Open top menu
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013
HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 67) : Buông dao thành Phật (!)




                               

“Tháng giêng là tháng ăn chơi” – cán bộ , công chức, đảng viên các cơ quan, ban ngành, đoàn thể sau mồng mười tết vẫn rong chơi dài dài tại các chùa chiền, lễ hội. Sau mấy ngày Tết vắng xe, hôm nay đường phố Sàigòn lại đông đúc, chen lấn, kẹt cứng như hồi trước tết nhất tại các phố Nguyễn Kiệm, Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng …Tuy nhiên nạn “kẹt xe “ vẫn là “chuyện nhỏ”, vẫn chưa nhằm nhò gì so với nạn “tăng giá” . Sáng nay bà Năm củ cải đi đâu về , ghé quán cà phê than vãn :

“ “I chết chết…tưởng bún ốc ngoài chợ vẫn 20 ngàn một tô mới dám ăn đỡ nhạt miệng nào ngờ ăn xong nó chém những 30 ngàn …”

Cô Phượng cave cười toe toét :

“ May cho thím chỉ ăn có tô bún thôi đó, thím mà ăn thêm đĩa chả giò ốc nữa thì mới chết ….trời đất ôi có chút bánh tráng, chút ốc bươu thôi mà nó chém người ta gần trăm ngàn…”

Thằng Bảy xe ôm xua xua tay :

“ Vậy nhằm nhò gì…Nó sắp sửa tăng giá xăng kìa… 25 ngàn 1 lít là cái chắc.. Con mẹ nó, xăng dầu thế giới có tăng đâu mà xăng cứ tăng ầm ầm…”

Ong Tư Gà nướng lên tiếng :

“ Xăng tăng giá chưa ăn thua . Điện tăng giá mới kinh…vừa sang đầu năm mới  chúng nó đã thi nhau bóp cổ dân…”

Ong đại tá hưu lên tiếng :

“ Đứa nào dám bóp cổ dân. Tất cả đều phải do Chính phủ chỉ đạo giá, xét duyệt, cho phép thì mới được tăng chớ, tăng bậy tăng bạ đâu có được ?”

Gã Ký Quèn vọt miệng chửi :

“ Chỉ đạo với duyệt giá cái con mịa nó…Thằng xăng dầu đề nghị tăng nhiêu Thủ tướng  duyệt bấy nhiêu .Vậy mà ông Tổng Bí thơ cứ nói phét  Nhà nước ta do dân vì dân….”

Ong đại tá hưu đập bàn quát :

“ Sao này dám bảo đồng chí Tổng Bí thư nói phét hả, thằng Ký Quèn kia ?”

Ong Tư Gà nướng lên tiếng can :

“ Thằng Ký Quèn nói vậy chưa đúng. Bảo ông Tổng Bí thơ nói phét là sai, phải bảo là ổng nói róc thì mới đúng …”

Ong đại tá hưu lại đập bàn quát :

“ Ong Tư Gà nướng chớ có hồ đồ . Ong bảo đồng chí Tổng Bí thơ nói róc chỗ nào ?”

Ong Tư Gà nướng gân cổ cãi :

“ Tôi nói có sách mách có chứng chớ bộ. Chẳng nói đâu xa, cứ nhìn vào xóm ta coi. Trừ nhà ông đại tá hưu , thành phần ưu tú của Đảng, nhà cao cửa rộng, xài tiền như nước sông Sàigòn thì không nói, đại đa số bà con ngày càng khó khăn, giá cả thiết yếu  tăng vù vù, con cái đứa lớn thì thất nghiệp, đứa nhỏ thì thất học vì học phí quá cao. Vậy mà ông Tổng bí thơ vẫn hùng hồn :” Đất nước ta giành được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng đạt khá, an sinh xã hội được chú trọng, cuộc sống của nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách được bảo đảm… “  Bảo đảm cái gì ? Bảo đảm cái tăng giá hả ?”

Cô Phượng cave xua xua tay cười ngỏn nghẻn :

“ Chuyện đó nhằm nhò gì,nhỏ như con thỏ ….”

Thằng Bảy xe ôm tròn mắt :

“ Vậy chuyện gì mới lớn ?”|

Cô Phượng cave liếc ông đại tá hưu rồi nói lớn :

“ Chuyện nói một đằng làm một nẻo mới lớn…”

Ông đại tá hưu vỗ bàn quát :

“ Con cave kia…sao mày dám bảo ông nói một đằng, làm một nẻo là sao ?”

Cô Phượng cave không sợ, còn vênh mặt :

“ Thì chuyện góp ý xây dựng hiến pháp đó. Mới đầu cho đ tử dụ khị tha hồ góp ý ‎‎, không có vùng cấm . Thấy bàn dân thiên hạ góp hăng quá, chả sợ tốp ngay lại đe dọa ai nói bỏ điều 4, ai nói quân đội không phải của đảng, ai nói ruộng đất là của cá nhân đều là suy thoái đạo đức…”

Ông đại tá hưu mặt đỏ phừng phừng , gã Ky Quèn đỡ lời :

” Ổng nói vậy đâu có sai . Bỏ điều 4 khác gì bỏ vũ khí, buông dao  …”

Ông Tư Gà nướng lên tiếng :

“ Vậy càng tốt chớ sao ? Phật dậy ngoảnh lại là bờ, buông dao thành Phật….”

Cô Phượng cave cười rinh rích :

“ Sợ buông dao các lực lượng thù địch nó chặt cái chết tươi, không thành Phật lại thành quỷ không đầu . ”

Cả quán cười ồ, trừ ông đại tá hưu



28-2-2013


Read more
Support Free Expression: Vote for the Netizen of the Year

One in three Internet users suffers from restricted access to the web due to government censorship, filtering or online surveillance, according to the free expression advocacy group Reporters Without Borders. Around the world, bloggers and cyber-dissidents are jailed for expressing their views. Reporters Without Borders makes sure their struggles are not forgotten.

We believe in a free and open Internet where everyone can express their opinions and learn from others. For this reason, for the past several years we’ve partnered with Reporters Without Borders to organize their annual Netizen of the Year Award, which honors an Internet user, blogger or cyber-dissident who has made a notable contribution in defense of online freedom of expression.

