Open top menu
Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012




                            
                                                             (tiếp theo)

Tất nhiên để xây dựng nhân vật bác sĩ  mới từ Paris trở về  theo lời kêu gọi của cụ Hồ, ông nhà văn phải cho nhân vật nói năng có tí ti tiếng tây không thì lẫn với các  cán bộ :
Tôi rất vui được sống ở Hà Nội những ngày tuyệt đẹp như thế này. Những cái phố rất Việt Nam, đi đâu về mới càng thấy quý, những tên phố rất nên thơ , những con người rất sympathiques, tout pour une noble cause , như cô chẳng hạn, gentile mademoiselle…C’est de quoi nous enorgueillir…” Rồi ông bác sĩ  Việt kiều còn khuyên cả mấy anh cán bộ …”làm thơ” nữa :
Phải làm thơ chứ . Kháng chiến Pháp buồn lắm . Paris vẫn yên như không , chẳng có gì là kháng chiến cả . Thế mà những nhà thơ của nó làm như đẹp lắm, to lắm . cả thế giới biết. Huống chi là ta …”
Tính cách ông này giống một tay bẻm mép, một gã ba hoa, nhiều hơn là một ông đốc tờ. . Ấy thế mà lời “vàng ngọc” đó lại rúng động tâm can  anh tự vệ tên Loan, vốn là học sinh đặc sệt tiểu tư sản, “ từ hôm đến đây , Loan đã cho rằng chẳng bao giờ mình còn làm thơ nữa. Cuộc đời sẽ chỉ còn chém giết , là đổ nát, là căm thù , là chết chóc , chẳng có gì là đẹp “, anh còn cực đoan hơn nữa khi  cho rằng :”  Mơ mộng gì nữa khi bầu trời Tổ quốc không còn là bình minh của hương sắc mà đục ngầu những hình thù tối đen của mũ đỏ và thổ phỉ…”.  Những tưởng anh chàng Loan này từ nay sẽ trở thành một chiến sĩ không tim , chỉ biết nhắm mắt cầm súng bắn quân thù, “may thay”, được nghe ông bác sĩ Việt kiều ‘diễn thuyết”, Loan bỗng tỉnh ngộ “ bàng hoàng như người tìm thấy một vật quý tưởng như đã mất…”.
Mặc dầu sự “giác ngộ” của Loan là đáng ngờ, nhưng ông nhà văn quên khuấy mất “phận sự” nhà văn cách mạng , bởi lẽ vai trò “đả thông tư tưởng” cho cán bộ, nhân dân là thuộc về người của đảng chứ không phải ông bác sĩ Việt kiều.  Ông này mặc dầuvề nước tham gia cách mạng nhưng vẫn thuộc “phần tử đáng ngờ “, bởi thế cô cán bộ Oanh phải cử hẳn cô nữ sinh Quyên luôn đi cặp kè để giám sát coi ông bác sĩ có “ tổ chức phá hoại “ nào không ? Ở đây ông nhà văn vô tình đã phản ánh cái bản tính luôn luôn nghi kỵ của đảng, luôn luôn ngờ vực và không tin bất kỳ ai ngay cả khi  họ chỉ mang tới những điều tốt đẹp cho xã hội. 
Quả nhiên cô giám sát viên tên Quyên “ đưa mắt nhìn Loan như để bảo bạn không nên tin cái ông bác sĩ . Xui người ta làm thơ là để quên việc chuẩn bị đánh. Đi lang thang ngoài phố là để nghe ngóng tình tình hình. Khen mình giỏi để không ai nghi ngờ nữa…”.
Đọc tới đây người đọc phải thắc mắc không hiểu đảng giáo dục cách nào mà cô nữ sinh Hà Nội tên Quyên này có được  “tính đảng” nhanh quá vậy ? Cô nhìn nhận mọi sự trên đời qua đôi mắt  “cảnh giác” của công an. Người ta khuyên nên làm thơ cô lại cho rằng đó là xui dại để quên chiến đấu, người ta đi lang thang phố cô lại nghi rằng đi nghe ngóng tình hình. Cô lại còn tự hào “ giấu thế nào được  Quyên. Sắp đánh nhau rồi còn đi mua táo, kháng chiến gì những người này. Lại vẫn còn nói tiếng Pháp, chỉ riêng việc này cũng chứng tỏ rằng lão này nặng tình cảm với địch. Mới ở Pháp về yêu nước làm sao được ?”. Than ôi, với “ nữ giám sát viên” như cô nữ sinh Quyên , ông bác sĩ Pha khó sống được với cách mạng, chẳng bao lâu nữa chắc sẽ hối hận đã nghe theo cụ Hồ rủ rê về nước tham gia kháng chiến.
Rất may  Sống mãi với Thủ đô  mãi tới năm 1960 mới xuất bản chứ nếu nó ra đời từ năm 1945 là năm cụ Hồ kêu gọi trí thức Việt Nam ở Pháp về nước đóng góp cho cách mạng thì sau khi đọc tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng chắc bà con Việt kiều “bỏ của chạy lấy người”  về Pháp.
Càng gần tới giờ G, giờ nổ súng đánh Pháp, người bận rộn nhất trong hàng ngũ cách mạng phải kể tới ông Liên khu trưởng Liên khu 1 Quốc Vinh. Tất nhiên, ông phải là cộng sản gộc với đầy đủ phẩm chất cán bộ lãnh đạo đảng. Ông xuất thân thợ nhà in đi làm cách mạng.
