Open top menu
Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012


                                
                                             (tiếp theo)


Anh lại bắt tay mọi người. Anh ôm hôn người mẹ. Anh vẫy vẫy tờ hiệu triệu. Anh lại ấp nó vào ngực , toàn thân anh rung rung. Anh khóc rưng rức , mắt đỏ hoe:
“ Đi lấy đầu mấy thằng Tây nhá. Trời ! Trời, sao Hà Nội nhiều súng thế này ?”
Anh đến với chiến sĩ này lại đến với chiến sĩ  nọ, rối rít, sốt sắng…”
Thật đúng tính cách anh Hai, yêu nước kiểu nóng sốt, bộc trực  người miền Nam theo cách…tưởng tượng của tác giả. Màn hưởng ứng  “hiệu triệu của bác Hồ” lúc này mới nổ ra rầm rộ. Tiểu đội trưởng tự vệ phát biểu :
“ Bây giờ thì tôi đề nghị thế này. Như Hồ Chủ tịch kêu gọi thì toàn  dân, toàn quốc đều phải đứng lên kháng chiến. Tất cả chúng ta ở đây đều có nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô đến cùng. Chúng ta phải giữ cái phố này…”
Một ông  già mặc quốc phục nói với bà con :
“ Các đồng chí về đây, chúng tôi rất mừng. Chúng tôi như người được sống lại. Trông thấy các đồng chí như được trông thấy Chính phủ, thấy Cụ Hồ…”
Tuy nhiên, không phải ai cũng thích được  gọi đồng chí; Tân , anh chàng thanh niên Hà Nôi tham sống sợ chết, đã mở tiệc ngẫu hứng 5 người hôm trước, khi được  đồng chí cán bộ  tên Dân hỏi :
  Xin lỗi đồng chí nhé. Thế nào đồng chí ? Đồng chí sẽ kháng chiến ngay tại nhà mình. Không ngại gì cả …”
…Tân choáng váng hơn là khi nghe tiếng cây đổ ngoài đường. Tai anh trối vì hai cái tiếng mà anh vẫn chế giễu    bây giờ người ta đem ra gọi anh . Cái tiếng ấy sẽ cột cổ anh lại. Anh nói :
“ Thưa ông, có lẽ ông nhầm . Tôi, đồng chí ?”
…Dân tới trước mặt Tân, vững như một lực sĩ, khói miệng bay ra như thở khói thuốc lá :
“ Tôi chỉ muốn được gọi rất nhiều người là đồng chí . Có lẽ khi mọi người đều gọi nhau như thế thì đời đã sướng lắm…”
Quả thực, cả ông nhà văn Nguyễn Huy Tưởng lẫn nhân vật Dân đều không tưởng tượng 50 năm sau, trong những cuộc họp nội bộ Đảng lôi nhau ra sát phạt, người ta mới lớn tiếng gọi nhau bằng hai tiếng “đồng chí”.
Trong đám nhân vật của Nguyễn Huy Tưởng, người thích được  gọi  “đồng chí “ nhất cô nữ sinh Quyên, người được giao theo dõi ông bác sĩ Việt kiều mới về nước. Chỉ mới nghe tin “ một người về báo xe tăng đã húc đổ hàng rào sắt của dinh Chủ tịch, Quyên đã cãi lại anh ta và đuối lý, Quyên khóc. Quyên ghét cái người ấy và coi như Việt gian…”. Yêu Hồ Chủ tịch ghê gớm chưa ? Ai mà báo tin Phủ Chủ tịch bị xe Pháp ủi sập hàng rào lập tức kẻ đó là…địch. Tuy nhiên, khả năng xuất sắc của cô nữ sinh Hà Nội  này lại là dò xét, theo dõi người khác.  Được giao nhiệm vụ “bám sát” ông bác sĩ Việt kiều, lúc tắt điện ông ta kêu :” Thế này mà mình không biết mua sẵn một cái đèn dầu”. Chỉ thế thôi, vậy mà cô báo cáo với tổ chức là “ ông ấy oán Chính phủ mình…”. Rồi khi ông bác sĩ giục :” Une lampe, une lampe, mademoiselle*…”, cô ta tức lắm bởi lẽ “ đánh nhau rồi mà vẫn nói tiếng Pháp, có vẻ như…muốn báo hiệu cho nó…”. Tinh thần cảnh giác của cô nữ sinh cán bộ này  ghê gớm chưa ?  Sắn “máu cá” trong người chắc sau này cô phải làm tới chức…Phó Chủ tịch nước như bà Phó Doan thời bây giờ                                                                        
Thật khó hiểu vì sao Nguyễn Huy Tưởng mô tả nữ sinh Hà Nội lại cứ  biến thành toàn gái “cứng cỏi” đến “sắt đá” như cái cô Quyên chuyên theo dõi ông bác sĩ Việt kiều , như chị Oanh , cán bộ phụ nữ thành.
