PHẠM THẮNG VŨ : Con sóng dữ - KỲ 15
(tiếp theo)
Đứng ngồi lố nhố từng đám nhỏ trong cái bến xe, chúng tôi trông thật khác hẳn với dân Khmer đang có mặt. Vài người Khmer ngồi trong quán gọi nhau nói chuyện mà ánh mắt, ngón tay họ chỉ trỏ về hướng chúng tôi. Tôi, Dũng và anh Tấn nhìn nhau lo lắng. Không người quen trên xứ lạ, túi rỗng tiền mà trời thì sắp tối đến nơi. Chúng tôi sẽ ở đâu, làm gì trong đêm hôm nay? Chợt có tiếng còi tu huýt ré lên cùng giọng nói lớn:
- Chết mẹ! Mấy cha kia bị công an Kampuchia bắt rồi kìa.
Tôi hoảng hốt đưa mắt nhìn. Hai người Khmer đồng phục kaki vàng nghệ như công an Việt Cộng đang chận một nhóm bốn người thằng Minh ở ngay vệ đường trước cổng bến xe. Anh Tấn quay qua nói nhanh với tôi và Dũng:
- Tản ra ngay thôi. Mình chia tay ở đây nghe các em. Tạm biệt Vũ, tạm biệt Dũng.
Mỗi người liền vọt ngay một hướng. Bến xe không có xây tường bao chung quanh và các xe tải, xe chở khách đậu sát trước cửa nhà dân tương tự bến xe trong vùng ngã bẩy Petrus Ký-Sài Gòn. Do đó khi cắm đầu đi thẳng được một khúc đường, gặp có một hẻm nhỏ, tôi vội rẽ vào và bước dọc theo con hẻm dưới ánh sáng của các ngọn đèn đường. Trời bây giờ đã thật tối. Hẻm nhỏ dẫn tôi đi lòng vòng qua các con hẻm khác nữa rồi lại quay ra ngay phía hông cái chợ trước bến xe. Tôi vào trong chợ. Người ra kẻ vô khá đông và cũng chẳng ai để ý đến tôi. Có những gian hàng, người chủ đang thu dọn để nghỉ nhưng có gian hàng khác mới bắt đầu dọn ra bán. Tôi băng ngang qua một khu bán thức ăn. Những xe thùng bán hủ tiếu, cơm, chè, món nhậu... tương tự như bên nước Việt. Mùi xào nấu bốc thơm lừng mũi. Vài người bán hàng vẫy tay mời tôi ghé vào quầy hàng của họ nhưng tôi lắc đầu, im lặng lầm lũi bước. Đi tới lui mãi, sau cùng tôi ra khỏi chợ. Nhìn chung quanh không còn bạn đồng hành trong chiếc ghe với tôi nữa. Chân rảo bước trên con hẻm dọc theo chợ mà trong tôi đang lo lắng nơi nào mình sẽ đi tiếp đây. Gặp một rạp chiếu phim Video nhỏ với các tấm pano quảng cáo hình bộ phim đang chiếu bằng loại chữ Khmer và chữ Tàu, tôi dừng lại đứng gần đám đông người trước cửa rạp chiếu phim. Vờ xem các hình quảng cáo nhưng tôi kín đáo quan sát và lắng nghe tiếng trò chuyện của người chung quanh xem coi có đồng hương ViệtNam không. Không gặp người Việt nào cả. Tôi bỏ rạp chiếu phim, quay ra đi thẳng rồi băng ngang qua một ngã tư vào một khu phố với khá nhiều cửa tiệm đèn sáng choang. Dân Khmer sống ở phố chợ cũng giống người Việt Nam dùng mặt tiền nhà làm tiệm buôn bán. Dọc theo con phố, tôi đi ngang một tiệm cà phê có vài khách đang ngồi xem TV gắn ở trên tường. Tôi dừng chân nhìn các cảnh trên TV đang chiếu. Một cô gái trẻ ngồi ở chiếc bàn nhỏ ngay sát hàng hiên ngẩng đầu nhìn tôi, trong tay cô cầm một quyển sách khá dầy. Thấy tôi đứng nhìn vào quán, cô gái hỏi vài câu Khmer. Không hiểu lời cô gái, tôi mỉm cười với cô rồi nhìn xuống quyển sách. Những hàng chữ Việt trên các trang giấy. Tôi nhìn kỹ đúng là chữ Việt. Mừng quá đi! Buột miệng, tôi hỏi liền:
- Cô là người ViệtNam ... Phải không? Cô là người Việt Nam ?
