Open top menu
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012


                                (tiếp theo)         

 Người ông phấn khởi :
          “ Cha chả là vui…
          Nghe, để bác nghe cho hết lỗ tai
          Nhìn, để bác nhìn cho suốt con mắt…”
“Người mẹ” bước vào, khán giả chờ đợi cuộc trùng phùng cảm động sau mấy chục năm âm dương cách trở giữa đôi  vợ chồng “ người cha”, tiếc thay  ông tác giả kịch bản dấu biến “tình huống nhạy cảm” đó để cho bà vợ “trữ tình bay bổng” trong nỗi niềm “chống Mỹ cứu nước “ :
          “Con ơi, giặc trước tan
          Ruộng vườn vừa cướp lại
          Giặc sau đ tới…
          Nhưng con ơi
          Tội giặc ngập núi ngập sông
          Thương hận : tràn Nam, tràn Bắc
          Mẹ thương con phải giục bước lên đường…
          Con ơi, ơn Đảng đi về : bao xiết công lênh…”
“Hồn chồng” gặp lại vợ chẳng mảy may da diết nghĩa phu thê lại chăm chăm vào …cái ba lô vợ khoác lên vai con trai :
          “ Ơi rộng lớn hai vai con
          mẹ khoác lên một niềm đại nghĩa
          Vườn cũ gió bay vờn tóc mẹ
          Suối ngàn, cất bước đẹp tình con…”
Và sau cùng “ người ông” bật mí kẻ khua nước dưới cầu ao giữa đêm khuya chẳng phải con gái, cháu dâu động tình mất ngủ mà chính là …ông  đó :
          “ Chao nước đêm khuya chính là ta đó
          Ta nghe đất nước, cơn bão trước, cơn bão sau
          Dức dối thân mình, bàng hoàng giấc ngủ
          Nay ta về đây,
          Tai đã sướng lỗ tai
          Mắt đã no con mắt…”
Vâng, khán giả đã  “no con mắt” cả chục nhân vật thuộc ba thế hệ ra vào sân khấu trong một hoàn cảnh rất kịch mà người xưa từng nói “ Thùng thùng trống đánh ngũ liên, bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa…”, đã “sướng lỗ tai” những những đại ngôn , vậy mà tiếc thay, người xem chỉ thấy quay đi quay lại có mỗi một nhân vật : chính là ông tác giả kịch bản . Ông đã chui vào hình hài của vợ chồng ông, cha, con người ta để làm mỗi một việc là động viên tuyên truyền “Tuổi hai mươi” lên đường chống Mỹ bằng những lời thơ lủng củng, sáo mòn, ngôn từ khẩu hiệu.
Kịch chẳng có, thơ cũng không – vở kịch thơ “ Tuổi hai mươi”, tác phẩm chính  đã đưa thi sĩ Lưu Trọng Lư lên chiếc ghế Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã nhanh chĩng rơi vào thùng rác thi ca của lịch sử giống y như giấc mộng kê vàng của ông vậy.
Năm 1985, không khí sáng tác trong nước đã sặc mùi “cởi trói” tới mức các nhà văn nhà thơ cây đa cây đề cũng lăm le “phản tỉnh”. Chế Lan Viên có bài thơ “Bánh vẽ”, Nguyên Ngọc có “Đề dẫn”, Nguyễn Minh Châu “Đọc lời ai điếu cho một nền văn học minh hoạ”…Những lộn xộn  tràn lan đó không thể không thôi thúc Lưu Trọng Lư “làm một cái gì đó” cho hợp “phong trào” cho dù ông vẫn âm thầm nghe ngóng theo kiểu “ cứ để yên coi sao “.
Không dám ra mặt thực hiện “ sứ mệnh thiêng liêng của người cầm bút “chống lệnh “cấp trên” viết sao cho khỏi cắn dứt “lương tâm thời đại”, ông len lén dùng miếng võ cũ rích từ thời Nhn văn Giai phẩm “mượn xưa nói nay”trong vở kịch nửa nói nửa thơ “Bình minh anh vũ” và cũng chỉ dám xẹt qua, mượn lời vai phụ “gài mìn” qua vài câu thoại bóng gió.
Truyện kịch kể rằng ở thời Trần Duệ Tôn, có ông Nguyên soái họ Nguyễn, vào một tối cao hứng, sai treo tranh “Nắng hè tuyết bay” mời tài tử văn nhân tới đề thơ. Đề tài thật trái khoáy, tuyết sao còn sống sót sang mùa hè và lại còn “bay” trong nắng? Ngụ ý gì đây ?