Chị  Oanh là vợ sắp cưới của con trai nhà buôn Cự Lâm giàu có, là con gái của một ông già cứ khăng khăng đòi “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Trong những ngày ly loạn, các gia đình nháo nhào chạy tản cư, chị ta  chẳng ngó ngàng gì tới chồng cũng như gia đình chồng chưa cưới, cũng chẳng lo toan gì cho  bố đẻ, mặc kệ hết chị cứ chạy khắp Hà Nội để đi… giết giặc.
Ong bố chị ta chính là ông già Phùng Gia Lộc, người đuổi theo xe tăng  “tay ném lựu đạn miệng hô xung phong. Cái xe sau nhả đạn. Hai tay ôm ngực , chân loạng choạng, ông vẫn gượng đứng và thét to :“ Đuổi bắt cái xe tăng...”. Khi hấp hối, ông vẫn còn đòi  “ Anh có gặp con Oanh nhà tôi  thì nói với nó tôi đã đánh xe tăng như tôi đã hứa với  nó. Anh cầm lấy cây súng này và bảo tôi cho nó. Tôi đã cho nó lúc chiều mà nó không nhận...”.
Khi khẩu súng của ông bố được đưa tới tận tay, lẽ ra Oanh phải rú lên mà  hỏi bố chết rồi ư, vậy mà không, chị ta vẫn tỉnh bơ :
“ Sao thế ? Chiều hôm qua tôi đã không nhận kia mà…Anh có thể đem về cho cậu tôi được không . Tôi cũng có rồi…”
Khi người báo tin : “ Cụ mất rồi. Mất trong một trận đánh xe tăng …”, chị ta mới có phản ứng :“đôi lông mày kẻ của Oanh ríu lại. Trống ngực chị đập mạnh” – chỉ thế thơi, khơng thấy “la hoảng “ gì thm. Người báo tin lại nhắc ” Cụ mất rồi. Cụ xông ra đánh xe tăng và bị trúng đạn vào ngực. Trước khi mất, cụ đã hô “ Việt Nam độc lập muôn năm”. Cụ nhờ tôi giao lại chị vật kỷ niệm. “. Vậy rõ ràng là bố đã chết, chị cán bộ Oanh cũng chỉ :” mím chặt môi, cái cằm hơi lẹm của chị như ngắn lại. Chị cầm lấy khẩu súng , tai văng vẳng lời của bố buổi chiều qua :” cầm lấy súng Oanh. Chị ngắm khẩu súng có khắc tên Phùng Gia Lộc…”
Thế rồi chắc đau thương làm chị đánh rơi khẩu súng, người khác nhặt lên, chị cũng chỉ nói : “Cám ơn Quyên”. Mặt chị trở lại tự nhiên, Oanh hỏi Thu Phong ( người đưa tin):“ Thưa anh, xác cậu tôi bây giờ ở đâu ?”. Người nhạc sĩ nói dối : “ Chúng tôi đã chôn cất cho cụ rồi…”“ Cám ơn các anh…”. Chỉ thế thôi, không hỏi bố chết thế nào, được chôn ở đâu, đánh dấu ra làm sao mà lại hỏi : ” Phố ta vẫn giữ được chứ ?”Rồi quay sang mấy cô bạn :” Ta đi, các chị đi”. “ Tay Oanh nắm chặt cái nòng súng chìa ra ngoài  miệng túi. Đoàn người lặng lẽ tản đi…”
Ôi mẹ kiếp, đọc đến đây muốn văng tục quá, cái con mụ Oanh này phải chăng là mẫu người “tam vô” của cộng sản.
Thực ra ông Nguyễn Huy Tưởng muốn tả cái sự nén đau thương để biến nó thành hành động . Tiếc rằng ông đã bắt  Oanh “nén chặt” nỗi đau quá khiến chị ta  trở thành mụ đàn bà bất hiếu, vô tình, sắt đá, dửng dưng cả với cái chết của bố đẻ để toàn tâm toàn ý” tập trung suy nghĩ và hành động vào việc đánh Pháp.