This year for the first time, Reporters Without Borders is asking you to help decide who will win the award. Nine “netizens”—from Bulgaria, Egypt, Honduras, Iran, Kazakhstan, Mali, Russia, Senegal and Vietnam—have been nominated for consideration. Watch the videos showing their stories and then vote at youtube.com/netizen2013.



We hope you’ll be as inspired as we have been by these brave people. The winner, based on votes from people like you around the world, will be announced on March 7. He or she will be invited to the award ceremony taking place at Google’s Paris office on March 12—the World Day Against Cyber Censorship.

Posted by Florian Maganza, Policy Analyst, Paris
Read more
Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013
YÊU THỜI "ĐÒ ĐỂU" (KỲ 39 )




                                                            (tiếp theo)

Gã thư ký liếc ông Chủ tịch vẫn đang mải mê chương  trình thời sự trên ti vi, con bé Gái vẫn đứng sát cạnh liên tiếp đưa vào mũi gã cái mùi tươi mát của thân hình trẻ trung. Gã mê mẩn, quên phứt mọi hiểm nguy khi động tới gái nhà quan, đúng vào lúc ti vi chiếu cảnh ông Chủ tịch tỉnh xuống xã dự lễ trao “nhà tình nghĩa” cho người có công với cách mạng, gã đặt một tay lên đùi con bé Gái. Nó cười nhoẻn như khuyến khích, gắp cái đùi gà bỏ vào bát gã :
“ Mời anh Năm…cái đùi này mềm lắm…”
Gã thư ký được thể dấn tới mon men vùng cấm. Gã đang mê mẩn cả người  bất chợt ông Chủ tịch quát to :
“ Thằng này đây…thằng này đây…”
Gã giật mình rút ngay tay lại, trố mắt nhìn ti vi đang chiếu cảnh một gã thanh niên vừa ghi chép vừa hỏi han bà lão vừa được nhận nhà. A, tưởng ai thằng Bút Thọc đây mà, tay chân ông Chín Tổng biên tập báo “ Tiến Lên” cơ quan của Đảng bộ tỉnh. Thằng này nổi tiếng đổi trắng thay đen, chuyên gia móp béo sự thật, nó mà thọc vào đâu là ở đó…phải nôn tiền ra là cái chắc. Nó sống được là dựa vào  đấu đá nội bộ các Công ty Nhà nước, nơi nào phe cánh muốn lật đổ”thủ trưởng” cứ bí mật tuồn tài liệu cho nó “mở cuộc điều tra”  đưa lên báo, khi “cách mạng thắng lợi”, quan cũ bị đổ, quan mới lên lại mời nó đi đãi đằng, lót tay vài chục triệu. Các Công ty sợ nó như sợ hủi, cứ mỗi lần thằng Bút Thọc lân la tới, Giám đốc lại đánh bài chuồn, đưa cô thư ký xinh đẹp ra gửi cái “phong bì” gọi là “bồi dưỡng” nhà báo lấy sức…chống tiêu cực. Một lần chẳng may hắn “thọc” nhầm vào Công ty trách nhiệm hữu hạn của con trai một đồng chí Uỷ viên trung ương Đảng, công tác ngoài Hà Nội. Báo vừa đăng, chưa kịp đưa đi phát hành , ông Sáu Bí thư tỉnh uỷ đã nhận ngay một cú điện thoại từ trung ương gọi vào. Lập tức ông ra lệnh thu hồi ngay tờ báo và kêu ông Chín Tổng biên tập tới mắng té tát. Thằng Bút Thọc suýt nữa bị đuổi việc,  nó phải tới Toà soạn lạy sống ông Tổng biên tập, lại hứa tậu cho cô con gái ông cái xe máy @ nên mới được tha tội. Từ đó thằng Bút Thọc tránh cho xa mấy cái Công ty của “con anh Sáu, cháu anh Ba” cứ lặn xuống vùng sâu vùng xa để viết bài ca ngợi phong trào “xoá đói giảm nghèo”, trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho…chắc ăn, thu nhập tuy  ít đi nhưng trước mắt lấy  lại uy tín  cho “ngòi bút” cái đã.
Ong Chủ tịch càu nhàu :
“ Thằng này hôm trước đề nghị phỏng vấn tao về cái vụ liên doanh với Đài Loan…”
Gã thư ký ngồi xích ra khỏi con bé Gái, nghiêm giọng :
“ Chú cứ từ chối phắt…”
“ Nhưng nó bảo đó là chủ trương của Ban biên tập…nhỡ đây lại là ý kiến chỉ đạo ngầm của anh Sáu thì mới đáng lo. Không biết tụi nó có tính chơi mình hay  không mà động tới vấn đề nhạy cảm vậy ? “
Ong Chủ tịch đã có vẻ ngà ngà say vì chén rượu tây. Ong trầm mặt xuống suy nghĩ rồi bất chợt ra lệnh cho gã thư ký :
“ Sáng mai mày đi với tao về thành phố rút tiền giải quyết dứt cái vụ bằng giả  cho xong còn lo đối phó chuyện khác. ĐM, cơn ông chưa qua cơn bà đã tới…”
Rồi ông quay sang con bé Gái :
“ Mày vô dọn phòng cho ông đi ngủ mai đi sớm…”
Gã thư ký nhìn theo cái dáng uyển chuyển của con bé Gái đi theo ông Chủ tịch vào buồng ngủ. Oi mẹ ôi, sếp ăn gỏi con bé thật rồi, mỡ để miệng mèo, hơ hớ ra thế kia có mà thánh cũng chẳng nhịn được. Tất cả tại bà Phu nhân thôi, cứ mải chạy theo ông thày nhân điện , thả con nai tơ ngay cạnh con hổ đói  tránh sao khỏi nó không ăn thịt. Gã ngồi lại một mình trên bàn còn la liệt sơn hào hải vị. Cứ ăn cho sướng miệng cái đã, con nhỏ đó chắc “phục vụ” ông Chủ tịch còn lâu, mẹ kiếp già vậy còn ham gái non không khéo chết bất đắc kỳ tử như ông Ba Tạ thì Đảng và Nhà nước mất đi một cán bộ đầu tỉnh. Mãi hơn nửa giờ sau mới thấy con bé Gái trở ra, mặt đỏ phừng phừng, ngực áo nhầu nát. Đúng thật rồi, thủ trường đã tráng miệng con nhỏ rồi, gã bật cười :