Cô gái nghe tiếng tôi liền gật đầu, hỏi lại:
- Anh! Anh... thuộc nhóm người Việt vừa có mặt ngoài bến xe lúc chập tối. Phải không?
Tôi gật đầu nhưng thầm nghĩ tại sao cô ta lại biết tôi trong nhóm người Việt ở ngoài bến xe? Thấy tôi đứng yên, cô cho biết khách uống cà phê trong tiệm nói về một nhóm người Duôn vừa xuống xe tại bến đã bị công an Khmer bắt giữ. Công an Khmer bắt vì nghĩ người Duôn đến Kompong Som để tìm cách vượt biên sang Thái Lan. Khi nghe vậy, cô vội chạy ra chỗ bến xe để xem có người quen không. Bốn người đang bị giữ tại đồn công an ở gần cửa chợ còn các người khác bỏ chạy hết. Cô gái kéo ghế mời tôi ngồi, xưng tên Hường rồi tiếp:
- Mấy thằng công an em quen mặt cả. Họ lại đây uống cà phê thường ngày. Em vô đồn công an gặp bốn người bị bắt và nghe họ kể chuyện ghe vượt biên rồi. Em đã nói cho công an Khmer biết nhưng bọn nó nói phải liên lạc với lãnh sự quán ViệtNam trước đã. Em nghĩ họ sẽ thả hết bốn người bọn anh, đừng lo. Nói xong, cô gái quay vào phía trong gọi khá lớn: " Liên, Liên ơi! Ra đây có chuyện này hay lắm ". Một thiếu nữ từ bên trong quầy đi ra. Nhìn mặt hai cô gái, tôi đoán họ trạc tuổi với tôi. Hường nói qua loa với Liên về tôi rồi cả hai dẫn tôi ra phía đằng sau nhà. Ở đó có một phụ nữ Việt khá lớn tuổi đang ngồi ăn cơm tối. Hường, Liên nói là mẹ và giới thiệu tôi với bà. Bà cụ bảo tôi ăn cơm tối chung. Tôi vừa ăn vừa kể cho ba người nghe về chuyến đi bất thành. Sau bữa ăn, tôi xin đi tắm ngay vì từ lúc rời đảo Cô Tan không có nước để rửa ráy, thân thể rất bẩn. Tắm xong, Hường làm cho tôi ly cà phê đá. Uống nó thật ngon, nước lạnh chảy tới đâu tôi cảm thấy mát ngay tới đó. Bà cụ, mẹ của Hường và Liên kể thêm về hoàn cảnh:
- Gia đình tôi đi vùng kinh tế mới tại huyện Vĩnh Cửu thuộc tỉnh Đồng Nai vào cuối năm 1975 sau khi nhà nước đổi tiền mới. Lên đó được vài năm, nhà tôi chết vì sốt rét rừng. Mẹ con tôi chán nản hết sức, muốn trốn về Sài gòn nhưng nhà cửa thì không còn. Chưa biết làm gì thời may gặp cái vụ nhà nước xây cái đập thủy điện Trị An. Một số nhà hàng ở Sài Gòn lên hỏi mua những khu đất gần chỗ xây cái đập để mở hàng quán cho đám công nhân xây dựng. Lô đất nhà tôi lại ngay chỗ nhà hàng cần mua. Họ cho người đến thương lượng. Gặp dịp tôi bán liền lại bán được giá thật hời. Tiền bán khu đất, lúc đầu tôi định về Sài Gòn kiếm mua căn nhà nhỏ rồi liệu kế làm ăn nhưng mấy đứa trong nhà lại nghe lời họ hàng rủ nhau vượt biên. Đám tổ chức vượt biên đường bộ bằng ngã Kampuchia. Một hai bảo đảm sẽ sắp xếp gia đình tôi đi lọt trong vòng tuần lễ. Tính chuyện rất dễ nhưng khi đến được Kompong Som gia