Mở đầu cuộc hội, “Trần Doãn, nhà thơ đứng tuổi, ra dáng một quan thơ, áo quần trau chuốt, dáng vẻ đường bệ, “ đề thơ và được một  nàng “vũ nữ áo xanh” cất giọng ngâm lớn :
          “ Tuyết sao có tuyết giữa hè
          Có chăng tuyết cũng tan đi với chiều…
          Cánh bèo chỉ đẻ cánh bèo
          Là hoa thiên lý mới leo đỉnh giàn…”
khẩu khí rất “bé ngoan”, tôn trọng “cấp trên”, hợp “quy luật” làm một “nhà thơ già”  đứng dậy vỗ tay khen rối rít :
“Đúng như vậy. Tuyết nào lại có tuyết giữa hè ? Như thế là trái đạo trời. Thơ này mới phải đạo, tranh kia không nên có…”.
“Bức tranh “nắng hè tuyết bay” này thật ngang trái với lẽ trời. Lẽ đời cũng vậy, có trước có sau, có ngôi có thứ, đổi ngôi, vượt phận , sang  hèn lẫn lộn là điên đảo thế tình…”
Cái thói “cừu con”, “giữ trật tự”, “ổn định chính trị” này lập tức bị một “nhà thơ trẻ” phất tay áo cãi lại :
            Thế nào là điên đảo thế tình?
          Thế nào là ngửa nghiêng trời đất?
          Đông mà cứ tuyết lạnh mà nói
              cứ nắng gió  mà ca
          Thơ văn như thế là có mùi thiu đấy…”
Than ôi, nếu nhà thơ trẻ nói đúng thì sự nghiệp văn thơ sau cách mạng của chính ông tác giả kịch bản hẳn đã nồng nặc lên rồi. Bởi thế “nhà thơ già” lên tiếng chửi lại :
          “Chuyện thơ văn  mà như chuyện nơi sông chợ…”
Lúc này quan Nguyên soái mới can đôi bên và mời người tiếp theo là Dư  Sinh, còn trẻ, áo quần xuềnh xoàng , dáng người bình dị đề thơ và được một cô “vũ nữ áo vàng”  cất tiếng ngâm :
          “ Tuyết từ giá rét đêm đông
          Vẫn trong áo trắng sang sông với hè
          Vẫn trong nắng cháy tuyết đi
          Một lòng trinh tiết chẳng hề chịu tan…”
Bài thơ có ý bóng gió văn nghệ sĩ dưới chế độ “quản lý tư tưởng”  chẳng khác gì “tuyết giữa mùa hè” đi trong “nắng cháy” , mặc dầu vậy,  cần giữ lấy bản chất “ nghệ sĩ” chớ có chịu “tan”. Ngay lập tức “ nhà thơ già” đập mạnh chén rượu xuống bàn quát to :
“ Bạo thiên nghịch địa, bạo thiên nghịch địa…”
Hống hách , cha bố thiên hạ chẳng khác gì  mấy ông nhà văn già xúm vào đánh đòn hội chợ nhóm viết trẻ Nhân Văn Giai Phẩm và tất nhiên trong số đó phải có  nhà thơ Lưu Trọng Lư dấu mặt chỉ đạo.
Tuy nhiên lúc này đã là đêm trước của ngày cố Tổng bí thư Nguyễn văn Linh “cởi trói” văn nghệ sĩ, lớp “nhà văn già” không còn độc diễn, Lưu Trọng Lư  đành đưa ra sân khấu “lớp trẻ” cho hợp “thời thượng” :
“Một nhà thơ trẻ đứng lên phất cao tay áo:
” Thơ như thế là bạo thiên nghịch địa ư ? Các vị bảo : “Đạo người có trên có dưới. Khi đánh giặc thì kẻ trên dưới một lòng. Đánh xong giặc thì lại đạp cổ xuống bùn, kẻ thì “toạ hưởng kỳ thành”ấp này ấp nọ.Quý hoá thật, hay ho thật. Muốn leo đến đâu thì leo- nhưng khi đạp lên lưng những đứa nô tỳ cũng thử nhìn xuống xem : Cánh tay thằng dân đen ấy, cánh tay cha anh họ cũng còn  nguyên hai chữ “Sát Thát đấy”. Ấp ruộng các ngài cò bay sải  cánh, các người có  nghĩ đến giun dế dưới  bùn đen…”“
Lời tố cáo thật đanh thép từ thời Trần Duệ Tông vẫn còn “tươi rói” tới tận bây giờ khi giai cấp tư sản đỏ cầm quyền ngày càng cách biệt với đám dân đen đã từng cầm súng đi “chống  Mỹ cứu nước “.