“ Ong Chủ tịch đâu ?”
“ Ổng ngủ mất tiêu rồi…”
Gã sáng mắt, ghé lại gần con bé Gái :
“ Làm gì mà lâu dữ vậy ?”
Mắt con bé Gái thoáng ngẩn ngơ  :
“ Ong đòi…”
“ Đòi cái gì ?”
Con bé Gái cười khúc khích :
“ Đòi…bú ti …”
Gã sấn tới :
“ Cho …chú bú ti với…”
“ Kìa ổng ra kìa…”
Gã thư ký hoảng hồn, phóng ra bàn ngồi nghiêm chỉnh làm con bé Gái rũ ra cười:
“ Mới đó đã sợ thấy mồ tổ mà cũng đòi…”
Gã tớp nguyên ly rượu cho trôi cái nỗi xấu hổ. Con bé Gái đảo mắt nhìn quanh rồi bất ngờ bật toang khuy áo ngực :
“ Chú thích thì cháu chiều nè…”
Oi chao ôi thật chẳng khác gì hai con bồ câu trắng muốt chiêm chiếp cái mỏ hồng hồng nhỏ xíu đang mời chào. Thật từ thủa cha sinh mẹ đẻ, chưa bao giờ gã được thấy một vưu vật thiên nhiên hoàn mỹ đến thế. Gã xấn tới và khi hồn vía gã còn đang bay lượn trên mảnh đất phì nhiêu của Thượng đế, bất chợt mặt gã bị đẩy bật ra. Con bé Gái la oai oái :
“ Nhẹ thôi chớ ? Hư hết ngực của người ta…”
Nó nghiêm mặt và trở lại vẻ câm lặng như khi có mặt ông Chủ tịch, lăng xăng dọn dẹp và giục gã thư ký ăn nhanh lên rồi về cho nó đóng cửa. Nhìn bộ dạng của nó, gã thư ký hiểu ngay rằng “quà khuyến mãi” miễn phí chỉ có nhiêu đó, muốn xài tiếp thì phải trả tiền. Gã rút ra tờ năm chục định nhét vào quần con bé Gái nhưng nó đã bĩu môi gạt ra. Ai chà , chê ít hả, vậy chắc ông Chủ tịch phải “bo” cho nó bộn tiền.
“ Vậy đòi mấy tờ ?”
Gã đếm thêm 3 tờ nữa mà mặt nó vẫn lạnh như ướp đá. Sau cùng nó buông một câu gọn lỏn :
“ Mai cháu sẽ méc ông Hai…”
“ Méc chuyện gì ?”
“ Chuyện “bú ti” vừa rồi đó…”
Gã thư ký giật nảy người rớt cả cặp kính trắng. Chết cha rồi, nó “gài độ” . Gã kinh hoảng nghĩ một con bé ngây thơ vậy mà mới về ở nhà quan chưa đầy nửa năm đã biến thành một đứa ghê gớm thế ? Chết chết, sống trong  nhà quan trước sau ai cũng biến thành quỷ cả.  Gã lấy lại vẻ long trọng thường ngày :
“ Vậy mày đòi bao nhiêu ?”
“ Ong  Hai cho tui bao nhiêu chú đưa tôi bấy nhiêu …”
“ Ong Hai cho mày bao nhiêu ?”
Nó buông một câu làm gã thư ký bủn rủn  :
“ Năm triệu …”
“ Năm triệu, í mẹ ơi, mới làm qua loa có nhiêu đó thôi mà đòi năm triệu …”
“ Tuỳ chú thôi…không chịu mai tôi méc ông Hai…”
Gã thư ký cũng không vừa :
“ Mày méc ông Hai tao sẽ méc bà Hai …”
“ Chú méc chuyện gì ?”
“ Chuyện mày dụ ông Hai…bú ti đó…”
Con bé Gái tái mặt, nó không ngờ gã thư ký táo tợn vậy. Bà vợ ông Chủ tịch  biết chuyện thì nó ăn đòn tan xác, tay trắng mà ra đứng đường. Gã thư ký hiểu  ngay con nhỏ đang sợ đến cứng cả lưỡi. Nó đang trở lại là con gà con trước một con cáo. Tuy thế gã vẫn dàn hoà :
“ Mày cứ cầm tạm ba trăm…mai mốt tao đưa thêm…”
Con bé Gái đành chịu cầm tiền bỏ túi, lẳng lặng bưng chén bát xuống bếp. Gã thư ký cũng chẳng còn bụng dạ nào ngồi lại nữa. Phóng xe ra khỏi tư dinh ông Chủ tịch, gã thấy nhẹ nhõm cả người. Gã ngoái cổ nhìn lại toà biệt thự sáng choang giữa khu vườn cây rải rác những ngọn đèn cao áp toả ánh sáng xanh mát xuống những luống hoa chạy dài. Mẹ kiếp nom sang trọng bề thế vậy mà chẳng khác gì hang cọp. Gã nghĩ vậy rồi tăng ga cho xe chạy vào phố.
                                                  (còn tiếp)
Read more
Autism Speaks Premieres Inspiring Documentary on YouTube

Occasionally, we invite special guests to share their thoughts on the YouTube Blog. This guest post is from Autism Speaks about a documentary they are premiering on YouTube. The film was previously only available at small regional screenings and will now be available to viewers across the globe. 

Today we’re announcing the online premiere of "I Want to Say," a documentary short about technology and hope. It tells the story of how technology is making a difference in the lives of some people who need it most: children with autism.

This documentary is part of our Hacking Autism initiative to facilitate and accelerate technology-based ideas to help give those with autism a voice. Technology is radically remaking the world of autism. It is creating opportunities for those with autism to find their passion, develop their skills and eventually compete for jobs.