đình tôi bị lừa mất sạch vàng. Không vượt biên được nữa, phải ở nhà trọ rồi kéo nhau đi làm thuê kiếm miếng ăn qua ngày, thảm lắm cậu. Bà cụ ngừng kể, mắt khẽ nhắm như đang hồi tưởng những ngày cũ. Một thoáng trôi qua, bà tiếp: " Gia đình phải sống dựa vào đám bộ đội Việt Cộng đóng quân ở đây, tội nghiệp nhất là hai đứa con gái tôi... lúc đó đành phải... ", rồi bà cụ chợt im lặng. Hường ngồi gần tôi, tiếp lời mẹ:
- Cả nhà em dành dụm mãi mới đủ tiền sang lại nhà và mở quán bán cà phê suốt từ đó. Trước đây còn khá đông bộ đội người Việt tụi em buôn bán rất ngon. Bây giờ họ rút về hết rồi thêm người mở quán cạnh tranh làm gia đình em buôn bán cũng kém. Chưa biết sẽ phải xoay trở làm ăn cái gì khác đây? Hầu như người Việt mình từ quê nhà sang Kompong Som đều tính chuyện vượt biên cả nhưng thấy vậy mà đi khó lọt lắm anh. Bị đám tổ chức gạt, có khi còn bị bắt rồi hết tiền không về quê nhà được giống gia đình em nên đành chấp nhận sống ở đây luôn.
- Cái hồi gia đình tôi bị bỏ rơi ở Kompong Som may mắn bộ đội Việt Cộng không thèm bắt nữa. Mấy năm trước vượt biên sang đây đi lạng quạng ở các bến xe hoặc nhà trọ, công an Kampuchia bắt được giao cho bộ đội Việt Cộng giải về ViệtNam tống vô tù liền. Bà cụ kể.
- Hồi đó gia đình em không bị bắt vì bộ đội Việt Cộng muốn nhiều người Việt mình sống ở nước Kampuchia trước khi họ phải rút về ViệtNam . Liên chen vào.
Hường kéo tôi trở ra một bàn trong quán, vài khách địa phương ngồi gần nhưng không ai buồn để ý đến ai. Mắt họ dán vào màn hình TV. Tôi ngồi im lặng, thỉnh thoảng ngó ra bên ngoài mong gặp được anh Tấn, thằng Dũng hay người trong ghe. Chợt Liên đến ngồi chung bàn, kể chuyện:
- Người Việt mình ở đây sống rải rác nhiều nơi nhưng ai cũng đều chung cảnh nghèo, đi làm thuê làm mướn cả. Chuyện quay về quê nhà lập nghiệp thật xa vời không ai nghĩ đến, do vậy mới lập hội Việt Kiều để tương trợ lẫn nhau. Chị Hường em nói sáng mai sẽ đưa anh đi gặp hội, xem coi họ có thể giúp gì cho anh được không?
Nói với Liên, tôi may mắn đã gặp được gia đình nàng chứ nếu không còn đang phải lang thang ở đâu đó. Trời về khuya quán sắp đóng cửa, Cao về tới. Cao là em trai út của Hường-Liên, làm thuê cho một tiệm ăn Tàu ở chợ và cũng vừa dọn dẹp ngoài đó xong xuôi. Nằm trong chiếc mùng Cao vừa căng cho tôi sát bên các bàn ghế trong quán, tôi hồi tưởng những chuyện xẩy ra trong ngày và câu Hường nói: " Anh đừng lo, những người bị công an bắt chập tối họ sẽ thả sớm sáng ngày mai ". Thằng Minh ở trong số người bị bắt này. Dầu sao, nó cũng có chỗ ngủ đêm nay. Chỉ lo cho thằng Dũng và anh Tấn giờ đang ở đâu, ra sao?