Tiêu biểu cho tinh thần toàn tâm đánh giặc phải nói tới đơn vị bảo vệ dinh cụ Hồ :
“ Phần lớn họ là những đồng chí người Thổ, nhiều người đã tham gia cách mạng từ hồi bí mật, đã xa rừng núi từ ngày khởi nghĩa. Hơn một năm ở Hà Nội, họ chỉ quanh quẩn hoặc ở trong dinh hoặc ở bên phủ. Những người ít nói ít cười và không đòi hỏi. Hơn một chục đồng chí đã nằm xuống để không bao giờ trông thấy xứ sở xanh xanh nữa.”. 
Những người lính gốc dân  thiểu số khi chiến đấu cũng như lúc hy sinh ắt phải khác những người lính gốc kinh , tiếc thay ông nhà văn không diễn tả được sự khác biệt đó. Một anh thương binh người dân tộc lúc hấp hối được cấp chỉ huy hỏi han :
Đồng chí thế nào ?”.Anh thương binh nói, giọng nói của một người còn tỉnh , nhưng đã yếu :“ Báo cáo anh, cũng thường thôi. Ngoài ấy thế nào ?”“ Nó chuẩn bị tấn công. Tôi sẽ cho người đưa đồng chí về trong phố, có quân y.”.Cái đầu lắc lắc một cách nhọc mệt, đôi mắt như cười :“ Không nên. Làm gì còn người. Tôi ở đây. Đem về cũng vô ích. Tôi biết.”Anh ta nghĩ một lúc :“ Tôi được  đánh suốt từ chập tối đến giờ , chết cũng sướng.…”
Chưa nói tới lúc sắp chết làm sao “đôi mắt như cười” được , chưa nói tới khi chết người miền núi thường nhớ về quê hương , bố mẹ, vợ con chứ đâu có còn nghĩ tới … tình hình chiến sự, chỉ riêng một điều tiếng kinh chưa sõi, sao mà lúc hấp hối, anh lính Thổ này nói được lưu loát quá vậy ?
Một anh lính dân tộc khác khi bị thương “thấy mình khong sống được nữa đã cố gượng bò lên đây để nhìn lại lần cuối cùng cái phòng khách mà Bác Hồ thường hay đi qua…”.
Có thật khi sắp về với tổ tiên, người lính Tày này đã thu hết sức tàn lực tận chỉ để nhìn cái nơi “bác Hồ qua lại” không ?
Một anh lính khác lúc sắp chết “cũng nói  giọng yếu  dần :
“ Tôi đi đi lính cho Pháp 3 năm. Bây giờ mới biết thế nào là vui. Hồi đảo chính, tôi ở trong thành, Pháp nó chạy như chuột.Đêm ấy buồn quá. Theo nó thì không muốn, trở về thì đồng bào hỏi tội, hàng Nhật thì nhục nữa. Chẳng biết làm gì, chẳng biết đi đâu , tôi cứ ngồi nhắm cái cột đèn trước mặt mà bắn. Lúc ấy sống mà như chết. Bây giờ sướng là được  bắn thực dân , không phải bắn cột đèn.Tôi không chắc đã sống được để chiến đấu nữa. Tôi biết.Anh không phải nghĩ ngợi gì về tôi cả . Tơi không ngờ lại được nằm ở dinh Hồ Chú tịch…”
Dù có là thực hay là bịa, nhưng mô tả 3 cái chết của 3 người lính dân tộc mà giống nhau y hệt, ông nào cũng chỉ nghĩ tới bác Hồ, tới niềm vinh dự được  hy sinh cho cách mạng thì đủ thấy khả năng tưởng tượng của ông nhà văn nghèo tới mức nào !
Thế rồi tới anh chính trị viên  đơn vị là Gia Bảo, tuy là người kinh nhưng lúc sắp quyết tử cũng lại được mô tả “nhớ tới bác Hồ” y như  mấy anh chiến sĩ người Thượng :
“ Gia Bảo cũng đưa mắt quanh căn phòng đã đổ nát, nhưng vẫn như phảng phất sự có mặt của Hồ Chủ tịch mới hôm qua còn đến đây làm việc ( thực ra cụ đã lên an toàn khu từ tám đời rồi ) …Anh nhớ những tiếng ho của ông Cụ, nhớ những ngày tàu trắng và bọn Quốc dân đảng làm găng, ông Cụ làm việc không nghỉ, nhưng ăn cơm xong vẫn đi gặp bộ đội nói chuyện…Anh sẽ không rời khỏi nơi này. Trước khi chết anh sẽ không để cho cái dinh này lọt vào tay giặc. Những lời căn dặn của đồng chí Bí thư, đồng chí Khu phó trong buổi Hội nghị hôm qua văng vẳng đưa lại…”

                               (còn tiếp)
Tagged

0 nhận xét