Autism Speaks is supporting the development of therapies and assistive technologies by promoting collaboration among designers, engineers, scientists, and individuals and families affected by autism.

We wanted to premiere this documentary on YouTube to show the world the power of technology for people with autism. Our hope is that you find "I Want to Say" as compelling and powerful as we do.




Alison Dyer, Social Marketing Manager at Autism Speaks, recently watched “How to BEND light !!
Read more
TED’s Ads Worth Spreading 2013 Winners

Today’s guest blog post comes from Ronda Carnegie, Head of Global Partnerships from TED.

For the third year, TED and YouTube teamed up on Ads Worth Spreading, an initiative to recognize ads that inspire, educate and engage. Today at the TED2013 conference in Long Beach, Calif., this year’s ten winners were announced.

Ads were nominated in six categories: Talk, Social Good, Cultural Compass, Creative Wonder, Brand Bravery, and Education. Six nomination teams made up of one TED speaker and one rising thinker in advertising searched for ads in each category, while 25 leading figures in the ad industry searched for ads across categories.

Each of these ten ads go beyond the creative brief to spark imagination and create moments of emotional connection with audiences. The winning work will be showcased at TED2013 as well as on TED.com and you can watch them all here on YouTube. Combined, they have been viewed more than 100 million times on YouTube.

 

TED 2013 Ads Worth Spreading:

  1. Expedia - “Find Yours”
  2. Coke - “Security Cameras”
  3. Melbourne Metro Rail - “Dumb Ways to Die”
  4. Dell - “Meet Annie: The Girl Who Could Fly”
  5. TNT - “Your Daily Dose of Drama”
  6. Rainforest Alliance - “Follow the Frog”
  7. Channel 4 (UK) - “Meet the Superhumans”
  8. GlaxoSmithKline - “The Crowd”
  9. Dodge - “The Farmer”
  10. The Guardian - “Three Little Pigs”

Guest to the YouTube Blog Ronda Carnegie, Head of Global Partnerships from TED, recently watched “Young-Ha Kim: Be an artist, right now!”
Read more
DevinandErica Are Your February Featured Rising Partner!

Congratulations to Devin and Erica, whose YouTube channel DevinandErica is our featured “On The Rise” partner this February. These loving parents have documented their family’s development, creativity and silliness on YouTube for more than three years, and today they’re featured on the YouTube Spotlight channel.

This channel was born when Erica was pregnant with the couple’s eldest daughter, whom they affectionately refer to as "Baby Bug." Their "reality show" on YouTube has grown to include a variety of content ranging from vlogs to homemade skits to original songs, and this fun-loving family has developed a dedicated following. In fact, support from their viewers helped them with the expense of a second IVF cycle, and Devin, Erica and Bug welcomed baby "DudeL" about six months ago. After more than three years and 300 videos on YouTube, Devin and Erica have amassed a library of heartwarming moments--get to know their family with channel classics like the ABCs "Baby Jam" and Devin’s baby proposal, and then check out some of the other fun videos from the playlist linked in the video below.



Here are a few words directly from Devin:
We would like to thank our subscribers first and foremost. Without you, we would not have come so far within this community. For that our utmost appreciation will now and always play the biggest role. Our subscribers have helped us grow as a YouTube Partner, as well as a family by helping give us a son just by watching and following our crazy family. For those who have not seen us before, our channel is packed full of family fun! We do vlogs, skits and original songs about our crazy life and family in Charlotte, N.C. We like to have fun and would love to have you with us! Thank you for watching and we look forward to you joining our journey. 
If you’ve enjoyed this monthly "On The Rise" blog series and want to see more rising YouTube partners, check out our Google+ Hangouts with past featured partners on the YouTube Creators channel.

You can participate and help us surface YouTube talent by nominating a YouTube partner to be considered for the “On The Rise” program. Feel free to submit nominations for your own channel, or for channels you follow that you think deserve more attention or could be the next YouTube sensation. We’ll continue to feature promising partners who have fewer than 100,000 subscribers and produce engaging content on a regular basis. See you next month!

Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Partner Support, recently watched “Evolution Of Mom Dancing (w/ Jimmy Fallon & Michelle Obama).”
Read more
Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013
NHÀ GIÁO một thòi nhêch nhác (KỲ 15)




                      (tiếp theo)






Tửu nhún vai :

. - Tại Đảng với nhà Nước nói miền Nam quằn quại rên xiết dới gót giầy eủa đế quốc Mỹ. Thế thì ai nghe mà không nóng máu. Chống cái gì để cứu nước thì cũng chống hết , Thầy à!

Tôi lại hỏi :

= Thế thì đã vào đến đây rồi, mọi người có thấy miền Nam rên xiết quằn quại chỗ nào không?

- Có đấy , nhiều người phát rên lên rằng sao miền Nam chúng nó có lắm của cải thế. .

Rồi nó nheo mắt nhìn tôi rõ ra vẻ bỡn cợt. Tôi chợt mỉm cười theo. Thì ra thằng nhỏ này, càng nói chuyện càng thấy nó ranh ma dữ? _ . ~

Câu chuyện giữa tôi với Tửu về tuổi trẻ gian khổ trong chiến tranh khiến tôi nhớ tới số phận của những . Thanh niên Xung Phong gia nhập sau này, khi cuộc chiến đã chấm dứt.

Vào khoảng tháng 3 năm 1976, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh ở Sài Gòn đã phát động chiến dịch vận động thanh niên, thiếu nữ gia nhập đoàn Thanh Niên Xung Phong với những khẩu hiệu vừa phát trên đài, trên loa, vừa trên cả những tờ giấy lòe loẹt xanh, đỏ dán trên tường : "Dâu cần : Có Thanh Niên Xung Phong, Đâu khó - Có Thanh ]Viên Xltng Phong" hay là gia nhập Thanh Niên Xung Phong là biểu lộ quyết tâm Bảo vệ và Xây dựng Tổ quốc.