Cũng y như tiệm cà phê bên quê nhà, quán của hai chị em Hường-Liên ngày nào cũng mở rất sớm và đóng thật trễ. Mới 6 giờ sáng cả nhà đã lục tục dậy để dọn dẹp chuẩn bị cho một ngày mới. Tôi thức dậy cùng với gia đình và định phụ một tay nhưng hai chị em Hường-Liên bảo tôi cứ ngồi yên uống cà phê. Cao vẫn đang ngủ say. Hường nói ngày nào cũng vậy, Cao bắt đầu đi làm lúc gần trưa cho đến tối khuya mới xong việc. Bà cụ cũng dậy sớm, đang lúi húi làm món cơm chiên cho mọi người ăn sáng lót dạ. Khách lai rai vào uống cà phê, họ là dân lao động phải dậy đi làm sớm đầu ngày nên ghé vào quán uống vội một ly cho tỉnh ngủ cho ấm bụng rồi bỏ đi ngay. Ở xứ nào, dân lao động cũng vất vả như nhau.
Khoảng xế trưa bớt khách, để Liên coi tiệm Hường dẫn tôi đi gặp các người Việt gần chợ Kompong Som. Đầu tiên, tôi và Hường đến nhà người đại diện hội Việt Kiều. Ông ta tên Hai, trạc ngoài 50 tuổi, khuôn mặt hiền lành đầy vẻ nhẫn nại. Sau khi nghe tôi kể vắn tắt lại câu chuyện của mình, ông yên lặng, thở dài rồi cho biết người Việt sinh sống ở Kompong Som rất nghèo vì hầu hết đã mất tiêu tài sản cho canh bạc vượt biên không thành. Lưu lạc xứ người lại không nghề nghiệp trong tay nên ai cũng phải làm thuê vác mướn sống qua ngày. Có người phải dành dùm rất lâu mới có đủ tiền để về lại ViệtNam . Đó là người còn gia đình bên quê nhà. Không thân thích ruột thịt, đành chọn Kompong Som làm quê hương thứ hai. Ông Hai nói đúng y lời Hường và Liên đã kể.
- Chúng tôi làm thuê bất cứ nghề gì mà người Khmer cần cậu à. Phu khuân vác, thợ hồ, thợ nề... Thậm chí làm cả người ở giúp việc trong nhà nữa. Nói ra cho cậu thấy hoàn cảnh chúng tôi. Sống ở xứ người nhưng có khấm khá gì đâu. Mong ngày đủ hai bữa cơm là tốt. Gặp cậu, thêm đồng hương tôi rất vui nhưng nói thật, muốn giúp cậu cũng chẳng biết phải giúp sao đây vì ai cũng nghèo túng cả. Cậu cứ tiếp xúc các người Việt khác đi rồi sẽ thấy. Gửi cậu 200 Riel mong cậu hiểu cho tình cảnh tôi.
Nhờ có Hường hướng dẫn, tôi mới gặp được nhiều gia đình người ViệtNam . Gặp nhiều Việt kiều nhưng đúng như lời ông Hai, người Việt sinh sống tại Khmer quá sức nghèo. Có gia đình, cuộc sống của họ còn khổ hơn lúc còn ở Việt Nam . Tôi cảm thấy áy náy khi phải gõ cửa lòng nhân ái của họ, những người Việt tha hương bất hạnh. Từng là nạn nhân của các vụ lừa đảo vượt biên nên số Việt kiều tôi gặp dễ dàng thông cảm nhưng chính vì vậy lại đặt họ vào hoàn cảnh khó xử. Thật lòng họ muốn giúp nhưng túi không tiền. Mở miệng từ chối lại không nỡ. Có người thú thật trong nhà không còn một đồng bạc và đang chờ người thân đi làm về mới có cái mua đồ ăn. Có gia đình chỉ biết an ủi, giữ tôi và Hường ở lại ăn bữa cơm trưa. Thức ăn chỉ món mắm cùng canh chua bắp chuối hột nấu với ít cá lòng tong. Có nhà khi thấy tôi và Hường đến, họ liền đóng sập cửa không tiếp. Tới chiều tối, tôi và Hường mệt mỏi quay trở về quán. Toàn bộ tiền tôi xin được trong ngày hôm nay chỉ vỏn vẹn 1600 Riel. Hường cho biết từ Kompong Som về Nông Pênh bằng xe khách hạng bét là xe chở hàng Kamaz cũng phải mất 5000 Riel tương đương với 5 phân vàng y 24. Lạ một điều đi gặp Việt kiều suốt cả ngày, không nghe ai nói với tôi về những người khác trong chuyến ghe. Không lẽ chỉ có một mình tôi đi gặp họ? Tôi phân vân. Anh Tấn và thằng Dũng đã đi đâu sau lúc chia tay vội vã ở bến xe? Tôi lại nghĩ lúc còn ở trên ghe, anh Tấn, Dũng và các người khác đã nuốt kịp vàng vào bụng và nhờ vậy họ đã có cái để bán? Có tiền trong tay, thuê nhà trọ nghỉ chân và họ đã đón xe về Nông Pênh hết cả rồi. Có thể lắm! Mong họ được như điều tôi nghĩ.
