi lo đó, tất cả mọi người đã bỏ hết hiềm thù riêng tư  và đoàn kết lại. Hai anh em vua Trần Thái Tông giải hoà với nhau khiến Trần Thủ Độ phải kêu lên :
“Tao là con chó trong nhà không biết  hai anh em mày lúc nào hoà nhau lúc nào giận nhau. Có điều không bao giờ được mang cái cơ đồ nhà Trần này đổ xuống sông xuống biển, mấy thằng tướng  nhà Nguyên nó chỉ cho một miếng là xong hết…”
Và rồi tất cả mọi người đều bỏ rừng trúc kéo về kinh thành Thăng Long để cùng chung lưng chuẩn bị chống giặc ngoại xâm. Vở kịch thấm đẫm tinh thần cao cả vì đại nghĩa của những con người trí thức như Lý Chiêu Hòang, Trần Thái Tông và còn nóng hổi tính thời sự cho tới tận bây giờ khi Trung Quốc lăm le nuốt trọn biển Đông, đặt ách thống trị lên đầu lên cổ dân ta. Hoá ra chỉ khi bứt khỏi những quy phạm nghiệt ngã của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, tài năng của Nguyễn  Đình Thi mới thực sự lên tiếng trên trang giấy. Bởi thế sự nghiệp của ông còn lại với thời gian  may ra có mấy vở kịch mà ông đã gặp biết bao phiền toái khi khai sinh ra nó.

                         (còn tiếp).

Read more