Nhiều thanh niên, thiếu nữ chen nhau ghi tên gia nhập. Một phần cũng là để cho gia đình thoát khỏi cái nạn phải đi kinh tế mới; phần khác, cũng có nhiều eô cậu chán ngán cái cảnh đứng ngồi lóng ngóng chẳng biết làm gì khi công ăn việc làm thì không có, lại cứ bị Phường, Khóm thúc giục ghi danh để đủ túc số theo tiêu chuẩn. Thế là đường phố Sài Gòn bỗng nhiên tràn ngập hình ảnh của những toán thanh niên, thiếu nữ trong bộ đồng phục màu cỏ úa, đầu đội mũ tai bèo, chân đi dép lốp, tay cầm nào cuốc, nào xẻng rầm rộ xuất phát để đi về các vùng đất hoang hãy còn đầy những dấu vết do bom cày, đạn xới, cái vùng nôi tiếng nhất mà Thanh Niên Xung Phong đổ tới hoạt động là khu kinh tế mới Lê Minh Xuân cách Sài Gòn khoảng hơn 20 km vê phía Tây Nam. Thực tình, tôi không thể hình dung được quang cảnh diễn ra những gì và đám Thanh niên Xung Phong đã và đang làm gì ở đó . Nhưng có một dạo Thành ủy Sài Gòn phát động chiến dịch "Toàn dân tham gia bảo vệ tài sản XHCN" thì Thành đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh cũng nhẩy vào cuộc và cái tên của khu Kinh tế Mới Lê Minh Xuân lại được nhắc đến nhiều lần trên đài, trên loa. Nói một cách tổng quát thì công tác "bảo vệ tài sản  XHCN" là toàn bộ những nỗ lực của mọi ngành, mọi giới, mọi người sao cho bọn tham ô, trộm cắp, móc ngoặc tuồn hàng từ cơ quan nhà nước ra bán chợ trời phải bị triệt hạ, hay mọi người phải tích cực tố cáo những bọn đầu cơ, buôn lậu, móc ngoặc để giảm thiểu những sinh hoạt kinh doanh trái phép, rồi ngay cả những vụ sử dụng bừa bãi, phí phạm các phương tiện vật chất của nhà nước cũng đều phải bị lên án, trừng trị ..v..v. . .

Tích cực tham gia chiến dịch này, Thành đoàn Thanh Niên CS Hồ Chí Minh đã đem một vụ tố cáo "tham ô,, của Thanh Niên Xung Phong ở khu Kinh tế Mới Lê Minh Xuân ra làm trường hợp điển hình. Thủ phạm tham ô là một Thanh niên Xung Phong mà lâu ngày tôi không còn nhớ tên. Nhưng anh ta thì đã vì suốt ngày quần quật trên ruộng, trên bãi, lại phải ăn đói mờ người nên nẩy sinh ý tưởng  đem chôn vùi vài củ khoai trên cái rẫy mà Toán của anh ta có nhiệm vụ đào lên để cho vào kho thu nhập. Chờ lúc tối trời, anh ta lẻn ra ngoài, bới khoai lên gặm nhồm nhoàm thì bị phát giác. Cả trại ồn lên vì đã phát hiện một vụ "tham ô tài sản" có chứng cớ cụ thể. Thế là phóng viên đài, báo ở Sài Gòn ùn ùn kéo nhau tới, viết bài tường thuật um sùm và trường hợp "tham ô" này được nêu ra cho mọi người học tập coi như một thứ "điển hình", chẵng riêng gì những Thanh niên Xung Phong ở Lê Minh Xuân mà còn cho cả những Thanh niên toàn Thành phố. Đấy là lý do mà tôi được nghe tới vụ án Lê Minh Xuân mặc dù suốt ngày bủ đầu vào những công việc của trường, của lớp .

Một cô giáo dạy môn Anh văn, vốn đang là đối tượng Đoàn, sau một buổi họp thuộc Chi đoàn Thanh Niên nhà trường đã nói với bọn chúng tôi::

- Nhà trường ta cũng còn nhiều vấn đề lắm. Cũng phải theo gương Lê Minh Xuân mà chấn chinh lại thôi.

Tôi phản đối:

- Có vài củ khoai, đến nỗi nào mà phải gọi là tài sản XHCN. . .

 Cô ấy nghiêm mặt lại : .

- Trước nhỏ sau to. Nếu không kiên quyết thì từ củ khoai sẽ còn nhân lên thành đủ thứ.

Quả tình là tôi cũng có hơi nóng mặt. Tôi nghĩ đến thân phận của người thanh niên vốn đã lao động cật lực để trồng được luống khoai, nay vì đói quá mà phải ăn cắp ngay chính thành quả lao động của mình ờ tại cái chỗ mà anh ta đã từng đổ mồ hôi xuống đó. Như thế thì còn gì bất nhẫn hơn mà không thấy nóng mặt để cãi cho ra nhẽ.

Nhưng tôi cbỉ nghĩ vậy thôi chứ không dám đôi co thêm vài lời với một nhân sự đang phấn đấu để trở thành đối tượng Đoàn. Quả thật cho đến nay thì tôi đã "rèn luyện" được cái tính nhẫn nhịn của mình. Giống như nhiều thầy cô khác mà hàng ngày tôi vẫn gặp, họ cũng chẳng nói năng gì ra ngoài những điều đã được chính thức thông báo, ngoại trừ vẻ mặt ẩn nhẫn với ánh mắt mệt mỏi, chán chường là không thể che giấu được. Vì thế tôi chỉ nhìn cô và cố dằn để không phát biểu gì thêm. Thấy tôi im lặng, cô ta tiếp:

- Thầy về Tổ chuẩn bị những ý kiến đề xuất để tham gia trong việc trường ta phát động công tác bảo vệ tài sản Xã hội Chủ nghĩa.