Bữa cơm tối, bà cụ kể thêm cho tôi nghe những cơ cực của những ngày đầu phải lưu lạc tại vùng Kompong Som sau chuyến vượt biên không thành. Từng lâm cảnh khổ vì bị gạt vượt biên nên gia đình Hường-Liên đã cố sức giúp tôi có tiền để về lại quê nhà.
- Em chưa biết nếu ghe anh đi lọt sang được đất Thái sẽ ra sao chứ bằng đường bộ thì ai cũng phải vào mấy cái trại sát biên giới như Dongrek, Nong Chan hay Nong Samet... gì gì đó. Tuy mang tiếng trại tị nạn nhưng bọn lính Khmer và lính Thái ở đó coi mạng người vượt biên Việt không bằng một con gà. Đàn ông con trai người Việt mình, chúng muốn hành hạ hay giết thì tùy hứng. Đàn bà con gái thì thôi khỏi nói. Trước sau gì cũng bị... tay chúng hết. Gia đình em đi không lọt chứ lọt mà phải sống trong các trại tị nạn đó thì không biết số phận sẽ như thế nào. Người Việt mình sao thời bây giờ khổ quá anh, ở bên quê nhà đã khổ, sang đây cũng khổ. Hường buồn bã, chép miệng.
Liên thuật cho tôi nghe mấy tay công an Khmer đến quán uống cà phê lúc quá trưa cho biết họ đã thả bốn người Duôn bị bắt tối hôm trước. Thằng Minh vậy đã được tự do. Nó ra sao bây giờ? Biết hoàn cảnh tôi, bà cụ bảo nếu không muốn về ViệtNam ngay thì cứ ở lại đây rồi theo Cao ra ngoài chợ xin việc làm trong các tiệm ăn! Có nhiều tiệm ở chợ nếu họ nhận cho làm, chịu khó tằn tiện rồi tôi cũng góp đủ tiền. Hường, Liên phụ họa: " Anh ráng ở đây một thời gian ngắn làm việc, đừng ngại chỗ ăn chỗ ở ". Nghe vậy, tôi nghĩ mình không còn chọn lựa nào khác, tạm thời phải ở lại, đi kiếm việc làm. Ở trọ nơi quán cà phê được hai ngày, theo Cao đi hỏi các tiệm ăn trong chợ nhưng không ai cần thêm người làm, tôi đành quay về không. Tối nằm ngủ, tôi nghĩ phải tìm cách để về Nông Pênh. Gia đình Hường-Liên tuy tốt bụng nhưng tiệm cà phê khách chỉ có lai rai, ở nán lại trong nhà họ ngày nào coi như thêm gánh nặng ngày đó. Đường đi nước bước ở nơi miệng mình, chỉ kẹt tôi không biết tiếng Khmer. Tôi phân vân nhưng quyết định dứt khoát phải về. Trong lúc ăn cơm, nói điều mình định cho cả nhà biết, Hường và Liên liền giúp mỗi người 500 Riel nữa tổng cộng tôi có 2600 Riel. Tôi nhủ thầm, mình cứ liều thử đón xe xem sao. Có đi mới biết.
- Chết mẹ! Mấy cha kia bị công an Kampuchia bắt rồi kìa.
Tôi hoảng hốt đưa mắt nhìn. Hai người Khmer đồng phục kaki vàng nghệ như công an Việt Cộng đang chận một nhóm bốn người thằng Minh ở ngay vệ đường trước cổng bến xe. Anh Tấn quay qua nói nhanh với tôi và Dũng:
- Tản ra ngay thôi. Mình chia tay ở đây nghe các em. Tạm biệt Vũ, tạm biệt Dũng.