“ Hồi bí mật , có nhiều lúc khó khăn, anh bị đói khát, bị truy nã , nhưng việc tuyên truyền , vận động quần chúng thẳng một chiều anh thấy còn dễ . Ngày bị bắt , vấn đề chỉ là cắn răng chịu đựng để không phản bội…”.
Vậy là cái cương vị Liên khu trưởng Liên khu 1, Nguyễn Huy Tưởng đã đặt một nhân vật đúng khuôn mẫu lý thuyết  của cán bộ cộng sản : xuất thân công nhân, đi làm cách mạng, bị địch bắt , bị tra tấn vẫn giữ khí tiết cách mạng. Thế nhưng ở cái ghế lãnh đạo cao nhất một liên khu quan trọng nhất ở Hà Nội,  cái ông xuất thân thợ in ấy, rồi  xoay xở ra sao ?
Nhưng bây giờ thì công việc như rừng . Anh chỉ nghĩ chung chung mấy điểm , nắm vững lực lượng đồng chí, dựa vào quần chúng, bồi dưỡng tinh thần kháng chiến quyết tâm diệt địch đến cùng…”.
Vậy tức là “đồng chí” Liên khu trưởng chẳng cần tới kế hoạch tác chiến, nắm vững tình hình địch ta, chẳng cần suy nghĩ gì về chiến lược chiến thuật, chỉ cần nắm chung chung, nắm các đồng chí và dựa vào quần chúng giáo dục họ tinh thần quyết chiến  là... hoàn thành nhiệm vụ.  Ta hãy xem ông cán bộ lãnh đạo giải quyết sự vụ hàng ngày :   
“ Đồng chí thư ký đọc từng việc ghi trong sổ :
Tuyên truyền đang bí bài hát . Đề nghị giải quyết…”
Có Diệt phát xít , Bao chiến sĩ anh hùng, còn gì nữa…”
Không đủ ạ…
Thì có cậu gì mới đến đấy, bảo làm thơ thêm vào…
Các chị đề nghị hát Suối mơ, Đàn chim Việt…
Đánh nhau mà lại Suối mơ …”
Rõ đúng  tính cách cán bộ cộng sản, đang dầu sôi lửa bỏng mà vẫn không quên “lãnh đạo toàn diện” cấm đoán cả đến một bài hát.  Vậy là ngay  khi đảng vừa cầm quyền, những nhạc phẩm bị quy là “nhạc vàng” đã bị bỏ tù dài hạn mãi gần nửa thế kỷ sau vào thời đổi mới lần lượt mới được  tha bổng. 
Vào trước ngày toàn quốc kháng chiến, người ta cứ tưởng sau lời hiệu triệu của ông Hồ Chí Minh muôn người sẽ kề vai sát cánh, chung một chiến hào mà đánh giặc Pháp. Sự thực nếu đi sâu vào cơ cấu quyền lực  ta sẽ thấy đó chỉ là cái vỏ ngoài, thực chất những người cộng sản nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối, thiết lập một ranh giới “trong đảng –ngoài đảng “ trong mọi công việc. Bởi thế ông Uỷ viên quân sự Văn Việt là người ngoài Đảng nên  “mù tịt” chẳng biết sẽ đánh đấm ra sao.
Văn Việt đẩy cửa chạy vào nét mặt hầm hầm . Cái ve áo bludông tím của Văn Việt đã đính cái huy hiệu Hồ Chủ tịch mà anh chỉ đeo khi có việc quan trọng hay trong ngày lễ. Văn Việt hỏi :
“ Ông Quốc Vinh, tôi muốn ông nói rõ cho tôi.”
“ Cái gì thế, tôi tưởng anh đang bố trí ở hãng Sauvage.
Quốc Vinh bắt tay Văn Việt có điều không hài lòng. Văn Việt nói :
“ Chúng ta chủ động đánh nó hay nó đánh ta ? Tối nay , mình hay là nó ? Tôi là uỷ viên quân sự, tôi phải biết chứ ?”
Ong uỷ viên quân sự nhầm lẫn ở chỗ dù có là uỷ viên trời, nhưng không phải  là đảng viên cộng sản thì ông chỉ được biết những gì đảng cho phép thôi. Bởi thế nghe ông Uỷ viên quân sự cằn nhằn , ông cán bộ cộng sản vẫn điềm nhiên :
Tất cả những điều anh muốn biết rồi anh sẽ biết. Không có điều gì giấu anh cả. Kế hoạch sáng ngày đã bàn rồi, anh cứ làm như thế…”
Vậy là ông uỷ viên quân sự không phải đảng viên chỉ được phép biết đến đó, cứ theo đó mà làm đừng có đòi cái quyền được cung cấp thông tin như của cán bộ đảng viên khác.
Văn Việt cau mặt , nhún vai, tay đập mạnh vào bao súng . Lời nghẹn trong cổ:
“ Được . Các ông bảo làm gì , tôi làm cái ấy . Tôi hoàn toàn chịu quyền chỉ huy của các ông kia mà. Cái kiếp một thằng quần chúng vĩnh viễn là như thế thôi. Nó có được  biết cái  gì đâu ?”
Thật đúng là một ví dụ cụ thể và sinh động về việc đảng chiếm đoạt quyền lực của nhân dân từ rất sớm, từ ngay trong những ngày cần thiết phải huy động toàn  dân tộc đương đầu với ngoại xâm. “ Cái kiếp một thằng quần chúng vĩnh viễn “ càng về sau càng thê thảm hơn : những giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, Bùi Huy Đáp, Lương Định Của , luật sư Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ…những trí thức “ngoài đảng” chắc sẽ thấm thía hơn ai hết khi đọc đoạn này trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng.

                          (còn tiếp)

Tagged

0 nhận xét