Thế là tôi biết được rằng các giáo viên nay mai lại sắp có thêm công tác mới. Tôi thử nhìn quanh quang cảnh nhà trường xem có phát hiện được điều gì gọi là phí phạm hay tham ô không. Các máy lạnh hồi xưa thì nay đã được rỡ hết đi rồi. Trong các .lóp học thì những eái quạt trần vẫn còn đó, nhng nó chỉ chạy chậm rì, vừa chạy vừa nghiến vào trụ gỗ khiến phát ra tiếng kêu đều đều kẽo kẹt. Đã có lần tôi chợt nẩy ra ý tưởng không biết sẽ có thể chúng rơi  trên đầu học trò lúc nào. Nhưng đây chỉ là mối lo chợt đến một cách hão huyền. Vì ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, những cái quạt trên đầu chúng tôi vẫn nhẫn nại quay tròn một cách uể oải và không ngừng phát ra tiếng kẽo kẹt.

Mọi ngóc ngách trong trường thì cũng đã đợc tận dụng tối đa. Chỗ này làm nơi sản xuất mành trúc của Tổ Mành Mành, chỗ kia làm chỗ sinh hoạt Chi Đội, Chi Đoàn. Căn phòng rộng nhất vốn là Hội trường ngày xưa thì nay vẫn được dùng làm Hội trường, chỉ có khác là nó được tận dụng để hội họp liên miên, đặc biệt là mọi người hay tụ tập ở ớ.ó để nghe phổ biến chi thị, hay học tập để quán triệt từng điều khoản trong các Nghị quyết. Vậy thì còn điều gì để mà Tổ chúng tôi góp phần đề xuất ý kiến trong việc tham gia phong trào bảo vệ tài sản XHCN nữa đây ? Ay thế mà hôm họp Tổ, anh chàng giáo viên môn Hóa đã nêu ra được cái ý kiến được coi là cũng hay ho. Anh ấy nói :

- Tôi thấy bọn nhà giáo chúng mình phí phạm nhất là cái vụ phấn viết bảng. Cục phấn khả dài còn xài được, vậy mà đã vứt đi để bẻ cục phấn mới.

Tôi gật gù: .

- Cũng đúng ? Tôi thấy có nhiều cục phấn bỏ đi mà nhắm thấy vẫn còn viết được .

 Một cô giáo nhăn mặt : .

- Nhắm thấy là sao ? Cỡ bao nhiêu thì còn viết được ? Ba phân, hai phân hay là một phân ?

Tôi đáp lại mà thấy lòng cũng ngợng ngùng vì xưa nay cha bao giờ phải sa đà vào những đề tài như thế:

- Tôi có lấy thước đo đâu mà biết chính xác. Thế mới gọi là "nhắm".

Thầy dạy Sinh Vật đề nghị :

 - Vậy mình làm thí nghiệm thử đi. Coi cục phấn ngắn nhất đến khi không còn xài được nữa thì nó dài bao nhiêu?

Mọi người đều tỏ ra hoan hỉ, không phải vì mục đích tìm cho ra lời giải đáp hợp lý, mà là vì thấy mình sắp sửa tham gia một trò chơi thú vị, coi thử ai viết nên chữ bằng một eụe phấn ngắn nhất ? Tuy nhiên, bỗng một cô khác cất giọng gắt gỏng :

- Thôi đi ! Các ông đừng có bầy trò ra nữa. Chỉ cần nêu ý kiến là không nên xài phí phạm phấn viết bảng là được rồi. Đo lọ nớc mắm đếm củ dưa hành kiểu đó khi đem ra buổi họp, các Tổ khác họ cười cho thối mũi ?

Ý kiến của cô, sau cùng đều được mọi người tán thành. Và kết quả của cái cuộc bàn cãi này là ở phòng giáo viên, ngoài hộp phấn trắng như mọi khi nay còn có thêm một hộp đựng phấn vụn nữa. Các thầy cô khi viết hết một cục phấn, thay vì vứt đại xuống bục giảng như trước thì nay gom lại đem về phòng giáo viên để bỏ vô đó. Tôi không biết những hộp phấn vụn này sau đó được Chi Đoàn mang đi đâu, nhưng xét ra cái hộp phấn vụn này cũng có cái ích lợi của nó. Bởi có nhiều hôm hộp phấn nguyên đã cạn queo, chúng tôi đã phải bới trong cái hộp ấy để moi lại mấy viên còn xài tạm đợc. Đúng là tủn mủn, nhng thế cũng là một cách "bảo vệ tài XHCN" chứ sao, cho dủ nói ra thì ai cũng thấy là rị mọ.

Mà trong cuộc sống của chúng tôi, dần dà cũng chẳng còn mấy ai e ngại những chữ gọi là rị mọ hay tủn mủn nữa. Bởi cuộc sống của chúng tôi cứ ngày càng đi xuống. Ngoại trừ vài cô giáo mà gia đình hãy còn của ăn của để, nay lại cứ biểu diễn quần đen áo cánh nâu cho ra vẻ con nhà vô sản nhưng cung cách, bộ dạng thì vẫn lòi cái đuôi tư sản, cụ thể là bây giờ, trong túi, trong bị của các cô vẫn còn đầy nhóc xi muội, mứt khế hay táo giầm. Nghĩa .là vài cô vẫn còn tiền ăn quà như mỏ khoét ? Còn đa số chúng tôi thì ai nấy đều ăn mặc xuống cấp thấy rõ.. Rõ nhất là cái mông quần tây của mấy thầy. Do đi xe đạp nên phía đằng sau mầu quần cứ bạc đi, vải bai dần ra.



                                  (còn tiếp)
Read more
Context Is King: Share Your Story

From artists to activists, teachers to students, kids to grandparents, YouTube is a place for people all over the globe to share their stories. YouTube’s Community Guidelines represent the rules of the road for all of them. They state that, in general, YouTube is not a place for shocking or violent content. When material of this nature is flagged by our community, our teams work around the clock to remove anything that breaks the rules.

That said, YouTube is an important global platform for news and information, and we realize that sometimes graphic material is vital to our understanding of the world. It can be posted to document wars or revolutions, to expose an injustice, or to ensure local events are seen globally. Because of this, we take great care when reviewing flagged videos, and allow graphic videos that are intended to have news or documentary value. This is where we need your help.

Why adding context to your video is so important

For all types of content you share on YouTube, but particularly with graphic content, adding context is very important. The information you add in the title and description is what helps other people find and understand your video. It will also help the YouTube team review your video if it does get flagged. 