Mỗi người liền vọt ngay một hướng. Bến xe không có xây tường bao chung quanh và các xe tải, xe chở khách đậu sát trước cửa nhà dân tương tự bến xe trong vùng ngã bẩy Petrus Ký-Sài Gòn. Do đó khi cắm đầu đi thẳng được một khúc đường, gặp có một hẻm nhỏ, tôi vội rẽ vào và bước dọc theo con hẻm dưới ánh sáng của các ngọn đèn đường. Trời bây giờ đã thật tối. Hẻm nhỏ dẫn tôi đi lòng vòng qua các con hẻm khác nữa rồi lại quay ra ngay phía hông cái chợ trước bến xe. Tôi vào trong chợ. Người ra kẻ vô khá đông và cũng chẳng ai để ý đến tôi. Có những gian hàng, người chủ đang thu dọn để nghỉ nhưng có gian hàng khác mới bắt đầu dọn ra bán. Tôi băng ngang qua một khu bán thức ăn. Những xe thùng bán hủ tiếu, cơm, chè, món nhậu... tương tự như bên nước Việt. Mùi xào nấu bốc thơm lừng mũi. Vài người bán hàng vẫy tay mời tôi ghé vào quầy hàng của họ nhưng tôi lắc đầu, im lặng lầm lũi bước. Đi tới lui mãi, sau cùng tôi ra khỏi chợ. Nhìn chung quanh không còn bạn đồng hành trong chiếc ghe với tôi nữa. Chân rảo bước trên con hẻm dọc theo chợ mà trong tôi đang lo lắng nơi nào mình sẽ đi tiếp đây. Gặp một rạp chiếu phim Video nhỏ với các tấm pano quảng cáo hình bộ phim đang chiếu bằng loại chữ Khmer và chữ Tàu, tôi dừng lại đứng gần đám đông người trước cửa rạp chiếu phim. Vờ xem các hình quảng cáo nhưng tôi kín đáo quan sát và lắng nghe tiếng trò chuyện của người chung quanh xem coi có đồng hương Việt
- Cô là người Việt
Cô gái nghe tiếng tôi liền gật đầu, hỏi lại:
- Anh! Anh... thuộc nhóm người Việt vừa có mặt ngoài bến xe lúc chập tối. Phải không?
Tôi gật đầu nhưng thầm nghĩ tại sao cô ta lại biết tôi trong nhóm người Việt ở ngoài bến xe? Thấy tôi đứng yên, cô cho biết khách uống cà phê trong tiệm nói về một nhóm người Duôn vừa xuống xe tại bến đã bị công an Khmer bắt giữ. Công an Khmer bắt vì nghĩ người Duôn đến Kompong Som để tìm cách vượt biên sang Thái Lan. Khi nghe vậy, cô vội chạy ra chỗ bến xe để xem có người quen không. Bốn người đang bị giữ tại đồn công an ở gần cửa chợ còn các người khác bỏ chạy hết. Cô gái kéo ghế mời tôi ngồi, xưng tên Hường rồi tiếp:
- Mấy thằng công an em quen mặt cả. Họ lại đây uống cà phê thường ngày. Em vô đồn công an gặp bốn người bị bắt và nghe họ kể chuyện ghe vượt biên rồi. Em đã nói cho công an Khmer biết nhưng bọn nó nói phải liên lạc với lãnh sự quán Việt
- Gia đình tôi đi vùng kinh tế mới tại huyện Vĩnh Cửu thuộc tỉnh Đồng Nai vào cuối năm 1975 sau khi nhà nước đổi tiền mới. Lên đó được vài năm, nhà tôi chết vì sốt rét rừng. Mẹ con tôi chán nản hết sức, muốn trốn về Sài gòn nhưng nhà cửa thì không còn. Chưa biết làm gì thời may gặp cái vụ nhà nước xây cái đập thủy điện Trị An. Một số nhà hàng ở Sài Gòn lên hỏi mua những khu đất gần chỗ xây cái đập để mở hàng quán cho đám công nhân xây dựng. Lô đất nhà tôi lại ngay chỗ nhà hàng cần mua. Họ cho người đến thương lượng. Gặp dịp tôi bán liền lại bán