Hãy thử hỏi các “đồng chí “ chủ trang trại hàng trăm hécta cà phê, cao su, tiêu, điều “cò bay sải cánh”, các đồng chí “chủ vườn” hàng chục mẫu Bắc bộ xanh tươi và béo bở, có khi nào ngó xuống đám dân đen một thời “Sát Mỹ”  hiện sống ra sao với thu nhập chỉ vừa đủ để không chết ?
E rằng ý kiến của “nhà thơ trẻ” đã đi quá đà, “mượn xưa” thì mượn nhưng nói năng liều mạng quá e cấp trên phật ý, bởi thế Lưu Trọng Lư  vội vàng xí xoá :
Nhà thơ già (đập cốc rượu vỡ choang): “ Giọng lưỡi sông chợ, đâu phải chuyện thơ văn …”
Cái kiểu “bí cờ văng tục”, đá trái banh “chính trị” vào vườn văn thơ là thủ đoạn quen thuộc từ thời vu vạ nhóm Nhân Văn - Giai phẩm tội phản động, chống chế độ chứ không phải “ đòi tự do sng tc”. Dẫu sao, Lưu Trọng Lư cũng đưa được lên sân khấu cuộc tranh luận nảy lửa giữa “ nghệ thuật vị cấp trên”,  đại diện là ông “quan thơ” Trần Doãn với “nghệ thuật vị dân đen” người phát ngôn là chàng nho sinh họ Dư nghèo.
Tới đây lẽ ra Lưu Trọng Lư  không được “náu mình” đứng giữa hai phe nữa, ông phải bày tỏ quan điểm của mình, phải chọn hoặc “quan thơ” chính thống hoặc chàng nho sinh nghèo làm thơ “ngạo ngược”. Tiếc thay nỗi sợ cố hữu thường trú trong  nhà thơ cách mạng đã giữ ông lại, chỉ “tự cởi trói” được tới đó, chỉ đưa ra cuộc tranh cãi giữa đôi bên mà lờ đi không bênh vực và cũng chẳng lên án bên nào.
Từ đây kết thúc “câu chuyện thơ thẩn” để bắt đầu chuyện tình ai oán  của Dư Sinh và qua nhân vật này bộc lộ khá rõ “con người thật” thi sĩ Lưu Trọng Lư.
Nguyên trong hội đề thơ, chàng Dư chẳng thèm chú ý tới cuộc tranh cãi giữa hai nhà thơ già-trẻ, chỉ…nhìn lom lom vào cô “vũ nữ áo xanh” trẻ đẹp - người ngâm bài của ông quan thơ Trần Doãn. Cô này cũng cảm thấy chàng Dư  chết mệt vì mình nên trong lúc múa hát đã gửi gắm những động tác chỉ riêng chàng nhận ra. Tiệc tàn, Dư Sinh lân la hỏi dò người hầu gái mới được biết “ Nàng tên gọi Tuý Tiêu, quê ở Nam Sách. Nguyên soái nhân một ngày đi săn chim Anh Vũ gặp nàng mang về. Nàng được học múa, học ca, học chữ. Học đâu nhớ đấy, nhận một trả mười.” .
 Chàng Dư nổi hứng làm sẵn một bài thơ :
          “Sương bay vườn Tuý
          Nặng giọt ba Tiêu
          Trời mờ mịt tối
          Hồn lạc tìm nhau…”
Thói hám gái của chàng Dư không lọt khỏi mắt quan Nguyên suý, ông tới gặp chàng nói thẳng :
“Ta đoán sau buổi ca vũ, ngươi có điều vương vấn. Nay ta có điều muốn nói với ngươi: trong dinh ta có mười ca vũ nữ, toàn là những người hát hay, múa giỏi. Cô nào đẹp mắt ngươi cứ nói…”
Lẽ ra là “kẻ sĩ”, chàng Dư phải thấy hổ thẹn, chân ướt chân ráo được mời tới dự tiệc nhà người ta đã tính “chôm” ngay mỹ nhân, vậy nhưng chàng Dư được lời như cởi tấm lòng, vội vàng chộp ngay cơ hội :
“ Thưa nguyên soái…người làm kẻ hậu sinh bàng hoàng chính là người vũ nữ áo xanh…”
Sống sượng vậy, rồi để chắc ăn , chàng  trình ngay Nguyên soái bài thơ vừa làm còn chưa ráo mực trong có tên Tuý Tiên    lẽ ra phải trao tặng nàng trước đã. Ong quan văn  tốt bụng không ngờ, bằng lòng gả ngay cô gái cho chàng và còn vỗ vai dặn :
“ Mọi việc đều ở tay ta. Người cứ về phòng khách đánh một giấc ngon lành. Mai sớm khi bình minh qua cửa sổ, Anh Vũ hót vang. Thì ngươi hãy sửa khăn cài áo đón tin vui…”


                         ( còn tiếp)
Tagged

0 nhận xét