Take a look at the following examples.

Example 1:




















Example 2:

 



















While the content of these videos is similar, the experience of viewing them is quite different. In the first example, the user provides very little information. In the second, we understand what we see, and see that the user’s intent is to educate and tell a story.

How to contextualize your videos: some tips to follow

  • Provide an informative and relevant title--you can pack in a lot of information here, even if you’re on the move on a mobile device
  • Fill your description with information: who, what, when, where and why did it occur?
  • Think about narrating what you see as you film, or add detail later using our annotations tool
  • Feel free to link to relevant websites, such as a related news story or artist statement
  • Organizations such as Witness and Small World News also produce great tip sheets
  • Remember YouTube’s tools--if your footage is sensitive and requires visual anonymity, check out YouTube’s blurring tool. If you feel your content was removed in error, you can appeal the decision.

Our goal at YouTube is to allow as much content as possible on the site, and still ensure that our Community Guidelines are followed. It is a delicate balancing act, and we depend on our uploaders to help. So whether you’re a performance artist, a citizen journalist or a human rights activist, remember: context is king. The information you add to your video helps tell your story, find an audience, and make an impact--it could even help your video be an important part of history.

Ali Glenesk, Policy Associate, recently watched “Grandma’s Advice.”
Read more
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 18)




                                    (tiếp theo)




Bác Ba Phi kêu trời:

“ Chèn đéc ôi, sao ông nguyền rủa người ta độc địa quá vậy?”

Ong già trợn mắt :

“ Vậy còn ít đó. Tôi còn muốn băm vằm nó ra làm mắm cho hả giận nữa kìa. Trời đất ơi…đàn bà…đàn bà … “

Bác Ba Phi an ủi :

“ Thôi ông ạ…ông chẳng nên oán hận vậy ?”

Ong già nổi sùng :

“ Oán chứ sao không ? Đàn bà là thứ không bao giờ nên tin ông ạ. Nó nằm với mình đấy…nhưng lại chìa…ra cho thằng khác. “

“ Ghê quá, ông nói dơ thấy mẹ… làm gì có chuyện đó…”

“ Có chứ sao không ? Ong có là tôi đâu mà ông biết được ? Tôi hai thứ tóc trên đầu rồi còn dại ông ạ. Cái lần đó tôi về Việt Nam, máy bay trễ cả 10 tiếng đồng hồ. Xuống sân bay không ai ra đón, tôi phải kêu taxi phóng về căn nhà ngoại thành tôi thuê cho nó. Tôi hồi hộp lắm ông ạ. Mọi lần tôi về, vừa đẩy hành lý ra khỏi khu cách ly, đã thấy nó ôm hoa, nhảy cẫng lên đón tôi, mừng mừng tủi tủi. Rồi cả hai vợ chồng cùng leo lên xe về nhà, tíu tít, vui vẻ còn hơn cả tết. Ay thế mà lần này, xuống sân bay, trơ thần cụ có mình tôi, tự đi lấy hành lý, tự đẩy ra tận chỗ đậu xe. Càng gần tới nhà tôi càng bồn chồn. Quái, không hiểu có chuyện gì ruột nóng như lửa đốt thế này. Tới nhà, tôi đâm bổ ngay xuống, bấm chuông ầm ĩ….”

Nói tới đây, ông già gần như hụt hơi, phải ngừng lại thở hổn hển. Bác Ba Phi sốt ruột, hỏi :

“ Vậy rồi cô vợ ông ra mở cửa chớ ?”

Ong già lắc đầu giận dữ :

“ Không phải vợ tôi… mà là một thằng nhãi ranh , cao to đẹp trai như tài tử Hàn Quốc…”

Bác Ba Phi kêu to :

“ Vậy vợ bác đi đâu ?”

Ong già văng tục rồi lớn tiếng trả lời :

“ Nó ngủ trong buồng chứ đi đâu ? Mẹ kiếp, tôi vứt hết cả đồ đoàn ngoài sân, nhảy ba bước vào phòng dựng nó dậy quát tướng :” Thằng đó là thằng nào ?”. Nó đang còn ngái ngủ, mắt nhắm mắt mở, tôi phải hỏi tới lần thứ ba, nó mới tỉnh ra, chỏng lỏn :” Thằng…em…thằng em mới quê lên chứ còn thằng nào ?”. Tôi bảo nó bố mẹ cô chỉ có mình cô là con một lấy đâu ra thằng em nào. Nó toét miệng ra cười :” Thằng em con chú Tư chớ bộ…”

Bác Ba Phi kêu lên :

“ Vậy mà ông cũng tin ?”

“ Không tin sao được ? Tôi ở Mỹ ngoài nó ra còn rây mơ rễ má gì ở Việt Nam đâu, bởi vậy nó nói hươu nói vượn gì chẳng tin . Nó bảo thằng đó là …em con ông chú hay anh con ông bác gì cũng phải chịu, nó bảo ra đón tôi nhưng chờ mãi không thấy, về nhà ngủ một giấc tính ra đón nữa thì tôi về, tôi cũng phải tin chứ biết sao ?”

Bác Ba Phi cười hề hề :

“ Vậy thằng đó đúng là em con chú Tư ?”

“ Có mà em…nối ruột…mãi sau này khi nó trở mặt, công khai mọi chuyện nó mới thừa nhận thằng đó là bồ nó. Đêm hôm đó, nó nằm cạnh tôi mà cứ trằn trọc mãi không ngủ được, nó bảo tôi nó bị kẹt nên tôi ngủ sớm đi, chờ vài hôm nữa qua kỳ kinh này nó sẽ cho “truy lãnh”. Tôi điếng người, thế là mất toi mấy ngày phép, nhưng còn biết làm sao, đành lăn quay ra ngủ như chết. Nửa đêm thức giấc, đèn tắt tối om, tôi quờ tay sang bên thấy giường trống, hoảng quá kêu toáng rồi mò mẫm mãi không tìm ra cái công tắc điện. Mãi sau đèn mới bật lên và nó đã đứng lù lù đầu giường . Tôi hỏi nó đêm hôm bỏ đi đâu ? Nó gắt : đi cầu chứ đi đâu ? Tôi bán tín bán nghi . Nó đi cầu hay là nó ra với thằng “em con ông chú” đang ngủ ngoài phòng khách . Mãi sau này, nó nói toạc ra, mọi chuyện mới rõ hết. Hoá ra mình ngu thật, nó cắm sừng ngay trước mũi mà không biết. Bởi thế tôi không căm thù nó sao được. Tôi phải giết nó, tôi phải giết nó…”

Nhìn vẻ đằng đằng sát khí của ông bạn già, bác Ba Phi ái ngại :

“ Nhưng làm sao bác giết được nó ?”