được giá thật hời. Tiền bán khu đất, lúc đầu tôi định về Sài Gòn kiếm mua căn nhà nhỏ rồi liệu kế làm ăn nhưng mấy đứa trong nhà lại nghe lời họ hàng rủ nhau vượt biên. Đám tổ chức vượt biên đường bộ bằng ngã Kampuchia. Một hai bảo đảm sẽ sắp xếp gia đình tôi đi lọt trong vòng tuần lễ. Tính chuyện rất dễ nhưng khi đến được Kompong Som gia đình tôi bị lừa mất sạch vàng. Không vượt biên được nữa, phải ở nhà trọ rồi kéo nhau đi làm thuê kiếm miếng ăn qua ngày, thảm lắm cậu. Bà cụ ngừng kể, mắt khẽ nhắm như đang hồi tưởng những ngày cũ. Một thoáng trôi qua, bà tiếp: " Gia đình phải sống dựa vào đám bộ đội Việt Cộng đóng quân ở đây, tội nghiệp nhất là hai đứa con gái tôi... lúc đó đành phải... ", rồi bà cụ chợt im lặng. Hường ngồi gần tôi, tiếp lời mẹ:
- Cả nhà em dành dụm mãi mới đủ tiền sang lại nhà và mở quán bán cà phê suốt từ đó. Trước đây còn khá đông bộ đội người Việt tụi em buôn bán rất ngon. Bây giờ họ rút về hết rồi thêm người mở quán cạnh tranh làm gia đình em buôn bán cũng kém. Chưa biết sẽ phải xoay trở làm ăn cái gì khác đây? Hầu như người Việt mình từ quê nhà sang Kompong Som đều tính chuyện vượt biên cả nhưng thấy vậy mà đi khó lọt lắm anh. Bị đám tổ chức gạt, có khi còn bị bắt rồi hết tiền không về quê nhà được giống gia đình em nên đành chấp nhận sống ở đây luôn.
- Cái hồi gia đình tôi bị bỏ rơi ở Kompong Som may mắn bộ đội Việt Cộng không thèm bắt nữa. Mấy năm trước vượt biên sang đây đi lạng quạng ở các bến xe hoặc nhà trọ, công an Kampuchia bắt được giao cho bộ đội Việt Cộng giải về Việt
- Hồi đó gia đình em không bị bắt vì bộ đội Việt Cộng muốn nhiều người Việt mình sống ở nước Kampuchia trước khi họ phải rút về Việt
Hường kéo tôi trở ra một bàn trong quán, vài khách địa phương ngồi gần nhưng không ai buồn để ý đến ai. Mắt họ dán vào màn hình TV. Tôi ngồi im lặng, thỉnh thoảng ngó ra bên ngoài mong gặp được anh Tấn, thằng Dũng hay người trong ghe. Chợt Liên đến ngồi chung bàn, kể chuyện:
- Người Việt mình ở đây sống rải rác nhiều nơi nhưng ai cũng đều chung cảnh nghèo, đi làm thuê làm mướn cả. Chuyện quay về quê nhà lập nghiệp thật xa vời không ai nghĩ đến, do vậy mới lập hội Việt Kiều để tương trợ lẫn nhau. Chị Hường em nói sáng mai sẽ đưa anh đi gặp hội, xem coi họ có thể giúp gì cho anh được không?
Nói với Liên, tôi may mắn đã gặp được gia đình nàng chứ nếu không còn đang phải lang thang ở đâu đó. Trời về khuya quán sắp đóng cửa, Cao về tới. Cao là em trai út của Hường-Liên, làm thuê cho một tiệm ăn Tàu ở chợ và cũng vừa dọn dẹp ngoài đó xong xuôi. Nằm trong chiếc mùng Cao vừa căng cho tôi sát bên các bàn ghế trong quán, tôi hồi tưởng những chuyện xẩy ra trong ngày và câu Hường nói: " Anh đừng lo, những người bị công an bắt chập tối họ sẽ thả sớm sáng ngày mai ". Thằng Minh ở trong số người bị bắt này. Dầu sao, nó cũng có chỗ ngủ đêm nay. Chỉ lo cho thằng Dũng và anh Tấn giờ đang ở đâu, ra sao?
Cũng y như tiệm cà phê bên quê nhà, quán của hai chị em Hường-Liên ngày nào cũng mở rất sớm và đóng thật trễ. Mới 6 giờ sáng cả nhà đã lục tục dậy để dọn dẹp chuẩn bị cho một ngày mới. Tôi thức dậy cùng với gia đình và định phụ một tay nhưng hai chị em Hường-Liên bảo tôi cứ ngồi yên uống cà phê. Cao vẫn đang ngủ say. Hường nói ngày nào cũng vậy, Cao bắt đầu đi làm lúc gần trưa cho đến tối khuya mới xong việc. Bà cụ cũng dậy sớm, đang lúi húi làm món cơm chiên cho mọi người ăn sáng lót dạ. Khách lai rai vào uống cà phê, họ là dân lao động phải dậy đi làm sớm đầu ngày nên ghé vào quán uống vội một ly cho tỉnh ngủ cho ấm bụng rồi bỏ đi ngay. Ở xứ nào, dân lao động cũng vất vả như nhau.
Khoảng xế trưa bớt khách, để Liên coi tiệm Hường dẫn tôi đi gặp các người Việt gần chợ Kompong Som. Đầu tiên, tôi và Hường đến nhà người đại diện hội Việt Kiều. Ông ta tên Hai, trạc ngoài 50 tuổi, khuôn mặt hiền lành đầy vẻ nhẫn nại. Sau khi nghe tôi kể vắn tắt lại câu chuyện của mình, ông yên lặng, thở dài rồi cho biết người Việt sinh sống ở Kompong Som rất nghèo vì hầu hết đã mất tiêu tài sản cho canh bạc vượt biên không thành. Lưu lạc xứ người lại không nghề nghiệp trong tay nên ai cũng phải làm thuê vác mướn sống qua ngày. Có người phải dành dùm rất lâu mới có đủ tiền để về lại Việt
- Chúng tôi làm thuê bất cứ nghề gì mà người Khmer cần cậu à. Phu khuân vác, thợ hồ, thợ nề... Thậm chí làm cả người ở giúp việc trong nhà nữa. Nói ra cho cậu thấy hoàn cảnh chúng tôi. Sống ở xứ người nhưng có khấm khá gì đâu. Mong ngày đủ hai bữa cơm là tốt. Gặp cậu, thêm đồng hương tôi rất vui nhưng nói thật, muốn giúp cậu cũng chẳng biết phải giúp sao đây vì ai cũng nghèo túng cả. Cậu cứ tiếp xúc các người Việt khác đi rồi sẽ thấy. Gửi cậu 200 Riel mong cậu hiểu cho tình cảnh tôi.
Nhờ có Hường hướng dẫn, tôi mới gặp được nhiều gia đình người Việt
Bữa cơm tối, bà cụ kể thêm cho tôi nghe những cơ cực của những ngày đầu phải lưu lạc tại vùng Kompong Som sau chuyến vượt biên không thành. Từng lâm cảnh khổ vì bị gạt vượt biên nên gia đình Hường-Liên đã cố sức giúp tôi có tiền để về lại quê nhà.
- Em chưa biết nếu ghe anh đi lọt sang được đất Thái sẽ ra sao chứ bằng đường bộ thì ai cũng phải vào mấy cái trại sát biên giới như Dongrek, Nong Chan hay Nong Samet... gì gì đó. Tuy mang tiếng trại tị nạn nhưng bọn lính Khmer và lính Thái ở đó coi mạng người vượt biên Việt không bằng một con gà. Đàn ông con trai người Việt mình, chúng muốn hành hạ hay giết thì tùy hứng. Đàn bà con gái thì thôi khỏi nói. Trước sau gì cũng bị... tay chúng hết. Gia đình em đi không lọt chứ lọt mà phải sống trong các trại tị nạn đó thì không biết số phận sẽ như thế nào. Người Việt mình sao thời bây giờ khổ quá anh, ở bên quê nhà đã khổ, sang đây cũng khổ. Hường buồn bã, chép miệng.
Liên thuật cho tôi nghe mấy tay công an Khmer đến quán uống cà phê lúc quá trưa cho biết họ đã thả bốn người Duôn bị bắt tối hôm trước. Thằng Minh vậy đã được tự do. Nó ra sao bây giờ? Biết hoàn cảnh tôi, bà cụ bảo nếu không muốn về Việt
(còn tiếp)