Ong già quắc mắt :

“ Tôi sẽ chờ…tôi sẽ chờ cho nó bảo lãnh được thằng kia sang đây xây tổ ấm tôi mới ra tay trả thù…”

 Bác ba Phi bật cười :

“ Lúc đó bác sẽ làm gì nó ?”

“ Ở Mỹ này mua súng dễ như mua sắn, chờ đến ngày đó tôi sẽ mua một khẩu AR 15. Tôi sẽ rình trước nhà nó, đúng vào lúc hai đứa cặp kè nhau xuống xe vào nhà, tôi sẽ xách súng đi tới hỏi tội nó :” Hai đứa chúng mày nhận ra ai chưa ?”. Con đó sẽ nhận ngay ra tôi , lậy van :” lậy chú…chú tha cho chúng con..”. Còn thằng chồng nó, thằng này nom to con vậy thôi nhưng mà gan sứa, nhất định nó sẽ quỳ xuống, mà nó không quỳ tôi sẽ bắt cả hai đứa quỳ, rồi hỏi :”chúng mày đã biết tội chưa ? Hôm nay tao nhân danh công lý trừng phạt chúng mày…” rồi pằng pằng tôi sẽ lia nguyên cả một băng vào người hai đứa. Tụi nó sẽ đổ sụp xuống, máu me bắn tung toé…”

Ong già vừa say sưa nói vừa vung tay vung chân diễn tả cuộc tắm máu trong tưởng tượng . Mặt ông hầm hầm . Mắt ông vằn đỏ. Toàn thân ông toát ra lửa hận làm nó lắc lư như người lên đồng. Ong đứng phắt dậy, tưởng như bác Ba Phi là kẻ thù đang hiện ra trước mắt, ông xông tới như muốn bóp cổ làm bác hoảng quá, đẩy ông già ra, la oai oái :

“ Lai tỉnh…lai tỉnh… tôi đây chứ không phải kẻ thù của ông đâu…”

Ong già sững người , nhận ra bác ba Phi, cười hềch hệch :

“ Biết chớ…biết chớ… tôi biết là bác chứ đâu phải tụi nó. Nhưng nhất định sẽ có ngày…có ngày…”

Bác Ba Phi chờ cho ông già qua được cơn sốc căm thù mới thong thả :

“ Ong nghe tôi nói nha, tôi thấy trong lòng ông hận  thù nhiều quá, nào hận thằng cán bộ cộng sản cướp nhà, quyến rũ vợ, nào căm con bé  lừa tình. Trong bác lúc nào cũng hừng hực lửa giận vậy thì nguy hiểm lắm…”

Ong già trừng mắt :

“ Sao nguy hiểm ?”

“ Thì con hoả nó bốc lên đầu nhỡ đứt gân máu thì chẳng nguy là gì. Tốt hơn hết ông nghe theo lời Phật dậy “oán thù nên cởi không nên thắt” , quẳng hết hờn giận đi mà vui sống cho tăng tuổi thọ….”

Bác Ba Phi vừa nói vừa giật lùi đi khỏi chỗ ông già đang ngồi trừng trừng nhìn theo . Thằng cha này hận thù đã ăn vào xương vào  tuỷ rồi, khó mà hoá giải để sống vô tư cho  thân tâm an lạc lắm . Cứ cái kiểu lửa hận rừng rực trong tim vậy sẽ có ngày lăn đùng ngã ngửa vì lên gân máu. Thôi thôi mau mau đi khỏi chỗ này, chẳng may gặp phải ông nữa khăng khăng đòi dốc bầu tâm sự thì nguy to. Nghĩ vậy bác Ba Phi ba chân bốn cẳng chạy về nhà. Tới cổng bác bỗng trố mắt lên nhìn một chiếc xe bóng lộn, lạ hoắc đậu trước cổng. Chắc xe của một nhân vật quan trọng nào đó. Hoặc là ca sĩ, hoặc Uỷ viên Hội đồng thành phố hoặc nghị sĩ quốc hội cũng nên. Chà, con Ut đang đi làm sao lại bỏ việc về tiếp khách thế kia ? Thôi thôi mình ăn mặc thế này chẳng nên về gây khó cho nó. Tốt hơn hết lại đi ra quán cà phê hành lang mà ngồi lai rai cho hết buổi sáng. Bác vừa phe phẩy cái quạt quay đi bất chợt một ý nghĩ nảy ra làm bác đứng sững . Nhỡ ra chẳng phải khách khứa mà một tên ăn trộm lọt vào nhà khuân đồ ? Chà, dám lắm chớ. Sáng nay con Ut đinh ninh có tía  ở nhà chắc tủ giả chẳng cần khoá. Trộm vào nhà tha hồ khoắng. Nghĩ vậy bác ba Phi rón rén quay lại, nhón gót qua cổng lẻn vào nhà. Phòng khách vắng ngắt. Vậy chẳng phải khách khứa ca sĩ, nghị sĩ, Uỷ viên Hội đồng gì hết, chắc chắn là trộm , nó đang vơ vét trong phòng cô Út hẳn thôi.

Bác Ba Phi đánh trống ngực thùm thụp. Chà phải có võ khí phòng vệ chớ. Bác nhìn quanh vớ ngay được cái cọc màn, lăm lăm trong tay chuẩn bị chiến đấu tiến vào bếp.



                             (còn tiếp)
Read more